Giáo án Địa lý 7 - Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng - Trường THCS Cát Hanh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:

 - Biết được đới nóng vừa đông dân, vừa có sự bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển, chưa đáp được các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở) của người dân tác động tiêu cực đến tài nguyên và MT ở đới nóng.

 - Biết được sức ép của dân số lên đời sống và các biện pháp mà các nước đang phát triển áp dụng để giảm sức ép dân số, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2. Kỹ năng:

 - Luyện tập cách đọc, phân tích biểu đồ và sơ đồ các mối quan hệ.

 - Phân tích được mối quan hệ của dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng

 - Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê.

 - KNS: tư duy, giao tiếp

3. Thái độ: Cĩ hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề môi trường ở đới nóng.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng - Trường THCS Cát Hanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	16. 9. 2013	 
Tiết : 10
Bài dạy : Bài 10:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS:
	- Biết được đới nóng vừa đông dân, vừa có sự bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển, chưa đáp được các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở) của người dân tác động tiêu cực đến tài nguyên và MT ở đới nĩng.
	- Biết được sức ép của dân số lên đời sống và các biện pháp mà các nước đang phát triển áp dụng để giảm sức ép dân số, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Kỹ năng: 	
	- Luyện tập cách đọc, phân tích biểu đồ và sơ đồ các mối quan hệ.
	- Phân tích được mối quan hệ của dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng 
	- Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê.
	- KNS: tư duy, giao tiếp
3. Thái độ: Cĩ hành động tích cực gĩp phần giải quyết các vấn đề mơi trường ở đới nĩng.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Sưu tập tư liệu của địa phương (tỉnh) để vẽ biểu đồ quan hệ giữa dân số và lương thực.
	- Sưu tập các ảnh về tài nguyên và môi trường bị hủy hoại do khai thác bừa bãi để minh họa thêm cho bài học.
	- Bản đồ phân bố dân cư thế giới
- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động tại lớp (cá nhân/ nhóm)
- Thảo luận theo nhóm, thuyết giảng tích cực, đàm thoại, gợi mở.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Tập bản đồ
- Sưu tầm tranh ảnh có liên quan (nạn chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường)
	- Chuẩn bị bài trước ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh: 	
7A1: 	 	7A2: 	 7A3: 	
 - Học sinh vắng:
..
..
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)	
Câu hỏi:
Câu hỏi 1: Môi trường đới nóng có những thuận lợi và khó khăn gì đôi với sản xuất nông nghiệp?
Câu hỏi 2: Nêu các loại sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của đới nóng?
Dự kiến trả lời:
	Câu 1: 
- Thuận lợi: Nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp, có thể trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây.
- Nĩng quanh năm, mưa theo mùa nên chủ động bố trí mùa vụ, lựa chọn cây trồng, vật nuơi thích hợp.
- Khó khăn: 
+ Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho côn trùng, sâu bọ phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi. 
+ Mưa nhiều làm cho đất dễ bị rửa trôi, xói mòn.
+ Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa là nơi có nhiều thiên tai làm cho sản xuất nông nghiệp bấp bênh. Mùa mưa dễ xảy ra lũ lụt, mùa mưa dễ xảy ra hạn hán.
	Câu 2:
- Cây lương thực: lúa gạo, ngô, khoai lang, sắn.
- Cây công nghiệp rất phong phú và có giá trị xuất khẩu cao: cà phê, cao su, dừa, bông, mía
- Chăn nuôi: trâu, bò, cừu, dê, lợn, gia cầm nói chung chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt.
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (1ph) 
Đới nóng tập trung gần một nửa dân số thế giới nhưng kinh tế còn chậm phát triển. Dân cư tập trung quá đông vào một số khu vực dẫn tới những vấn đề lớn về môi trường. Việc giải quyết mối quan hệ giữa dân cư và môi trường ở đây phải gắn chặt với sự phát triển kinh tế - xã hội.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
12’
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình dân số của thế giới
1. Dân số:
GV: cho HS quan sát hình 2.1 và 5.1 trong SGK
(H): Xác định trên bản đồ, dân cư đới nóng tập trung đông ở những khu vực nào?
GV: Dân cư đới nóng chiếm tới 50% dân số thế giới nhưng chỉ tập trung ở 4 khu vực ấy
(H): Dân số thế giới tăng nhanh vào thời gian nào?
(H): Sự gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đã gây ra những hậu quả gì?
- HS quan sát lược đồ hình 2.1 và 5.1 rồi xác định:
- Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin.
- Ghi nhớ
- Dân số ở đới nóng tăng nhanh từ những năm 60 của thế kỉ XX, dẫn đến bùng nổ dân số.
- Gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với việc phát triển kinh tế, đời sống con người và tài nguyên, môi trường.
- Đới nóng chiếm 50% dân số thế giới. Tập trung đông ở Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin.
- Từ những năm 60 của thế kỉ XX, dân số tăng nhanh dẫn tới bùng nổ dân số đã tác động tiêu cực tới tài nguyên và môi trường.
19’
Hoạt động 2: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường
2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường:
(H): Vì sao nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nước ở đới nóng ngày càng cạn kiệt?
(H): Phân tích hình 10.1 để thấy mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số quá nhanh với trình trạng thiếu lương thực ở châu Phi?
(H): Biện pháp nào để tăng bình quân lương thực?
GV :Hướng dẫn HS phân tích bảng số liệu giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á.
(H): Dân số tăng hay giảm sau 10 năm?
(H): Diện tích rừng tăng hay giảm sau 10 năm?
(H): Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa dân số và diện tích rừng? Vì sao?
(H): Nêu một vài dẫn chứng để thấy rõ sự khai thác rừng quá mức sẽ tác động xấu tới môi trường?
(H): Để bảo vệ môi trường, tài nguyên và ổn định XH cần phải làm gì?
GV: Bổ sung , liên hệ, giáo dục HS.
- Vì dân số ngày càng đông, lương thực thiếu hụt nên phải mở rộng diện tích đất canh tác, đồng thời nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Việc tăng cường khai thác và xuất khẩu thô nhiều loại khoáng sản đã làm nhiều loại khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các đô thị làm diện tích đất canh tác bị thu hẹp.
- Lương thực tăng từ 100% lên đến hơn 110%
- Dân số tăng từ 100% đến gần 160%
- Bình quân lương thực giảm từ 100% xuống đến 80%
(tốc độ tăng dân số tăng nhanh hơn tốc độ tăng lương thực)
- Giảm tỷ lệ gia tăng dân số và tăng sản lượng lương thực
- HS phân tích bảng số liệu dân số và diện tích rừng ở Đông Nam Á.
- Tăng từ 360 triệu người " 442 triệu người
- Giảm từ 240,2triệu ha "208,6 triệu ha
- Dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm
Vì: cần khai thác rừng để lấy đất canh tác, lấy gỗ, củi, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, làm đường giao thông cũng có thể do cháy rừng.
- Phá rừng lấy đất canh tác, lấy gỗ, củi, xuất khẩu, làm cho 700 triệu người không có nước sạch, 80% số người mắc bệnh do thiếu nước sạch.
- Trả lời nhận thức
- Ghi nhớ
- Bùng nổ dân số làm cạn kiệt nguồn tài nguyên: diện tích rừng bị thu hẹp; diện tích đất canh tác bị thu hẹp, thoái hóa, bạc màu; tài nguyên khoáng sản bị khai thác cạn kiệt.
- Bùng nổ dân số làm cho môi trường bị ô nhiễm: ô nhiễm nước, không khí
- Biện pháp: giảm tỷ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.
5’
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức, kỹ năng cơ bản của bài
* CỦNG CỐ
- Dân số tăng nhanh ảnh hưởng như thế nào tới tài nguyên và môi trường? Biện pháp?
- Hãy vẽ sơ đồ thể hiện sự tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường?
- Về nhà học bài cần nắm:Tác động của dân số tới tài nguyên, môi trường
- HS trả lời
Dân số tăng quá nhanh
Môi trường bị hủy hoại
Tài nguyên bị cạn kiệt
Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường nước
Tài nguyên khoáng sản bị khai thác cạn kiệt
Đất canh tác bị thu hẹp, thoái hoa, biến chất
Rừng bị thu hẹp
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph)
- Chuẩn bị trước bài “Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng”. Cụ thể:
	+ Nguyên nhân dẫn đến di dân ở đới nóng
	+ Tác động xấu đến môi trường do đô thị hóa tự phát gây ra
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Dan_so_va_suc_ep_dan_so_toi_tai_nguyen_moi_truong_o_doi_nong.doc