Giáo án Địa lý 8 - Tiết 1 đến tiết 54

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết được vị trí giới hạn của châu Á trên bản đồ.

 - Trình bày được đặc điểm hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Á.

 - Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.

 2. Kỹ năng:

 - Củng cố kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên để hiểu và trình bày vị trí, giới hạn, kích thước lãnh thổ.

 3. Thái độ: - Có thái độ sửvdụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ

 

doc 188 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1458Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 8 - Tiết 1 đến tiết 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 14/1/2015
Ngày giảng: 8A 22/1/2015; 8B 24/1/2015
PHẦN II ĐỊA LÍ VIỆT NAM
TIẾT 25 BÀI 22 VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
+ Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
+ Việt Nam gắn liền với các lục địa Á- Âu, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm Đông Nam Á.
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông giáp Biển Đông
- Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa,lịch sử cuiar khu vực Đông Nam Á.
+ Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Văn hóa: có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuất, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực.
+ Lịch sử: là lá cờ dầu trong khu vực về chống thực dân pháp, phát xít nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
+ là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á( ASEAN) từ năm 1995. Việt Nam tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng.
2. Kĩ năng: Xác định vị trí nước ta trên bản đồ thế giới
3. Định hướng phát triển năng lực: 
 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tính toán.
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh hình vẽ.
II. Chuẩn bị:
- GV: + Bản đồ tự nhiên Thế Giới
 + Bản đồ Việt Nam
HS: Đọc và tìm hiểu kĩ bài trước ở nhà
III. Phương pháp: Trực quan, thảo luận, vấn đáp, gợi mở.
IV. Hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:- Sự tác động của xã hội loài người vào môi trường tự nhiên như thế nào?
- Để bảo vệ môi trường con người cần phải làm gì?
 3. Giới thiệu vào bài mới:
Các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc,có phong tục,tập quán, sản xuất, sinh hoạt gần gũi, có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc. Mỗi quốc gia có những sắc thái riêng về thiên nhiên và con người.Việt Nam, tổ quốc của chúng ta là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ nhất đặc điểm khu vực.
Những bài địa lý Việt Nam sẽ mang đến cho các em những hiểu biết cơ bản về thiên nhiên và con người ở tổ quốc mình. Bài học hôm nay là bài mở đầu cho một phần mới..
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài
HĐ1: Việt Nam trên bản đồ TG:	
- Mục tiêu: - Biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
+ Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
+ Việt Nam gắn liền với các lục địa Á- Âu, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm Đông Nam Á.
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông giáp Biển Đông
- Phương pháp: Trực quan, thảo luận, vấn đáp, gợi mở. 
GV: Treo bản đồ TG và VN lên và cho HS: 
H. Quan sát bản đồ và H17.1 SGK trang 58 cho biết: VN gắn liền với châu lục và đại dương nào?
HS: - VN gắn liền với lục địa Á-Âu và trong khu vực ĐNÁ.
 - VN có biển Đông, 1 bộ phận của Thái Bình Dương 
H. VN có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?
HS: Lên xác định trên bản đồ: Với TQ, Campuchia. ( vừa đất liền vừa biển) và Lào
 ( đất liền)
H. VN gia nhập ASEAN vào năm nào?
HS: 25/7/1995
GV: VN đang hợp tác một cách tích cực và toàn diện với các nước ASEAN và đối tác tin cậy của quốc tế.
GV: VN là quốc gia độc lập có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm. 
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận chung câu hỏi (3p)
HS: Thảo luận, rồi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau.
GV: Nhận xét, kết luận.
H. Vì sao nói VN là một quốc gia tiêu biểu về tài nguyên, văn hóa, lịch sử của ĐNÁ?
TL: - Về Tài nguyên: VN có nền văn minh lúa nước và những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật, gắn bó với các nước trong khu vực.
Về lịch sử: VN là lá cờ đầu chống thực dân xâm lược giành độc lập dân tộc trong khu vực.
1. Việt Nam trên bản đồ TG:	
- Đất nước VN bao gồm: đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
HĐ2: VN trên con đường xây dựng và phát triển:
- Mục tiêu: - Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa,lịch sử cuiar khu vực Đông Nam Á.
+ Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Văn hóa: có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuất, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực.
+ Lịch sử: là lá cờ dầu trong khu vực về chống thực dân pháp, phát xít nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
+ là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) từ năm 1995. Việt Nam tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng.
- Phương pháp: Trực quan, thảo luận, vấn đáp, gợi mở.
? Trước năm 1975 nền kinh tế nước ta phát triển như thế nào?
HS: Kém phát triển, lạc hậu.
H. Tình hình Việt Nam sau chiến tranh (1975) như thế nào?
HS: VN bị tàn phá nặng nề, nhân dân phải xây dựng lại đất nước từ điểm xuất phát thấp nhiều lĩnh vực phải xậy dựng mới hoàn toàn.
H. Năm 1986 công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế ở nước ta đã đạt được những thành tựu gì?
HS: Từ 1986 đến nay dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nước ta đã giành được thắng lợi toàn diện và vững chắc. VN thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thời kì sau chiến tranh và liên tục phát triển.
GV: Sản xuât nông nghiệp liên tục phát triển sản lượng lương thực tăng cao, bảo đảm vững chắc vấn đề an ninh lương thực. Trong nông nghiệp đã hoàn thành một số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực như: gạo, café, chè..
Công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất là ngành then chốt như dầu khí, than, điện, thép.
H. Trong những năm qua ở địa phương ta có những thay đổi như thế nào?
HS: Nêu (đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện)
H. Nhận xét bảng 22.1 SGK về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta? 
H. Giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vujtrong tổng sản phẩm trong nước.
H. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 như thế nào?
HS: Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng XHCN xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp. XD đất nước không lí gì chúng ta không am hiểu về đất nước, con người việt nam. 
2. VN trên con đường xây dựng và phát triển:
- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ĐCS Việt Nam, đất nước ta đang có những đổi mới to lớn và sâu sắc. Vượt qua những khó khăn do chiến tranh để lại và nề nếp sản xuất cũ kém hiệu quả, nhân dân ta đang tích cực xây dựng nền kinh tế xã hội theo con đường kinh tế thị trường định hướng XHCN. 
- Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 
HĐ3: Học Địa lý VN như thế nào:
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết môn địa lí 
- Phương pháp: Giảng giải, đàm thoại. 
Vậy rõ ràng chúng ta phải tìm hiểu nghiên cứu Địa lý Việt Nam. Vậy học địa lý Việt Nam như thế nào?
GV giảng
3. Học Địa lý VN như thế nào:
- Sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt tập thể, làm bài tập SGK.
4. Củng cố: Nêu một số thành tựu của công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta?
5. HDVN: xem trước bài 23
 6 . Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày....tháng 1 năm 2015
Ngày soạn: 23/01/2015
Ngày dạy:8A 27/01/2015; 8B 30/01/20145
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
TIẾT 26 BÀI 23 
VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế-xã hội.
- Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta.
 2. kỹ năng: Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực ĐNA, bản đồ địa lí tự nhiên VN để xác định và nhận xét vị tí, giới hạn, hình dạng của lãnh thổ VN.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
 4. Định hướng phát triển năng lực: 
 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tính toán.
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh hình vẽ.
II. Chuẩn bị:
GV: Bản đồ hành chính Việt Nam
HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà
III. Phương pháp: Trực quan, thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở..
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những thành tựu trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế- xã hội của nước ta?
- Ý nào thể hiện đúng nhất nhận định:’ Việt Nam là bộ phận trung tâm,tiêu biểu cho khu vực ĐNÁ về mặt tự nhiên, lịch sử, văn hóa”?
A. Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
B.Có lúa nước,có sự đa dạng về văn hóa.
C. Việt Nam nền văn minh là lá cờ đầu chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc trong khu vực.
D. Tất cả các ý trên.
3. Giới thiệu bài mới:
HĐ1: Vị trí và giới hạn lãnh thổ:
- Mục tiêu: - Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta.
 Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế-xã hội.
- Phương pháp: Trực quan, thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở. 
GV treo bản đồ tự nhiên VN 
H. Dựa vào bản đồ và H23.2, bảng 23.2 xác định các điểm cực B-N-Đ-T của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ địa lí của chúng?
HS:
GV: Cực Bắc: Lũng cú- Đồng Văn- Hà giang 230 23’B và 1050 20’Đ
 Cực Nam: Đất mũi- Ngọc hiển- Cà mau 8034’ và 1040 40’Đ 
 Cực Đông: Vạn thạnh- Vạn Ninh- Khánh Hòa 12040’B và 109024’Đ
 Cực Tây: Sín Thầu- Mường Nhé- Điện Biên 22022’B và 102010’Đ
? Qua bảng 23.2 em hãy tính từ bắc vào nam phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ?
HS: 15011’B (15 vĩ)
? Từ tây sang đông phần đất liền mở rộng bao nhiêu kinh độ?
HS: 7 kinh độ
? Lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi giờ số mấy theo giờ GMT
HS: thứ 7
GV: Việt Nam là một dải đất dài, hẹp ngang, nằm ven biển Đông, vì vậy ở bất cứ nơi đâu ta cũng có thể nghe tiếng sóng vỗ bờ.
? phần biển có diện tích là bao nhiêu?
HS: Khoảng 1 triệu km2
 Đường bờ biển dài 3260km, 4550km đường biên giới trên biển
GV: trên thực tế nước ta và một số nước có chung đường biên giới vẫn còn tranh chấp chưa cụ thể và thống nhất đảo xa nhất như Trường Sa(VN) với vĩ độ 117020’Đ và 6050’B nước ta có chủ quyền về thăm dò, bảo vệ, quản lí tài nguyên nơi đây
? Vị trí địa lí có ý nghĩa nổi bật gì đối với nước ta và các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. 
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ:
a. Phần đất liền:
- Diện tích 331.212km2 
Kéo dài 15 vĩ độ hẹp ngang, bề ngang nơi hẹp nhất theo chiều đông -tây thuộc tỉnh Quảng Bình chưa đến 50km2
Nằm trong múi giờ số 7 theo giờ GMT
b. Phần biển:
Diện tích trên 1 triệu km2
Đường bờ biển uốn khúc hình chữ S daif 3260km
c. Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên Việt Nam
Nằm trong vùng nội chí tuyến
Trung tâm của khu vực ĐNÁ
Cầu nối giữa các nước ĐNÁ đất liền và ĐNÁ hải đảo 
Nơi giao lưu của các luông gió mùa và các luồng sinh vật
HĐ2: Đặc điểm lãnh thổ
- Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta.
- Phương pháp: Trực quan, thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở..
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu học sinh xác định giới hạn toàn bộ lãnh thổ phần đất liền. Phần đất liền có đặc điểm gì?
? Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải nước ta?
GV: Cho lớp thảo luận 4 nhóm
HS: Thảo luận 4’ rồi đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét kết luận:
*Ảnh hưởng:
Đối với thiên nhiên: cảnh quan phong phú đa dạng và sinh động có sự khác biệt giữa các vùng miền tự nhiên.
ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền làm tăng tính nóng ẩm của thiên nhiên.
Đối với giao thông vận tải: với hình dạng lảnh thổ như trên, nước ta có thể phát triển nhiề loại hình giao thông như: đường bộ, thủy, hàng không. Tuy nhiên giao thông vận tải cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại do lãnh thổ dài, hẹp và nằm sát biển làm cho tuyến đường dễ bị hư hỏng do thiên tai bão lũ đặc biệt là tuyến đường Bắc-Nam
? Đọc tên, xác định các đảo, quần đảo lớn trong biển Đông?
HS: Lên xác định trên bản đồ.
? Đảo lớn nhất nước ta thuộc tỉnh nào?
HS: Phú Quốc tỉnh Kiên Giang. Diện tích 568km2
? Vịnh nào đẹp nhất nước ta? Hiện đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994?
HS: Vịnh Hạ Long
? Tên quần đảo xa nhất nước ta? Thuộc tỉnh nào?
HS: Trường Sa- Khánh Hòa
?Biển Đông có ý nghĩa ntn?
HS: ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam về an ninh và phát triển kinh tế.
?Vị trí địa lí của nước ta có ý nghĩa như thế nào trong phát triển kinh tế xã hội?
2. Đặc điểm lãnh thổ
a. Phần đất liền:
vị trí hình dạng kích thước lãnh thổ có ý nghĩa lớn trong hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên độc đáo của nước ta
Nước ta có đủ điều kiện phát triển các loại hình giao thông vận tải nhưng có trở ngại do thiên tai
b. Phần biển:
biển nước ta mở rộng về phiá Đông, có nhiều đảo quần đảo, vịnh biển, có ý nghĩa chiến lược quan trọng về an ninh và phát triển king tế.
vị trí địa lí thuận lợi, lảnh thổ mở rộng là nguồn lực cơ bản giúp chúng ta phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội đưa nước ta nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
4. Củng cố
- Chỉ trên bản đồ vị trí một số đảo và quần đảo lớn của VN
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí, lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế VN
5.HDVN:
- Làm bài tập 2,3 tr86/SGK
- Đọc và tìm hiểu kĩ bài mới: Vùng biển Việt Nam
6. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 23/01/2015
Ngày giảng: 8A 29/01/2015; 8B 31/01/2015
TIẾT 27 BÀI 24 VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:- Biết diện tích; trình bày được một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển nước ta.
- Biết được ta có nguồn tài nguyên biển phong phú , đa dạng; một số thiên tai thường sảy ra trên vùng biển nước ta; Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển.
 2. Kỹ năng: Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực ĐNA để xác định vị trí biển Đông. 
Củng cố nhận thức về vùng biển thuộc chủ quyền VN
 3. Thái độ: Xây dựng lòng yêu biển,ý thức bảo vẹ và xây dựng vùng biển quê hương giàu đẹp
 4. Định hướng phát triển năng lực: 
 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tính toán.
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh hình vẽ.
II. Chuẩn bị:
GV: Bản đồ Việt Nam
HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà
III. Phương pháp: Trực quan, thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở..
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ? Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải nước ta?
? Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa gì đối với phát triển kinh tế xã hội?
3. Giới thiệu bài mới:
Đất nước ta ngoài phần lục địa còn có một phần rộng lớn hơn trên biển đông. Giữa hai phần lục địa và đất liền có mối quan hệ mật thiết với nhau về mọi mặt, vậy nó được biểu hiện như thế nào, biển Đông nước ta có tiềm năng lớn nào trong phát triển kinh tế
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài
HĐ1: Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam:
- Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Biết diện tích; trình bày được một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển nước ta.
- Phương pháp: Trực quan, thảo luận, vấn đáp, gợi mở. 
GV: Treo bản đồ ĐNÁ lên. Giới thiệu và xác định giới hạn biển Đông trên bản đồ ĐNÁ
Biển Đông nằm từ 30-260B, 1000-1210Đ
?Quan sát bản đồ cho biết vị trí địa lí và diện tích của biển Đông
? biển Đông thông với các đại dương nào, qua eo biển nào? (xác định trên bản đồ)
HS. xác định trên bản đồ: biển Đông thông với ÂĐD, TBD qua các eo biển hẹp Ma-lắc-ca(ÂĐD) eo Đài Loan và Min-đô-rô(TBD)
? biển Đông có những vịnh biển lớn nào?
HS. vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan 
GV: vịnh Bắc Bộ có diện tích 15000km2, vịnh Thái Lan có diện tích 426000km2
Độ sâu các vịnh dưới 100m
? Phần biển thuộc VN trong biển Đông có diện tích bao nhiêu?
H. Khoảng 1 triệu km2 
? Dựa vào bản đồ cho biết vùng biển nước ta giáp với vùng biển những nước nào?
HS. xác định trên bản đồ: Campuchia, Malaysia, Philippin, Brunây, Trung Quốc, Thái lan.In đô nê xi a, Singapo. 
? Khí hậu trên các đảo gần bờ và xa bờ như thế nào?
HS. Khí hậu có sự khác nhau giữa khí hậu các đảo gần bờ và các đảo xa bờ.
H. Trên biển chịu ảnh hưởng của loại gió gì?
H. Quan sát H24.2 cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào? 
HS. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, Nhiệt độ trung bình 230C.
GV giảng
H. Quan sát H24.3 hướng chảy của các dòng biển trên biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?
GV: Dòng biển lạnh mùa đông chảy từ TBD vào biển Đông qua eo biển Basi giữa Đài Loan và Phi líp pin theo hướng ĐB-TN.
 Dòng biển nóng mùa hạ chảy từ TBD vào biển Đông dọc theo quần đảo Iin đô nê xi a theo hướng TN- ĐB.
 Cùng với các dòng biển VN còn xuất hiện các vùng nước trồi và chìm vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng. kéo theo sự di chuyển của sinh vật biển.
H. Chế độ thủy tiều của biển VN như thế nào?
GV: Nhật triều (mỗi ngày có một lần nước biển lên và xuống)và bán nhật triều.( hai lần thủy triều lên trong 1 ngày)
1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam:
 a. Diện tích:
- Biển Đông là một biển lớn tương đối kín, nằm trong vùng biển nhiệt đới gió mùa ĐNA.
- Diện tích: 3.447.000Km2
- Vùng biển VN là một phần của biển Đông. Diện tích khoảng 1.000.000Km2 
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển:
- Chế độ gió Từ T10- 4 năm sau có gió ĐB, các tháng còn lại có gió TN. Riêng vịnh Bắc bộ chủ yếu gió hướng nam.
- Chế độ nhiệt: Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, Nhiệt độ trung bình 230C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa từ 1.100- 1300mm/năm.
- Chế độ hải văn: Mùa đông có dòng biển chảy ven bờ từ ĐB xuống TN, mùa hạ từ TN lên ĐB. Ngoài ra các vùng biển còn có vùng nước trồi và vùng nước chìm .
- Chế độ triều: Vùng biển ven bờ có chế độ triều khác nhau.
- Độ muối trung bình: 30-33 ‰
HĐ2: Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển:
- Mục tiêu: - Biết được ta có nguồn tài nguyên biển phong phú , đa dạng; một số thiên tai thường sảy ra trên vùng biển nước ta; Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển.
- Phương pháp: Trực quan, thảo luận, vấn đáp, gợi mở.
GV treo bản đồ giới thiệu các kí hiệu
H. Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta?
HS.
GV: Khoáng sản: dầu khí km loại, phi kim loại; 
Hải sản: Cá tôm, rong biển
Mặt nước: GTVT
Bờ biển: có nhều bãi tắm đẹp nhiều vũng vịnh thuận lợi cho du lịch và xây dựng hải cảng
H. Là cơ sở cho những ngành kinh tế nào?
H. Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với tự nhiên nước ta? 
HS. Điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan duyên hải
H. Thiên tai thường gặp ở biển VN là gì? ( mưa to, bão, triều cường, sóng lớn)
H. Nếu biển bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì?
H. Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển ta phải làm gì?
GV giảng 
2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển:
a. Tài nguyên biển:
- Vùng biển nước ta có giá trị về kinh tế và tự nhiên
b. Môi trường biển:
- Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ biển tốt hơn để góp phần vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
4. Củng cố: Tại sao nói vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa? 
5. HDVN: Học bài theo ND Học bài theo ND
- Đọc và tìm hiểu kĩ bài mới: Lịch sử phát triển của tự nhiên VN
6. Rút kinh nghiệm:
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày....tháng 01 năm 2015
Ngày soạn: 27/1/2015
Ngày giảng: 8A 29/01/2015; 8B 6/02/2015
TIẾT 28 BÀI 25 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN
 VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - Biết sơ lược quá trình hình thành lãnh thổ nước ta qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai đoạn.
+ Giai đoạn Tiền cambri: Tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ. Đại bộ phận lãnh thổ nước ta lúc đó là biển chỉ có những mảng nền cổ.
+ Giai đoạn Cổ kiến tạo: phát triển mở rộng và ổn định lãnh thổ. Phần lớn lãnh thổ nước ta hình thành.
+ Giai đoạn tân kiến tạo: tạo nên diện mạo của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn.
 2. Kỹ năng: Đọc sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo, bản đồ địa chất VN. Xác định các mảng nền hình thành qua các giai đoạn.
 Nhận biết những nơi hay xảy ra động đất ở VN.
 3. Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường. 
 4. Định hướng phát triển năng lực: 
 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tính toán.
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh hình vẽ.
II. Chuẩn bị:
GV: Vẽ phóng to H25.1
HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà
III. Phương pháp: Trực quan, thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở..
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao nói vùng biển VN mang tính chất nhiệt đới gió mùa?
3. Giới thiệu bài mới:
Lãnh thổ VN trải qua quá trình phát triển lâu dài và phức tạp với thời gian tạo lập trong hàng triệu năm, tự nhiên VN đã được hình thành và biến đổi ra sao? Ảnh hưởng tới cảnh quan nước ta như thế nào ta vào bài học hôm nay. 
HĐ1: Giai đoạn Tiền Cam bri
- Mục tiêu: - Biết sơ lược quá trình hình thành lãnh thổ nước ta qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai đoạn.
+ Giai đoạn Tiền cambri: Tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ. Đại bộ phận lãnh thổ nước ta lúc đó là biển chỉ có những mảng nền cổ.
- Phương pháp: Trực 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Vi_tri_dia_li_dia_hinh_va_khoang_san.doc