Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2015 - 2016

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

Qua bài học này giúp cho học sinh thấy được thế nào là chí công vô tư , những biểu hiện của phẩm chất này.

Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

Biết tự kiểm tra hành vi của mình và tự rèn luyện mình để trở thành người chí công vô tư.

Biết quí trọng và ủng hộ nhưng người, nhưng hành vi chí công vô tư. Biết phê phán, phản đối những vành vi tư lợi thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

II CHUẨN BỊ :

Giáo viên chuẩn bị bài, mẩu chuyện ảnh nói về nhưng tấm gương chí công vô tư và phẩm chất đó.

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:

Học sinh có mặt 9A :

Học sinh có mặt 9B :

 

doc 69 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thân
4.Củng cố: Nội dung kiến thức đã học trong kỳ I cũng là chủ đề đạo đức trong trương trình GD CD Trung học cơ sở.
5.Dặn dò: Chuẩn bị tiết kiểm tra học kỳI
 Soạn ngày 08 tháng 12 năm 2014
Dạy ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tuần 16 Tiết 16: 
kiểm tra học kỳ i
I. Mục tiêu bài học:
Qua việc kiểm tra mhằm đánh giá chất lượng học sinh về tu dưỡng các phẩm chất đạo đức.
Rèn kỹ năng tổng hợp nhân biết, phân tích các tình huống đạo đức.
II Chuẩn bị: 
GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp vói trình độ học sinh
HS chuẩn bị theo yêu cầu của cô giáo.
III.Tiến trình giờ học
1- ổn định tổ chức Học sinh có mặt :
2- Kiểm tra Đề bài
 Câu 1(4đ)- Tính năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay? Là học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính năng động sáng tạo? Em hãy liên hệ việc rèn luyện tính năng động sáng tạo của bản thân? 
 Câu 2 ( 2đ) Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Điều đó có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Câu 3 ( 4đ)- Cuối năm học, Dũng bàn: muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm đáp án một môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy, khi cô giáo kiểm tra, ai cũng đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân. Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao? 
3.Biểu điểm - Đáp án
	Câu 1: HS trả lời được 3 ý chính sau (4đ)
ý nghĩa: Năng động sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và hiệu quả(1đ).
Nhờ năng động sáng tạo mà con người tạo ra những kỳ tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân cho gia đình và cho xã hội- 0,5 đ.
Học sinh phải rèn luyện tính năng động sáng tạo:
 Năng động sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống- 0,5 đ.
- Để trở thành người năng động sáng tạo, mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.(0,5đ)
HS tự liên hệ bản thân theo câu hỏi yêu cầu. (1,5đ)
Câu 2- 2đ: HS cần nêu được những ý cơ bản sau :
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo được nhiều sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định - 1đ
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp CNH HĐH đất nước góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội. - 1đ
	Câu 3: Cần nêu được những ý cơ bản sau( 4đ)
Không tán thành cách làm đó của Dũng. (1đ)
Giải thích:Việc làm của Dũng tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng suất nhưng thực ra không có năng suất Vì:
- Mỗi người chỉ làm được 1 đáp án của 1 môn nên đây không phải là làm việc có năng suất(1đ)..
Đây là việc làm xấu vì nó biểu hiện đối phó, dối trá(1đ)..
Mục đích của cô giáo yêu cầu mỗi người tự làm đáp án từng môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học trong khi làm đáp án; qua đó người làm đáp án sẽ thuộc và hiểu rõ bài học hơn(1đ)..
 4.Củng cố: Nhận xét giờ kiểm tra.
 5.Dặn dò: Chuẩn bị tiết ngoại khoá các vấn đề về thuế 
 Soạn ngày: 15 tháng 12 năm 2014	
Dạy ngày: 17 tháng 12 năm 2014
Tuần 18 Tiết 17: 
tìm hiểu chính sách pháp luật thuế
Bài: vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh biết được ý chính về đặc điểm chức năng, ý nghĩa về thuế, từ đó hiểu được thuế là gì? Tại sao phải có thuế?
Biết liên hệ với các kiến thức về thuế đã học với thực tiễn để hiểu thêm về thuế.
Hình thành cách nhìn đúng đắn về thuế.
Hiểu được trách nhiệm và quyền lợi công dân với chính sách và pháp luật thuế
II. Chuẩn bị
G soạn bài đầy đủ, tìm đọc thêm về thuế.
H chuẩn bị theo yêu cầu của cô giáo
III.Tiến trình giờ học
1- ổn định tổ chức 
Học sinh có mặt :.
Trả bài kiểm tra, nhận xét nội dung bài làm
3- Nội dung các hoạt động
Hoạt động1: Khởi động
GV nói về việc cần thiết phải có thuế và việc cần thiết phải tìm hiểu về thuế.
Hoạt động 2: Phân tích tình huống hình thành khái niệm
Hoạt động của thầy và trò
GV đọc tài liệu. HS nghe và trả lời câu hỏi sau
Nếu không có thuế nhà nước có huy động tập trung nguồn lực tài chính được không?
Nếu không có nguồn lực tài chính nhà nước có hoạt động được không? Khi ấy đất nước xẽ ra sao?
Tại sao gọi chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính là chức năng phân phối.
GV chốt lại các ý chính chuyển 2
Nhà nước quản lý, điều tiết lền kinh tế nhà nước bằng những biện pháp nào? Biện pháp nào có hiệu quả nhất?
Tại sao dùng thuế nhà nước lại có thể vừa quản lý, vừa điều tiết được lền kinh tế nhất là kinh tế thị trường? 
Nếu không có thuế nhà nước có thể quản lý, điều tiết tác động, kích thích họat động kinh tế được không?
Nội dung kiến thức cơ bản
i đặt vấn đề
ii nội dung bài học:
1.- Thuế ra đời cùng với sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
- Thuế đảm bảo huy động nguồn lực tài chính tập trung cho nhà nước, thông qua đó đảm bảo sự ổn định và tồn tại của xã hội 
Thuế giữ vai trò phân phối, phân phối lại thu nhập quốc dân nhằm thu hẹp sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. 
2. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước.
a, Điều chỉnh chu kỳ của nền kinh tế
b, - Góp phần hình thành cơ cấu nghành kinh tế hợp lý.
c, - Điều chỉnh tích lũy tư sản (vốn),
 d- Điều tiết công ăn việc làm cho người lao động trong xã hội, 
e, - Góp phần thực hiện chính sách đối ngoại và bảo hộ nền sản xuất trong nước, thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế.
Sự tồn tại của thuế là tất yếu, khách quan, việc nộp thuế là cần thiết, việc nộp thuế vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của mỗi các nhân
1/ Củng cố: GV chốt lại ý chính toàn bài, 
2. Dặn dò: Yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm các loại thuế gia đình đã đóng tại địa phương, chuẩn bị cho tiết học sau.
 Soạn ngày:  tháng 12 năm 2014	
Dạy ngày :. tháng 12 năm 2014
Tuần 19 Tiết 18: 
thực hành ngoại khoá
vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường ( tiếp)
III.Tiến trình giờ học
1- ổn định tổ chức
Học sinh có mặt :
2- Kiểm tra:
Trả bài kiểm tra, nhận xét nội dung bài làm
3- Nội dung các hoạt động
Hoạt động1: Khởi động
GV nói về việc cần thiết phải có thuế và việc cần thiết phải tìm hiểu về thuế.
Hoạt động 2: Phân tích tình huống hình thành khái niệm
Hoạt động của thầy và trò
GV đọc tài liệu. HS nghe và trả lời câu hỏi sau
Tại sao phải điều hoà thu nhập các tầng lớp dân cư trong xã hội? Điều hoà thu nhập bằng cách nào?
( điêù hoà nhằm giảm bớt khoảng cách giầu nghèo của các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội; Điều tiết bằng cách thu thuế; nhất là thuế tiêu thụđặc biệt và thuế thu nhập cá nhân)
Tại sao phải kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh? Thuế góp phần kiểm tra, kiểm soát như thế nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn học sinh đọc thêm về các loại thuế ở Việt Nam. Tóm tắt khái niệm và đối tượng thu của từng loại thuế
Nội dung kiến thức cơ bản
i đặt vấn đề
ii nội dung bài học:
1
2. 
3. Thuế có tác dụng điều hoà thu nhập
Thuế giữ vai trò phân phối, phân phối lại thu nhập quốc dân nhằm thu hẹp sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. 
Sự tồn tại của thuế là tất yếu, khách quan, việc nộp thuế là cần thiết, việc nộp thuế vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của mỗi các nhân
iii Luyện tập
4/ Củng cố: GV chốt lại ý chính toàn bài, 
5. Dặn dò: Yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm các loại thuế gia đình đã đóng tại địa phương, 
Soạn ngày: 28tháng 12 năm 2014
Dạy ngày: 9A 29/12/2014; 9B 07/1/ 2015
Tuần 20 Tiết 19 : 
Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của hôn nhân Việt Nam, điều kiện để kết hôn, quyền và nghĩa vụ của các cặp vợ chồng, ý nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật – trái pháp luật.
Phân biệt hôn hân đúng pháp luật và trái pháp luật; ủng hộ những việc làm đúng , phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ hôn nhân.
Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình
II. Chuẩn bị
G soạn bài đầy đủ, Đọc thêm về luật hôn nhân và gia đình
H chuẩn bị theo yêu cầu của cô giáo.
III.Tiến trình giờ học
1- ổn định tổ chức.
Học sinh có mặt :..
2- Kiểm tra: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3- Nội dung các hoạt động.
Hoạt động1: Khởi động.
GV nêu hậu quả của việc tảo hôn, sự ép buộc của cha mẹ với con cái trong hôn nhân rồi vào bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò.
GV hướng dẫn HS đọc thảo luận mục I Đặt vấn đề, tìm hiểu tháo luận nội dung, ý nghĩa, bài học cho bản thân rút ra từ những tình huống.
Tình huống 1.
Sai lầm cuat T và H ở đây là gì?
Kết cục của hôn nhân này là gì?
Tình huống 2:
 Giữa H và M tình yêu thực sự không?
Kết cục ra sao?
Từ hai tình huống trên em tự rút ra bài học gì cho bản thân?
GV chốt lại vấn đề và hướng dẫn HS thảo luận đưa ra những quan niệm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân.
Theo em thể nào là hôn nhân đúng pháp luật?
Tình yêu chân chính là gì? 
Vì sao trong hôn nhân cần phải tình yêu chân chính?
Em hiểu thế nào là sai trái trong tình yêu?
Tác hại của những sai trái này?
Nội dung kiến thức cơ bản
I Đặt vấn đề
1. Sai lầm của T và H
Kết hôn trước tuổi, lấy chồng không có tình yêu – Không có hạnh phúc.
2.Sai lầm của M và H.
Nhẹ dạ, có con khi đến chưa đủ tuổi – nuôi con một mình, cha mẹ hắt hủi.
3. Bài học cho bản thân.
Không yêu và lấy chồng quá sớm
Phải có tình yêu chân chính
Hôn nhân đúng pháp luật
4. Quan niêm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân.
a, Hôn nhân đúng pháp luật ;
Dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, không do dục vọng, ép buộc.
b, Tình yêu chân chính:
Tình cảm hai người khác giới, đồng cảm, quan tâm, chân thành, tin cậy, tôn trọng, vị tha, nhân ái, thuỷ chung.
c, Những sai trái trong tình yêu.
Thô lỗ, nông cạn, vụ lợi, ích kỷ
Nhầm tưởng giữa tình bạn vơí tình yêu.
Yêu quá sớm.
4.Củng cố: 
GV chốt lại nội dung đã học trong tiết 22 Hôn nhân đúng pháp luật và tình yêu chân chính.
5.Dặn dò: 
HS học bài, chuẩn bị phần nội dung bài học, Nắm được khái niêm hôn nhân là gì? Quy định của pháp luật về hôn nhân. Liên hệ tực tế ở địa phương.
Soạn ngày: 07 tháng 12 năm 2015
Dạy ngày: 9A 09/01; 9B 14/1/ 2015
Tuần 20 Tiết 20: 
Quyền và nghĩa vụ công dân 
trong hôn nhân (tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của hôn nhân Việt Nam, điều kiện để kết hôn, quyền và nghĩa vụ của các cặp vợ chồng, ý nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật – trái pháp luật.
Phân biệt hôn hân đúng pháp luật và trái pháp luật; ủng hộ những việc làm đúng , phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ hôn nhân.
Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình
II. Chuẩn bị
G soạn bài đầy đủ, Đọc thêm về luật hôn nhân và gia đình
H chuẩn bị theo yêu cầu của cô giáo.
III.Tiến trình giờ học
1- ổn định tổ chức.
Học sinh có mặt :
2- Kiểm tra: 
Hôn nhân đúng pháp luật là gì? Thế nào là tình yêu chân chính? Nêu những sai trái trong tình yêu
3- Nội dung các hoạt động.
Hoạt động1: Khởi động.
GV tóm tắt tiết học trước rồi vào bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò.
GV hướng dẫn hoạt động nhóm, thảo luận các câu hỏi sau:
Để được kết hôn cần có điều kiện gì?
Cấm kết hôn trong trường hợp nào?
Những hành vi như thế nào là vi phạm về hôn nhân?
Mối quan hệ vợ chồng được pháp luật quy định ra sao?
Vì sao pháp luật cần có những quy định chặt chẽ như vậy?
Dựa vào nội dung bài học và phần trích luật hôn nhân và gia đình Gv chốt lại cho HS các ý đúng.
Giải đáp những thắc mắc, những điều chưa rõ của học sinh về quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân.
Nội dung kiến thức cơ bản
I Đặt vấn đề
II Bài học
1.Hôn nhân là gì?
2.Những nội quy của pháp luật về hôn nhân.
a, Nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân.
b, Quyền và nghĩa vụ cơ bản trong hôn nhân.
3.Thái độ cần có của mọi người đối với hôn nhân.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Gv hướng dẫn H suy nghĩ làm việc độc lập.
Lựa chọn đáp án đúng cho bài tập 1 và giải thích lí do
GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Hướng dẫn HS thảo luận; Tôn trọng ý kiến của HS.
GV chốt lại các ý theo hướng đúng
Bài tập 2: Hướng đãn học sinh tìm hiểu về hiện tượng tảo hôn và nguyên nhân của việc tảo hôn.
Bài 3. Tảo hôn gây ra hậu quả gì?
Gv hướng dẫn HS tìm hiểu hậu quả của việc tảo hôn.
Bài tập 4: HS đọc bài tập 4
Theo em ý kiến của gia đình Lan và Tuấn đúng hay sai.
Bài 5:
HS đọc bài tập 5:
Cuộc hôn nhân của anh Đức và chị Hoa có hợp pháp hay không?
GV hướng dẫn HS dựa vào phần bài học và tư liệu tham khảo về luật hôn nhân và gia đình đề làm các bài tập
Nội dung kiến thức cơ bản
III luyện tập.
 Bài 1.
Đáp án đúng:
Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính
Kết hôn khi nam đủ 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn cho con chọn bạn đời.
Không nên yêu quá sớm vì có thể dẫn đến kết hôn sớm
Kết hôn sớm và mang thai sớm xẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con.
Gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính
Bài 2: Tìm hiểu về những trường hợp tảo hôn , lý do của việc tảo hôn 
Do gia đình ép buộc, do thiếu hiểu biết..
Bài 3: Hậu quả xấu do tảo hôn ngây ra:
Gia đình không hạnh phúc, Sinh con sớm hại cho sức khoẻ cả mẹ và con..
Bài 4:
ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng, vì mặc dù đủ tuổi, tự nguyện nhưng hai Lan và Tuấn chưa thể tự lập nên nếu kết hôn hai người dễ tan vỡ.
Bài 5: Cuộc hôn nhân của họ là bất hợp pháp vì họ vi phạm luật hôn nhân và gia đình (vi phạm 3 đời, trực hệ)
4.Củng cố: 
GV chốt lại nội dung đã học trong tiết 23 Hôn nhân đúng pháp luật và tình yêu chân chính, những quy định pháp luật và thái độ cần có của mọi người đối với hôn nhân
5.Dặn dò: 
HS học bài, làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Soạn ngày: 15 tháng 01 năm 2015
Dạy ngày: 9A 17/01/2015; 9B 21/1/ 2015
Tuần 21 - Tiết 21: 
Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuuế
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu thế nào là quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Hiểu rõ hơn khái niệm thuế và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc gia.
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và thực hiện pháp luật về thuế.
Nhận biết được một số hành vi vi phạm pháp luật về tự do kinh daonh và thuế.
Tôn trọng, ủng hộ chủ trương của nhà nước, pháp luật về tự do kinh doanh và thuế.
II. Chuẩn bị
G soạn bài đầy đủ, Đọc thêm về quền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
H chuẩn bị theo yêu cầu của cô giáo.
III.Tiến trình giờ học
1- ổn định tổ chức.
Học sinh có mặt 9 :
2- Kiểm tra: 
 Hôn nhân đúng pháp luật là gì? Nêu những qui định cơ bản của pháp luật về hôn nhân.Làm bài tập 3,4
3- Nội dung các hoạt động.
Hoạt động1: Khởi động.
GV Kiểm tra những hiểu biết về thuế đã thực hiện trong tiết ngoại khoá rồi vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò.
GV hướng dẫn hoạt động nhóm, thảo luận các câu hỏi tìm hiểu các tình huống trong phần đặt vấn đề
GV hướng dẫn HS thảo luận và tìm hiểu nội dung bài học
Kinh doanh bao gồm những hoạt động nào?
Nêu những ví dụ về hoạt động kinh doanh, 
 Vì sao cần kinh doanh đúng pháp luật?
 Những hành vi như thế nào là vi phạm quy định của nhà nước về kinh doanh?
Em biết gì về những mặt hàng nhà nước cấm? Kể têm vài mặt hàng?
Buôn lậu, chốn thuế, làm hàng giả có tác hại gì?
Em hiểu thế nào là tự do kinh doanh?
Tại sao nước ta lại qui định các mức thuế khác nhau trong sản xuất kinh doanh?
Kể tên một số mặt hàng nhà nước khuyến khích sản xuất
kể tên các mặt hàng nhà nước hạn chế sản xuất.
Gv yêu cầu HS nhắc lại vai trò của thuế và ý nghĩa của thuế, Vì sao lại nói Đóng thuế vừa là quyền, vừa là nghã vụ của mỗi công dân?
Nội dung kiến thức cơ bản
I Đặt vấn đề
II Bài học
Kinh doanh: Bao gồm các hoạt động sản xuất, buôn bán, dịch vụ.
Những hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh;
kinh doanh không đúng mặt hàng trong giấy phép
Kinh doanh những mặt hàng nhà nước cấm
Buôn lậu, chốn thuế, buôn bán hàng giả..
Quyền tự do kinh doanh.
Sự chênh lệch giữa các mức thuế:
Khuyến khích sản xuất trong nước, xuất khẩu, các mặt hàng nhu yếu phẩm bằng cách miễn hoặc đánh thuế thấp
Hạn chế nhập khẩu, sản xuất các mặt hàng không cần thiết (mặt hàng sa sỉ phẩm)
5.Vai trò của thuế trong nền kinh tế quốc dân
( Học trong phần ngoại khoá các vấn đề về thuế)
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Bài tập 2: GV hướng dẫn H suy nghĩ làm việc độc lập.
Gv chốt lại ý đúng
Bài tập 3: Hướng dẫn HS thảo luận; Tôn trọng ý kiến của HS.
GV chốt lại các ý theo hướng đúng
Nội dung kiến thức cơ bản
III luyện tập.
 Bài 1 ( tiến hành làm trong hoạt động tìm hiểu bài).
Bài 2: Tìm hiểu về tự do kinh doanh.
Bà H đã vi phạm vào quy định về kinh doanh vì bà đã kê khai không đầy đủ các mặt hàng ( khai 8, kiểm tra có 12)
Bài 3:
Các ý kiến đúng;
Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật
đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước
Buôn bán phải theo đúng mặt hàng, đúng số lượng đã kê khai.
4.Củng cố: GV chốt lại nội dung đã học trong tiết 25 về quyền tự do kinh daonh và nghĩa vụ đóng thuế.
Hướng dẫn HS đọc thêm về tư liệu tham khảo và giả quyết một số tình huống trong bài tập tình huống 
5.Dặn dò: HS học bài, làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài Quyền và nhĩa vụ lao động của công dân
Soạn ngày: 22 tháng 01 năm 2015
Dạy ngày: 9A 24/01/2015; 9B 28/1/ 2015
Tuần 22 Tiết 22: 
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa quan trọng cua lao động đối với con người và xã hội. Nội dung, ý nghĩa, quyền, nghĩa vụ lao động của công dân
Bước đầu giúp HS biết được hai loại hợp đồng cơ bản của lao động.
Giúp học sinh có lòng yêu lao động, tôn trọng lao động từ đó có ý thức tích cực tham gia lao động phù hợp trong gia đình và trong trường lớp.
 Tích hợp với tiểu đề án "Vì sự phát triển của phụ nữ"
II. Chuẩn bị
G soạn bài đầy đủ, Đọc thêm về quền và nghĩa vụ lao động. Chuẩn bị bài tập tình huống phù hợp
H chuẩn bị theo yêu cầu của cô giáo.
III.Tiến trình giờ học
1- ổn định tổ chức.
Học sinh có mặt :.
2- Kiểm tra: 
Em hãy giải thích vì sao lại có sự trênh lệch giữa các loại thuế?
3- Nội dung các hoạt động.
Hoạt động1: Khởi động.
GV giới thiệu cho học sinh thấy sự càn thiết của hiểu biết về quyền và nghĩa vụ lao động của mỗi người rồi vào bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò.
GV hướng dẫn hoạt động nhóm, thảo luận các câu hỏi tìm hiểu các tình huống trong phần đặt vấn đề
GV hướng dẫn HS thảo luận và tìm hiểu nội dung bài học
Em hãy cho biết suy nghĩ của mình về việc làm của ông An?
Bản cam kết giữa chị Ba và công ti Hoàng Long có thể coi là hợp đồng lao động được không?
Chị ba tự ý thôi việc có phải là vi phạm hợp đồng lao động không?
Gv chốt lại ý nghĩa của lao động và bản hợp đồng lao động thông qua phần đặt vấn đề rồi chuyển sang phần bài học.
Lao động là gì?
GV phân tích từng ý nhỏ để học sinh hiểu đúng, đủ về định nghĩa lao động.
Vai trò của lao động đối với mỗi người?
 Với toàn xã hội?
GV phân tích để học sinh thấy rõ ý nghĩa của lao động.
Công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình như thế nào?
Gv đưa ra các tình huống để thấy quyền sử dụng sức lao động của mỗi cá nhân phỉa phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội.
Vì sao mội người vừa có quyền vữa có nghĩa vụ lao động?
Nội dung kiến thức cơ bản
I Đặt vấn đề
1. Việc làm của ông An đã tạo việc làm cho thanh niên, tạo thu nhập chính đáng
2. bản cam kết giữa chị Loan và công ti Hoàng Long được coi là hợp đồng lao động vì có sự thoả thuận giữa hai bên
chị ba thôi việc là vi phạm hợp đồng lao động
II Bài học
1.a,Lao động là gì?
Là hoạt động có mục đích tạo ra của cải vật chất, giá trị tinh thần cho xã hội
Là hoạt động quan trọng nhất của con người, quyết định sự tồn tại, phát triển của con người, đất nước, nhân loại
1.b,Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học hỏi, tìm kiếm, lựa chọn ngành nghề thích hợp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân,
Mọi người đều có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần làm ra của cải vật chất cho xã hội
4.Củng cố: 
GV chốt lại nội dung đã học trong tiết 25 về khía niệm lao động và quyền, nghĩa vụ lao động của mỗi người
Hướng dẫn HS đọc thêm về tư liệu tham khảo về luật lao động 
5.Dặn dò: HS học bài, nguyên cứu phần bài tập.
Soạn ngày: 29 tháng 01 năm 2015
Dạy ngày: 9A 31/01/2015; 9B 04/2/ 2015
Tuần 24 Tiết 23: 
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (tiếp)
III.Tiến trình giờ học
1- ổn định tổ chức.
Học sinh có mặt :.
2- Kiểm tra: 
Em hãy giải thích lao động là gì? Em hiểu gì về quyền và nghĩa vụ lao động của mỗi người?
3- Nội dung các hoạt động.
Hoạt động1: Khởi động.
GV giới thiệu cho học sinh thấy sự cần thiết của hiểu biết về quyền và nghĩa vụ lao động của mỗi người , tóm tắt nội dung tiết học trước rồi vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò
- GV: Tổ chức cho Hs thảo luận
 HS: Chia thành 3 nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Bản cam kết giữ chị Ba và Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không?Vì sao?
Chị Ba và Giám đốc Công ty TNHH thảo luận và cam kết một hợp đồng lao động.
Vì:- Chị ba (người lao động) + Công ty TNHH (người sử dụng lao động)
-Nội dung cam kết: Việc làm, tiền công, thời gian làm việc, các điều khoản khác
Chị Ba tự ý thôi việc là đúng hay sai? Có vi phạm hợp đồng lao động không?
 Việc làm của chị Ba là sai vì đã vi phạm hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp đồng lao động?
Quy định của Bộ luật Lao động đối với trẻ em chưa thành niên?
Những biểu hiện sai trái sửa dụng sức lao động trẻ em mà em được biết? Liên hệ trách nhiệm bản thân?
- HS: Các nhóm thảo luận.
- HS: Cử đại diện các nhóm trình bày.
- HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV: Nhận xét, chốt lại nội dung b

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Chi_cong_vo_tu.doc