Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 15: Ngoại khoá: Thực hành ngoại khoá về biến đổi khí hậu

I. Mục tiêu bài học:

1.Về kiến thức:

-Giúp cho HS nắm được kiến thức cơ bản về một số hiện tượng biến đổi khí hậu.

- Nêu được một số biện pháp trong việc phòng tránh hoặc ứng phó với BĐKH

2.Về kĩ năng:

 - Biết cách phòng tránh, ứng phó khi có BĐKH xảy ra.

 - Biết cách ứng xử khi gặp những trường hợp cần giúp đỡ.

3.Về thái độ:

 -HS chủ động đề xuất biện pháp ứng phó với BĐKH để tăng cường khả năng thích ứng.

 III.Tài liệu và phương tiện:

GV: - Hình ảnh về các loại hình thiên tai, câu hỏi soạn trên phần mềm Power Point.

 -Bảng điểm dành cho giám khảo.

HS: -Mỗi tổ chuẩn bị một đồ dùng đê ứng phó cơi BĐKH kèm theo bài giới thiệu về đồ dùng.

 -Bảng phụ, bút lông.

 

docx 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 872Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 15: Ngoại khoá: Thực hành ngoại khoá về biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 Ngoại khoá: THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ngày soạn: 19/ 11/ 2015 
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
-Giúp cho HS nắm được kiến thức cơ bản về một số hiện tượng biến đổi khí hậu.
- Nêu được một số biện pháp trong việc phòng tránh hoặc ứng phó với BĐKH
2.Về kĩ năng:
 - Biết cách phòng tránh, ứng phó khi có BĐKH xảy ra.
 - Biết cách ứng xử khi gặp những trường hợp cần giúp đỡ. 
3.Về thái độ: 
 -HS chủ động đề xuất biện pháp ứng phó với BĐKH để tăng cường khả năng thích ứng.
 III.Tài liệu và phương tiện:
GV: - Hình ảnh về các loại hình thiên tai, câu hỏi soạn trên phần mềm Power Point.
 -Bảng điểm dành cho giám khảo.
HS: -Mỗi tổ chuẩn bị một đồ dùng đê ứng phó cơi BĐKH kèm theo bài giới thiệu về đồ dùng.
 -Bảng phụ, bút lông.
IV.Các hoạt động chủ yếu:
1.Ổn định, Kiểm tra: Ổn định lớp.
-Không kiểm tra bài cũ.
2.Giới thiệu bài mới
GV vào bài mới trực tiếp.
 3.Phát triển chủ đề:
Nội dung
Hoạt động cúa giáo viên.
Hoạt động cúa học sinh
1.Biến đổi khí hậu :
 a. Biến đổi khí hậu là gì?
b. Một số hiện tượng của BĐKH:
2. Ứng phó với biến đổi khí hậu:
*.Hoạt động 1: Một số kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu.
+ Em hiểu thế nào là biến đổi khí hậu và những biểu hiện của BĐKH?
*.Hoạt động 2: Nhận diện các loại hình thiên tai.
- Giáo viên lần lượt chiếu lên màn hình những hình ảnh về các loại hình thiên tai: Động đất, sóng thần, lũ lut., bão, sạt lở đất, triều cường, xâm nhập mặn...
- Yêu cầu học sinh lần lượt nhận dạng các loại hình thiên tai trên.
*.Hoạt động 3: Tìm hiểu về BĐKH và cách ứng phó.
- Chia HS thành 4 nhóm
- Mỗi nhóm chọn một gói gồm 2 câu hỏi, thảo luận và trình bày.
- Giáo viên làm giám khảo, đánh giá điểm cho từng nhóm.
Câu 1: Nguyên nhân nào khiến trái đất ngày càng nóng lên?
Câu 2: Nêu ba câu tục ngữ nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết của ông cha ta ngày xưa.
Câu 3: Tình trạng xâm nhập mặn ở một số tỉnh, thành đặc
 biệt ở phía nam nước ta ngày càng nghiêm trọng. Nêu tác hại của loại hình thiên tai này?
Câu 4:Gọi tên loại hình thiên tai có đặc điểm sau: Đất đá trên các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên xuống. Ở ven sông, đất bị sụt, lún.
Câu 5: Nêu một số kinh nghiệm ứng phó với bão mà em biết. 
Câu 6: Tỉnh, thành nào có hiện tượng triều cường ngày càng phức tạp?
Câu 7: Nêu những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng sạt lở đất.
Câu 8:Nếu động đất xảy ra, em sẽ làm gì để đảm bảo an toàn
-Yêu cầu học sinh các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày những nội dung đã được phân công của nhóm mình.
-Nhận xét, tuyên dương sự chuẩn bị và trình bày của các nhóm và liên hệ, giáo dục qua các nội dung.
*.Hoạt động 3: Thực hành ứng phó với BĐKH.
-Yêu cầu học sinh nhóm 4 cử đại diện lên bảng trình bày những nội dung đã được phân công của nhóm mình.
- Giáo viên đánh giá điểm , thi đua giữa các nhóm.
- Điểm tối đa là 30 điểm:
 + Tính thực tế: 10 điểm.
 + Tính sáng tạo: 10 điểm.
 + Thuyết minh: 10 điểm.
-Tổng kết, nhận xét, tuyên dương sự chuẩn bị và trình bày của nhóm 4 và liên hệ, giáo dục.
HS Làm việc cá nhân.
- Thuật ngữ “BĐKH” được dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đẫ được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn, do các yếu tố tự nhiên và / hoặc do các hoạt động của con người trong việc sử dụng đất và làm thay đổi thành phần của bầu khí quyển.
- Một số hiện tượng của BĐKH:
 + Nhiệt độ trung bình tăng lên.
 + Mực nước biển dâng.
 + Thiên tai và các hiện tượng thời tiết/ khí hậu cực đoan.
-Làm việc cá nhân.
-Theo dõi, nhận dạng các loại hình thiên tai.
- Chia nhóm
- Bốc thăm câu hỏi.
- Thảo luận.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày những nội dung đã được phân công của nhóm mình.
- Các nhóm bổ sung.
Câu 1: Nguyên nhân nào khiến trái đất ngày càng nóng lên: Sự gia tăng nồng độ của khí nhà kính.
Câu 2: Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết của ông cha ta ngày xưa:
+ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.
+ Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.
 Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
+ Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
+ Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
+ Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
+ Chớp đằng đông vừa trông vừa chạy
 Chớp đằng tây vừa cày vừa ăn.
...
Câu 3: Diện tích đất sinh hoạt và canh tác bị thu hẹp, nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn...
Câu 4: Sạt lở đất.
Câu 5:Dùng bao cát hoặc thùng xốp chứa nước để chèn mái tôn; dùng dây thép để neo mái nhà; dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men; bảo quản sách vở trong bao ni lông để tránh ẩm mốc, số điện thoại khẩn cấp khi cần liên lạc...
Câu 6: Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 7:Trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc; không khai thác cát sạn bừa bãi trên sông...
Câu 8:Nếu ở trong nhà, chui xuống gầm bàn, tay giữ chặt lấy chân bàn; tránh xa các đồ vật bằng kính và đồ điện; nếu đang ở ngoài tránh xa các tòa nhà cao tầng, tường cao, cây to, cột điện...
4.Luyện tập, củng cố: Nhận xét quá trình hoạt động của các nhóm, tuyên dương, khen thưởng: Yêu cầu các nhóm bình chọn nhóm xuất sắc nhất.
5.Hướng dẫn học bài: 
-Thực hành tốt, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt các nội dung trên. 
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxNgoai_khoa_ve_bien_doi_khi_hau.docx