Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I

KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức đã học nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức, hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nội dung từng bài học.

2. Kỹ năng: HS có thể vận dụng kiến thức một cách dễ dàng vào cuộc sống.

3. Thái độ: HS biết tự đánh giá về hành vi của bản thân và những người xung quanh.

II. Chuẩn bị.

GV: Ra đề.

HS: Học kĩ các nội dung bài.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Nội dung bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 
Tiết 18 
Ngày soạn: 8/12/2013 
Ngày dạy: 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức đã học nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức, hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nội dung từng bài học.
2. Kỹ năng: HS có thể vận dụng kiến thức một cách dễ dàng vào cuộc sống.
3. Thái độ: HS biết tự đánh giá về hành vi của bản thân và những người xung quanh.
II. Chuẩn bị.
GV: Ra đề.
HS: Học kĩ các nội dung bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ.
Đề kiểm tra GDCD 9
Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I.Mục tiêu đề kiểm tra.
Đánh giá quá trình nhận thức của học sinh.
II. Hình thức đề kiểm tra
	Hình thức : TNKQ và tự luận.
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trong 45 phút.	
III. Thiết lập ma trận.
Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
 Vận dụng thấp 
Vd cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Năng động, sáng tạo và làm việc có năng suất
Nắm được khái niệm.
Hiểu được việc làm năng động, sáng tạo.
Lấy được ví dụ
Hiểu được việc làm và ý nghĩa của làm việc có năng suất
Số câu, tỉ lệ:
Số câu 1
Số điểm 1
Số câu 1
Số điểm 1
2/3
Số câu 
Số điểm: 
Chủ đề 2: Hòa bình, hữu nghị, hợp tác, truyền thống.
Biết được biểu hiện của hòa binh, thành phố hòa bình.
Hiểu được nhiệm vụ của học sinh.
Giải quyết được tình huống.
Số câu, tỉ lệ.
Số câu: 2
số điểm: 1
 Số câu: 1
Số điểm: 0,5
1/2
Chủ đề 3: Chí công vô tư, tự chủ, dân chủ và kỉ luật.
Biểu hiện của tự chủ, chí công vô tư, kỉ luật.
.
Số câu.Số điểm
Số câu 3
Số điểm 1,5
Tổng số câu.
Tổng số điểm.
Tỉ lệ %
Số câu: 5
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Sốcâu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu 2
Số điểm 3
Tỉ lệ 30%
Số câu 1
Số điểm 2
Tỉ lệ: 20%
IV. Biên soạn đề kiểm tra
I. Phần trắc nghiệm.(4 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Trách nhiệm của chúng ta đối với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
a. Cần phải giữ gìn và phát huy. b. Chỉ những người quan trọng mới phải giữ gìn. 
c. Cần giữ gìn nhưng không phát huy. d. Phải thay đổi cho phù hợp với thời nay.
Câu 2. Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống.
a. Nên chọn bạn để chơi cùng. b. Phải biết bảo vệ ý kiến của mình đến cùng.
c. Nên làm bạn với tất cả mọi người. d. Chỉ nên lắng nghe ý kiến của người thân.
Câu 3. Trong các ý sau, ý nào nói lên đức tính Tự chủ.
a. Tham gia tất cả công việc ở trường, lớp. b. Không cần sự góp ý của người khác.
c. Không nản chí dù gặp khó khăn. d.Nên làm theo ý kiến của mọi người mọi ở nơi. 
Câu 4. Trong các ý sau, ý nào thể hiện phẩm chất Chí công vô tư:
a. Chỉ nên giúp đỡ bạn thân trong công việc. 
b. Không tham gia các hoạt động tập thể vì sợ ảnh hưởng đến học tập.
c. Cố gắng lấy lòng người khác để đạt mục đích riêng. 
d. Không bao che lỗi cho bạn thân.
Câu 5. Trong các ý sau, ý nào thuộc về kỉ luật:
a. Nội quy nhà trường. b. Luật Giao thông đường bộ.
c. Pháp lệnh về dân số KHHGĐ. d. Văn bản pháp luật.
Câu 6. Thành phố nào của Việt Nam được UNESCO công nhận là thành phố hòa bình của thế giới?
a. Thành phố Hồ Chí Minh b. Thành phố Cần Thơ. 
c. Thành phố Hà Nội d.Thành phố Huế 	 
Câu 7.( 1đ) Hãy đánh dấu X vào ô đúng hoặc sai.
Nội dung
Đúng
Sai
1. Bình say mê chơi Games để nhằm đánh bại các đối thủ là các bạn trong lớp
2. Anh Hòa nghiên cứu các loại sách về chăn nuôi, trồng trọt để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất.
3.Trong giờ kiểm tra, Minh luôn vội làm ngay để xong trước các bạn. 
4.Lan luôn tranh thủ thời gian để hoàn thành công việc trước thời hạn.
II. Tự luận.(6đ).
Câu 1(2đ) Thế nào là năng động, sáng tạo?
Nêu hai việc làm cụ thể của con người thể hiện tính năng động, sáng tạo?
Câu 2(2đ): Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, chúng ta cần phải làm gì?
Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Câu 3(2đ): Bạn Hoa là lớp trưởng, lại học giỏi nên bạn luôn bắt mọi người phải phục tùng theo ý của mình, bạn không cho ai nêu lên ý kiến của mình và không thừa nhận những điểm mạnh của người khác. 
Theo em, cách cư xử của bạn Hoa là đúng hay sai? Vì sao?
Nếu em là Hoa em sẽ làm gì?
V. HƯỚNG DẪN CHẤM.
I:Trắc nghiệm. 4đ
Đề/câu
1
2
3
4
5
6
7
Đề 1
a
c
c
d
a
c
1S2Đ3S4Đ
Đề 2
d
a
c
a
c
c
1Đ2S3S4Đ
Đề 3
c
d
a
c
a
c
1S2Đ3S4Đ
Đề 4
c
c
d
a
c
a
1Đ2Đ3S4S
II:Tự luận. 6đ
Câu 1: 
Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.0,5đ
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không phụ thuộc vào cái đã có.0,5đ
VD: 1đ Luôn tìm ra cách học đem lại hiệu quả cao nhất
Câu 2:
- Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi người lao động phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe, tự giác trong lao động; có kỉ luật và luôn năng động, sáng tạo.1đ
-Làm gì cũng đòi hỏi năng suất, chất lượng, hiệu quả vì có như thế mới nâng cao được chất lượng cuộc sống, xã hội mới phát triển nhanh. 1đ
Câu 3: 
Cách cư xử của bạn Hoa sai vì đó là những biểu hiện trái ngược lại với lòng yêu hòa bình, điều đó sẽ gây mâu thuẫn với các bạn trong lớp.1đ
Nếu em là Hoa em sẽ ko tỏ ra tự kiêu, tự mãn mà phải nghe lời góp ý của các bạn để xem xét đúng sai. Từ đó có cách giải quyết phù hợp để tạo được mối quan hệ thân thiện gần gũi để các bạn yêu quý mình hơn.1đ
4. Củng cố.
5. Hướng dẫn về nhà.
Xem trước nội dung các bài của học kì II.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 18 GDCD 9.doc