Giáo án Địa lý 7 - Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu phi

I MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Học sinh nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên Châu Phi, giải thich được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.

- Nắm được cách phân tích một biểu đồ khí hậu Châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên Châu Phi, vị trí của địa điểm có biểu đồ đó.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ lượng mưa, nhiệt đồ của một địa điểm, rút ra đặc điểm khí hậu của địa điểm đó.

- Kĩ năng xác định vị trí của điểm trên lược đồ các MTTN Châu Phi

3. Thái độ

Có nhận thức về sự Biến đổi khí hậu toàn cầu

II CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Bản đồ các môi trường tự nhiên ở Châu Phi

- Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở Châu Phi

2. Học sinh

- vở BTĐ, máy tính

III PHƯƠNG PHÁP

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5460Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 28 : THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ
 VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI
I MỤC TIÊU
1. Kiến thức - Học sinh nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên Châu Phi, giải thich được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.
- Nắm được cách phân tích một biểu đồ khí hậu Châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên Châu Phi, vị trí của địa điểm có biểu đồ đó.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ lượng mưa, nhiệt đồ của một địa điểm, rút ra đặc điểm khí hậu của địa điểm đó.
- Kĩ năng xác định vị trí của điểm trên lược đồ các MTTN Châu Phi
3. Thái độ
Có nhận thức về sự Biến đổi khí hậu toàn cầu
II CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bản đồ các môi trường tự nhiên ở Châu Phi
- Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở Châu Phi
2. Học sinh
- vở BTĐ, máy tính
III PHƯƠNG PHÁP
- Phân tích kênh hình, kênh chữ, gợi mở, đàm thoại, lập bảng
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
 - Tại sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn tại Bắc Phi 
3.Tổ chức dạy học
Các bước tiến hành:
- Thảo luận nhóm
- Phát phiếu học tập. (GV ghi sẵn 4 nội dung phát cho 4 nhóm)
Bài 1: Quan sát H27.1 và 27.2 SGK và kiến thức đã học, cho biết:
Nội dung thảo luận
Nội dung ghi bảng
- Châu Phi có các MTTN nào? Môi trường nào có diện tích lớn nhất?
- Có 5 môi trường đối xứng qua XĐ
- Môi trường hoang mạc
- Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển.
- Gió Tây khô nóng ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng như vậy vào tháng 6,7 ở Bắc Trung Bộ
+ ở Bắc Phi:
- Đường CT bắc chạy ngang qua giữa Bắc Phi, ảnh hưởng áp cao cận CT, thời tiết ổn định không có mưa.
- Gió mùa đông bắc từ lục địa Á_Âu thổi xuống khô ráo, gây khó mưa.
- Lãnh thổ Bắc Phi có diện tích rộng lớn, độ cao trên 200m, bờ biển ít cắt xẻ nên ảnh hưởng của biển khó có thể đi sâu vào đất liền nội địa khó có mưa
è Bắc Phi hình thành hoang mạc Xahara lớn nhất thế giới, từ bờ tây kéo tận sang bờ đông
+ Ở Nam Phi:
- Đường CT Nam chạy ngang qua giữa Nam Phi, địa hình cao trên 700m, bờ đông ảnh hưởng của biển và các dòng biển nóng Xomali; MoDambichs; Mũi Kim, thời tiết ổn định có mưa nên phía đông không hình thành hoang mạc, khi gió biển vượt qua cao nguyên về bờ tây, thời tiết khô ráo khó gây mưa.
- Dòng biển lạnh Beghela chạy sát bờ tây gây khô ráo khó có thể gây mưa
è Nam Phi hình thành hoang mạc Calaharri và Hm Namip 
GV: Hoang mạc Xaharra là miền hoang mạc nhiệt đới điển hình trên thế giới, chịu sự chi phối của Cao áp cận Chí tuyến lục địa, thòi tiết nóng, khô, lượng mưa không quá 50mm/năm.
- Hoang mạc Namip chịu ảnh hưởng cho phối bởi dòng biển lạnh Benghela khô ráo
Bài2:	Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
a. - Học sinh dựa vào lược đồ H27.2:
 + Xác định địa lí của bản đồ khí hậu trên H27.2 SGK
 + Nêu đặc điểm khí hậu của các vị trí?
b. Nội dung phân tích: (gợi ý ở SGK)
 - Lượng mưa: Trung bình: mùa mưa vào tháng nào?
 - Nhiệt độ: tháng nóng nhất, thánh lạnh nhất?
=> Kết luận khí hậu gì? Vị trí đặc điểm khí hậu đó?
 * Giáo viên dùng đèn chiếu để thể hiện các biểu đồ của các nhóm để cả lớp cùng theo dõi kết quả phân tích của các nhóm.
 * Giáo viên theo dõi báo cáo của các nhóm, nhận xét và kết luận.
 Theo bảng sau:
Biểu đồ
khí hậu
Lượng mưa tb năm
(mm/ năm)
Sự phân bố lượng mưa từ tháng tháng
Nhiệt độ
(oC)
Biên độ nhiệt trong năm
Đặc điểm khí hậu
Vị trí địa lí
Cao nhất
Thấp nhất
A-3
1244
11à3
25
15
10
- Mùa nóng từ tháng 11 đến tháng 3 trùng với mùa mưa
- Mùa lạnh từ tháng 5 đến tháng 7, trùng với mùa khô
Là 1 địa điểm ở nửa cầu Nam
B-2
897
6à9
35
20
15
- Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 6 trùng với mùa mưa
- Mùa lạnh từ tháng 1 đến tháng 3, trùng với mùa khô, ít mưa
Là 1 địa điểm ở nửa cầu Bắc
C-1
2579
9à5
28
20
8
- Mùa nóng từ tháng 10 đến tháng 4 trùng với mùa mưa
- Mùa lạnh từ tháng 5 đến tháng 9, trùng với mùa khô, ít mưa
Là 1 địa điểm ở nửa cầu Nam
D-4
506
4à7
22
10
12
- Mùa nóng từ tháng 10 đến tháng 4 trùng với mùa khô ít mưa
- Mùa lạnh từ tháng 5 đến tháng 8, trùng với mùa mưa
Là 1 địa điểm ở nửa cầu Nam
4. Dăn dò: Đọc và soạn bài 29 theo nội dung SGK
V RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . phiếu học tập .
Biểu đồ
khí hậu
Lượng mưa tb năm
(mm/ năm)
Sự phân bố lượng mưa từ tháng. tháng.
Nhiệt độ
(oC 
Biên độ nhiệt trong năm
Đặc điểm khí hậu
Vị trí địa lí
Cao nhất
Thấp nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_28_Thuc_hanh_Phan_tich_luoc_do_phan_bo_cac_moi_truong_tu_nhien_bieu_do_nhiet_do_va_luong_mua_o_c.doc