Giáo án Địa lý 8 - Đông Nam Á – Đất liền và biển đảo

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau bài học ,h/s cần.

Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:

 +Là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương

 +Địa hình chủ yếu là đồi núi, thiên nhiên nhiệt đới gió mùa

2. Kỹ năng:

- Đọc các bản đồ, lược đồ tự nhiên Đông Nam Á để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở Đông Nam Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.

- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên,một số hoạt động kinh tế ở Đông Nam Á.

3. Thái độ:

 - Giáo dục HS ý thức trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

II.CHUẨN BỊ:

 1.Chuẩn bị của giáo viên:

 - Bản đồ Đông Bán Cầu.

 - Bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ tự nhiên khu vực ĐNÁ.

 -Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Pa-đăng, yan-gun (phóng to )

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1753Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 8 - Đông Nam Á – Đất liền và biển đảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/ 11/ 2015
 Tiết 16 - Bài 14 :
ĐÔNG NAM Á – ĐẤT LIỀN VÀ BIỂN ĐẢO
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Sau bài học ,h/s cần.
Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:
 +Là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương
 +Địa hình chủ yếu là đồi núi, thiên nhiên nhiệt đới gió mùa
2. Kỹ năng:
- Đọc các bản đồ, lược đồ tự nhiên Đông Nam Á để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở Đông Nam Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên,một số hoạt động kinh tế ở Đông Nam Á.
3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
II.CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Bản đồ Đông Bán Cầu.
 - Bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ tự nhiên khu vực ĐNÁ.
 -Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Pa-đăng, yan-gun (phóng to )
 2.Chuẩn bị của học sinh:
 - Chuẩn bị phần hướng dẫn về nhà.
 - Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Ổn định hình lớp : Kiểm tra sĩ số học sinh. ( 1’ ) 
 	 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
Hỏi: -Nêu đặc điểm khái quát chung về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế của của các nước và vùng lãnh thổ ĐôngÁ.
Dự kiến phương án trả lời:
 Đặc điểm dân cư : Đông Á là khu vực có dân số rất đông: 1509,5 triệu người ( 2002 ), chiếm 40% dân số châu Á. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền văn hóa gần gũi nhau thể hiện qua ngôn ngữ, tập quán.
Đặc điểm phát triển kinh tế : Ngày nay nền kinh tế các nước phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Phần lớn các nước và lãnh thổ xuất siêu .
 Nhật bản , hàn quốc và Trung Quốc là những nước có nền kinh tế mạnh của thế giới.
3. Giảng bài mới :
 *Giới thiệu bài: ( 1’) Phần đông nam lục địa Á – Âu là chổ tiếp giáp giữa TBD và ÂĐD xuất hiện một hệ thống gồm các bán đảo, quần đảo.Các biển, vịnh biển, xen kẽ nhau rất phức tạp. Đó là khu vực nào của châu Á ? Vị trí, lãnh thổ của khu vực có ảnh hưởng tới đặc điểm tự nhiên ntn ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
18’
HĐ1:Tìm hiểu vị trí giơi hạn khu vực:
Hỏi: Dựa H15.1Cho biết điểm cực bắc, cực nam, cực đông, cực tây của khu vực Đông Nam Á thuộc nước nào ?
Hỏi: Dựa H1.2 và H 14.1 hãy xác định vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á?
-Hỏi: Tại sao có tên gọi là quần đảo Mã Lai?
-Hỏi: Tại sao nói Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng ?
Hỏi: Giữa các bán đảo và quần đảo của KV có hệ thống các biển nào?
Hỏi: Đọc tên và xác định 5 đảo lớn của KV trên H14.1? đảo nào lớn nhất ?
 GV: Gọi 1hs xác định các biển, đại dương và các châu lục.
Hỏi: Phân tích ý nghĩa của khu vực.
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên
Thảo luận nhóm :
 (Tgian 5 phút)
HĐ1:Tìm hiểu vị trí giơi hạn khu vực:
-Điểm cực bắc thuộc nước Mi-an -ma(28,50B).
-Điểm cực nam thuộc In-đô-nê-xi-a ở vĩ tuyến(10.50N).
-Điểm cực đông trên kinh tuyến 1400Đ biên giới nước Niu-ghi-nê.
-Điểm cực tây:920Đ Mi-an-ma (giáp Băng la đét).
-Đông Nam Á - Gồm 2 bộ phận: phần đất liền và phần hải đảo có hơn 1 vạn đảo lớn nhỏ
+Đất liền: Bán đảo Trung Ấn.
( Nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ)
 + Hải đảo: Quần đảo Mã Lai. ( Có nhiều đảo lớn như :Ca-li-man-tan, Xu-ma-tơ-ra,Gia va, Xu-la-vê-di, Lu-xông...
 –Vì rải rác trên các đảo đều có người Mã lai sinh sống.
-Đông Nam Á là cầu nối liền giữa châu Á và châu Đại Dương; giữa Ấn Độ dương và Thái Bình Dương.Nói cách khác Đông Nam Á nằm trên ngã tư đường giao lưu giữa hai châu lục và hai đại dương.
-Khu vực giàu có về tìm năng tài nguyên thiên nhiên và lao động.
-Hiện là khu vực phát triển rất năng động của thế giới, nhiều nước và lãnh thổ đến khu vực để đầu tư sản xuất và trao đổi hàng hóa. 
-Biển Manđaman, biển Đông, biển Xulu, biển Giava, biển Banđa.
-Xumatơra, Giava, Xulavêdi, Lu xôn, Calimanta, là đảo lớn thứ 3 TG.
-Hs xác định trên bản đồ.
- Vị trí địa lí ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu, cảnh quan khu vực, có ý nghĩa lớn về kinh tế và quân sự.
- Tạo nên khí hậu thuộc đới nóng kiểu nhiệt đới gió mùa của lãnh thổ, ảnh hưởng sâu sắc tới thiên nhiên khu vực ( vd: Inđônêxia có dt rừng rậm lớn thứ 3 TG sau vùng Amadôn và KV Công Gô.
- Khí hậu ảnh hưởng nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, là nơi thuần hóa tạo nên giống lúa trồng đầu tiên là vùng sông Mê Nam ( Thái Lan ) và sông Hồng ( Việt Nam ) .
- Nằm giữa hai lục địa Á – Âu và châu đại dương . Có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và quân sự
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên
HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét và bổ sung
1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á.
- Nằm giữa các vĩ độ 28,50B - 10,50N và kinh độ 920Đ và1400Đ
- Gồm 2 bộ phận: +Phần đất liền: Bán đảo Trung Ấn.
 + Phần hải đảo: Quần đảo Mã Lai. 
-Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Khu vực là cầu nối giữa ÂĐD và TBD, giữa châu Á và châu Đại Dương.
2. Đặc điểm tự nhiên
- Nhóm 1,2: Dựa H14.1 phân biệt đặc điểm địa hình ở phần đất liền và phần hải đảo của khu vực ĐNÁ ?
-Nhóm 3,4: Dựa H14.1.H14.2 phân biệt đặc điểm khí hậu ở phần đất liền và đảo của khu vực ĐNÁ ?
 - Nhóm 5,6: Xác định vị trí 5 con sông lớn H14.1, Nêu đặc điểm sông ngòi ở đất liền và hải đảo? 
-Đặc điểm các cảnh quan ở đất liền và hải đảo khu vực ĐNÁ 
GV: Bổ sung ghi bảng.
Đ/điểm
Bán đảo Trung Ấn
Quần đảo Mã Lai
Địa hì nh
-Chủ yếu núi cao hướng Bắc-Nam, TBắc -ĐNam.
-Nhiều cao nguyên thấp
-Nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ có giá trị ktế
-Nhiều động đất và núi lửa.
Nhiều hướng núi: 
Đ-Tây, ĐBắc-TNam.
-Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
Khí hậu.
-Chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa, Có bão
Xích đạo ẩm và nhiệt đới gió mùa
Sông
ngòi.
-Có 5 sông lớn bắt nguồn từ vùng núi phía bắc, chảy theo hướng Bắc-Nam
-Thủy chế thay đổi theo mùa mưa và khô hàm lượng phù sa nhiều
-Sông ngắn ,dốc, chế độ nước điều hòa.
Cảnh 
quan tự nhiên
-Rừng nhiệt đới ẩm.
-Rừng rụng lá theo mùa.
-Rừng thưa và xa van cây bụi
-Rừng rậm nhiệt đới.
Hỏi: ĐNÁ có những nguồn tài nguyên quan trọng nào ?
Hỏi: ĐKTN của khu vực ĐNÁ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất và đời sống ?
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu:
+ Ảnh hưởng của biển đối với tự nhiên khu vực Đông Nam Á?
+ Tác động của BĐKH toàn cầu đối với các quốc gia trong khu vực?
Quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu mỏ.
- Thuận lợi: giàu khoáng sản, khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho cây công nghiệp phát triển, tài nguyên nước, biển, rừng.
- Khó khăn: động đất, núi lửa, bão lụt, hạn hán, khí hậu nóng ẩm, sâu bệnh.
Nội dung tích hợp:
− Một số đồng bằng ở khu vực Đông Nam Á có nguy cơ bị thu hẹp do nước biển dâng.
− Khí hậu biến đổi thất thường, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành trên biển, nhất là Phi-líp-pin.
- ĐNÁ có nhiều tài nguyên quan trọng, đặc biệt dầu mỏ và khí đốt.
3/
HĐ3:.Củng cố:
Câu1: Hãy so sánh đặc điểm địa hình giữa bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã lai?
Câu 2: Giải thích sự khác nhau về đặc điểm giữa gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ?
Câu 3:Người ta thường nói vị trí ĐNÁ là cầu nối giữa:
a- Châu Âu và châu Á 
b- Châu Á và châu Phi.
c- Châu Á và châu Đại Dương. 
d- Tất cả đều đúng.
* Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, làm bài tập SGK, vở bài tập, tập bản đồ.
-Học sinh dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
-Học sinh dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
Câu c
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo ( 2’ )
 -Hôm sau ôn tập từ bài 1 đến bài 14 để chuẩn bị kiểm tra học kì I
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_14_Dong_Nam_A_dat_lien_va_hai_dao.doc