Giáo án Địa lý 6 - Tiết 1: Bài mở đầu

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

 - HS Biết được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cho các em biết được cần phải học môn địa lí như thế nào.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học.

3. Thái độ:

 - Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người

II. Tài liệu và ph­¬ng tiÖn

- GV: Bản đồ tự nhiên thế giới

- HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập

III. TiÕn tr×nh dạy học

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4951Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Tiết 1: Bài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2014
Ngày giảng: 6A: 6B: 6C:
Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
 - HS Biết được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cho các em biết được cần phải học môn địa lí như thế nào.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học.
3. Thái độ:
 - Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người
II. Tài liệu và ph­¬ng tiÖn 
- GV: Bản đồ tự nhiên thế giới
- HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. TiÕn tr×nh dạy học 
 * Tổ chức: (1p) SÜ sè: 6A: 
 6B:
 6C: 
1. Dự kiến kiểm tra đánh giá (4’)
 Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2. Giới thiệu bài học (1p)
Giáo viên giới thiệu bài mới: Trong tiết học đầu tiên này các em sẽ đi tìm hiểu hai phần: Nội dung của môn Địa Lí lớp 6 và môn Địa lí lớp 6 cần học như thế nào?
3. Dạy học bài mới ( 35p)
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của môn Địa Lí lớp 6 ( 20p)
- Mục tiêu: HS Biết được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân
GV: Các em bắt đầu làm quen với kiến thức môn địa lí từ lớp 6, đây là môn học riêng trong trường THCS.
? Môn địa lí 6 giúp các em hiểu về điều gì?
Trái đất của môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước, vận động của nó.
? Hãy kể ra 1 số hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên mà em thường gặp?
+ Mưa.
+ Gió.
+ Bão.
+ Nắng.
+ Động đất
- Ngoài ra Nội dung về bản đồ rất quan trọng.
GV: yêu cầu học sinh quan sát bản đồ tự nhiên thế giới
- Kết luận: Nội dung về bản đồ là 1 phần của chương trình, giúp học sinh kiến thức ban đầu về bản đồ, phương pháp sử dụng, rèn kỹ năng về bản đồ, kỹ năng thu thập, phân tích, sử lý thông tin 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cần học môn địa lí như thế nào ( 15p)
- Mục tiêu: Cho các em biết được cần phải học môn địa lí như thế nào.
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân/ cặp
HS đọc thông tin trong SGK
? Để học tốt môn địa lí thì phải học theo các cách nào?
- Kết luận: HS phải biết: Khai thác cả kênh hình và kênh chữ, liên hệ thực tế và bài học, tham khảo SGK, tài liệu.
1. Nội dung của môn Địa Lí lớp 6
- Trái Đất là môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước, vận động của nó.
- Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất: Đất đá, nước, không khí, sinh vật...và các đặc điểm riêng của chúng.
- Nội dung về bản đồ là một phần của chương trình, giúp học sinh kiến thức ban đầu về bản đồ, kỹ năng 
Thu thập, phân tích, xử lí thông tin.
2. Cần học môn địa lí như thế nào?
- Quan sát các sự vật hiện tượng trên tranh ảnh, hình vẽ nhất là trên bản đồ.
- Khai thác cả kênh hình và kênh chữ.
- Liên hệ thực tế vào bài học.
- Tham khảo SGK, tài liệu...
4. Luyện tập, cñng cè:(3p)
- Nội dung của môn địa lí 6?
- Cách học môn địa lí 6 thế nào cho tốt?
5. Hoạt động tiếp nối (1p)
- Học sinh học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài 1: Vị trí, hình dạng, và kích thước của Trái Đất
 Ngày 18/ 8/ 2014
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
 Đỗ Thanh Sơn
Ngày soạn: 16/8/2014
Ngày giảng: 6A: 6B: 6C:
CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT
Tiết 2 BÀI 1 
VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
 - Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất
+ Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời( Vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời)
+ Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. 
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết qui ước về kinh tuyến gốc,vĩ tuyến gốc; kinh tuyến đông, kinh tuyến tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
2. Kỹ năng:
- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ
- Xác định được: Kinh tuyÕn gèc,c¸c kinh tuyÕn §«ng vµ kinh tuyÕn t©y; vÜ tuyÕn gèc c¸c vÜ tuyÕn B¾c vµ vÜ tuyÕn Nam; nöa cÇu §«ng, nöa cÇu T©y, nöa cÇu B¾c vµ nöa cÇu Nam trªn b¶n ®å vµ qu¶ ®Þa cÇu. 
3. Thái độ: 
 - Giáo dục tư tưởng yêu thích môn học, yêu thích tìm hiểu Trái Đất và các đặc điểm của Trái Đất.
II. Tài liệu và ph­¬ng tiÖn 
- GV: Quả địa cầu, hình vẽ các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. TiÕn tr×nh dạy học 
 * Tổ chức: (1p) SÜ sè: 6A: 
 6B:
 6C: 
1. Dự kiến kiểm tra đánh giá (5’)
 ? Nội dung của môn Địa Lí lớp 6 là gì ?
? Em hãy nêu một số phương pháp để học tốt môn địa lí ở lớp 6?
2. Giới thiệu bài học (1p)
 Trong vũ trụ bao la, Trái Đất của chúng ta rất nhỏ, nhưng nó lại là thiên thể duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. Từ xưa đến nay con người luôn tìm cách khám phá những bí ẩn của Trái Đất.
3. Dạy học bài mới ( 34p)
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn vµ häc sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của Trái Đất trong Hệ mặt trời (10p)
- Mục tiêu: Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời ( Vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời)
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân
GV: Giới thiệu khái quát về Hệ Mặt Trời H1:
- Người đầu tiên tìm ra Hệ Mặt trời là Nicolai Copecnic
- Thuyết Nhật tâm hệ cho rằng Mặt trời là trung tâm của Hệ Mặt trời (khác thuyết Địa tâm hệ trước đây)
HS: Quan sát H1 (SGK) cho biết:
? Hãy kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời? 
? Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ Mặt Trời? 
 ? Ý nghĩa vị trí thứ 3? Nếu Trái Đất ở vị trí của sao Kim, Hoả thì nó còn là thiên thể duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời không? Tại sao?
 (Không vì khoảng cách từ Trái Đất đến mặt trời 150km vừa đủ để nước tồn tại ở thể lỏng, cần cho sự sống)
- Kết luận: Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời ( Vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời)
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến ( 24p) 
- Mục tiêu: Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết qui ước về kinh tuyến gốc,vĩ tuyến gốc; kinh tuyến đông, kinh tuyến tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam 
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân/ cặp
? Trong trí tưởng tượng của người xưa TĐ có hình dạng như thế nào qua phong tục bánh chưng, bánh dày?
- Trời tròn, đất vuông
 GV:- Người Bắc Âu: TĐ giống như 1 chiếc mâm tròn dẹt nằm trên lưng 3 con cá voi, hoặc con voi (người ấn Độ), còn bầu trời giống như chiếc lồng bàn úp trên TĐ.
GV: - Vào TK 16(1522) hành trình vòng quanh thế giới của Magienlăng đã cho loài người câu trả lời đúng về hình dạng TĐ
- Ngày nay ảnh, tài liệu từ vệ tinh, tàu vũ trụ gửi về là chứng cứ khoa học về hình dạng TĐ
? Quan sát ảnh Trái Đất (trang 5) dựa vào H2 – SGK cho biết:
- Trái đất có hình gì? Kích thước?
- Mô hình thu nhỏ của Trái đất là gì? (Quả địa cầu )
GV: Cho học sinh quan sát quả địa cầu
? QS H2 cho biết độ dài của bán kính và đường xích đạo Trái đất ?
GV: Dùng quả Địa cầu minh hoạ lời giảng:
TĐ tự quay quanh 1 trục tưởng tượng gọi là Địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt TĐ ở 2 điểm. Đó chính là 2 địa cực: cực Bắc và cực Nam
- Khi TĐ tự quay cực không di chuyển vị trí. Do đó 2 cực này là 2 điểm mốc để vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến
 Quan sát H3 SGK cho biết :
? Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và Nam là gì ? Chúng có đặc điểm gì ?
? Nếu mỗi KT cách 10thì có bao nhiêu đường KT ?(360)
? Những đường vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến là những đường gì ? Chúng có đặc điểm gì ? 
? Nếu mỗi vĩ tuyến cũng cách nhau 10 thì trên bề mặt Địa cầu từ CB đến CN có bao nhiêu VT ?(181)
 GV: Ngoài thực tế trên bề mặt TĐ không có các đường kinh, vĩ tuyến. Đường KT và VT chỉ được thể hiện trên bản đồ các loại và quả Địa cầu để phục vụ cho nhiều mục đích cuộc sống và sản xuất của con người.
 Để đánh số các KT và VT người ta phải chọn một KT và VT làm gốc và ghi 00
? Xác định trên quả địa cầu đường kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc?
? Tại sao phải chọn 1KT,VT gốc? KT đối diện với KT gốc là KT bao nhiêu độ ?
- KT đối diện với KT gốc là KT 1800(KT đổi ngày)
- Để căn cứ tính trị số các kinh tuyến,VT khác
- Để làm ranh giới bán cầu Đông, bán cầu Tây, bán cầu Bắc, bán cầu Nam
? Em hãy xác định các đường KT Đông và KT Tây?
GV: Ranh giới giữa 2 nửa cầu Đ và T là KT 00-1800
- Cứ cách 10 vẽ 1KT thì sẽ có179 KT đông, 179 KT Tây
? Xác định đường VT Bắc và VT Nam?
? Thế nào là nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây?
? Đường kinh tuyến vĩ tuyến có tác dụng gì
- Kết luận: Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn.
Nội dung
1. Vị trí của Trái Đất trong Hệ mặt trời:
- Hệ Mặt trời bao gồm: Mặt trời và 8 hành tinh: sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương.
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Ý nghĩa: vị trí thứ ba của Trái Đất là một trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần nên trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời .
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
* Hình dạng và kích thước
- Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn.
- Bán kính: 6370 km
- Xích đạo:40 076km
- S: 510 triệu km2 
* Hệ thống kinh, vĩ tuyến 
- Kinh tuyến: đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu.
- Vĩ tuyến: Vòng tròn trên bề mặt địa cầu vuông góc với kinh tuyến 
- Kinh tuyến gốc: Là kinh tuyến 00qua đài thiên văn Grinuýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) 
- Vĩ tuyến gốc: Vĩ tuyến số 00 
( Xích đạo) 
- Kinh tuyến Đông: Là những đường KT nằm bên phải đường KT gốc
- Kinh tuyến Tây: Là những đường KT nằm bên trái đường KT gốc 
- Vĩ tuyến Bắc: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc 
- Vĩ tuyến Nam: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam
- Nửa cầu Bắc: Nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc
- Nửa cầu Nam: Nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Nam
- Nửa cầu Đông: Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương
- Nửa cầu Tây: Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ 
* Công dụng của các đường KT, VT:
- Dùng để xác định vị trí của mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất.
4. Luyện tập, cñng cè:(3p)
- Vị trí của Trái đất?
- Hình dạng, kích thước?
- Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến?
 - Đọc bài đọc thêm T8
5. Hoạt động tiếp nối (1p)
- Học bài cũ và trả lời câu hỏi (SGK T8)
- Đọc trước bài 3: Tỉ lệ bản đồ
 Ngày 25 / 8/ 2014
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
 Đỗ Thanh Sơn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_6_t12.doc