Giáo án Địa lý 8 - Phần I: Thiên nhiên con người ở các châu lục (tiếp theo) - XI: Châu Á

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

 Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về :

- Các đặc điểm tự nhiên ,vị trí địa lí, kích thứơc, giới hạn, đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Á.

2. Kĩ năng :

 - Củng cố kĩ năng đọc, phân tích so sánh các yếu tố địa lí trên bản đồ.

 - Phát triển tư duy địa lí, giải thích mối quan hệ chặt chẽ giữa yếu tố tự nhiên .

3. Thái độ : ý thức nghiên cứu các đối tượng tự nhiên do ảnh hưởng của vị trí, địa hình Châu Á.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: tự học, tự quản lí, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, tư duy, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1475Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 8 - Phần I: Thiên nhiên con người ở các châu lục (tiếp theo) - XI: Châu Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I
THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (Tiếp theo)
CHÂU Á
Ngày soạn: 13/8/2015
 TIẾT 1- Bài 1 : VỊ TRÍ ĐỊA LÍ , ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
 Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về :
- Các đặc điểm tự nhiên ,vị trí địa lí, kích thứơc, giới hạn, đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Á.
2. Kĩ năng :
 - Củng cố kĩ năng đọc, phân tích so sánh các yếu tố địa lí trên bản đồ.
 - Phát triển tư duy địa lí, giải thích mối quan hệ chặt chẽ giữa yếu tố tự nhiên .
3. Thái độ : ý thức nghiên cứu các đối tượng tự nhiên do ảnh hưởng của vị trí, địa hình Châu Á.
4. Năng lực: 
- Năng lực chung: tự học, tự quản lí, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, tư duy, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tranh ảnh, số liệu.
II. Phương tiện dạy học 
 - Bản đồ địa lí thế giới 
 - Bản đồ tự nhiên châu Á
 - Tranh ảnh các dạng địa hình châu Á.
 III.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2.Khởi động: Nhắc lại sơ lược kiến thức địa lí 7
3. Bài mới: 
 Vào bài: phần mở đầu SGK
+ Hoạt động 1: 1. Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước châu Á
Mục tiêu: HS nắm được châu Á là châu lục rộng lớn, nằm trải dài từ vùng cự bắc đến khu vực xích đạo, giáp với 3 đại dương và 2 châu lục. Từ đó HS có thể phân tích và dự đoán về khí hậu châu Á.
Phương pháp: thảo luận nhóm, sử dụng đồ dung trực quan.
Phương tiện: Bản đồ châu Á.
Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, làm chủ bản thân, sử dụng bản đồ, số liệu, tư duy tổng hợp. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động : thảo luận nhóm :4 nhóm
-GV.Treo bản đồ địa lí châu Á trên thế giới , giới thiệu 
- Mỗi nhóm thảo luận một nội dung
Nội dung thảo luận: 
Bước 1:chia nhóm phân công nhiệm vụ
1. Nội dung nhóm 1:
- Dựa vào h1.1sgk và bản đồ treo tường. Hãy xác định điểm cực bắc, nam, đông, tây, nam trên vĩ đô địa lí nào?
2. Nội dung nhóm 2: 
- Dựa vào h1.1 sgk và bản đồ treo tường, cho biết: ChâuÁ tiếp giáp với đại dương nào và châu lục nào? 
3. Nội dung 3: 
- Dựa vào h1.2 sgk, xác định chiều dài châu Á (từ A đến B), chiều rộng châu Á (từ C đến D) là bao nhiêu km? Điều đó nói lên đặc điểm về hình dạng kích thước châu Á?
4. Nội dung 4:
- Dựa vào nội dung phần 1 sgk. Hãy cho biết diện tích lãnh thổ châu Á? Hãy so sánh diện tích lãnh thổ Châu Á với các châu vừa học.
Bước 2: các nhóm thảo luận
Bước 3:đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung
Bước 4:gv chuẩn xác kiến thức, nhận xét
1. Vị trí địa lí, kích thước châu Á
- Châu Á mằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á –Âu.
-Nằm trải dài từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc (77 0 B đến 1 0 16 B ).
- Giáp với 3 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
 - Giáp với 2 châu : châu Âu, châu Phi
- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diên tích :44,4 triệu km2
+ Hoạt động 2: 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
- Mục tiêu: HS nắm được địa hình châu Á rất đa dạng, bị chia cắt, nhiều núi và sơn nguyên, hướng tây – đông, bắc – nam là chủ yếu, có nhiều đống bằng lớn.
- Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận cặp đôi.
- Phương tiện: Bản đồ châu Á, tranh ảnh.
- Năng lực: tự học, làm chủ bản thân, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, sáng tạo.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
- Hoạt động: cặp đôi
+ Dựa vào bản đồ Châu Á và h1.2 hãy cho biết:
 - Tìm các dãy núi chính?Phân bố? Hướng núi chính? 
 - Tìm các sơn nguyên chính?phân bố ?
 -Em nhận xét hệ thống núi, sơn nguyên châu Á ntn?
 - Tìm các đồng bằng chính ? Phân bố?
Hoạt động theo cặp :
Bước 1:chia cặp phân công nhiệm vụ
Nội dung thảo luận: 
 - Sự phân bố giữa núi, sơn nguyên, đồng bằng ntn? Kể tên các con sông lớn chạy qua đồng bằng nào? Cho biết nguồn gốc hình thành đồng bằng châu Á?
Bước 2: các cặp thảo luận
Bước 3:đại diện các cặp trình bày các cặp khác bổ sung
Bước 4:gv chuẩn xác kiến thức, nhận xét
Hoạt động cá nhân :
+ Dựa vào h1.2 cho biết Châu Á có những khoáng sản nào? Quan trọng nhất là khoáng sản nào? 
+ Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều ở khu vực nào?
Gv giới thiệu thêm dầu mỏ Châu Á.
*Địa hình:
 - Nhiều hệ thống núi cao và đồ sộ nhất thế giới.
 - Hệ thống núi và sơn nguyên phân bố chủ yếu trung tâm lục địa
 - Núi có 2 hướng chính: Đ-T, B-N
 - Có nhiều đồng bằng lớn, phân bố rìa lục địa 
 - Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ. 
- Nhìn chung địa hình bị chia cắt phức tạp.
*Khoáng sản:
- Châu Á có khoáng sản phong phú và có trũ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than, crôm, kim loại màu
4. Tổng kết: GV cho HS: 
 - Lên bản đồ xác định vị trí, hình dạng kích thước Châu Á.
 - Nêu đặc điểm địa hình Châu Á. Xác định các dạng địa hình Châu Á trên bản đồ. 
* BT trắc nghiệm
 Khu vực tập trung nhiều dầu mỏ, khí đốt ở châu Á
 a. Đông và bắc Á b. Nam Á c. Trung Á d. Đông nam Á e. Tây nam Á
5. Hướng dẫn học sinh tự học: 
- Học bài cũ. 
- Làm vở bài tập
- Soạn bài mới: Khí hậu châu Á
 + Tìm hiểu khí hậu châu Á rất đa dạng ?
 + Nêu các kiểu khí hậu châu Á? 
 + So sánh kiểu khí hậu lục địa và kiểu khí hậu gió mùa? nơi phân bố? Giải thích vì sao?
Ngày soạn: 20/8/2015
 TIẾT 2 - Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS cần : 
- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á.
- Nắm tính đa dạng, phức tạp của khí hậu châu Á và giải thích được vì sao châu Á 
 có nhiều đới và kiểu khí hậu .
 - Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
2. Kĩ năng: 
 - Nâng cao kĩ năng, phân tích biểu đồ khí hậu. Xác định trên đồ sự phân bố các đới 
 và các kiểu khí hậu .
 - Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu với vị trí, kích thước, địa hình, 
 - Mô tả đặc điểm khí hậu.
3. Thái độ :
Giáo dục HS ý thức nghiên cứu khí hậu Châu Á có liên quan đến khí hậu Việt Nam.
4. Năng lực: 
- Năng lực chung: tự học, tự quản lí, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, tư duy, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tranh ảnh, số liệu, xử lí thong tin.
II. Phương tiện dạy học 
 - Lược đồ các đới khí hậu châu Á.
 - Các biểu đồ khí hậu phóng to(tr.9 SGK)
 - Bản đồ tự nhiên và bản đồ câm châu Á.
III. Tiến trình bài giảng
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
 2. Khởi động: - Vị trí địa lí, kích thước châu Á?
 - Đặc điểm địa hình và khoáng sản?
 3. Bài mới: 
 GV giới thiệu bài mới 
* Hoạt động 1: 1.Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng
- Mục tiêu: HS nắm được châu Á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất do châu Á nằm trải dài từ vùng cực bắc đến xích đạo hơn nữa khí hậu châu Á còn phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau là do đặc điểm địa hình và kích thước rộng lớn, vị trí gần hay xa biển.
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình, sử dụng đồ dung trực quan.
- Phương tiện: Bản đồ khí hậu châu Á.
- Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, làm chủ bản thân, sử dụng bản đồ, số liệu, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, xử lí thông tin.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động ; cá nhân.
 - Quan sát H2.1 và bản đồ tự nhiên Châu Á cho biết:
 + Dọc theo kinh tuyến 80Đ Từ vùng cực bắc đến xích đạo có những đới khí hậu nào?
 + Cho biết giới hạn của mỗi đới khí hậu? 
- HS trả lời, HS khác bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức (Đới khí hậu cận cực và cực: Nằm khoảng từ VCB đến Cực Bắc; Đới khí hậu ôn đới : Nằm ttong khoảng từ 400B đến VCB; Đới khí hậu cận nhiệt: Nằm khoảng từ CTB đến40 0B; đới khí hậu nhiệt đới: Nằm khoảng từ CTB đến 50B; khí hậu xích đạo: Từ 5 0B đến 5 0N
 + Tại sao châu Á phân hoá thành nhiều đới khí hậu khác nhau? 
+ Dựa vào H2.1 và bản đồ tự nhiên châu Á cho biết :
 - Trong đới khí hậu ôn đới; cận nhiệt; nhiệt đới. Có những kiểu khí hậu nào? Đới nào phân hoá có nhiều kiểu khí hậu?
 - Xác định các kiểu khí hậu thay đổi từ duyên hải vào nội địa.
 - Tại sao khí hậu châu Á có sự phân hoá nhiều kiểu khí hậu?
 (Do kích thước lãnh thổ, đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biển)
+ Theo hình 2.1. Có đới khí hậu nào không phân hoá thành các kiểu khí hậu? Giải thích tại sao? (Đới khí hậu xích đạo có khối khí xích đạo nóng ẩm thống trị quanh năm ; Đới khí hậu cực có khối khí cực khô, lạnh thống trị quanh năm)
- Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực đến gần xích đạo nên khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.
- Mỗi đới khí hậu thường 
phân bố nhiều kiểu khí hậu khác nhau tuỳ theo vị trí 
gần hay xa biển, địa hình
 cao hay thấp
* Hoạt động 2: 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
- Mục tiêu: HS nắm được khí hậu châu Á chia làm hai kiểu chính là kiểu gió mùa và kiểu lục địa. HS phân biệt được sự khác nhau giữa hai kiểu khí hậu, sự phân bố, đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để phân biệt các kiểu khí hậu.
- Phương pháp: nhóm
- Phương tiện: Biểu đồ khí hậu, bản đồ, tranh ảnh.
- Năng lực: tự học, làm chủ bản thân, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, sáng tạo, xử lí thong tin.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
 * Hoạt động nhóm: 3 nhóm
Bước 1:chia nhóm phân công nhiệm vụ
 + Nhóm 1: Dưa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa Yangun
 + Nhóm 2: Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa Eriat
 + Nhóm 3: Dựa vào biểu đồ nhiệt độ,lượng mưa Ulabato
 * Nội dung thảo luận: 
 - Hãy xác định địa điểm đó nằm trong kiểu khí hậu nào?
 - Nêu đặc điểm khí hậu: Mùa hạ, Mùa đông
(Nhiệt độ,lượng mưa) và giải thích, nguyên nhân.
Bước 2: các nhóm thảo luận
Bước 3: đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét
a. Các kiểu khí hậu gió mùa: 2 mùa
 + Mùa đông:Lạnh, khô, ít mưa
 + Mùa hạ:Nóng, ẩm, mưa nhiêu 
* Phân bố:
 - Gió mùa nhiệt đới:Nam Á, Đông Nam Á.
 - Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: Đông Á.
 b. Các kiểu khí hậu lục địa: 2 mùa
 + Mùa đông: Lạnh. Khô
 + Mùa hạ:Nóng, khô
 - Biên độ nhiệt ngày, đêm và các mùa trong năm rất lớn, cảnh 
quan hoang mạc phát triển
 * Phân bố: vùng nội địa và Tây Nam Á.
4.Tổng kết: 
- GV gọi HS đọc phần tóm tắt nội dung trong SGK.
- Vì sao khí hậu Châu Á phân hoá đa dạng và phức tạp?
 - Nêu đặc điểm cơ bản kiểu khí hậu gió mùa và lục địa? 
* Bài tập trắc nghiệm: Chọn ý đúng nhất.
Yếu tố nào tạo nên sự đa dạng của khí hậu Châu Á
 a, Do Châu Á có diện tích rộng lớn nhất . b, Do địa hình Châu Á cao, đồ sộ nhất 
 c, Do vị trí của châu Á trãi dài từ 77044/B-1016/B d, Do Châu Á nằm giữa 3 đại dương.
5. Hướng dẫn HS học tập: 
- Học bài cũ. 
- Làm vở bài tập.
- Làm bài 1 – SGK: phân tích lượng mưa trung bình năm, phân bố mưa giữa các mùa, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt, từ đó kết luận biểu đồ đó thuộc đới khí hậu nào.
- Bài tập 2 – SGK không yêu cầu học sinh làm.
- Soạn bài 3: Sông Ngòi và Cảnh quan Châu Á
+ Nêu đặc điểm sông ngòi Châu Á.
+ Trình bày các hệ thống sông lớn Châu Á
+ Dựa vào H3.1.Em hãy cho biết sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo tuyến 400B và giải thích tại sao có sự thay đổi như vậy
+ Nêu những thuận lợi và hkó khăn của thiên nhiên Châu Á .
Ngày soạn: 27 /8/ 2015
TIẾT 3 - BÀI 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS cần nắm được.
- Đặc điểm chung của sông ngói châu Á.
- Mạng lưới sông ngòi châu Á khá phát triển. Có nhiều hệ thống sông lớn
- Đặc điểm 1số hệ thống sông lớn và giải thích nguyên nhân.
- Sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan và nguyên nhân sự phân hoá đó .
- Thuận lợi và khó khăn tự nhiên Châu Á.
2. Kĩ năng :
- Biết sự dụng bản đồ để tìm đặc đểm sông ngòi và cảnh quan của Châu Á 
- Xác định trên bản đồ vị trí các cảnh quan tự nhiên các hệ thống sông lớn 
- Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên 
3. Thái độ: - Có trách nhiệm bảo vệ các dòng sông và cảnh quan xung quanh.
4. Năng lực: 
- Năng lực chung: tự học, tự quản lí, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, tư duy, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ địa lí...
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên Châu Á, Bản đồ cảnh quan Châu Á, Tranh ảnh cảnh quan tự nhiên Châu Á 
III. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Khởi động:
- Châu Á có những đới khí hậu nào? Xác định các đới khí hậu trên bản đồ?
- Giải thích sự phân hoá từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây của khí hậu Châu Á.
3. Bài mới: GV giới thiệu khái quát bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Năng lực
HĐ1: Đặc điểm sông ngòi Châu Á
- Hoạt động : cá nhân / nhóm
- Mục tiêu: HS nắm được sông ngòi châu Á khá phát triển có nhiều hệ thống song, phân bố không đều, thủy chế phức tạp, có giá trị kinh tế lớn. Rèn kĩ năng đọc lược đồ.
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nhóm.
- Phương tiện: BĐ châu Á-tự nhiên
? Dựa vào h1.2 cho biết:
- Đặc điểm chung sông ngòi châu Á?
- Hãy kể tên các sông lớn của châu Á? (Lê na, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công , Ấn Hằng......)
- Các sông lớn ở Bắc Á và Đông Á , bắc nguồn từ khu vực nào và đổ vào biển, đại dương nào?
Thảo luận nhóm: 3 nhóm	
- Bước 1 : chia nhóm phân công nhiệm vụ
Mỗi nhóm tìm hiểu 1 khu vực với nội dung:
Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học cho biết :
- Đặc điểm mạng lưới sông ngòi .
- Sự phân bố mạng lưới sông ngòi .
- Chế độ nước sông ngòi.
- Bước 2: các nhóm thảo luận
- Bước 3: đại diện từng nhóm trình bày.
- Bước 4: gv chuẩn xác kiến thức , nhận xét.
? Nêu giá trị kinh tế Sông ngòi châu Á. GV liên hệ giá trị kinh tế sông ngòi nước ta
1. Đặc điểm sông ngòi :
- Châu Á có hệ thống sông ngòi khá phát triển, có nhiều sông lớn 
- Phân bố không đều
Chế độ nước phức tạp:
+ Khu vực Bắc Á: Mạng lưới sông dày đặc, mùa đông đóng băng, mùa xuân hạ có lũ do băng tan 
 +Khu vực Tây Nam Á và Trung Á:
rất ít sông, nguồn cung cấp nước cho sông là nước băng tan.
 + Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: Có mạng lưới sông dày đặc, sông nhiều nước, chế độ nước sông lên xuống theo mùa.
- Giá trị kinh tế:giao thông , thủy điện, sản xuất, sinh hoạt, du lịch , đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Đọc bản đồ, lược đồ.
Giao tiếp, ngôn ngữ, tự quản lí, tự học, giải quyết vấn đề 
HĐ2: Các cảnh quan tự nhiên châu Á
- Hoạt động :cá nhân /cập.
- Mục tiêu: HS nắm được tên các đới cảnh quan của châu Á. Đặc điểm của các đới cảnh quan, nguyên nhân hình thành các đới cảnh quan. Rèn kĩ năng đọc và phân tích lược đồ, tranh ảnh, phân tích mối quan hệ nhân quả địa lí.
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng đồ dung trực quan.
- Phương tiện: Lược đồ các đới cảnh quan châu Á ( SGK).
- Dựa vào h3.1 cho biết:
+ Châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào?
+ Kết hợp h2.1 và 3.2 cho biết : tên các đới cảnh quan của Châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 80 Đ?
+ Dọc vĩ tuyến 400B tính từ tây sang đông có những đới cảnh quan tự nhiên nào?
+ Kể tên các cảnh quan phân bố khu vực khí hậu gió mùa và khu vực khí hậu lục địa khô hạn?
+ Kể tên các cảnh quan thuộc đới khí hậu: Ôn đới , Cận nhiệt, Nhiệt đới?
? Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan?
Hoạt động 3: Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
- Hoạt động: Cá nhân/cặp
- Mục tiêu: HS nắm được châu Á có nhiều thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản phong phú đa dang, đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phúRèn HS kĩ năng phân tích mối quan hệ nhân quả.
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương tiện: Tranh ảnh.
? Thiên nhiên châu Á có những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế.
? Thiên nhiên châu Á gây những khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế.
? Theo em các yếu tố tự nhiên Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn giống của châu Á không? Nêu ví dụ.
? Để hạn chế những khó khăn do thiên nhiên mang lại thì phải làm gì? ( Bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, khai thác phù hợp với quy luật của tự nhiên).
2. Các đới cảnh quan tự nhiên Châu Á
- Cảnh quan Châu Á đa dạng:
+ Rừng lá kim , nơi có khí hậu ôn đới.
+ Rừng cận nhiệt rừng nhiệt đới ẩm ở, khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và nhiệt đới gió mùa.
+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao, nhiệt đới khô và ôn đới lục địa. 
- Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu, địa hình, .......
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
- Có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế như khoáng sản có trữ lượng lớn, tài nguyên đất, nước, khí hậu, thực động vật và rừng rất đa dạng, nguồn thủy năng dồi dào.
- Khó khăn: thiên tai( động đất, bão lũ, núi lửa, sóng thần..), địa hình hiểm trở, nhiều vùng khí hậu khắc nghiệt
Đọc lược đồ, tranh ảnh, tự học, tự quản lí.
Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ địa lí
Giải quyết vấn đề
Sáng tạo.
4.Tổng kết: 
- GV gọi HS đọc phần tóm tắt nội dung bài học trong SGK.
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm: 
 Đánh dấu (X) vào cột thích hợp trong bảng sau để thể hiện mối quan hệ giữa các đới cảnh quan tự nhiên với khí hậu tương ứng Châu Á.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Dia_li_8_tuan_13_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh.doc