Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp theo)

1.MỤC TIÊU :

1.1/Kiến thức:(Lồng ghép nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh)

* Học sinh biết:

-Xác định thái độ và hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 * Học sinh hiểu:

 - Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

1.2./Kĩ năng:

 * HS thực hiện được:Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 * HS thực hiện thnh thạo:

 - Các kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển của đất nước; kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, về các hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc do nhà trường, địa phương tổ chức.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :8 Tiết : 8
Ngày dạy: 15/10/2015
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC 
(tiếp theo)
1.MỤC TIÊU :
1.1/Kiến thức:(Lồng ghép nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh)
* Học sinh biết:
-Xác định thái độ và hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 * Học sinh hiểu:
 - Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
1.2./Kĩ năng:
 * HS thực hiện được:Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 * HS thực hiện thnh thạo:
 - Các kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển của đất nước; kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, về các hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc do nhà trường, địa phương tổ chức.
1.3/ Thái độ:
 * Thói quen:
 - Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 * Tính cách:
 - Biết phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-Xác định thái độ và hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3.CHUẨN BỊ :
 3.1/Giáo viên: 
 3.2/Học sinh: Kể một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc .
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỘC TẬP :
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :Kiểm diện HS, vỡ ghi chép, SGK.
 4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1:Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?Nêu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam( 10đ) ) 
HS: -Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, truyền từ đời này sang đời khác.(5đ)
-Yêu nước, chống giặc, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,hiếu thảo, văn hoá, nghệ thuật(5đ)
Câu 2: Phân biệt được truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những tập quán (hủ tục) lạc hậu ? (10 đ) ( Câu hỏi dành cho học sinh khá -giỏi .)
HS: -Xem bói (x) -Thờ cúng tổ tiên .
4.3/ Tiến trình bài học : 
Giới thiệu bài: 
-GV giới thiệu 1 làn điệu dân ca : “ Lí cây đa”.
-GV: Bài hát đó đã có từ lâu đời và được truyền đến ngày hôm nay đó là chúng ta đã biết kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc .Vậy ý thức giữ gìn và phát huy như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu phần bài học còn lại .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: ( 20 phút) 
Kiến thức :-Hiểu được thế nào kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
Liên hệ :Hãy kể lại những truyền thống của quê em ?Ý nghĩa ?Truyền thống nào trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam ?Tác hại ra sao ?Em đồng tình hay phê phán ?
? Em có đề xuất gì về tác hại của truyền thống trên ?
HS: Bảo vệ giữ gìn những truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc hậu như :Mê tín dị đoan, thách cưới
? Vậy thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?(Rèn kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển của đất nước . )
HS: Là biết trân trọng bảo vệ ,tích cực tìm hiểu học tập làm theo giá trị truyền thống để cái hay cái đẹp được tỏa sáng .
? Việc làm nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
HS: -Thích trang phục truyền thống VN.
 -Yêu thích nghệ thuật dân tộc .
 -Tham gia đền ơn đáp nghĩa 
HOẠT ĐỘNG 2 :(15 phút) 
Kiến thức :Xác định thái độ,hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Thảo luận nhóm 2 phút :
 Có ý kiến cho rằng dân tộc Việt Nam ngoài truyền thống đánh giặc ra, thì không có truyền thống nào đáng tự hào đâu? Em có đồng ý không? Vì sao?
HS: Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy .
? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
? Nêu những đức tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác Hồ ?( Lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh )
HS: Trả lời .
GV bổ sung :Bác không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc như : Yêu quê hương đất nước ,nhân ái.mà còn phát huy bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc đã trở thành tấm gương sáng để mọi người noi theo .
? Em nghĩ sao hiện nay một số bạn trẻ bắt chước cá ăn mặc sinh hoạt của người nước ngoài (Sỏ bông tai nhiều lỗ,nhuộm tóc ..) (Giáo độ thái độ )
GV nêu vấn đề :Hiện nay có nhiều bạn trẻ không thích các thể loại nghệ thuật truyền thống của dân tộc như dân ca, cải lương ..Em hãy tìm nguyên nhân của vấn đề trên ?Đề xuất biện pháp .?( Rèn kĩ năng rèn luyện bản thân )
HS:-Nguyên nhân:ít hiểu biết về các thể loại này ,a dua ,chạy theo mốt,thích những cái mới lạ.. 
-Biện pháp :+Với học sinh :Tích cực hoc tập về các thể loại để thấy cái hay cái đẹp của nó ,không chạy theo mốt tham gia các hoạt động nghệ thuật do trường tổ chức ..
 +Trường –XH: Thường xuyên tổ chức các hoạtvđộng tạo điều kiện cho bạn trẻ thưởng thức ,tuyên truyền giáo dục 
Giáo dục ý thức học sinh :giữ gìn bản sắc dân tộc , không chạy theo cái mốt lạ chống lại những biểu hiện coi thường hoặc xa rời những giá trị truyền thống của dân tộc .
* Mở rộng :1 dân tộc không biết giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc thì mình dân tộc đó đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc của dân tộc và bị đồng hóa bởi các dân tộc khác .
II.NỘI DUNG BÀI HỌC :
1.
2.
3.Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp củadân tộc :
 -Là bảo vệ giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian ,mà ngày càng phát triển phong phú hơn,sâu đậm hơn .
-Vì đó là tài sản vô giá ,góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc .
4.Trách nhiệm của chúng ta:
- Bảo vệ, kế thừa và phát huy-góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Tự hào về truyền thống dân tộc. tự hào các anh hùng dân tộc,danh nhân văn hóa , giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử ,các loại hình nghệ thuật..
- Phê phán, ngăn chặn tư tưởng, việc làm phá hoại truyền thống dân tộc.
4. 4./Tổng kết : 
-Bài tập 1 SGK trang 25:
HS:Hành vi đúng : a, c, e, g, h, i, l.
- Bài tập 3 SGk :
HS:Đồng ý các hành vi sau :a, b, c, e.
-Bài tập 4 SGk trang 26?
Trả lời :Thi tìm hiểu về truyền thống dân tộc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ,tránh để bị mất bản sắc dân tộc .
4.5.Hướng dẫn học tập : 
* Đối với bài học ở tiết này : 
-Học bài kết hợp SGK trang 25.
- Làm bài tập còn lại SGK trang 26.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
-Ôn bài 4,6,7 tiết sau kiểm tra 1 tiết ..
-Chuẩn bị giấy kiểm tra, viết thước đầy đủ. 
-Vào lớp đúng giờ có mặt đầy đủ để được kiểm tra .
5.PHỤ LỤC :
@T?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Ke_thua_va_phat_huy_truyen_thong_tot_dep_cua_dan_toc.doc