Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 đến bài 3

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Mục tiêu:

Sau bài học này, học sinh sẽ:

- Nêu được các điều kiện là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Trình bày được những yếu tố làm nên niềm tự hào của mỗi người công dân

Việt Nam cũng như dân tộc Việt Nam.

- Thể hiện được một số hành vi và tháiđộ tích cực của người công dân

nhỏ tuổi trong gia đình, nhà trường, xã hội ; đặc biệt trong việc học tập và phát huy truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc

-Tự hào là công dân việt nam

 

docx 17 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 đến bài 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác năng lực có thể hình thành, phát triển cho học sinh sau bài học:
 - Năng lực tự học (tự nghiên cứu thông tin trong bài; tự tìm kiếm và xử lí thông tin về vấn đề tự chăm sóc sức khỏe từ các nguồn, kênh khác nhau; trao đổi, thảo luận, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm cá nhân với thầy, với bạn;  từ đó để tự rút ra được những kiến thức, kĩ năng cần thiết về tự chăm sóc sức khỏe của bản thân).
 - Năng lực làm chủ bản thân (biết tự nhận thức được việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, tự xây dựng kế hoạch và kiên định thực hiện kế hoạch tự rèn luyện, chăm sóc sức khỏe bản thân).
 - Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các vấn đề, tình huống thực tiễn có liên quan đến việc rèn luyện, chăm sóc sức khỏe của bản thân).
 - Năng lực tư duy phê phán (nhận xét, đánh giá các hành vi, việc làm tự chăm sóc sức khỏe của bản thân và của người khác).
 II.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH
 A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a.Mục tiêu: Khởi động – giới thiệu bài
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 Giải quyết vấn đề
c.Cách tiến hành:
- Hát ca ngợi đất nước và con người Việt Nam
 d.Kết luận:
 Tự hào về đất nước và con người Việt Nam
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.ĐIỀU KIỆN LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM
1.Tìm hiểu điều kiện là công dân Việt Nam
a.Mục đích: Các điều kiện xác định công dân Việt Nam
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Giải quyết vấn đề
c.Cách tiến hành:
 HS đọc luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 để biết ai là công dân Việt Nam
d.Kết luận: Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam
2.Tìm hiểu ai là công dân Việt Nam trong đoạn hội thoại
a.Mục đích: HS xác định được các trường hợp là công dân Việt Nam
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Thảo luận nhóm
- Đóng vai
c.Cách tiến hành:
 Phân vai, đóng vai theo nội dung các tình huống (SGK tr 5)
d.Kết luận: HS hiểu được trường hợp nào là công dân, trường hợp nào không phải.
II.TỰ HÀO LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM
a.Mục đích: HS thấy được vẻ đẹp của quê hương, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam rất đáng tự hào.
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Thảo luận
 - Trực quan
 - Động não
c.Cách tiến hành:
1.Tìm hiểu về quê hương, đất nước và con người Việt Nam
 Quan sát ảnh.Trả lời câu hỏi gợi ý SGK tr 6
 2.Tìm vẻ đẹp của con người và quê hương Việt Nam trong bài hát “Việt Nam quê hương tôi” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận
 - Mời một em hát bài hát
 - Chỉ ra những hình ảnh làm cho em thấy thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước Việt Nam	
 3.Tìm hiểu về những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam
 - Liệt kê các phẩm chất tốt đẹp
 - Chỉ ra tấm gương một người có những phẩm chất mà em thấy ngưỡng mộ
 - Em đã làm gì để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó
4.Tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy
-HS Đọc Năm điều Bác Hồ dạy
- Trả lời câu hỏi gợi ý SGK
d.Kết luận:
- Hình ảnh quê hương, đất nước Việt Nam rất đẹp
- Con người Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt đẹp
- Cần tự hào, gìn giữ và phát huy
III. HỌC TẬP TỐT- NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI CÔNG DÂN NHỎ TUỔI
a.Mục đích:
 Giúp học sinh: 
 - Xác định đúng mục đích học tập của học sinh
 - Ý nghĩa của việc xác định đúng mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch
 - Khiêm tốn học hỏi bạn bà và mọi người.
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Thảo luận
 - Trực quan
 - Nêu gương
c.Cách tiến hành: 	
1.Suy nghĩ và chia sẻ về mục đích học tập của bản thân
GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ: Học để làm gì, học vì điều gì?
2.Tìm hiểu các cách để đạt được mục đích học tập
- Thảo luận nhóm câu a (SGK tr 9)
- HS chia sẻ các cách họ
c của bản thân? Cách học cần phát huy, cách học cần điều chỉnh.
3.Học tập tấm gương người công dân trẻ tuổi tiêu biểu
 -HS đọc truyện (SGK tr 10)
- Thảo luận theo gợi ý SGK
d.Kết luận: 
Học sinh cần xác định đúng đắn mục đích học tập cho mình, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho tổ quốc.
 C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a.Mục đích: 
 - Từ điều kiện xác định công dân của một nước, học sinh xác định được các trường hợp là công dân Việt Nam
 - Biết đánh giá mục đích học tập của bản thân
 - Biết chia sẻ và học hỏi cách học tập hay
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Thảo luận
 - Động não
 - Đóng vai
 - Tự liên hệ bản thân
c.Cách tiến hành:
1.Hướng dẫn HS làm bài tập gợi ý SGK tr 11-12
2.Tự đánh giá mục đích học tập của mình theo bảng gợi ý cho sẵn
3.Mỗi em tự viết về mục đích học tập của mình sau đó chia sẻ cho các bạn nghe.
 4.Đóng vai theo nội dung cho sẵn
c.Kết luận:
 1. Đáp án: HS sử dụng các điều luật trong “ Luật quốc tịch Việt Nam” để giải thích cho các trường hợp
 2.HS tự đánh giá
 3. HS tự viết và chia sẻ
 4.HS biết tự hào về đát nước và con người Việt Nam
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a.Mục đích:
 - HS xác định được trách nhiệm công dân của mình và của mọi người
Xây dựng kế hoạch phát triển trách nhiệm của công dân
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Trực quan
 - Thảo luận
 - Tự liên hệ bản thân
 - Trình bày
c.Cách tiến hành:
 - Quan sát nhận xét trách nhiệm công dân của những người xung quanh
 - Suy ngẫm về bản thân
 - Xây dựng kế hoạch phát triển trách nhiệm công dân
 - Thảo luận nhóm theo chủ đề
d.Kết luận:
 - Nhận biết những việc làm tốt, chưa tốt của mình,của những người xung quanh
- Tự xây dựng kế hoạch cho bản thân
D.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
 Gv hướng dẫn học sinh về tìm hiểu một số quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 2013 
Rút kinh nghiệm:
..
 Tuần 
 Ngày soạn: 
 BÀI 2: TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE (2 tiết)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1.Mục tiêu:
Sau bài học này, học sinh sẽ:
- Lí giải được sự cần thiết phải tự chăm sóc sức khoẻ
- Biết và thực hiện được việc tự chăm sóc, rèn luyện sức khỏe
 - Nhận xét, đánh giá được những hành vi tự chăm sóc sức khỏe của bản thân và của người khác 
- Có thái độ quan tâm, quý trọng sức khỏe của bản thân và của người khác
 2.Các năng lực có thể hình thành, phát triển cho học sinh sau bài học:
 - Năng lực tự học (tự nghiên cứu thông tin trong bài; tự tìm kiếm và xử lí thông tin về vấn đề tự chăm sóc sức khỏe từ các nguồn, kênh khác nhau; trao đổi, thảo luận, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm cá nhân với thầy, với bạn;  từ đó để tự rút ra được những kiến thức, kĩ năng cần thiết về tự chăm sóc sức khỏe của bản thân).
 - Năng lực làm chủ bản thân (biết tự nhận thức được việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, tự xây dựng kế hoạch và kiên định thực hiện kế hoạch tự rèn luyện, chăm sóc sức khỏe bản thân).
 - Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các vấn đề, tình huống thực tiễn có liên quan đến việc rèn luyện, chăm sóc sức khỏe của bản thân).
 - Năng lực tư duy phê phán (nhận xét, đánh giá các hành vi, việc làm tự chăm sóc sức khỏe của bản thân và của người khác).
 II.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a. Mục đích: Khởi động - Giới thiệu bài 
b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp trò chơi 
c.Cách tiến hành:
 - HS cùng nhau nhảy điệu Chicken Dance theo nhạc.
 - Thảo luận: 
+ Không khí lớp học chúng ta như thế nào khi thực hiện điệu nhảy này ? 
+ Em cảm thấy cơ thể và tinh thần của bản thân như thế nào sau khi thực hiện hoạt động này ? 
d. Kết luận :
 Hoạt động này đã giúp cho cho tất cả các em cảm thấy vui vẻ, phấn chấn; cơ thể được vận động sảng khoái, hết mệt mỏi; góp phần tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Lưu ý: Tùy vào đối tượng học sinh, không gian lớp học, Giáo viên có thể thiết kế và sử dụng các hoạt động khởi động khác như: quan sát tranh ảnh, chơi trò chơi vận động, chơi trò chơi “Vật tay”,  
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 1. Tìm hiểu về sức khỏe và ý nghĩa của sức khỏe 
a. Mục đích: HS hiểu được quan niệm sức khỏe và tầm quan trọng của sức khỏe đối với cuộc sống. 
 b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp quan sát, thảo luận nhóm. 
c. Cách tiến hành: 
1) Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 3 bức ảnh về Bác Hồ và trả lời các câu hỏi :
 a- Hãy mô tả các hoạt động diễn ra trong từng bức ảnh. 
- Các hoạt động đó có tác dụng như thế nào đối với con người nói chung và đối với Bác Hồ nói riêng ? 
 b.Hãy nêu các biểu hiện của sức khỏe và hoàn thành bảng sau: sgk tr 106
3) Liệt kê những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và lấy ví dụ minh họa. 
- Các yếu tố chủ quan:  
- Các yếu tố khách quan:  
4) Sức khỏe có cần cho mỗi người không? Tại sao? 
- Kể ít nhất 5 việc làm/ hoạt động chứng tỏ có sức khỏe thì mới hoàn thành tốt các việc làm/ hoạt động đó.
 - Hoàn thành phiếu học tập Đối với học tập Đối với lao động Đối với hoạt động vui chơi, giải trí va Ý nghĩa của sức khỏe(sgk tr107)
 d. Kết luận:
 - Tuy bận rất nhiều công việc quốc gia đại sự nhưng Bác Hồ thường xuyên tập thể dục và thái cực quyền; Bác còn tập tạ, bơi, chơi bóng chuyền, 
- Bác chính là một tấm gương sáng về rèn luyện, chăm sóc sức khỏe của bản thân. 
 2. Tìm hiểu sự cần thiết phải tự chăm sóc sức khoẻ 
a. Mục đích: HS lí giải được sự cần thiết phải tự chăm sóc sức khỏe của bản thân 
b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp phân tích trường hợp điển hình, thảo luận nhóm. 
c. Cách tiến hành:
 1) Đọc truyện Cậu bé “tốc độ” Toàn Minh Thành và trả lời câu hỏi: - Bí quyết mang đến thành công của Toàn Minh Thành là gì ? - Em học được gì từ bạn Toàn Minh Thành? 
2) Suy ngẫm về những ý kiến sau :
- Ý kiến của Nam : Tự chăm sóc sức khoẻ giúp mình có cơ thể khoẻ mạnh, cân đối, sức chịu đựng dẻo dai, nhờ đó việc học tập, lao động của mình rất tốt, lúc nào mình cũng thấy tinh thần sảng khoái, vui vẻ, lạc quan.
- Ý kiến của Bình : Mình chẳng biết chơi môn thể thao nào, tập thể dục với mình là một cực hình. Mình thích gì thì ăn đấy, ăn càng nhiều càng tốt, thế mà mình có sao đâu, vẫn khoẻ mạnh chẳng kém ai. Theo mình, sức khoẻ là trời cho vì vậy không cần phải chăm sóc. 
3) Thảo luận: Nếu không biết tự rèn luyện và chăm sóc sức khỏe thường xuyên sẽ dẫn đến hậu quả gì ? Cho ví dụ thực tế để minh họa.
 c. Kết luận: 
 - Tự chăm sóc sức khoẻ giúp bản thân có cơ thể khoẻ mạnh, cân đối, sức chịu đựng dẻo dai; giúp tinh thần luôn sảng khoái, vui vẻ, lạc quan, yêu đời; góp phần giúp chúng ta học tập, làm việc hiệu quả.
 - Ngược lại, nếu không biết tự rèn luyện và chăm sóc sức khỏe, cơ thể chúng ta sẽ phát triển không cân đối, sẽ bị suy yếu, mất dần sự nhanh nhẹn, dẻo dai; suy giảm khả năng chống đỡ với các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường, trở nên dễ mệt mỏi, hay đau ốm, bệnh tật, suy giảm trí nhớ, sự minh mẫn, hạn chế hiệu quả học tập và làm việc; 
 3. Tự chăm sóc sức khoẻ như thế nào ?
 a. Mục đích: HS nêu được cách thức tự chăm sóc sức khỏe 
b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp nghiên cứu và xử lí thông tin, thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. 
c. Cách tiến hành:
 1) Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong sách Hướng dẫn học và xác định những cách tự chăm sóc sức khoẻ từ thông tin đó. 
2) Hỏi: Ngoài những cách tự chăm sóc sức khoẻ mà thông tin đã nêu, theo em còn biết và thực hiện những cách tự chăm sóc sức khoẻ nào khác ? 
3) Yêu cầu học sinh tiếp tục thảo luận và hoàn thành bảng sau :SGK tr 110
 4) Nêu gương tốt về tự chăm sóc sức khoẻ 
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ một gương tốt mà em biết (có thể của các bạn trong lớp, trong trường hoặc người thân trong gia đình,) về tự chăm sóc và rèn luyện sức khoẻ
. - Mỗi nhóm chọn một tấm gương tiêu biểu nhất để kể trước lớp.
 5) Cùng chia sẻ:
 - Em đã làm gì để có thể vượt qua trạng thái lo lắng, buồn bực, cáu giận ? Hãy chia sẻ các cách đó với bạn của em.
 - Hằng ngày em đã tự chăm sóc sức khỏe của mình như thế nào ? Hãy chia sẻ với bạn.
 d. Kết luận: 
Để tự chăm sóc sức khỏe bản thân chúng ta cần:
 - Thường xuyên tập thể dục thể thao; 
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí; 
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi ở;
 - Có chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi cân bằng, hợp lí; 
- Có lòng vị tha, nhân ái, khoan dung; 
- Sống trong sáng, lành mạnh, không hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma túy, tránh xa các tệ nạn xã hội khác; 
- Biết ứng phó tích cực khi căng thẳng
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 1. Quan sát, thảo luận và nhận xét về những hoạt động, việc làm trong các ảnh: 
a. Mục đích: Học sinh biết nhận xét, đánh giá về những hành vi chăm sóc sức khỏe của các nhân vật trong ảnh. 
b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp quan sát, thảo luận nhóm.
 c. Cách tiến hành:
 - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các ảnh. 
- Chia sẻ ý kiến đánh giá của cá nhân về hành vi trong mỗi ảnh với các bạn trong nhóm. 
- Các nhóm chia sẻ và thống nhất ý kiến đánh giá.
 d. Kết luận: 
- Các hành vi trong hình (1), (2), (4) là biết chăm sóc sức khỏe. 
- Hành vi trong hình (3) là không có lợi cho sức khỏe (ít vận động, ăn nhiều đồ ngọt trong khi cơ thể đã bị béo phì). 
 2. Xử lí tình huống:
 a. Mục đích: Học sinh biết nhận xét, đánh giá và đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống cụ thể đã cho.
 b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp xử lí tình huống, thảo luận nhóm.
 c. Cách tiến hành: 
- Giáo viên phân công cho mỗi nhóm nghiên cứu xử lí một trong 4 tình huống đã cho.
 - Các nhóm học sinh thảo luận, xử lí tình huống được giao.
 - Đại diện từng nhóm trình bày.
 - Thảo luận chung cả lớp. 
d. Kết luận:
 Tình huống 1: 
Việc Tuấn chơi đá bóng thường xuyên là thói quen tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không nên tắm nước lạnh ngay sau khi vừa chơi bóng xong, người còn nhễ nhại mồ hôi vì như vậy rất dễ bị cảm, bị đột quỵ Em nên khuyên Tuấn ngồi nghỉ, chờ ráo mồ hôi mới đi tắm. 
Tình huống 2 : Em nên khuyên bạn Hoa: - Giảm ăn thịt, trứng, bánh ngọt, bơ, sữa và nước ngọt; tăng cường ăn rau và hoa quả. - Tích cực tập các môn thể thao như: bơi lội, chạy, bóng rổ, thể dục thẩm mĩ, thể dục dụng cụ (tập xà đơn, xà lệch,). 
Tình huống 3 : Em nên giải thích cho các bạn hiểu hút thuốc là rất có hại cho sức khỏe, dễ dẫn đến các bệnh đường hô hấp như : ung thư phổi, ung thư vòm họng,  
Tình huống 4: Em nên khuyên bạn cần tăng cường chế độ dinh dưỡng, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tăng cường những hoạt động ngoài trời, sống lạc quan,. 
3. Thực hành bài tập thư giãn 
a. Mục đích: HS biết cách thực hiện bài tập thư giãn.
 b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp luyện tập theo mẫu.
 c. Cách tiến hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh tập trung lắng nghe và thực hiện theo các chỉ dẫn của bài tập thư giãn yoga. 
- Học sinh chia sẻ cảm nhận của mình sau khi thực hiện bài tập thư giãn. 
d. Kết luận:
Đây là một bài tập luyện tập tốt, giúp chúng ta thư dãn, lấy lại thăng bằng sau một ngày học tập, làm việc. Các em nên sử dụng bài tập này thường xuyên, đặc biệt là khi thấy người mệt mỏi.
 4. Chơi trò chơi 
a. Mục đích: Học sinh biết cách rèn luyện sức khỏe thông qua các trò chơi.
 b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp trò chơi. 
c. Cách tiến hành: 
- Giáo viên phổ biến tên trò chơi, cách chơi, luật chơi (có thể lựa chọn một trò chơi vận động hoặc một trò chơi trí tuệ nào đó phù hợp với điều kiện không gian của lớp học). 
 - Tổ chức cho học sinh chơi thử, nếu cần thiết.
 - Học sinh chơi trò chơi vận động hoặc một trò chơi trí tuệ. 
- Học sinh chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi chơi.
 d. Kết luận:
 Giáo viên nhấn mạnh vai trò quan trọng của trò chơi trong việc rèn luyện sức khỏe và khuyến khích học sinh tích cực chơi các trò chơi tập thể trong các giờ ra chơi, giờ nghỉ giữa các tiết học và những ngày nghỉ. 
 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 Bài này có 4 hoạt động vận dụng. Mỗi hoạt động này nhằm hướng dẫn học sinh thực hiện một khía cạnh khác nhau của tự chăm sóc sức khỏe: 
Hoạt động 1: nhằm giúp học sinh biết đánh giá và có hướng điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân. 
Hoạt động 2: nhằm giúp học sinh biết lập kế hoạch tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe. 
Hoạt động 3: nhằm giúp học sinh biết cách tập các bài tập thư dãn để vượt qua căng thẳng, lấy lại sự thăng bằng, bình yên trong tâm trí cho bản thân.
 Hoạt động 4: nhằm giúp học sinh tìm hiểu và thực hiện các lời khuyên của bác sĩ để cải thiện được sức khỏe của bản thân. 
E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
 Học sinh sưu tầm những thông tin/bài viết/chuyện kể về việc tự chăm sóc sức khỏe và chia sẻ với bạn trong nhóm, trong lớp. 
Rút kinh nghiệm:
Tuần
Ngày soạn: 
 BÀI 3: SỐNG CẦN KIỆM (2 tiết)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1.Mục tiêu:
Sau bài này học sinh:
- Nêu được ý nghĩa của sống cần kiệm.
- Biết cần cù trong học tập và lao động, tiết kiệm trong sinh hoạt và trong 
cuộc sống.
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về sống cần kiệm. 
- Quý trọng những người sống cần kiệm ; phê phán lối sống lười biếng,xa hoa, lãng phí
2.Các năng lực có thể hình thành, phát triển cho học sinh sau bài học:
 - Năng lực tự học (tự nghiên cứu thông tin trong bài; tự tìm kiếm và xử lí thông tin về vấn đề tự chăm sóc sức khỏe từ các nguồn, kênh khác nhau; trao đổi, thảo luận, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm cá nhân với thầy, với bạn;  từ đó để tự rút ra được những kiến thức, kĩ năng cần thiết về tự chăm sóc sức khỏe của bản thân).
 - Năng lực làm chủ bản thân (biết tự nhận thức được việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, tự xây dựng kế hoạch và kiên định thực hiện kế hoạch tự rèn luyện, chăm sóc sức khỏe bản thân).
 - Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các vấn đề, tình huống thực tiễn có liên quan đến việc rèn luyện, chăm sóc sức khỏe của bản thân).
 - Năng lực tư duy phê phán (nhận xét, đánh giá các hành vi, việc làm tự chăm sóc sức khỏe của bản thân và của người khác).
 II.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a.Mục đích:
 - Học sinh xác định được các phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam, trong đó có phẩm chất cần, kiệm.
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Thảo luận
 - Động não
c.Cách tiến hành:
 - Tổ chức trò chơi giải ô chữ
 - Trả lời câu hỏi: Theo em, trong những từ chỉ phẩm chất vừa tìm được, từ nào là từ đặc trưng cho phẩm chất của em?Tại sao?
d.Kết luận:
 Con người Việt Nam có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp.Trong đó “Sống cần kiệm” là một phẩm chất đáng tự hào.
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.SỐNG CẦN, KIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA SỐNG CẦN KIỆM.
1.Tìm hiểu về sống cần, kiệm
a.Mục đích:
 - Giúp học sinh hiểu thế nào là sống cần kiệm
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp quan sát 
 - Phương pháp thảo luận nhóm
c.Cách tiến hành:
 - GV cho học sinh đọc truyện: “Kiến và Ve sầu”
- Thảo luận: GV hướng dẫn các nhóm thảo luận câu hỏi SGK tr 29.
d.Kết luận:
 Cần biết sống cần cù, tự giác trong lao động và cuộc sống.
2.Tìm hiểu tấm gương sống cần kiệm của Bác Hồ
 a. Mục đích:
 Qua tấm gương của Bác Hồ học sinh sẽ học tập được đức tính cần cù và tiết kiệm trong cuộc sống
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Đóng vai
 - Thảo luận
c. Cách tiến hành:
 - Phân vai và cho học sinh đóng vai theo nội dung sgk
- Thảo luận theo nội dung câu hỏi sgk tr 30
d.Kết luận:
 Bác Hồ là một tấm gương về sống cần kiệm chúng ta cần học hỏi và noi theo
3.Tìm hiểu ý nghĩa của sống cần kiệm
a.Mục đích:
 Học sinh hiểu được ý nghĩa của sống cần kiệm để từ đó xác định được việc cần thiết phải sống cần kiệm
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Thảo luận
 - Quan sát
 - Liên hệ bản thân
c.Cách tiến hành:
 - Nêu ý nghĩa của lối sống cần cù và tiết kiệm qua câu chuyện “ Kiến và Ve Sầu”
 - Qua đoạn hội thoại ở trên, em thấy việc học tập chăm chỉ, cần cù và lối sống tiết kiệm của Bác Hồ đã đem đến cho Bác thành công gi?
- Chia sẻ với bạn, thầy cô giáo suy nghĩ của em về nhận xét sgk
d.Kết luận:
 - Sống cần kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và người khác
- Giúp thành công trong công việc, cuộc sống
- Được mọi người yêu mến, quý trọng
II.NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ CÓ LỐI SỐNG CẦN KIỆM
1.Phân biệt lối sống cần kiệm với lối sống lười biếng, không tiết kiệm
a.Mục đích: 
Học sinh phân biệt được lối sống cần kiệm với lối sống không cần kiệm
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Thảo luận nhóm
 - Quan sát
 - Động não
c.Cách tiến hành:
- Lựa chọn các từ đã cho và viết vào cột tương ứng (SGK tr 31)
- Thảo luận và hoàn thành bảng ( SGK tr 32)
d.Kết luận:
 Học sinh nhận biết được các biểu hiện của lối sống cần kiệm và không cần kiệm
2.Những cách rèn luyện để có lối sống cần kiệm
a.Mục đích: 
 Học sinh biết cách rèn luyện tính cần kiệm trong học tập, trong cuộc sống
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Thảo luận cặp đôi
- Liên hệ thực tế
c.Cách tiến hành:
 - HS đọc thông tin ( SGK tr 32-33)
 - Trả lời câu hỏi (SGK tr 33) theo hướng dẫn
3.Đọc truyện và trả lời câu hỏi:
 a.Mục đích:
 - Học sinh thấy được thành quả của sự cần cù, chịu khó trong lao động
 b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Gỉai quyết vấn đề
 c. Cách tiến hành:
 - Học sinh đọc truyện SGK
 - Trả lời câu hỏi SGK tr 35
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1.Nêu ý nghĩa của những câu nói, ca dao, tục ngữ
a.Mục đích:
 Qua ý nghĩa của ca dao tục ngữ học sinh thấy được ý nghĩa của “sống cần kiệm”
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Giải quyết vấn đề
c.Cách tiến hành:
Giải thích các câu ca dao, tục ngữ
d.Kết luận:
 ca dao tục ngữ đề cao lối sống cần kiệm 
2.Xử lí tình huống
 a. Mục đích:
 Học sinh biết ứng xử, xử lí các tình huống trong cuộc sống
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Đóng vai
c.Cách tiến hành:
HS đóng vai theo nội dung SGK
d.Kết luận:
 Trong cuộc sống phải luôn cần cù, siêng năng, và tiết kiệm không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội.
3.Học tập tấm gương sống cần kiệm
 - HS kể các tấm gương tiêu biểu về sự cần cù trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày mà em biết.
- Chỉ ra các biểu hiện và kết quả của việc học tập và lao động cần cù đó.
4.Vẽ “cây giá trị”
GV hướng dẫn học sinh vẽ cây gia trị (SGK TR 36)
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1.Xây dựng chương trình hành động “ sống cần kiệm”
a.Mục tiêu:
 Học sinh lập được kế hoạch để có lối sống cần kiệm
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Động não
- Tự liên hệ bản thân
c.Cách tiến hành:
 - Lập kế hoạch cá nhân
 - Liệt kê những việc cần làm
 - Thực hiện kế hoạch cá nhân
d.Kết luận:
 HS lập được kế hoạch hợp lí
 2.Em thực hành tiết kiệm
a.Mục đích:HS biết được việc tiết kiệm cho gia đình,xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
b.Phương pháp, kĩ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_1_Tu_cham_soc_ren_luyen_than_the.docx