Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 1 đến bài 3

 Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao cần phải chí công vô tư.

2. Kĩ năng: Biết phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư.

Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

3. Thái độ: Biết quí trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.

Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc

II. Chuẩn bị:

GV: Một số mẩu chuyện ngắn, ca dao, tục ngữ liên quan.

HS: Bảng phụ để thảo luận.

III. Các bước lên lớp:

 

doc 12 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 884Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 1 đến bài 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn: 16/8/2013 Ngày dạy: 	
 Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao cần phải chí công vô tư.
2. Kĩ năng: Biết phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư.
Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
3. Thái độ: Biết quí trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc
II. Chuẩn bị:
GV: Một số mẩu chuyện ngắn, ca dao, tục ngữ liên quan.
HS: Bảng phụ để thảo luận.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu vấn đề:
Gọi học sinh đọc tình huống.
GV hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi.
* Thảo luận nhóm:
- Nhóm 1, 2, 3: câu hỏi a (gợi ý)
- Nhóm 4, 5, 6: câu hỏi b (gợi ý)
? Tô Hiến Thành và Hồ Chí Minh đã thể hiện được phẩm chất gì qua hai mẩu chuyện trên?
HĐ2: 
? Theo em, thế nào là chí công vô tư?
Liên hệ thực tế:
? Em hãy nêu một số việc làm thể hiện được phẩm chất chí công vô tư mà em biết?
? Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, HS cần phải làm gì?
? Theo em, một người luôn phấn đấu hết mình để đạt được lợi ích cho bản thân bằng khả năng của mình thì người đó có phải là người chí công vô tư hay không? Vì sao?
? Em hãy nêu lên một số hành vi trái với chí công vô tư?
? HS có những việc làm nào trái với chí công vô tư?
GV: CCVT là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết; nó thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, nó không chỉ thể hiện qua lời nói mà cần thể hiện trong hành động, việc làm.
Có một số người khi nói thì có vẻ rất CCVT nhưng trong công việc, hành động thì ngược lại.
? Theo em, HS cần phải học tập và rèn luyện phẩm chất chí công vô tư hay không? Vì sao?
? Để rèn luyện phẩm chất này, mỗi chúng ta cần phải làm gì?
HĐ3: Luyện tập:
GV: Treo bài tập 2 (Bảng phụ) lên bảng và gọi HS lên làm.
- Đọc vấn đề sgk.
- Tô Hiến Thành là người hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác việc nước, không thiên vị; công bằng; giải quyết công việc theo lẽ phải và xuất phát từ lợi ích chung.
- Bác Hồ là tấm gương sáng ngời, Bác dành trọn cuộc đời cho quyền lợi dân tộc, quyền lợi của đất nước và toàn thể nhân dân... chính vì vậy Bác đã được nhân dân VN tin yêu, kính trọng, khâm phục và tự hào, nhân dân thế giới kính phục.
- Phẩm chất chí công vô tư.
- Trả lời
- Giúp đỡ người khác mà không mong người trả ơn, không nhận hối lộ...
- Luôn cố gắng học tập tốt để vươn lên bằng chính khả năng của bản thân, không dựa dẫm vào người khác, không ích kỉ với người khác...
 Phải, vì người đó phấn đấu bằng khả năng của mình mà không làm những việc phi pháp để đạt được lợi ích.
- Nhận hối lộ; bớt xén tiền của, thời gian của nhà nước; thiên vị, đối xử không công bằng...
- Làm bài thi dựa vào bạn bè; xem tài liệu trong thi cử; thiên vị trong các hoạt động của lớp...
Rất cần, vì đây là đức tính tốt, nó sẽ giúp chúng ta trở thành người có ích cho XH
- Trả lời
- HS làm bài tập 2-sgk 
I. Tìm hiểu vấn đề.
Tô Hiến Thành và Bác Hồ là tấm gương sáng về phẩm chất chí công vô tư.
II. Nội dung bài học:
1.Khái niệm.
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, tuân theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. Ý nghĩa.
Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.
 Người sống chí công vô tư sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.
3. Cách rèn luyện.
- Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, HS cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư , đồng thời phê phán những hành vi vụ lợi, thiếu công bằng trong cuộc sống.
III. Bài tập:
Câu 2: tán thành ý: d, đ
4. Củng cố :
GV đưa ra một tình huống bất kì (đã chuẩn bị sẵn) để HS tự giải quyết vấn đề.
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài cũ. Làm BT ở SGK. Soạn bài mới.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
 Phần kí duyệt
Tuần 2 
Tiết 2 
Ngày soạn: 22/8/2013 
Ngày dạy: 
Bài 2: TỰ CHỦ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được thế nào là tự chủ; ý nghĩa của tự chủ.
- Sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành một người có tính tự chủ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được những biểu hiện của đức tính tự chủ.
- Biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
 3. Thái độ:
- Tôn trọng những người sống tự chủ. 
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống, trong quan hệ với người khác và trong những công việc của bản thân.
II. Chuẩn bị.
GV: Một số mẩu chuyện ngắn.
HS: Bảng phụ.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
	? Thế nào là chí công vô tư? Lấy ví dụ cụ thể? 
Gợi ý: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, tuân theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Ví dụ: chọn bạn có năng lực để bầu làm lớp trưởng chứ ko nên vì chơi thân mà chọn bạn của mình.
Chúng ta cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào?
Gợi ý: HS cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư , đồng thời phê phán những hành vi vụ lợi, thiếu công bằng trong cuộc sống.
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
GV yêu cầu HS đọc 2 mẫu chuyện trong SGK.
? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
? Theo em, bà Tâm là người như thế nào?
? Từ một HS ngoan, học giỏi, N đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao?
Hoạt động 2.
? Theo em, tính tự chủ được thể hiện như thế nào?
? Thế nào là người thiếu tính tự chủ? Hậu quả?
Tính tự chủ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
HĐ2: Thảo luận nhóm: về cách ứng xử thể hiện tính tự chủ.
- N1,2: Khi có người làm điều gì khiến em không hài lòng, bạn sẽ xử sự như thế nào?
- N3,4: Nếu ai đó rủ em làm điều gì đó sai trái, em sẽ làm gì?
- N5: Bạn rất mong muốn một điều gì đó nhưng cha mẹ chưa đáp ứng được, bạn sẽ làm gì?
 N6: Vì sao cần có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp?
GV: Từ các vấn đề vừa thảo luận, ta thấy rằng để xử sự đúng đắn, để có tính tự chủ thì ta phải biết xem xét, suy nghĩ trước mọi việc làm...
? Để rèn luyện tính tự tự chủ ta cần phải làm gì?
? Em hãy cho biết một vài biểu hiện, việc làm thể hiện tính tự chủ?
Hoạt động 3: 
Gọi HS làm bài tập 1 SGK.
Gọi HS đọc nội dung bài tập 3.
Em hãy nhận xét về việc làm của Hằng? Em sẽ khuyên Hằng như thê nào?
Đọc vấn đề sgk
- Nén chặt nỗi đau để chăm sóc con và giúp đỡ, động viên người có cùng cảnh ngộ.
- Người làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua đau khổ, sống có ích đối với con mình và người khác.
- N sa vào các tệ nạn xã hội một cách nhanh chóng vì do thiếu tính tự chủ.
- Trả lời
- Không làm chủ được bản thân, luôn nóng nảy, không bình tĩnh... trong mọi việc nên kết quả làm việc hoặc trong các mối quan hệ xã hội thường không được như mong muốn.
- Trả lời
- Mình phải xem lại việc làm đó (để biết được mình hay người ấy đúng), nếu người ấy sai thì phải phân tích và nhắc nhở bạn.
- Phải biết từ chối khéo léo, đồng thời khuyên bạn không nên làm những điều đó.
- Xem lại mong muốn của mình có chính đáng hay không? Điều kiện gia đình mình như thế nào? Nếu mong muốn của mình chính đáng nhưng gia đình khó khăn thì mình cũng phải chấp nhận một cách vui vẻ và xin cha mẹ vào lúc khác khi có đủ điều kiện.
- Ôn hòa và từ tốn trong giao tiếp giúp ta tránh được những sai lầm đồng thời đối tượng giao tiếp sẽ thấy tin tưởng, yêu mến mình hơn.
- Trả lời
- HS tự nêu lên.
- HS tự làm bài; GV bổ sung rồi kết luận.
Làm bài tập 1 (sgk).
Hằng ko biết kiềm chế những ham muốn của bản thân...
I. Tìm hiểu vấn đề.
-Bà Tâm đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình.
-N thiếu tính tự chủ.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm.
- Tự chủ là làm chủ bản thâm. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩa, tình cảm và hành vi
của mình trong mọi hoàn cảnh, biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
2. Ý nghĩa.	
Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. Giúp ta vượt qua những khó khăn thử thách, cám dỗ.
3. Cách rèn luyện.
- Chúng ta rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình từ đó rút ra kinh nghiệm đối với bản thân.
III. Bài tập:
Bài tập 1.
Đồng ý: a, b, d, e.
Bài tập 3.
Hằng ko biết kiềm chế những ham muốn của bản thân...
4. Củng cố.
GV nhấn mạnh những biểu hiện cơ bản của tính tự chủ.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ. Làm BT còn lại ở SGK.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt
Nhận xét
Kí duyệt
Tuần 3
Tiết 3
Ngày soạn: 25/8/2013
Ngày dạy: 
Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
 HS hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật; biểu hiện của dân chủ, kỉ luật.
 Hiểu được kĩ năng của dân chủ, kỉ luật.
2. Kĩ năng:
Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của dân chủ, thể hiện tốt dân chủ, kỉ luật như biết biểu đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết góp ý với bạn bè và mọi người xung quanh.
Biết đánh giá các tình huống trong đời sống thể hiện tốt (hoặc chưa tốt) tính dân chủ, kỉ luật. 
3. Thái độ:
Có ý thức rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, trong hoạt động xã hội và khi lao động ở nhà, ở trường... 
Ủng hộ những việc làm thể hiện tốt dân chủ, kỉ luật, biết góp ý, phê phán những hành vi vi phạm dân chủ, kỉ luật như: gia trưởng, quân phiệt, tự do và kỉ luật.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Sưu tầm các sự kiện liên quan đến bài.
Trò: Đọc kĩ bài trước.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là tự chủ? Ý nghĩa của tự chủ.
Gợi ý: - Tự chủ là làm chủ bản thâm. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩa, tình cảm và hành vi
của mình trong mọi hoàn cảnh, biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
Ý nghĩa: Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. Giúp ta vượt qua những khó khăn thử thách, cám dỗ.
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1.
Gọi HS đọc 2 chuyện trong sgk.
 GV phân nhóm cho HS thảo luận các câu hỏi trong phần đặt vấn đề:
- N1,2: Nêu việc làm dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện?
- N3,4: Phân tích sự kết hợp dân chủ và kỉ luật của lớp 9A? 
- N5: Tác dụng của việc thực hiện dân chủ và kỉ luật của lớp 9A?
- N6: Tác hại về việc làm của ông giám đốc? Vì sao?
Hoạt động 2.
? Thế nào là dân chủ?
? Thế nào là KL? 
GV: Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ khăng khít, dân chủ được thực tốt sẽ làm cho tính kỉ luật càng trở nên hiệu quả và ngược lại.
? Em hãy cho biết mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?
? Em hãy cho 1 VD thể hiện tính dân chủ và kỉ luật (ở trường, lớp, xã hội)?
? Vì sao cần phải thực hiện tốt DC và KL?
GV: Để XD một Bộ luật thì Quốc hội phải lấy ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân nhằm đi đến một mục đích chung là phục vụ cho nhân dân được tốt hơn (thể hiện tính thống nhất về ý chí, về nhận thức...) Một số người có chức có quyền thường dùng chức quyền để áp đặt công việc cho người khác, hoặc một số người chồng, người cha có tính gia trưởng thường ra lệnh cho vợ, con.... làm mất đi mối quan hệ mất đi tính dân chủ, một khi mất tính dân chủ thì mọi người thực hiện công việc một cách miễn cưỡng -> hiệu quả công việc đạt được không cao. Tuy nhiên, có một số người lại dân chủ một cách thái quá làm cho tính kỉ luật bị xem nhẹ.
Trách nhiệm của mỗi chúng ta là gì để phát huy tốt nhất tính dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống?
? Chúng ta cần phải làm gì khi học xong bài này
Hoạt động 3.
Trong các tình huống ở bài tập 1 việc làm nào thể hiện dân chủ? Vì sao?
Hãy phân tích và chứng minh nhận đinh: “dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”? (dành cho HS khá giỏi) 
Đọc 2 chuyện trong SGK.
- Thể hiện DC: HS lớp 9A bàn bạc XD kế hoạch; thực hiện khẩu hiệu “không ai đứng ngoài cuộc”; cả lớp thảo luận đề xuất chỉ tiêu, biện pháp...
- Thể hiện thiếu DC: ông giám đốc yêu cầu mọi người phải làm theo ý của mình, đồng thời đời sống vật chất, tinh thần thiếu thốn, làm việc quá căng thẳng...
- Lớp 9A thực hiện tốt dân chủ, từ đó mỗi HS tự thấy được vai trò cũng như nhiệm vụ của mình đơn vị tập thể. Chính vì vậy kỉ luật tốt sẽ làm cho dân chủ được phát huy.
- Tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của lớp 9A: vượt qua được khó khăn; kế hoạch thực hiện trọn vẹn.
- Tác hại đối với việc làm của ông giám đốc: sản xuất giảm sút, công ty thua lỗ. 
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Đại hội Chi Đội (thảo luận, góp ý kiến vào mục tiêu của lớp bầu BCH chi đội...)
- Công dân đi bầu cử, ứng cử... - Tham gia phát biểu, xây dựng bài ở lớp...
Là điều kiện cần thiết đảm bảo cho mọi cá nhân có cơ hội để phát triển nhân cách, có thể cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của XH.
Nghe.
Tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, trong hoạt động XH, khi lao động ở nhà, ở trường...
HS trình bày.
Việc làm: a, c, d có tính dân chủ.
Việc làm b thiếu dân chủ.
Việc làm đ thiếu kỉ luật.
Vì có dân chủ mọi người mới làm việc một cách vui vẻ, nhiệt tình vì mình được góp ý kiến, bàn bạc trước khi làm,...
I. Tìm hiểu vấn đề. 
1.Lớp 9A đã cùng bàn bạc, xây dựng kế hoạch, cùng thảo luận nên đã hoàn thành kế hoạch.
2. Ông giám đốc thiếu dân chủ nên SX bị thua lỗ.
.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm.
- Dân chủ là mọi người được làm công việc của tập thể, xã hội, mọi người phải được biết, được bàn bạc, thực hiện và giám sát những công việc chung có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
- Kỉ luật là tuân theo những qui định chung của cộng đồng, của tổ chức xã hội, nhằm tạo sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả cao trong công việc.
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
- Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Kỉ luật là động cơ đảm bảo cho dân chủ được thực hiện tốt.
3. Ý nghĩa.
- Thực hiện tốt DC, KL sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, XD được mối quan hệ XH tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.
4. Trách nhiệm của công dân.
Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật. Cán bộ, lãnh đạo, các tổ chức XH phải tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ.
III. Bài tập:	
Bài tập 1. Việc làm dân chủ: a, c, d
Bài tập 3.
Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh: phát huy được tài năng của mỗi cá nhân để cùng nhau xây dựng tập thể.
4. Củng cố.
GV: Chúng ta cần phải ủng hộ việc làm có tính dân chủ, biết góp ý, phê phán việc làm thiếu dân chủ, kỉ luật...
5. Hướng dẫn về nhà:
Làm bài tập còn lại.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 1gdcd 9.doc