Giáo án Địa lý 8 - Trường THCS Song Mai

I/ Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.

- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.

- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.

2. Kỹ năng:

 Phát triển các kỹ năng xác định và đọc lược đồ, phân tích các đối tượng trên lược đồ.

3. Thái độ:

 Phát triển tư duy địa lí, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.

4. Trọng tâm: Trình bày được vị trí địa lí, đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.

 

doc 117 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1641Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 8 - Trường THCS Song Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 động kiến tạo địa hình 
Anh hưởng đến sự thay đổi địa hình, hình thành khoáng sãn 
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Chứng minh biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ?
- Biển đem lại những thuận lợi gì cho hoạt động kinh tế nước ta ?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: 
 Lãnh thổ Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp. Với thời gian tạo lập trong hàng triệu năm, tự nhiên Việt Nam đã được hình thành và biến đổi ra sao? Ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên như thế nào? Bài học hôm nay giúp các em hiểu rỏ vấn đề này.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Yêu cầu :dựa vào bảng 25.1 và hình 25.1 cùng thông tin trong sách bổ sung vào phiếu học tập 25.1 và trả lời các vấn đề sau :
GV Giai đoạn tiền Cambri cách đây bao
lâu ?
GV Cho biết giai đoạn tiền Cambri lãnh thổ nước ta có những mảng nền nào ? Các phần còn lại của lãnh thổ hiện nay lúc đó là gì ?
GV chốt ý :Giai đoạn tiền cambri tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ.
Hoạt động 2 :
Yêu cầu dựa vào thông tin sách giaó khoa và các hình bảng 25.1,phiếu học tập 25.1 trả lời các vấn đề sau :
GV Giai đoạn cổ kiến tạo kéo dài bao lâu? Gồm những đại nào ?
GV Nêu đặc điểm địa chất và sinh vật của giai đoạn này ?
GV Đến giai đoạn này lãnh thổ nước ta bao gồm những mảng nền nào ?
GV chốt ý :giai đoạn cổ kiến tạo phát triển , mở rộng và ổn định lãnh thổ .
Hoạt động 3:
GV Giai đoạn tân kiến tạo kéo dài bao lâu? Gồm những đại nào ?
GV Nêu đặc điểm phát triển lãnh thổ nước ta của giai đoạn này ?
(nói rõ các quá trình phát triển lãnh thổ nổi bật trong giai đọan này )
GV chốt ý : Giai đoạn tân kiến tạo nâng cao địa hình , hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn đến ngày nay .
Lãnh thổ Việt nam đã trải qua hàng trăm triệu năm biến đổi , chia thành ba giai đoạn chính :
1. Giai đoạn tiền Cambri: (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ) (10’)
+ Cách nay khoảng 542 triệu năm, Đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Khí quyển rất ít ô xi.
2. Giai đọan cổ kiến tạo: (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ) (10’)
+ Cách ngày nay khoảng 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn làm thay đổi hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Một số dãy núi hình thành do các vận động tạo núi.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than đá lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngaọi lực bào mòn, hạ thấp.
3. Giai đọan tân kiến tạo : (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn) (13’)
+ Địa hình nước ta được nâng cao (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng).
+ Hình thành các cao nguyên ba dan (ở Tây Nguyên), các đồng bằng phù sa (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long), các bể dầu khí ở thềm lục địa
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện lào người trên Trái Đất.
4. Củng cố: (4’)
 Nêu ý nghĩa của giai đọan tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay. Cho biết biểu hiện của vận động tân kiến tạo vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay ?
5. Dặn dò: (2’)
- Xem trước hình 26.1 và trả lời câu hỏi trong sách, và về hình SGK .
- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về khai thác các mỏ khoáng sản ở Việt Nam.
- Hiểu về mối quan hệ giửa khoáng sản và lịch sử hình thành chúng.
 Ngày soạn: 26/01/2015
 Ngày giảng: /02/ 2015 
 Tiết 28 Bài 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
Biết nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng; sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta qua các giai đoạn địa chất
2. Kỷ năng: 
 Đọc bản đồ, lược đồ địa chất – khoáng sản Việt Nam, để:
+ Nhận biết sự phân bố khoáng sản nước ta.
+ Xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ khoáng sản trên bản đồ.
3. Thái độ: 
 Bảo vệ và khai thác có hiệu qủa và tiết kiệm nguồn khoáng sản qúy giá của nước ta .
4. Trọng tâm: Biết nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.
II. Chuẩn bị giáo cụ: 
GV chuẩn bị : lược đồ hình 26.1
HS chuẩn bị : sách giaó khoa .
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 - Trình bày lịch sử phát triển tự nhiên nước ta ? 
- Nêu ý nghĩa của giai đọan tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay 
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: 
 Đất nước ta có lịch sử phát triển qua hàng trăm triệu năm, cấu trúc địa hình phức tạp. Nước ta lại nằm ở hai khu vực giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn của thế giới và Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Điều đó có ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản của nước ta như thế nào?
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Yêu cầu quan sát lược đồ 16.1 và thông tin trong sách giáo khoa nhận xét:
GV Nước ta có những loại tài nguyên khoáng sản nào .
GV Những khoáng sản nào có trữ lượng lớn?
GV chốt ý : nước ta có nguồn khoáng sản phong phú đa dạng nhưng chỉ có một số khoáng sản chính than, dầu
Hoạt động 2 (KHÔNG DẠY)
Hoạt động 3:
Dựa vào kiến thức thực tiển và thông tin trong sách giáo khoa cho biết 
GV Khoáng sản có phải là nguồn tài nguyên vô tận ?
GV Việc khai thác tài nguyên có khả năng dẫn đến hậu qủa nào ?
GV Hãy nêu các biện pháp sử dụng tài nguyên hợp lí .
1. Việt nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản: (16’)
 Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là sắt, than, thiếc, crôm, dầu mỏ, bôxit, đá vôi
2. Sự hình thành các vùng mỏ chính nước ta 
3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản: (17’)
- Khoáng sản là nguồn tài nguyên có hạn sẽ cạn kiệt sau thời gian khai thác .
- Để sử dụng nguồn tài nguyên có hiệu qủa cần thực hiện tốt luật khoáng sản để khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu qủa nguồn tài nguyên khoáng sản qúy giá của nước ta.
4. Củng cố: (4’)
 - Nhận xét nguồn tài nguyên khoáng sản củ Việt Nam như thế nào?
 - Vai trị của cc cuộc vận động địa chất đối với việc hình thnh cc mỏ khống sản ở Việt Nam?
- Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyn khống sản của Việt Nam?
5. Dặn dò: (2’)
- Xem trước các yêu cầu của bài thực hành .
- Soạn trước nội dung bài thực hành hôm sau học.
- Xem kĩ phần khoáng sản Việt Nam.
 Ngày soạn: 01 / 02/ 2015
 Ngày giảng: 07 / 02/ 2015 
 Tiết 29 Bài 27: THỰC HÀNH - ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM
( PHẦN HÀNH CHÍNH VÀ KHOÁNG SẢN)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức : Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
 - Củng cố kiến thức về vị trí, phạm vi lãnh thổ, tổ chức hành chính của nước ta .
 - Củng cố kiến thức về tài nguyên khoáng sản , sự phân bố một số tài nguyên khoáng sản chính 
2. Kĩ năng: Nhận biết các kí hiệu, chú giải của bản đồ hành chính, khoáng sản, đọc và phân tích bản đồ . 
3. Thái độ: Bảo vệ và khai thác có hiệu qủa và tiết kiệm nguồn khoáng sản qúy giá của nước ta 
4. Trọng tâm: Đọc và phân tích bản đồ . 
II. Chuẩn bị: 
GV chuẩn bị: lược đồ hình 23.2 và 26.1
HS chuẩn bị : sách giáo khoa. 
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên phong phú , đa dạng .
- Giải thích vì sao cần phải đặt vấn đề khai thác nguồn tài nguyên hợp lí ?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh. 
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1 : (21’)
Hoạt động nhóm
Yêu cầu : quan sát lược đồ 23.2, trả lời các yêu cầu trong sách giáo khoa 
- Xác định vị trí thành phố Hồ Chí Minh (ở miền nào? Xung quanh giáp với các tỉnh thành phố nào ? )
- Xác định vị trí, toạ độ, các điểm cực của phần lãnh thổ đất liền 
- Lập bảng thống kê các tỉnh theo phiếu học tập
STT
Tỉnh thành phố
Đặc điểm về vị trí địa lí
Nội địa
Ven biển
Có biên giới chung với
TrungQuốc
Lào
Campuchia
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
An Giang
BR-V Tàu
Quảng Trị
Lâm Đồng
Cá Mau
Long An
Nghệ An
Quảng Ninh
Điện Biên
Kom Tum
X
O
X
X
O
X
X
O
X
X
O
X
X
O
X
O
X
X
O
O
O
O
O
O
O
O
O
X
X
O
O
O
X
O
O
O
X
O
X
X
X
O
O
O
O
X
O
O
O
X
Dành thời gian 20 phút làm việc, sau đó cho các tổ báo cáo kết qủa làm việc, GV chốt ý .
Hoạt động 2 : (12’)
Hoạt động cá nhân .
Yêu cầu dựa vào 26.1 vẽ lại kí hiệu và ghi vào vở học theo mẫu sau :
STT
Loại khoáng sản
Kí hiệu trên bản đồ
Phân bố mỏ chính 
1
2
3
4
5
6
7
Sắt 
Than 
Thiếc 
Đồng 
Dầu mỏ
Khí đốt
Đá quý
Miền Bắc
Miền Bắc
Miền Bắc
Miền Bắc
Miền Nam
Miền Nam, Miền Bắc
Miền Nam, Miền Bắc
Dành thới gian 10 phút sau đó GV chỉ định HS báo cáo kết qủa.
4. Củng cố: (4’)
- Nhận xét thái độ tham gia thực hành của HS
- Cho học sinh trình bày lại toàn bộ nội dung bài học trên lược đồ.
5. Dặn dò: (2’)
- Xem lại các bài được học từ bài 15 à bài 26 chuẩn bị cho tiết ôn tập hôm sau.
- Chuẩn bị câu hỏi trong các bài. 
 Ngày soạn: 02 / 02/ 2015
 Ngày giảng: 11 / 02 / 2015 
 Tiết 30 Bài 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức : Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Ba đặc điểm cơ bản địa hình Việt nam 
- Mối quan hệ của địa hình với các thành tố khác trong cảnh quan thiên nhiên 
- Tác động của con người làm biến đổi địa hình ngày càng mạnh mẻ .
2. Kỷ năng :
 Nhận biết , đọc bản đồ địa hình .
3. Thái độ : 
 Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên Việt nam .
4. Trọng tâm: - Tr×nh bµy ®­îc ba đặc điểm cơ bản địa hình Việt nam 
II. Chuẩn bị:
 GV : lược đồ hình 28.1
 HS : sách giaó khoa .
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ :
 Trả, sửa bài kiểm tra 1 tiết 
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Sự phát triển địa hình lãnh thổ nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố và trải qua nhiều giai đoạn phát triển lâu dài trong môi trường nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do đó địa hình là thành phần cơ bản và bền vững của cảnh quan. Địa hình Việt Nam có đặc điểm chung gì? Mối quan hệ qua lại giữa con người Việt Nam và địa hình đã làm bề mặt địa hình thay đổi như thế nào? Đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 :
Hoạt động cá nhân .
Yêu cầu: quan sát hình 28.1 trả lời các vấn đề sau:
GV. Lãnh thổ nước ta có các dạng địa hình nào? Địa hình nào là chiếm diện tích chủ yếu ?
GV. Đồi núi và cao nguyên nước ta có độ cao như thế nào? Thuộc loại núi gì ?
GV. Cho biết đồi núi làm cảnh quan tự nhiên thay đổi như thế nào ?
GV. Đồi núi ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh tế nước ta ?
HS: Báo cáo kết qủa làm việc. 
GV chốt ý: Địa hình nước ta đa dạng , nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi và cao nguyên chiếm diện tích chủ yếu. Đồi núi là bộ phận quan trọng làm tự nhiên nước ta phân hoá đa dạng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nước ta .
Hoạt động 2:
Hoạt động nhóm .
GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin trong sách giaó khoa, thảo luận nhóm giải quyết các vấn đề sau:
GV. Địa hình nước ta trong giai đoạn cổ kiến tạo có đặc điểm như thế nào ?
GV. Địa hình nước ta trong giai đoạn tân kiến tạo có đặc điểm như thế nào ?
GV.Tìm trên hình 28.1 các vùng núi cao, các cao nguyên ba dan, các đồng bằng trẻ . phạm vi thềm lục địa. Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng 
GV: Cho HS báo cáo kết qủa làm việc 
GV chốt ý và thuyết trình : Vận động nâng cao của Tân kiến tạo với biên độ lớn tạo nên các núi trẻ và cao như dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc
- Sự cắt xẻ sâu của dòng nước tạo ra các thung lũng sâu, hẹp, vách đứng như thung lũng sông Đà .
- Sự nâng lên với các biên độ không đều trên cao nguyên ba dan làm xuất hiện các đứt gảy sâu ở Nam Trung bộ và Tây nguyên dẫn đến phun trào mắc ma .
- Tân kiến tạo làm xuất hiện sụp lún sâu ở một số khu vực và hình thành các đồng bằng trẻ của sông Hồng và sông Cửu Long .
Hoạt động 3:
Hoạt động cá nhân .
Yêu cầu HS dựa vào thông tin trong sách trả lời các vấn đề sau :
GV. Những yếu tố ngoại lực nào tham gia qúa trình kiến tạo địa hình nước ta?
Hãy nêu những tác động đã kiến tạo lại địa hình nước ta như thế nào ?
GV. Cho biết các hoạt động nào của con người góp phần làm thay đổi bộ mặt địa hình ngày nay ?
GV chốt ý: Môi trường nhiệt đới làm cho 
đất đá phong hoá , xâm thực và cắt xẻ mạnh làm thay đổi bề mặt địa hình. Hoạt động con người ngày nay làm cho địa hình thay đổi nhanh hơn.
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. (10’)
Đồi núi chiếm 3/ 4 diện tích lãnh thổ, phần lớn là đồi núi thấp, đồi núi đã làm cho cảnh quan tự nhiên phân hoá phức tạp và đa dạng .
2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: (13’)
- Giai đoạn Cổ kiến tạo địa hình là bề mặt san bằng cổ và thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo vận động Hi-ma-lay-a làm địa hình nâng cao tạo thành bậc kế tiếp nhau: núi đồi - đồng bằng - thềm lục địa.
- Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Hai hướng chủ yếu của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh của con người: (10’)
Môi trường nhiệt đới nóng ẩm, mưa tập trung theo mùa làm cho đất đá nhanh chóng bị xâm thực, xói mòn, hoạt động khai phá của con người góp phần làm cho địa hình nhiều nơi biến đổi mạnh. 
4 . Củng cố: (4’)
 - Nêu đặc điểm chung của địa hình ?
 - Địa hình nước ta trong giai đoạn tân kiến tạo cho đến nay hình thành và biến đổi do các nhân tố nào ?
5. Dặn dò: (2’) - Về nhà học bài củ.
 - Xem trước lược đồ 29.2 và 29.3 và trả lời các câu hỏi trong mục 2 sách giáo khoa của bài 29.
 - Sưu tầm tranh ảnh nói về các khu vực núi, đồng bằng, bờ biển ở Việt Nam. 
 Ngày soạn: 07 / 02/ 2015 
 Ngày giảng: 14/ 02/ 2015 
 Tiết 31 Bài 29 ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
I. Mục tiêu: HS biết được
1. Kiến thức: - Sự phân hoá đa dạng của địa hình nước ta .
 - Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt nam .
2. Kỷ năng: - Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa hình Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm chung của địa hình, mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta.
 - Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình.
3. Thái độ : Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên Việt nam .
4. Trọng tâm: - Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt nam
II. Chuẩn bị giáo cụ: 
GV chuẩn bị : lược đồ hình 28.1 và 29.2 , 29.3 .
Chuẩn bị HS : sách giaó khoa .
Phiếu học tập 29.1
Vùng đồi núi
Vị trí
Đặc điểm địa hình
(độ cao, hướng núi)
Điểm nổi bật
Vùng núi Đông Bắc
Vúng núi Tây bắc
Vùng núi Trường Sơn Bắc
Vùng núi Trướng Sơn Nam 
Phiếu học tập 29.2
Đồng bằng 
Vị trí
Diện tích
Đặc điểm
Đồng bằng châu thổ
Đồng bằng duyên hải 
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Nêu đặc điểm chung của địa hình ?
- Địa hình nước ta trong giai đoạn tân kiến tạo cho đến nay hình thành và biến đổi do các nhân tố nào ?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Địa hình nước ta đa dạng và chia thành các khu vực địa hình khác nhau: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. mổi khu vực có những nét nổi bật về cấu trúc và kiến tạo địa hình như hướng, độ cao, độ dốc, tính chất của đất đá Do đó, việc phát triển kinh tế- xã hội trên mổi khu vực địa hình có những thuận lợi và khó khăn riêng mà bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV đặt vấn đề : Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực ? đó là những khu vực nào ? 
Hoạt động 1 :
Hoạt động nhóm .
Yêu cầu hsqs hình 28.1 và dựa vào thông tin trong mục 1 SGK, thảo luận bổ sung kiến thức vào phiếu học tập 29.1
Sau thời gian thảo luận lần lượt chỉ định các tổ báo cáo kết qủa làm việc. (vừa báo cáo vừa chỉ trên lược đồ địa hình )
Sau đó GV đặt vấn đề:
GV. Xác định trên lược đồ miền núi trẻ nước ta.
GV. Xác định trên lược đồ miền núi đá vôi nước ta.
GV. Xác định trên lược đồ miền núicao nguyên đá ba dan nước ta.
GV. Nhận xét về sự phân hoá miền núi nước ta?
HS. (độ cao, cấu tạo đa núi, tuổi hình thành )
GV chốt ý cho ghi bài .
Hoạt động 2 :
Hoạt động nhóm .
Yêu cầu quan sát hình 29.2 và 29.3, thông tin trong sách, thảo luận bổ sung kiến thức vào phiếu học tập 29.2
Sau khi bổ sung GV chỉ định các tổ kết hợp với bản đồ địa hình báo cáo kết qủa làm việc. Sau đó Gv yêu cầu giải quyết vấn dề .:
GV. Nhận xét địa hình châu thổ sông Hổng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào? Giải thích ?
GV chốt ý cho ghi bài .
Hoạ t động 3:
Hoạt động cá nhân .
Dựa vào thông tin trong sách cho biết :
GV. Chiều dài bờ biển nước ta ?
GV. Trình bày và xác định trên bản đồ địa hình các dạng bờ biển của nước ta ?
GV. Xác định trên bản đồ vùng thềm lục địa nước ta ? Khu vực nào có thềm lục địa mở rộng , thu hẹp ?
(GV nhắc lại kiến thức về thềm lục địa đã học ở lớp 6)
GV chốt ý cho ghi bài .
Địa hình nước ta được chia thành các khu vực: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
1. Khu vực đồi núi : (14’)
Chiếm 3/4 diện tích đất liền, kéo dài liện tục từ Bắc vào nam và chia làm 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam 
- Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với nhiều dãy núi hình cánh cung. Địa hình cácxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ.
- Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. 
- Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ sông Cả tới dãy Bạch Mã. Là vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển.
- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên rộng lớn
2. Khu vực đồng bằng: (12’)
 Đồng bằng chiếm 1 /4 diện tích đất liền:
- Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn: đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng (đặc điểm tiêu biểu) 
- Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ: (đặc điểm tiêu biểu).
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa. (8’)
- Dài trên 3260km (từ Móng Cái đến Hà Tiên); có hai dạng chính là bờ biển bồi tụ (vùng đồng bằng) và bờ biển mài mòn (chân núi, hải đảo từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu); giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch
- Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có nhiều dầu mỏ.
4. Củng cố: (4’)
- Địa hình nước ta có mấy khu vực ? đó là những khu vực nào ?
- Chứng minh địa hình núi nước ta phức tạp và đa dạng ?
5. Dặn dò.: (2’) - Về hà học bài củ, chuẩn bị nội dung bài mới hôm sau học.
 - Sưu tầm tranh ảnh nói về các khu vực núi, đồng bằng, bờ biển ở Việt Nam.
\
 Ngày soạn: 16 / 02/ 2015
 Ngày giảng: 24 / 02/ 2015
 Tiết 32 Bài 30 THỰC HÀNH - ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức : HS biết được 
- Nhận biết các đơn vị địa hình cơ bản trên bản đồ .
- Mối quan hệ giữa các dạng địa hình .
2. Kỷ năng :
- Nhận biết , đọc , đo tính bản đồ địa hình.
- Phân biệt địa hình tự nhiên, địa hình nhân tạo trên bản đồ. 
3. Thái độ: Giáo dục cho học cách độc bản đồ
4. Trọng tâm: - Nhận biết các đơn vị địa hình cơ bản trên bản đồ .
II. Chuẩn bị: 
GV chuẩn bị : lược đồ hình 28.1 ,33.1
Chuẩn bị HS : sách giaó khoa .
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Địa hình nước ta có mấy khu vực ? đó là những khu vực nào ?
- Chứng minh địa hình núi nước ta phức tạp và đa dạng ?
3. Nội dung bài mới: 
a. Đặt vấn đề: 
 GV giới thiệu nội dung và yêu cầu của bài thực hành. GV giới thiệu cách xác định bản đồ.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
GV hướng dẫn HS căn cứ vào lược đồ địa hình 28.1 hay bản đồ Việt Nam treo tường thực hiện các hoạt động sau :
Hoạt động 1 : (12’)
Nhìn trên lược đồ (hay bản đồ ) xác định đường vĩ tuyến 220 B từ trái sang phải ở đoạn từ biện giới Việt Lào đến biện giới Việt Trung phải vượt qua các địa hình nào theo phiếu yêu cầu sau :
Các dãy núi
Các dòng sông lớn
Pu Đen Đinh
Đà
Hoàng Liên Sơn
Hồng, Chảy
Con Voi
Lô
Cánh cung sông Gâm
Gâm
Cánh cung Ngân Sơn
Cầu
Cánh cung Bắc Sơn
Kì Cùng
Hoạt động 2 (12’)
Cũng dựa vào bản đồ cho biết đi dọc theo kinh tuyến 1080Đ từ dãy núi Bạch Mã cho đến bờ biển Phan Thiết ta phải đi qua :
Các cao nguyên
Độ cao
Cấu tạo nham thạch
Kon Tum
Dung nham, Badan 
Đắk Lắk
Dung nham, Badan 
Ma Nông
Dung nham, Badan 
Hoạt động 3 : (10’)
Hoạt động nhóm 
Dựa vào bản đồ cho biết :
GV. Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo nào ? thuộc các tỉnh thành phố nào ?
Các đèo
Thuộc tỉnh , thành phố
Sài Hồ 
Lạng Sơn
Tam Điệp
Ninh Bình 
Ngang
Hà Tĩnh 
Hải Vân 
Huế-Đà Nẵng
Cù Mông 
Bình Định 
Cả 
Phú Yên 
GV. Các đèo này ảnh hưởng giao thông Bắc Nam như thế nào ?
Thuận lợi
Khó khăn
GV cần phân tích thêm cho HS thấy phần lớn các đèo này về mặt ý nghĩa tự nhiên còn là ranh giới các vùng khí hậu 
Học sinh trình bày ở lược đồ
Học sinh trình bày ở lược đồ
Học sinh trình bày ở lược đồ.
4. Củng cố: (4’)
GV kết luận:
- Cấu trúc địa hình miền Bắc nước ta theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. Theo vĩ tuyến 220B từ biên giói Việt Lào đến biên giới Việt Trung phải qua hầu hết các dãy núi lớn và dòng sông lớn của Bắc Bộ.
- Các cao nguyên lớn xếp tầng từ Bắc vào Nam tập trung tại Tây Nguyê dọc theo kinh tuyến 1080Đ.
- Quốc lộ 1A dài 1700km dọc chiều dài đất mước qua nhiều dạng địa hình, các đèo lớn và các dòng sông lớn của đất nước.
5. Dặn dò: (2’)
- Xem bảng 31.1 cho biết sự khác nhau về chế độ nhiệt và mưa của 3 nơi trong bảng.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về khí hậu Việt Nam, cảnh tuyết rơi ở Sapa.
 Ngày soạn: 24 / 02 / 2015
 Ngày giảng: 28 / 02/ 2015
 Tiết 33 Bài 31 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức : Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam:
- Ba đặc điểm cơ bản của khí hậu nước ta : 
 + Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm .
 + Tính chất đa dạng và thất thường .
 + Phân hoá theo không gian và t

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_DIA_8_DANG_DUNG.doc