Giáo án Địa lý 7 - Bài 1: Dân số

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS có những hiểu biết căn bản về :

- Dân số và tháp tuổi

- Dân số là nguồn lao động của một địa phương

- Tình hình và nguyên nhân sự gia tăng dân số

- Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển

2. Kỹ năng:

- Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ dân số.

- Rèn kỹ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.

* Cc kĩ năng sống cơ bản: tư duy, giao tiếp.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5906Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Bài 1: Dân số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18. 8. 2013	 
Tiết : 01
Bài dạy : Phần một
Bài 1: DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS có những hiểu biết căn bản về :
- Dân số và tháp tuổi
- Dân số là nguồn lao động của một địa phương
- Tình hình và nguyên nhân sự gia tăng dân số
- Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển
2. Kỹ năng: 
- Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ dân số.
- Rèn kỹ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
* Các kĩ năng sống cơ bản: tư duy, giao tiếp.
3. Thái độ: 
Giáo dục học sinh biết hậu quả của việc gia tăng dân số và tuyên truyền thực hiện KHHGĐ
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu Công nguyên đến năm 2050.
- Tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi
- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động tại lớp (cá nhân/ nhóm)
* Các kĩ thuật dạy học tích cực: thảo luận nhĩm nhỏ; đàm thoại, gợi mở , trình bày 1 phút; thuyết giảng tích cực.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Tập bản đồ.
- Soạn bài trước ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh: 
7A1: 	7A2:	7A3:	 	7A4: 	7A5:	7A6:	 	7A7: 
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)	
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về SGK, SBT, ĐDHT, vở ghi, vở soạn.
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (1ph) 
Số lượng người trên Trái Đất không ngừng tăng lên và tăng nhanh chóng trong thế kỷ XX; trong đó các nước đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số rất cao. Đây là một trong những vấn đề toàn cầu của xã hội loài người. Do đâu mà dân số thế giới tăng nhanh? Khi dân số tăng nhanh đã để lại những hậu quả gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số và tháp tuổi
1. Dân số, nguồn lao động.
GV: Cho HS đọc thuật ngữ “dân số” trang 186 SGK.
(H): Bằng cách nào biết được dân số của một địa phương?
(H): Vậy trong các cuộc điều tra dân số người ta cần tìm hiểu những điều gì?
(H): Dân số có vai trò như thế nào?
GV: Treo hình 11 SGK phóng to cho HS quan sát và hướng dẫn HS quan sát:
- Màu xanh lá cây biểu thị số người chưa đến tuổi lao động.
- Màu xanh nước biển biểu thị số người trong độ tuổi lao động.
- Màu vàng sẫm biểu thị số người trên độ tuổi lao động.
* Thảo luận nhóm:
Nhóm 1, 2: Số bé trai và bé gái ở tháp tuổi thứ nhất và ở tháp tuổi thứ hai ?
Nhóm 3, 4: Số người trong độ tuổi lao động ở hai tháp tuổi ?
Nhóm 5, 6: Nhận xét hình dạng hai tháp có gì khác nhau (đáy, thân, đỉnh)?
(H): Vậy tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao hơn?
GV: Tháp tuổi có hình dạng đáy rộng, thân hẹp thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động ít hơn tháp tuổi có đáy hẹp, thân rộng.
Hình đáy ở tháp tuổi 1 cho ta biết dân số trẻ. Hình đáy ở tháp tuổi 2 cho ta biết dân số già.
(H): Tháp tuổi cho biết điều gì ?
GV: Ngoài hai tháp tuổi trên còn có tháp tuổi ổn định.
- HS đọc
- Điều tra dân số (thống kê dân số)
- Biết tổng số dân, số người ở từng độ tuổi, số nam, số nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.
- Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
- HS quan sát
- Tháp 1: 
 Trai: 5,5 triệu
 Gái: 5,5 triệu
- Tháp 2:
 Trai: 4,5 triệu
 Gái: 5 triệu
- Số người trong độ tuổi lao động ở tháp 2 nhiều hơn tháp 1.
- Tháp 1: Đáy rộng, thân thon dần
-Tháp 2: Đáy hẹp, thân phình rộng.
- Tháp tuổi có đáy hẹp, thân rộng.
- Cho biết cụ thể về dân số của một địa phương.
- Các độ tuổi của dân số, số nam – nữ, số người dưới độ tuổi lao động, số người trong độ tuổi lao động, số người trên độ tuổi lao động.
- Nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương.
- Hình dạng của tháp tuổi cho biết dân số trẻ (tháp 1) hay dân số già (tháp 2)
- Lắng nghe
 - Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, một nước. 
- Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Dân số được biểu thị bằng tháp tuổi.
- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số: giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một địa phương, quốc gia. Hình dạng của tháp tuổi cho biết dân số già hay dân số trẻ.
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới.
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX.
GV: Cho HS đọc thuật ngữ “tỉ lệ sinh”, “tỉ lệ tử” trang 188 – SGK.
GV: Hướng dẫn HS quan sát biểu đồ H1.3 và H 1.4: Đường xanh là tỉ lệ sinh, đường đỏ là tỉ lệ tử, phần tô hồng (khoảng cách giữa đường sinh và đường đỏ) là tỉ lệ gia tăng dân số.
(H): So sánh khoảng cách giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử ở các năm 1950, 1980, 2000 ở H1.3?
(H): Khoảng cách rộng, hẹp ở các năm 1950, 1980, 2000 nói lên điều gì?
GV: Gia tăng dân số tư nhiên và gia tăng dân số cơ học.
GV: Cho HS quan sát H1.2
(H): Nhận xét về sự gia tăng dân số từ Công nguyên đến năm 1804?
(H): Dân số thế giới bắt đầu tăng năm nào, tăng vọt năm nào?
(H): Giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên
- HS đọc
- HS quan sát
- Năm 1950 khoảng cách rộng hơn các năm 1980, 2000.
- Khoảng cách rộng dân số tăng nhanh, khoảng cách hẹp dân số tăng chậm.
- Lắng nghe
- HS quan sát
- Trong khoảng thời gian trên dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp.
- Bắt đầu tăng năm 1804. Tăng vọt năm 1960 (đường biểu diễn dốc đứng)
- Dân số tăng vọt là do những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và y tế.
- Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Nguyên nhân do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh.
- Từ năm đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân do có những tiến bộ về kinh tế – xã hội, y tế.
11’
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự bùng nổ dân số, nguyên nhân và hậu quả
3. Sự bùng nổ dân số
(H): Em hiểu như thế nào về “bùng nổ dân số”?
Hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ trong SGK.
(H): Sự gia tăng dân số thế giới có đặc điểm gì nổi bật?
(H): Hậu quả do bùng nổ dân số gây ra ở các nước đang phát triển?
(H): Những biện pháp để khắc phục bùng nổ dân số?
(H): Việt Nam thuộc nhóm nước có nền kinh tế nào? Có trong tình trạng bùng nổ dân số không? Nước ta có những chính sách gì để hạ tỉ lệ sinh?
- Bùng nổ dân số là khi dân số tăng nhanh, tăng đột ngột do tỉ lệ sinh cao (trên 21 %o), tỉ lệ tử giảm nhanh (hay còn gọi là tỉ lệ gia tăng dân số bình quân lên 2,1%)
- Khai thác theo hướng dẫn của giáo viên
- Sự gia tăng dân số không đồng đều. Dân số ở các nước phát triển giảm dần, trong khi đó ở các nước đang phát triển thì bùng nổ dân số.
- Nhiều trẻ em nên tăng gánh nặng về ăn, mặc, ở, y tế, việc làm 
- Kiểm soát sinh đẻ, phát triển giáo dục, tiến hành cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hóa.
- Việt Nam thuộc nhóm nước có nền kinh tế đang phát triển. Ở trong tình trạng bùng nổ dân số. Thực hiện chính sách KHHGĐ để hạ tỉ lệ sinh.
- Trong những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh do các nước này giành được độc lập dân tộc, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y ế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội 
5’
Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng
* CỦNG CỐ:
- Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?
- Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục hiện tượng bùng nổ dân số?
- Về nhà học bài cần nắm:
+ Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?
+ Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục hiện tượng bùng nổ dân số?
Học sinh trả lời
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph)
- Hoàn thành BT 2 vào vở BT
- Chuẩn bị trước bài “Sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên thế giới. Cụ thể:
+ Dân cư trên thế giới thường sinh sống ở những khu vực nào? Tại sao?
+ Ở nước ta nơi nào tập trung đông dân, nơi nào thưa? Tại sao có sự khác nhau đó?
+ Sưu tầm tranh các chủng tộc trên thế giới: Da vàng, da đen, da trắng
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Dan_so.doc