Giáo án Địa lý 7 - Tiết 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

 *HĐ1:-Biết dân số đông (chiếm gần một nửa dân số thế giới).

 - Hiểu được sự gia tăng dân số nhanh và bùng nổ dân số đ cĩ những tc động tiêu cực tới tài nguyên môi trường ở đới nóng.

 *HĐ 2:- Biết được một số biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dân số đối với tài nguyên và môi trường ở đới nóng.

1.2. Kỹ năng:

 -HS thực hiện được: Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về mối quan hệ giữa dân số tới tài nguyên ở đới nóng

 - HS thực hiện thnh thạo: Rn kĩ năng sống: Tư duy, giao tiếp.

1.3. Thái độ:

 -Thĩi quen: Giáo dục học sinh là tuyên truyền viên dân số KHHGĐ.

-Tính cch: Có hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề môi trường , tiết kiệm năng lượng như củi, ga.

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Tiết 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Tuần: 5
-Tiết:10
-ND:
 DÂN SỐ & SỨC ÉP DÂN SỐ
TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
 *HĐ1:-Biết dân số đơng (chiếm gần một nửa dân số thế giới).
 - Hiểu được sự gia tăng dân số nhanh và bùng nổ dân số đã cĩ những tác động tiêu cực tới tài nguyên mơi trường ở đới nĩng.
 *HĐ 2:- Biết được một số biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dân số đối với tài nguyên và mơi trường ở đới nĩng.
1.2. Kỹ năng: 
 -HS thực hiện được: Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về mối quan hệ giữa dân số tới tài nguyên ở đới nĩng
 - HS thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng sống: Tư duy, giao tiếp.
1.3. Thái độ: 
 -Thĩi quen: Giáo dục học sinh là tuyên truyền viên dân số KHHGĐ.
-Tính cách: Cĩ hành động tích cực gĩp phần giải quyết các vấn đề mơi trường , tiết kiệm năng lượng như củi, ga.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Dân số 
- Sức ép của dân số tới tài nguyên, mơi trường.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Biểu đồ mối quan hệ giữa dân số và lương thực ở Châu Phi từ năm 1975-1990
3.2. Học sinh: học bài, xem và chuẩn bị những nội dung đã dặn ở tiết trước .
 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 -Lớp:7a1 
 -Lớp:7a2 
 -Lớp:7a3 
 4.2. Kiểm tra miệng: 
 1) Nêu những nguồn lực để phát triển thủy sản ở Tây Ninh ?(8đ)
 2) Nêu nội dung em chuẩn bị ở bài mới ?( 2đ)
 ĐÁP ÁN :
1)- Diện tích mặt nước khoảng 32000 ha trong toàn tỉnh. 
 - Nguồn lợi thủy sản lớn.
- Nguồn lao động khá dồi dào.
- Khả năng sản xuất cá giống của tỉnh 1,7 ha.
2) Tùy vào sự chuẩn bị của học sinh mà giáo viên linh động ghi điểm .
4.3. Tiến trình bài học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung bài học 
 Đới nóng tập trung gần như một nửa dân số thế giới nhưng kinh tế chậm phát triển . Dân cư tập trung quá đông vào một số khu vực đã vẫn tới những vấn đề lớn về môi trường . Việc giải quyết mối quan hệ giữa dân cư và môi trường ở đây phải gắn chặt với sự phát triển kinh tế - xã hội . Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu bài 10.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số ở đới nĩng : 
- Treo và cho hs quan sát bản đồ phân bố dân cư và đơ thị thế giới.
? Dân cư ở đới nóng sống tập trung ở những khu vực nào ? chiếm tỉ lệ như thế nào so với dân số thế giới?
 HS Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin và chiếm gần 50% dân số thế giới.
Chốt lại :
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường (.Tích hợp mơi trường - TKNL)
GV cho HS xem hình 10.1 và giải thích các kí hiệu .
Có ba đại lượng biểu thị ba mẫu và lấy mốc 1975 quy thành 100% vì ba đại lượng có giá trị không đồng nhất.
? Biểu đồ Sản lượng lương thực 1975 đến năm1990 diễn biến như thế nào?
HS: tăng từ 100% - 110%
? Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên diễn biến như thế nào? 
HS Tăng từ 100% lên gần 160% .
? Hãy so sánh tình hình sản lượng lương thực tăng với tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số?
HS Cả hai đều tăng nhưng sản lượng lương thực tăng không kịp với đà tăng dân số.
? Biểu đồ bình quân lương thực đầu người diễn biến như thế nào?
HS giảm từ 100% xuống còn 80% . 
Chốt lại :
GV Cho HS phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á năm 1980 - 1990 và nhận xét 
 HS Dân số : tăng từ 360 triệu lên 442 triệu người .Trong khi đó diện tích rừng : giảm từ 240,2 xuống còn 208,6 triệu ha.
? Nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng càng giảm?
HS dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm, do : cất nhà, xd thêm đường giao thông, bệnh viện, trường học,lấy gỗ, củi 
? Dân số tăng nhanh cịn tác động đến các tài nguyên nào khác nữa?
HS Khống sản cạn kiệt ,thu hẹp diện tích đất trồng đất bị bạc màu, thiếu nước sạch, môi trường tự nhiên bị huỷ hoại dần, môi trường sống ở các khu ổ chuột, các đô thị bị ô nhiễm
Chốt lại :
? Chúng ta phải làm gì bảo vệ sự giàu cĩ của tài nguyên ? (GDMT_TKNL)
-Sử dụng tiết kiệm cĩ hiệu quả ngay trong nhà mình như ga, củi, khuyến khích phong trào trồng cây gây rừng.
-Giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên, phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân
1. Dân số :
-Dân số đới nóng đơng chiếm gần 50% dân số thế giới .
2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường : 
- Dân số tăng nhanh làm cho bình quân lương thực đầu người giảm.
-Tài nguyên thiên nhiên: Diện tích rừng suy giảm; Thiếu nước sạch; Khống sản cạn kiệt; Đất trồng thu hẹp và bạc màu.
- Mơi trường suy thối dần
* Biện pháp:
+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số 
+ Phát triển kinh tế.
 + Nâng cao đời sống của dân sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.
4. 4. Tổng kết : 
+ Hướng dẫn làm tập bản đồ 
1) Dân số ở đới nóng như thế nào?
 - Đới nóng tập trung gần nửa dân số thế giới.
- Dân số ở đới nóng tăng quá nhanh dẫn đến bùng nổ dân số tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường.
2) Nêu những sức ép của dân số đông đến tài nguyên thiên nhiên ?
- Làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy giảm. ..
4. 5. Hướng dẫn học tập :
* Đối với bài học ở tiết này:
- Học bài, hồn thành bài tập bản đồ 
* Đối với bài học ở tiết sau :
- Chuẩn bị bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng.
+ Di dân là gì ? Nguyên nhân của sự di dân ?
+ Ở đới nĩng, quá trình đơ thị hĩa diễn ra như thế nào ?
+ Nêu hậu quả của việc di dân tự do ?
+ Phân tích H 11.1; 11.2 ; 11.3 SGK
5. PHỤ LỤC:
* Tham khảo : - Sách giáo viên Địa lí 7.
 - Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Địa lí 7.
 - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng Địa lí 7.
 - Nội dung tích hợp GDMT

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_10_Dan_so_va_suc_ep_dan_so_toi_tai_nguyen_moi_truong_o_doi_nong.docx