Giáo án Địa lý 6 - Năm học 2015 - 2016 - Tiết 1: Bài mở đầu

A. Mục tiêu:

- Kiến thức: Nắm được nội dung môn địa lí 6 nói riêng và bộ môn địa lí nói chung, phương pháp học bộ môn địa lí.

- Kĩ năng: Đọc hiểu và trình bày vấn đề cần học tập

- TĐ: Giáo dục ý thức yêu bộ môn

B. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở; trực quan

C. Chuẩn bị: - GV: Quả cầu, bản đồ, tranh ảnh

 - HS: Tìm hiểu bài

D. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức(1/ )

 

doc 83 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Năm học 2015 - 2016 - Tiết 1: Bài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..............................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
	Tiết 17. ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
A. Mục tiêu: 
- KT: Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi; ý nghĩa của địa hình núi đối với sản xuất nông nghiệp.
 Phân biệt được sự khác nhau giữa độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối, núi già và núi trẻ
 Trình bày sự phân loại núi theo độ cao, 1 số đặc điểm của đh núi đá vôi 
- KN : Chỉ trên BĐ 1 số núi già, núi trẻ
- TĐ: Giáo dục vai trò của vùng núi.
* THGDBVMT: Mục 3: Địa hình cac xtơ và các hang động
- KT: Biết được các hang động là những cảnh đẹp thiên nhiên hấp dẫn khách du lịch.
- KN: Nhận biết địa hình cactơ qua tranh ảnh và trên thực địa.
- TĐ, hành vi: 
+ Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên trên trái đất nói chung và ở Việt nam nói riêng.
+ Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quang cảnh tự nhiên. 
* TH sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 
 B. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thảo luận
C.Chuẩn bị :- GV: BĐTNTG, tranh núi đá vôi
 - HS : Tìm hiểu bài
D.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức(1/):
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Sĩ số
HS vắng
2. Kiểm tra: (7/): 
+ Thế nào là nội lực? Ngoại lực? Tại sao nói chúng là 2 lực đối nghịch nhau?
+ Thế nào là động đất, núi lửa? Nguyên nhân? Tác hại? 
3. Bài mới: (30/):
- GTB(1/): SGK
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
12’
9’
8’
HĐ1. Cá nhân
* B1: GV: Cho HS quan sát tranh ảnh về núi
? Mô tả núi-> rút ra kết luận về núi?
-> GV y/c HS trả lời, chốt lại, ghi bảng.
Núi là dạng đh nhô cao rõ rệt trên mặt đất, độ cao 500m so với mực nước biển.Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng -> chân núi. Sườn núi càng dốc-> chân núi càng rõ.
* B2:GV y/c HS quan sát H34 và cho biết:
? Cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác với cách tính độ cao tương đối ntn?
-> HS trình bày hiểu biết của mình qua hình vẽ-> bổ sung-> chốt lại: độ cao tuyệt đối được tính bằng k/c chênh lệch từ đỉnh núi-> mực nước biển TB. Độ cao tương đối : từ đỉnh núi-> chân núi
? Cho biết đỉnh núi Acó độ cao tương đối , tuyệt đối là bao nhiêu m?
- GV: lưu ý : trên BĐ-> độ cao tuyệt đối
* B3: GV đưa 1 số tên núi và độ cao-> HS qsát bảng số liệu trang 42 và xắp xếp theo bảng p/loại
- Bà Đen: 986m - Tam Đảo:1591m
- Tản Viên: 1287 - Phan xipăng: 3143m
-> Căn cứ vào độ cao ngươi ta chia các loại núi: Thấp, TB, cao
? Chỉ trên BĐTN Việt Nam các vùng núi thấp, TB, Cao?
HĐ2.Nhóm 
+ B1: HS quan sát H35 và đọc phần 2, cho biết:
- Hãy hoàn thành bảng bên?
- H36 là núi gì theo p/loại ở trên?
-> Đại diện nhóm trả lời GV chốt lại và ghi bảng
+ B2: GV chỉ trên BĐTG 1 số KV núi già, núi trẻ
- Himalaya, Xcăngđinavi...
HĐ3: Tập thể 
- GV: thuyết trình về ĐH cacxtơ, thạch nhũ, hang động
? Nêu địa danh đh cacxtơ, thạch nhũ, hang động ở VN? Giá trị kinh tế?
? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ?
- Phong Nha, Tam thanh, Hương tích...
- Đọc bài đọc thêm
1. Núi và độ cao của núi 
- Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, Núi gồm có 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
+ Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối).
- Căn cứ và độ cao phân ra:
+ Núi thấp: <1000m
+ Núi TB: 1000-2000m
+ Núi cao: 2000m trở lên
2. Núi già, núi trẻ
Hình thái
Núi già
Núi trẻ
Đỉnh
Sườn
T.Lũng
Ng.nhân
VD
Tròn
Thoải
Rộng
Ngoại lực
Xcăngđinavi
Nhọn
Dốc
Hẹp
Nội lực
Himalaya
3. Địa hình Cacxtơ và các hang động 
- Đh núi đá vôi: đỉnh nhọn, sắc, sườn dốc đứng-> đh cacxtơ : có nhiều hang động đẹp-> có giá trị du lịch
4. Củng cố(5/): 
- GV vẽ sơ đồ H34-> y/c HS điền độ cao tuyệt đối, tương đối
- GV vẽ hình núi già, núi trẻ-> HS lên bảng điền
5. Hướng dẫn về nhà(2/):
- Học bài và làm bài tập
- Ôn tập từ bài 7 dến bài 13
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 8/12/2015
Tiết 18. ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (TIẾP THEO)
A. Mục tiêu: 
- KT: Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của 3 dạng địa hình ( đồng bằng, cao nguyên, đồi) thông qua quan sát tranh ảnh, hình vẽ. Ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp. 
- KN : Nhận biết được 4 dạng địa hình qua tranh ảnh, mô hình, chỉ và đọc tên chúng trên BĐ TNTG.
+ Đọc bản đồ địa hình tỉ lệ lớn.
- TĐ: Giáo dục ý thức trong khai thác tự nhiên.
B. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thảo luận
C.Chuẩn bị :
- GV: BĐTNTG, tranh ảnh, mô hình 
- HS : Đọc trước bài
D.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức(1/):
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Sĩ số
HS vắng
2. Kiểm tra: (7/):
+ Núi là gì? Cách phân loại theo độ cao? Nêu giá trị cuả miền núi?
+ Phân biệt núi già và núi trẻ? Địa hình cacxtơ là gì?
HS: 
3. Bài mới: (30/):
- GTB(1/): SGK
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
10’
19’
HĐ1. Nhóm
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Quan sát H39 kết hợp với phần 1 SGK, hãy trình bày về đặc điểm hình thái, phân loại, giá trị kinh tế của đồng bằng theo dàn ý sau:
- Độ cao?
- Đặc điểm hình thái?(bề mặt?)
- Phân loại?
- Tìm trên BĐTNTG các ĐB lớn?
- ĐB có giá trị kinh tế ntn?
- HS: làm theo nhóm( sử dụng phiếu học tập) rồi báo cáo kết quả.
+ Nhóm 2: Quan sát H41 kết hợp phần 2 SGK và trình bày về đặc điểm hình thái, phân loại, giá trị kinh tế của cao nguyên theo dàn ý sau:
- Quan sát H40, tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng?
- Cao nguyên có giá trị KT gì?
- Tìm và chỉ trên BĐ các cao nguyên lớn ở nước ta?
- HS làm việc, điền vào phiếu học tập -> báo cáo kết quả.
+ Nhóm 3: Tự đọc phần 3 và cho biết:
- Đồi là gì?
- Đồi thường nằm giữa các miền ĐH nào?
- Vùng đồi còn có tên là gì?
- Nước ta có đồi không? ở đâu?
HĐ2: GV gọi đại diện các nhóm lần lượt trình bày phần chuẩn bị của mình, các nhóm khác bổ sung-> GV chốt lại và ghi bảng.
Đặc điểm
Cao nguyên
Đồi
Đồng bằng
Độ cao
Độ cao tuyệt đối > 500m
Độ cao tương đối < 200m
Độ cao tuyệt đối < 200m
Đặc điểm hình thái
-Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng nhưng có sườn dốc
Dạng ĐH chuyển tiếp giữa ĐB và núi
- Dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải.
- Là dạng địa hình thấp, có bề mặt bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng
 -2 loại: Bào mòn và bồi tụ.
Ví dụ
- CN Tây Tạng( TQ)
- Tây nguyên
Vùng đồi trung du Thái nguyên, Phú thọ
- ĐB bào mòn: Châu Âu, Canađa
- Bồi tụ: Hoàng Hà, SCL, Hồng
Giá trị kinh tế
 Trồng cây CN, c/nuôi g/súc lớn.
Trồng cây lương thực và cây CN, kết hợp lâm nghiệp
- Chăn thả g/súc 
- Thuận lợi phát triển NN: Trồng cây LT, TP,dân cư đông đúc
- Tập trung nhiều thành phố lớn
4. Củng cố(5/): Hoàn thành bảng so sánh về ĐB và cao nguyên:
ĐB
CN
Giống nhau
Bề mặt tương đối bằng phẳng
Bề mặt tương đối bằng phẳng
Khác nhau
- Độ cao
- Sườn
- Giá trị KT
<200m
- Không có sườn
- Trồng cây LT, TP
> 500m
- Sườn dốc đứng
- Cây CN, c/nuôi gia súc
 5. Hướng dẫn về nhà (2/):- Học bài và làm bài tập
- Sưu tầm 1 sô mẫu K/S có ở địa phương
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 02/01/2016
	HỌC KÌ II
Tiết 19 . CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
A. Mục tiêu: 
- KT: Nêu được các khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể tên và nêu được công dụng của 1 số loại khoáng sản phổ biến.
- KN: Nhận biết 1 số loại khoáng sản qua mẫu vật (hoặc qua ảnh màu); Biết xác định một số loại khoáng sản trên bản đồ khoáng sản VN.
- TĐ : Hiểu khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận, vì vậy con người phải biết khai thác chúng một cách tiết kiệm và hợp lí.
*Tích hợp giáo dục BVMT: Mục 1: Các loại khoáng sản; 2. Các mỏ khóang sản nội sinh và ngoại sinh. 
- KT: Biết khoáng sản là tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
- KN: Nhận biết được một số loại khoáng sản qua mẫu vật, tranh ảnh hoặc trên thực địa.
- TĐ, hành vi: Ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng các khoáng sản một cách hợp lý và tiết kiệm. 
B. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thảo luận
C.Chuẩn bị :
- GV: Bản đồ khoáng sản Việt Nam. Hộp khoáng sản.
- HS : Đọc trước bài
D.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức(1/):
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Sĩ số
HS vắng
2. Kiểm tra: (6/):
+ So sánh điểm giống và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên? Chỉ và đọc tên một số đồng bằng, cao nguyên lớn trên bản đồ thê giới.
3. Bài mới: (30/):
Vào bài (1/): GV cho HS quan sát một số mẫu KS. Theo em KS là gì? KS có những công dụng gì?(KS là những khoáng vật và đá có ích được khai thác và sử dụng trong các hoạt động kinh tế nhất là hoạt động công nghiệp)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
13’
HĐ1. Nhóm
HS đọc khái niệm về khoáng sản và mỏ khoáng sản trong SGK.
(?) Khoáng sản là gì? Mỏ KS là gì ? Cho ví dụ? 
- Theo dõi bảng tr.49, hãy:
(?) Kể tên các nhóm KS và nêu công dụng?
(?) Xác định trên các loại KS đó trên bản đồ VN ?
? Kể tên một số KS ở địa phương em?
- GV kết luận, bổ sung:
1. Các loại khoáng sản '
a) Khái niệm : 
* KS : là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
* Những nơi tập trung KS gọi là mỏ khoáng sản.
b) Phân loại :
* Dựa theo tính chất và công dụng, KS phân thành 3 nhóm:
Loại KS
Tên các KS
Công dụng
* Năng lượng (nhiên liệu)
Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt...
Nhiên liệu cho CN năng lượng, nguyên liệu cho CN hoá chất...
* Kim loại đen
* Kim loại màu
Sắt, mangan, titan, crôm...
Đồng, chì, kẽm...
 Nguyên liệu cho CN luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó SX ra các loại gang, thép, đồng, chì...
* Phi kim loại
Muối mỏ, apatít, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát sỏi...
 Nguyên liệu để SX phân bón, đồ gốm, sứ, làm VLXD...
9’
7’
 HĐ2. Cả lớp
- Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK+hiểu biết:
(?) Cho biết thế nào là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh? Nguồn gốc hình thành tưng loại? Cho VD?
- GV mở rộng: Một số loại KS vừa có nguồn gốc nội sinh, vừa có nguồn gốc ngoại sinh như: quặng sắt, hê ma tít, ma nhê tít
+ Có 90 % mỏ quặng sắt hình thành cách đây 500-> 600 triệu năm
+ Than: được hình thành cách đây 230-> 280 triệu năm, có mỏ 140-> 195 triệu năm
+ Dầu mỏ: hình thành do xác các SV bị phân huỷ, cách đây 2-> 5 triệu năm.
HĐ 3: Cả lớp
? Em hãy cho biết tình hình khai thác và sử dụng khoáng sản hiện nay?
? Theo em, chúng ta cần khai thác, sử dụng và bảo vệ KS như thế nào?
 GV kết luận: Các mỏ ks được hình thành trong thời gian rất lâu. Chúng rất quý và không phải là vô tận. Do đó vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ phải được coi trọng. 
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh: '
*Mỏ KS nội sinh: hình thành do mắc ma, rồi được đưa lên gần mặt đất (do nội lực)
VD: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc...
*Mỏ KS ngoại sinh: hình thành trong quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích (do các quá trình ngoại lực)
VD: Than, cao lanh, đá vôi
3. Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ khoáng sản. '
- Phải khai thác hợp lí, có kế hoạch
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
4. Củng cố(6' )
+) KS là gì ? Khi nào gọi là mỏ KS ? Chỉ và đọc tên, nơi phân bố 1 số k/s nước ta?
5. Hướng dẫn về nhà (2’) : +) Học bài và làm các BT
+) Ôn lại cách biểu hiện địa hình trên bản đồ ( bài 5)
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 08/01/2015
Tiết 20. THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
A. Mục tiêu :
- KT: Biết được khái niệm đường đồng mức. 
- KN : Biết đo tính độ cao và khoảng cách thực địa dựa vào bản đồ.
 Biết đọc và sử dụng bản đồ địa hình tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
- TĐ : Giáo dục ý thức yêu bộ môn.
B. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thảo luận
C.Chuẩn bị :
- GV: BĐTNTG , Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn (H.44)
- HS : Đọc trước bài
D.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức(1/):
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
HS vắng
2. Kiểm tra: (7/):
1. KS là gì ? Khi nào gọi là mỏ KS ? Trình bày sự phân loại KS theo công dụng. Xác định trên BĐKSVN các nhóm KS đó.
2. Độ cao của địa hình trên BĐ được biểu hiện như thế nào? 
3. Bài mới: (30/):
- GTB(1/): Tìm các đặc điểm của địa hình dựa vào đường đồng mức.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
5’
24’
 HĐ1: Cả lớp
* HS dựa vào H.44 SGK+ hiểu biết:
- Đường đồng mức là những đường như thế nào?
- Tại sao dựa vào các đường đồng mức 
trên BĐ có thể biết được hình dạng của địa hình.
HĐ2: Nhóm
* GV: Cách tính K.C giữa các đường đồng mức; cách tính độ cao của một số địa điểm: (ĐĐ cần xác định độ cao trên đường ĐM đã ghi số. ĐĐ cần xác định độ cao trên đường ĐM không ghi số. ĐĐ cần xác định độ cao nằm giữa K.C các đường ĐM)
* HS : (hoạt động nhóm) hoàn thành các câu hỏi sau:
- Xác định trên LĐ H.44 hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2.
- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên LĐ?
- Dựa vào các đường ĐM tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3.
- Dựa vào tỉ lệ LĐ để tính K.C theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2.
- QS các đường ĐM ở 2 sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn?
* Các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung, GV chốt kiến thức.
1. Đường đồng mức: 
- Là những đường nối những điểm có cùng độ cao trên BĐ
- Dựa vào đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các địa điểm và đặc điểm hình dang địa hình: độ dốc, hướng nghiêng. 
2. Tìm các địa điểm của địa hình trên bản đồ, dựa vào đường đồng mức
- Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2: Tây - Đông
- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức: 100 m
- Độ cao của các đỉnh núi:
+ A1=900 m; A2 trên 600 m 
+ B1=500 m; B2=650 m; B3 trên 500 m
- Đỉnh A1 cách đỉnh A2 khoảng 7500 m.
- Sườn phía Tây dốc hơn sườn phía Đông; vì các đường đồng mức phía Tây sát nhau, các đường ĐM phía Đông cách xa nhau hơn.
4. Củng cố(5'): 
 GV và HS cùng đánh giá kết quả làm việc của các nhóm. 
5.Hướng dẫn về nhà(2'): 
1. Đọc BĐ địa hình trên Át lát địa lý VN. 
2. Tìm hiểu lớp vỏ khí: thành phần, cấu tạo của lớp vỏ khí; các khối khí.
3. Mặt Trăng có lớp vỏ khí không?
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/01/2015
Tiết 21. LỚP VỎ KHÍ
A. Mục tiêu :
- KT : Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí. Biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
+ Biết vị trí, đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. Vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu.
 Giải thích nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh và K.K lục địa, đại dương.
- KN: Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí.
+ Nhận xét hình: Các tầng của lớp vỏ khí; biểu đồ các thành phần của không khí.
- TĐ: giáo dục lòng yêu thích khám phá thế giới tự nhiên, ý thức BVMT không khí
* THGDBVMT: Mục 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí
- KT: Biết vai trò của lớp vỏ khí nói chung, của lớp ozon nói riêng đối với cuộc sống của mọi sinh vật trên trái đất
+ Biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ô zôn.
- KN: Nhận biết hiện tượng ô nhiễm không khí qua tranh ảnh và trong thực tế 
B. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thảo luận
C.Chuẩn bị :
- GV: BĐ các khối khí hoặc BĐTN thế giới hoặc BĐTNVN; Tranh vẽ các tầng của lớp vỏ khí.
- HS : Đọc trước bài
D.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức(1/):
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Sĩ số
HS vắng
2. Kiểm tra: (5’) 
- Cách thể hiện địa hình trên bản đồ? Chỉ và đọc độ cao địa hình dựa vào đường đồng mức?
3. Bài mới: (30/):
- GTB(1/): Phần mở đầu SGK T. 52
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
5’
15’
 HĐ1: Cả lớp
* HS dựa vào H.45 SGK, cho biết:
- Các thành phần của KK? Mỗi T.P chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Hơi nước có vai trò gì trong tự nhiên.
HĐ2: Cá nhân
* Lớp vỏ khí là gì?
* QS H. 46 cho biết: 
- Các tầng của lớp vỏ khí? 
- Vị trí, đặc điểm, ý nghĩa của mỗi tầng?
- Vai trò của lớp vỏ khí đối với sự sống trên TĐ?
? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí? Hậu quả? -> Cần bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ô zôn.
1. Thành phần của không khí
- Nitơ: 78%
- Ô xi: 21%
- Hơi nước và các khí khác: 1%
- Hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, gió, bão...
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí
* Lớp vỏ khí là lớp không khí bao quanh TĐ.
* Cấu tạo: (bảng dưới đây)
Dày (Km)
Đặc điểm
ý nghĩa
Tầng đối lưu
0 - 16
- Nằm sát mặt đất.
- Chiếm 90% K.K của K.Q;
- KK chuyển động theo chiều thẳng đứng.
 - Nhiệt độ giảm dần khi lên cao, trung bình cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,60C.
Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, gió, bão...
Tầng bình lưu
16-80
- Nằm trên tầng đối lưu.
- Có lớp ôdôn 
Lớp ô dôn có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
Các tầng cao 
Trên 80
- Nằm trên tầng bình lưu
- Không khí cực loãng
Hầu như không có quan hệ trực tiếp với đời sống con người
 9’ HĐ3: Cả lớp
* HS: QS BĐTNTG, đọc mục 3 SGK+ hiểu biết:
- Nguyên nhân hình thành các K.K?
( Do vị trí ht ( L.Đ hoặc ĐD; bề mặt tiếp xúc).
- Căn cứ vào nhiệt độ có những KK nào?
- Căn cứ vào mặt tiếp xúc có những KK nào?
- Dựa vào bảng các KK, cho biết: 
+ KK nóng và KK lạnh hình thành từ đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
+ KK đại dương và KK lục địa hình thành từ đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
- QS BĐTNVN + hiểu biết thực tế, cho biết các KK thường xuyên di chuyển vào nước ta trong mùa đông và mùa hạ?
- Việc đặt tên các KK căn cứ vào đâu?
3. Các khối khí 
- KK nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhịêt độ tương đối cao.
- KK lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhịêt độ tương đối thấp.
- KK đại dương hình thành trên các biển và ĐD, có độ ẩm lớn.
- KK lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
-> KK luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết. Di chuyển đến đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó làm cho KK thay đổi tính chất (biến tính)
4. Củng cố (7') 
1. Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Chỉ và nêu vị trí, đặc điểm các tầng?
2. KK nóng, lạnh, lục địa, ĐD được hình thành từ đâu, nêu tính chất của mỗi loại?
5. Hướng dẫn về nhà(2'): 1. Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK T. 54
2. Tìm hiểu, ghi chép các bản dự báo thời tiết trong ngày
3. Tìm hiểu khí hậu nước ta, khí hậu Miền Bắc Việt Nam
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày soạn: 22/1/2015
Tiết 22.THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
A. Mục tiêu:
- KT: Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu. 
 Biết nhiệt độ của KK và nguyên nhân hình thành nhiệt độ KK, nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt không khí.
- KN: Quan sát ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa) trong 1 ngày (hoặc 1 vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh.
+ Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của 1 địa phương.
- TĐ: Biết khắc phục những bất lợi do khí hậu.
* THGD ƯP với biến đổi khí hậu: Mục 1. Thời tiết và khí hậu.
- KH trên TĐ đang có sự biến đổi: Nhiệt độ, không khí của TĐ đang tăng lên làm cho TĐ nóng lên.
- Liên hệ với những thay đổi bất thường về thời tiết và khí hậu ở nước ta trong một số năm gần đây và hậu quả của nó (liên hệ).
B. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thảo luận
C.Chuẩn bị :- GV: - Bảng thống kê về thời tiết.
 Hình 48, 49 SGK.
- HS : Đọc trước bài
D.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức(1/):
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
HS vắng
2. Kiểm tra: (15/):
1. Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm tầng của tầng đối lưu?
2. Ở độ cao 1500m, nhiệt độ không khí là 230C, hỏi lên độ cao 3000m,nhiệt độ không khí là bao nhiêu 0C 
ĐÁP ÁN
1. Lớp vỏ khí gồm 3 tầng: đối lưu, bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
* Tầng đối lưu: 0 – 16
- Nằm sát mặt đất.
- Chiếm 90% K.K của K.Q;
- KK chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, lên cao 100 m giảm 0,60C.
- Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, gió, bão...
2. Ở độ cao 1500m, nhiệt độ không khí là 230C, lên độ cao 3000m,nhiệt độ không khí là 140C.
3. Bài mới: (30/):
- GTB(1/): Phần mở đầu SGK T. 55
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
7’
10’
12’
 HĐ1: Cả lớp
* HS đọc mục 1 SGK kết hợp nghe, ghi chép về bản dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, cho biết:
- Bản dự báo thời tiết có những nội dung gì?
( Khu vực, nhiệt độ, hướng gió, cấp gió, độ ẩm, lượng mưa, thời gian, thông báo ngày mấy lần?)
- Thời tiết là gì?
- Khí tượng là gì? ( Là những hiện tượng vật lí của KQ phát sinh trong vũ trụ, như gió, mây, mưa...)
- Nguyên nhân nào làm cho TT luôn thay đổi?
- Hãy cho biết sự khác nhau căn bản của TT giữa mùa đông và mùa hè ở MB nước ta?
- TT mùa đông của các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam có gì khác biệt?
- Sự khác nhau đó có tính tạm thời hay lặp lại trong các năm?
- Khí hậu là gì?
- TT khác KH như thế nào?
? Em hãy cho biết sự biến đổi của khí hậu trên TĐ hiện nay ntn? Liên hệ ở địa phương?
HĐ2:Cả lớp
* HS đọc mục 2 SGK (đoạn 1,2)
* GV: nêu quy trình hấp thụ nhiệt của đất và KK. 
- Bức xạ MT qua lớp KK. Trong KK 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Vi_tri_hinh_dang_va_kich_thuoc_cua_Trai_Dat.doc