Giáo án Giáo dục nha khoa ứng dụng lớp 2

EM ĐI KHÁM RĂNG ĐỊNH KỲ

 Tiết 1

I/ MỤC TIÊU NHA KHOA:

- Giúp HS biết định nghĩa và ích lợi của việc khám răng định kỳ.

- Bình thường hóa việc đi khám răng định kỳ.

II/ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC SINH

- Biết chọn lựa các từ và hình ảnh thích hợp điền vào các chỗ trống.

III/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SINH HOẠT:

1. Nêu yêu cầu hoạt động: Chia nhóm, phát phiếu học tập

2. Hướng dẫn làm phiếu học tập, họp nhóm thảo luận

- HD HS xem tranh vẽ dụng cụ nha khoa, chọn từ và hình ảnh điền vào ô trống

- Nhận xét kết quả làm bài của các nhóm.

(Phiếu hẹn, ghế nha, gương, trám, sâu răng nhỏ, trám răng)

3. Rút ghi nhớ:

+ Khám răng định kỳ là gì?

+ Ích lợi của việc khám răng định kỳ?

 

doc 16 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục nha khoa ứng dụng lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/2017	Giáo dục nha khoa ứng dụng
Ngày dạy: .	 EM ĐI KHÁM RĂNG ĐỊNH KỲ
 Tiết 1
I/ MỤC TIÊU NHA KHOA:
- Giúp HS biết định nghĩa và ích lợi của việc khám răng định kỳ.
- Bình thường hóa việc đi khám răng định kỳ.
II/ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC SINH
- Biết chọn lựa các từ và hình ảnh thích hợp điền vào các chỗ trống.
III/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SINH HOẠT:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Nêu yêu cầu hoạt động: Chia nhóm, phát phiếu học tập
2. Hướng dẫn làm phiếu học tập, họp nhóm thảo luận
- HD HS xem tranh vẽ dụng cụ nha khoa, chọn từ và hình ảnh điền vào ô trống
- Nhận xét kết quả làm bài của các nhóm.
(Phiếu hẹn, ghế nha, gương, trám, sâu răng nhỏ, trám răng)
3. Rút ghi nhớ:
+ Khám răng định kỳ là gì?
+ Ích lợi của việc khám răng định kỳ?
Ghi nhớ
 * Phát hiện sâu răng sớm
 * Điều trị sớm để giữ răng ăn nhai.
4. Liên hệ thực tế:
+ Em nào đã từng đi khám răng?
+ Khám định kỳ hay khám vì răng đau?
+ Em hãy kể lại cho các bạn cùng nghe (khám ở đâu, cảm giác thế nào,?)
5. Củng cố - Dặn dò: 
- Đề tài mở rộng: Cho HS quan sát tranh không lời
- Chia nhóm 2
- NX
- Dặn dò HS 
- HS nhận phiếu
- Đọc yêu cầu bài tập, xem hình vẽ dụng cụ nha khoa
- Họp nhóm, cùng làm bài
- Các nhóm nêu kết quả bài làm
- Các nhóm nhận xét 
+ 6 tháng đến gặp nha sĩ khám răng 1 lần dù răng không đau.
+ Phát hiện sớm bệnh răng miệng và điều trị sớm để giữ răng ăn nhai.
- Nhiều HS nhắc lại
- Vài HS phát biểu
- HS quan sát, 2 bạn sẽ đóng vai (trò chuyện theo tranh)
- 2 HS trò chuyện trước lớp
- NX
- Thuyết phục cha mẹ đưa em đi khám răng định kỳ
- Viết câu vào vở: Em đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng 
Ngày soạn: 19/12/2017	 Giáo dục nha khoa ứng dụng 
Ngày dạy: ..	 EM CHĂM SÓC RĂNG CỦA EM
	Tiết 2
I/ MỤC TIÊU NHA KHOA:
- Phân biệt được các vật dụng cần thiết cho việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
- Biết cách sử dụng các vật dụng này
II/ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HS: 
- Biết phân loại từ theo chủ đề.
- Biết nhận diện các từ đã học
III/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SINH HOẠT:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Nêu yêu cầu hoạt động: Chia nhóm, phát phiếu học tập
2. Hướng dẫn làm phiếu học tập, họp nhóm thảo luận
- BT1: Đánh dấu chéo những vật dụng cần thiết cho việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
BT2: Chọn những từ có tác dụng đối với sức khỏe răng miệng
BT3: Đoán là từ gì? (những từ này đều các từ các em vừa tìm ở BT trên)
3. Rút kết luận: 
+ Các vật dụng nào cần thiết cho việc giữ gìn VSRM?
4. Liên hệ thực tế:
+ Chỉ tơ nha khoa dùng làm gì, sử dụng thế nào? (Thực hành trên mô hình răng cho HS xem)
+ Có thể dùng tăm xỉa răng không?Lưu ý điều gì?(còn làm hư gai nướu và làm mòn cổ răng)
* Dùng tăm khều thức ăn, không nên xỉa qua lại kẽ răng. Tốt nhất là dùng chỉ tơ nha khoa.
+ Em sử dụng Fluor dưới dạng nào? 
+ Em hãy kể lại những vật dụng cần thiết cho việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
* Ghi nhớ: Những vật dụng cần thiết cho việc giữ gìn vệ sinh răng miệng:
- Bàn chải đánh răng, kem đánh răng có Flour.
- Chỉ tơ nha khoa
Đề tài mở rộng:
Em hãy tìm 7 điểm khác nhau từ 2 hình chú chó xám:
(1. mắt; 2. Mũi; 3. Răng; 4.lưỡi; 5.đầu óng kem đánh răng, 6.lai quần; 7móng chân.)
5. Củng cố - Dặn dò:
+ Ở nhà em mỗi người 1 bàn chải hay dùng chung?
* Mỗi em 1 bàn chải
- Dặn dò 
- HS nhận phiếu
- Đọc yêu cầu bài tập, xem hình vẽ 
- Họp nhóm, cùng làm bài
- Các nhóm nêu kết quả bài làm
Đại diện nhóm trình bày
BT1) (kem đánh răng, chỉ tơ nha khoa, bàn chải, Fluor)
BT2) (nước Fluor, nha sĩ, kem có Fluor, trái cây tươi, bàn chỉ răng, trám răng, chỉ tơ nha khoa)
BT3) Nhiều HS kể: kem đánh răng, bàn chải đánh răng, chỉ tơ nha khoa, Fluor, tăm
 Lấy thức ăn trong kẽ răng. 
- Có thể, xỉa mạnh làm chảy máu
- HS nhắc lại
lõng
- Ngậm nước flour ở trường, kem đánh răng ở nhà
- Nhiều HS nhắc lại
- Cha mẹ mua cho mỗi người 1 bàn chải và mua kem đánh răng có Fluor để dùng
Bài 3: EM CHẢI RĂNG KHI NÀO
Tiết 3
MỤC TIÊU NHA KHA
Biết chải răng đúng lúc: chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC SINH
Học sinh biết quan sát và phân tích toàn bộ một bức tranh và tính hợp lý của nó.
Học sinh biết lý luận về sự lựa chọn của mình.
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SINH HOẠT
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu mục tiêu nha kha
2. Nêu yêu cầu hoạt động cho học sinh
- Phát phiếu bài tập
- Giải thích cách xếp tranh theo thứ tự:
(- Sáng: Thức vậy – ăn sáng- chải răng-đi học)
 (- Trưa: Trong lớp học-về nhà-ăn trưa-chải răng-đi ngủ)
 (- Chiều: Xám chơi đá banh-ăn cơm-chải răng-đi ngủ)
- Nhận xét kết quả:
- Cắt tranh: yêu cầu hs cắt rời các tranh
- Dán tranh: 
Kết luận: Qua bài tập vừ rồi chúng ta biết chải răng đúng lúc để phòng ngừa sâu răng.
Vậy chải răng đúng lúc là chải răng khi nào?
Liên hệ thực tế
Bài tập vừa rồi đã đưa ra quan điểm mới (so với thói quen của chúng ta) về thời điểm chải răng .
Các em có biết đó là khi nào?
Thống nhất với HS về việc đưa đề tài nài về nhà nói cho cha mẹ nghe, thiết phục cha mẹ về việc cần thiết phải chải răng sau khi ăn để ngừa sâu răng.
-Ghi nhớ: Em chải răng sau khi ăn và tối trước khi đị ngủ.
Nghe giới thiệu
Nhận nhiệm vụ của gv
Các nhóm nhận phiếu bài tập và thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
+ Hình 1 – 4 – 7 – 12)
+ Hình 3-6-9-10
+ Hình 11-2-8-5
Các nhóm nhận xét 
Cắt tranh để theo từng buổi
Các nhóm làm bài tập
Chải răng sau khi ăn
Chải răng sau khi ăn sáng
ĐẾ TÀI MỞ RỘNG
Sưu tầm và cắt dán vật cần dùng hằng ngày để làm sạch răng mà em tìm thấy từ sách báo. Tạp chí trang bướm
Mỗi hs tìm ba vật, ghi tên của mình vào ccác vật sưu tầm, mang vào lớp.
Cả lớp dán hình sưu tầm của mình lên một tấm bìa cứng, khổ lớn, làm một bức tranh tổng hợp cho cả lớp, treo lên.
BÀI 4: EM TẬP NHẬN XÉT
	Tiết 4	
I. Mục tiêu: 
-HS hiểu ích lợi của việc chải răng và súc miệng Fluor hàng tuần tại trường , giúp các em có thái độ tích cực khi chải răng súc miệng Fluor tại trường. 
	- Biết nhận xét các điểm không hợp lý. Biết so sánh tranh với quy trình thực hành tại trường.
	- GD học sinh có ý thức giữ gìn răng chắc khỏe.
II. Đồ dùng dạy học: 
	+ GV: Các phiếu bài tập có trong tài liệu; đáp án bài tập 1 ; bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ.
	+ HS : kéo, hồ dán. 
Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu mục tiêu bài học: 
	- GV giới thiệu bài học, yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu xong bài học ; làm thay đổi hành vi đúng thông qua bài học.
2. Nêu yêu cầu sinh hoạt: 
	- GV chia lớp thành 5 nhóm 5-6 em , đặt tên nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí . 
	- GV phát phiếu bài tập cho từng nhóm 
	- GV nêu yêu cầu hoạt động cho từng bài tập :
	+Bài 1: Các em hãy quan sát kĩ bức tranh để tìm ra 2 điểm không hợp lí 
 Nêu công dụng của từng loại dụng cụ có trong hình 
 Nghĩ xem cô giáo nói gì với các bạn trong hình 
 Hãy kể tên 2 vật dụng khác có thể làm sạch răng và nướu 
 Hãy kể thứ tự chải răng đúng mà các em đã học 
3. Sinh hoạt nhóm : 
	Các nhóm thực hiện yêu cầu của GV – GV quan sát, gợi ý, giúp đỡ thêm các nhóm chậm, yếu. ( 15 phút)
4. Sinh hoạt lớp : 
	- GV treo tranh mời mỗi nhóm báo cáo theo từng yêu cầu - Các nhóm khác theo dõi , bổ sung. 
	Đáp án: 
 + Tìm ra 2 điểm không hợp lí có trong bức tranh là : học sinh đứng cuối hàng trong tay không có bàn chải ; học sinh thứ hai trong li không có nước. 
 + Công dụng của từng loại dụng cụ có trong hình : 
 Bàn chải + li àchải răng và súc miệng để loại bỏ mảng bám 
 Chung nhỏ à súc miệng Fluor để làm cho răng rắn chắc ngừa sâu răng
	Xô nhổ à bỏ nước sau khi chải răng và sau khi ngậm thuốc` Fluor . Em nhổ ra xô để bảo vệ môi trường sân chơi luôn khô ráo và vệ sinh.
 +Cô giáo nói với các bạn trong hình à Các em nhớ chải răng đúng thứ tự và động tác mà cô đã dạy trong lớp ; Khi súc miệng Fluor , các em không được đàu giỡn , phải súc kĩ đủ 2 phút rồi nhổ vào xô nhổ và sau đó vào lớp không ăn uống gì trong vòng 30 phút. 
 + 2 vật dụng khác có thể làm sạch răng và nướu là : chỉ tơ nha khoa và tăm 
 + Kể thứ tự chải răng đúng mà các em đã học : chải hàm trên trước , hàm dưới sau . Mặt ngoài , mặt trong , mặt nhai . 
5. Gút bài để đưa ra ghi nhớ: ( 4 phút)
 - Qua các bài tập chúng ta đã làm , nội dung bài học này muốn nói đến điều gì ? 
HS nêu , các em bổ sung , GV rút ghi nhớ , đính vào bảng , vài HS đọc lại .( hoặc GV dựa vào ghi nhớ chuẩn bị các câu hỏi để rút ra ghi nhớ ) 
	Khi súc miệng Fluor, các em không được đùa giỡn , phải súc kĩ đủ 2 phút, sau đó vào lớp không ăn uống gì trong vòng 30 phút . Về nhà, em chải răng sau khi ăn và trước ki đi ngủ, chải đúng động tác và đúng thứ tự đã học. 
6. Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn: 12 phút 
	- Em hãy liên hệ bài học với quy trình chải răng – súc miệng Fluor mỗi ngày tại trường của mình xem có gì giống và khác nhau ? 
 - Làm thế nào để các em biết được mình đã chải răng sạch ? ( Sách /61) 
7. Áp dụng vào cuộc sống : 2 phút 
	- GV cho học sinh nhắc lại bài học , thấy được ích lợi của việc chải răng súc miệng Fluor hàng ngày .Các em phải cam kết sẽ chải răng đúng thứ tự và chải đủ các răng thật sạch. 
8. Đề tài mở rộng : 
	GV phát phiếu bài tập , nêu yêu cầu – các em tô màu các vật dụng mà chú chó Xám đã đánh rơi và tô màu theo hướng dẫn ở bài tập 2 – GV quan sát giúp từng nhóm . 
	GV treo đáp án – từng nhóm đổi bài chéo cho nhau – dựa vào đáp án – báo cáo kết quả - tuyên dương. 
 Bài 1: Chó Xám đã đánh rơi cặp sách, ly , bàn chải, kem đánh răng 
 Bài 2 : Đây là hình chó Xám đang đánh răng . 
MÔN: GIÁO DỤC SỨC KHỎE – LỚP 2
 BÀI 1
BỆNH TIÊU CHẢY VÀ CÁCH PHÒNG
 Tiết 1
I. Mục tiêu: 
	- HS biết bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm, có thể chết người.
	- Muốn phòng bệnh tiêu chảy, phải thực hiện vệ sinh ăn uống, diệt ruồi và giữ sạch đôi bàn tay.
	- Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đại tiện.
II. Đồ dùng dạy học: 
	 + GV: Các phiếu bài tập có trong tài liệu; đáp án bài tập; bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ.
	+ HS : kéo, hồ dán. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu mục tiêu bài học: 
- Nêu mục tiêu của bài học
- GV kể chuyện: Tèo bị bệnh
2. Nêu yêu cầu sinh hoạt: 
	 - GV chia lớp thành 5 nhóm 4-5 em , đặt tên nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí . 
	- GV phát phiếu bài tập cho từng nhóm 
	- GV nêu yêu cầu hoạt động cho từng bài tập :
* Bài tập 1: Điền các từ (vệ sinh, vi trùng, đun sôi, thức ăn, tay) vào chỗ trống.
- Bệnh tiêu chảy thường do ăn uống thiếu vệ sinh gây nên. Đó là một bệnh do vi trùng gây ra. Vi trùng là những sinh vật nhỏ be, mắt thường không trông thấy được, nhưng nó có trong nước chưa đun sôi, trong thức ăn bị nhiễm bẩn và cả trên tay ta.
* BT2: Chọn khẩu hiệu phù hợp với hình.
- GV làm mẫu hình 1: EM RỬA TAY BẰNG XÀ BÔNG TRƯỚC KHI ĂN.
 - Các em làm với thời gian 13 phút
3. Sinh hoạt nhóm : 
	4. Sinh hoạt lớp : 
	GV mời mỗi nhóm báo cáo kết quả theo từng câu 
– GV treo đáp án 
-Nhận xét tuyên dương nhóm hoàn thành tốt nhất.
5. Gút bài để đưa ra ghi nhớ: Bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm, có thể làm chết người. Muốn phòng bệnh tiêu chảy, phải thực hiện vệ sinh ăn uống, diệt ruồi và luôn giữ sạch đôi bàn tay. Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đại tiện
6.Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn: 
	GV phát phiếu theo nhóm ( mẫu ở tài liệu ) . Nhóm trưởng ghi tên các thành viên và đánh dấu chéo vào nội dung trong phiếu, sau đó nhóm trưởng đọc lại kết quả điểu tra . Tùy tình hình thực hiện của học sinh mà GV nêu yêu cầu giải quyết . 
7. Áp dụng vào cuộc sống :
	- GV cho học sinh nhắc lại bài học, nêu vai trò của môi trường đối với sức khỏe con người , về nhà thực hiện vệ sinh, bản thân tự thực hiện và nhắc nhở mọi thành viên trong gia đình và cộng đồng tham gia . Tham gia tuyên truyền về giữ vệ sinh, đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, ăn sạch, uống nước đun sôi ..
- Nghe gv nêu
-Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
-Đại viện nhóm nhận phiếu bài tập
Các nhóm làm bài
-Các nhóm thảo luận BT2
Hình 2: EM HÃY NẤU NƯỚC CHÍN ĐỂ UỐNG.
Hinh 3: EM RỬA TAY BẰNG XÀ BÔNG SAU KHI VỆ SINH.
Hình 4: EM PHẢI ĐẬY KỸ THỨC ĂN ĐỂ TRÁNH RUỒI BÂU
Hình 5: CẦU TIÊU PHẢI CÁCH XA NGUỒN NƯỚC 10 MÉT
Hình 6: DÙNG NHÀ TẤM, CẦU TIÊU PHẢI HỢP VỆ SINH
Hình 7: GIỮ VỆ SINH CHUNG QUANH NHÀ
Hình 8: EM HÃY RỬA RAU VÀ TRÁI CÂY BẰNG NƯỚC SẠCH.
- Các nhóm khác theo dõi , bổ sung.
-Các nhóm so sánh kết quả và bình chọn nhóm hoàn thành tốt nhất.
-Đọc lại ghi nhớ.
Các nhóm lập danh sách điều tra trong nhóm mình
Đại diện nhóm đọc kết quả điều tra
Nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ ở nhà
MÔN: GIÁO DỤC SỨC KHỎE – LỚP 2
 BÀI 2
LÀM GÌ KHI BỊ TIÊU CHẢY
 Tiết 2
I. Mục tiêu: 
	 - HS biết bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm, có thể làm chết người vì nó làm thân thể bị mất nhiều nước.
	- Khi mắc bệnh cần uống dung dịch O-rê-dôn hoặc nước cháu muối, uống từ từ đến khi hết khát.
	- Cần ăn, uống bình thường để có sức mà chống bệnh tiêu chảy.
II. Đồ dùng dạy học: 
	 + GV: Các phiếu bài tập có trong tài liệu; đáp án bài tập; bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ.
	+ HS : kéo, hồ dán. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu mục tiêu bài học: 
- Nêu mục tiêu của bài học
2. Nêu yêu cầu sinh hoạt: 
	 - GV chia lớp thành 5 nhóm 4-5 em , đặt tên nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí . 
	- GV phát phiếu bài tập cho từng nhóm 
	- GV nêu yêu cầu hoạt động cho từng bài tập :
* Bài tập 1: Em hãy cho biết sự khác biệt giữa hình A và hình B
Hình A: Hoa tươi vì có nước
Hình B: Hoa héo vì mất nước
Hình C: Nếu chúng ta kịp thời cho nước vào thì hoa tươi trở lại.
* BT2: Điền từ thích hợp vào câu dưới đây:
Tèo bị tiêu chảy, Tèo ốm đi và gương mặt nhăn nheo. Đó là vì Tèo bị mất nhiều nước
 - Các em làm với thời gian 13 phút
* BT 3: Đanh dấu x vào câu em cho là đúng
BT4: Pha dung dịch Oresol
Hinh C (1): Đổ vào bình 1 lít nước đun sôi để nguội
–Hình B (2): Pha 1 gói bột Oresol 
– Hình A (3): Khấy cho bột tan đều
3. Sinh hoạt nhóm : 
	4. Sinh hoạt lớp : 
	GV mời mỗi nhóm báo cáo kết quả theo từng câu 
– GV treo đáp án 
-Nhận xét tuyên dương nhóm hoàn thành tốt nhất.
5. Gút bài để đưa ra ghi nhớ: Bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm, có thể làm chết người vì nó làm thân thể bị mất nhiều nước. Khi mắc bệnh cần uống dung dịch Oresol hoặc nước muối, uống ngay khi trẻ bắt đầu đi tiêu phân lỏng cho đến khi hết tiêu chảy. Cần ăn, uống bình thường để có sức mà chống bệnh tiêu chảy.
6.Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn: 
	GV phát phiếu theo nhóm ( mẫu ở tài liệu ) . Nhóm trưởng ghi tên các thành viên và đánh dấu chéo vào nội dung trong phiếu, sau đó nhóm trưởng đọc lại kết quả điểu tra - Tùy tình hình thực hiện của học sinh mà nêu yêu cầu giải quyết . 
7. Áp dụng vào cuộc sống :
	- GV cho học sinh nhắc lại bài học, nên ăn uống bình thường 
- Nghe gv nêu
-Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
-Đại viện nhóm nhận phiếu bài tập
Các nhóm làm bài
-Các nhóm thảo luận BT2
- Các nhóm khác theo dõi , bổ sung.
-Các nhóm so sánh kết quả và bình chọn nhóm hoàn thành tốt nhất.
T Bù nước bằng dung dịch Oresol hoặc bằng nước muối
£ Không nên uống nước vì sẽ tiêu chảy nhiều hơn.
T Ăn uống bình thường để có sức khỏe chống bệnh.
-Đọc lại ghi nhớ.
Các nhóm lập danh sách điều tra trong nhóm mình
Đại diện nhóm đọc kết quả điều tra
Nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ ở nhà
MÔN: GIÁO DỤC SỨC KHỎE – LỚP 2
 BÀI 3
BỆNH GIUN SÁN VÀ CÁCH PHÒNG
 Tiết 3
I. Mục tiêu: 
	- Bệnh giun sán đều do ăn uống không hợp vệ sinh.
	- Muống phòng chống bệnh giun sán, cần ăn sạch, uống sạch, giữ sạch bàn tay, tích cực diệt ruồi và không dùng phân tưới để bón cây. 
II. Đồ dùng dạy học: 
	 + GV: Các phiếu bài tập có trong tài liệu; đáp án bài tập; bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ.
	+ HS : kéo, hồ dán. 
Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu mục tiêu bài học: 
- Nêu mục tiêu của bài học
2. Nêu yêu cầu sinh hoạt: 
	 - GV chia lớp thành 5 nhóm 4-5 em , đặt tên nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí . 
	- GV phát phiếu bài tập cho từng nhóm 
	- GV nêu yêu cầu hoạt động cho từng bài tập :
* Bài tập 1: a) Để rõ hơn về bệnh giun sán, em hãy cắt rời các hình dưới đây và dán vào vào khung tương ứng với chuyện kể.
b) Em hãy cùng các bạn đọc lớn và kể lại chuyện 2 chú giun ăn bám.
* BT2: Em hãy chọn từ thích hợp điền vào chõ chấm sau
 - Các em làm với thời gian 13 phút
3. Sinh hoạt nhóm : 
	4. Sinh hoạt lớp : 
	GV mời mỗi nhóm báo cáo kết quả theo từng câu 
– GV treo đáp án 
-Nhận xét tuyên dương nhóm hoàn thành tốt nhất.
5. Gút bài để đưa ra ghi nhớ: 
Bệnh giun, sán đều do ăn uống không vệ sinh.
Muốn phòng bệnh giun sán, cần ăn sạch, ở sạch, giữ sạch bàn tay, tích cực diệt ruồi và không dùng phân tươi để bón cây.
6.Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn: 
	GV phát phiếu theo nhóm ( mẫu ở tài liệu ) . Nhóm trưởng ghi tên các thành viên và đánh dấu chéo vào nội dung trong phiếu, sau đó nhóm trưởng đọc lại kết quả điểu tra - Tùy tình hình thực hiện của học sinh mà nêu yêu cầu giải quyết . 
7. Áp dụng vào cuộc sống :
	- GV cho học sinh nhắc lại bài học, nên đi dép, luôn luôn rửa tay bằng xà phồng  để phòng chống bệnh giun sán
- Nghe gv nêu
-Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
-Đại viện nhóm nhận phiếu bài tập
Các nhóm làm bài
Đại diện vài nhóm trình bày và kể lại câu chuyện 2 chú giun
-Các nhóm thảo luận BT2
- Các nhóm khác theo dõi , bổ sung.
-Các nhóm so sánh kết quả và bình chọn nhóm hoàn thành tốt nhất.
-Đọc lại ghi nhớ.
Các nhóm lập danh sách điều tra trong nhóm mình
Đại diện nhóm đọc kết quả điều tra
Nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ ở nhà
MÔN: GIÁO DỤC SỨC KHỎE – LỚP 2
 BÀI 4 
 MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE 
 Tiết 4
I. Mục tiêu: 
	-HS cần biết nước sạch, không khí trong lành, không còn phân rác bừa bãi, cây cối tốt tươi, các em sẽ vui, khỏe, mau lớn và sẽ học tốt, lao động tốt. 
II. Đồ dùng dạy học: 
	+ GV: Các phiếu bài tập có trong tài liệu; đáp án của 3 bài tập; bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ; thẻ từ còn thiếu để HS điền vào ghi nhớ.
	+ HS : kéo, hồ dán. 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu mục tiêu bài học: 
	- GV giới thiệu bài học, yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu xong bài học ; làm thay đổi hành vi đúng thông qua bài học.
2. Nêu yêu cầu sinh hoạt: 
	- GV chia lớp thành 3 nhóm 6-7 em , đặt tên nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí . 
	- GV phát phiếu bài tập cho từng nhóm 
	- GV nêu yêu cầu hoạt động cho từng bài tập :
	+ Bài tập: Các em đọc một lượt phần chú thích từng hình rồi chọn hình nào có lợi cho sức khỏe ghi Đ vào ô vuông ở mỗi hình 
 * Sau đó cắt rời các hình đúng dán vào nơi thích hợp ở tranh Quang cảnh của làng em theo số thứ tự từ 1 đến 6 . 
 * Trong các hình còn lại em hãy dán chúng vào khung hợp lý ở trang bên - GV làm mẫu hình 1 - Các em làm với thời gian 13 phút. 
3. Sinh hoạt nhóm : 
	Các nhóm thực hiện yêu cầu của GV – GV quan sát, gợi ý, giúp đỡ thêm các nhóm chậm, yếu. 
4. Sinh hoạt lớp : 
	GV mời mỗi nhóm báo cáo kết quả theo từng câu - Các nhóm khác theo dõi , bổ sung. 
	- GV yêu cầu các nhóm đổi chéo bài – GV treo đáp án – các nhóm theo dõi, đánh giá xem nhóm nào chính xác nhất, tuyên dương. 
	+ Đáp án: 
	Câu 1: Có 6 hình Đ à hình 1, 2 , 3 ,4 ,5 ,6 
	Câu 2: HS dán từng hình theo thứ tự ở câu 1 vào các vị trí đã đánh dấu tương ứng (1. cây xanh – dán vào số 1 ; 2. nhà cầu dán vào số 2,) 
 Câu 3: Hình 9 à làm như thế sẽ sinh ra nhiều ruồi 
 Hình 10 è làm như thế sẽ sinh ra nhiều muỗi 
 Hình 7 à làm như thế sẽ gây ra bệnh tiêu chảy 
 Hình 8 à làm như thế sẽ gây ra bệnh giun sán 
5. Gút bài để đưa ra ghi nhớ: 
- GV phát cho mỗi nhóm các thẻ từ - Các nhóm đọc một lượt ghi nhớ rồi chọn các từ điền vào chỗ trống cho phù hợp . 
	- Đại diện nhóm phát biểu – nhóm khác bổ sung – GV mở đáp án ( từng chỗ trống một) – nhận xét , tuyên dương 
	- Gọi vài HS đọc lại ghi nhớ : Nước sạch, không khí trong lành, không còn phân rác bừa bãi, cây cối tốt tươi, các em sẽ vui, khỏe, mau lớn và sẽ học tốt, lao động tốt.
6.Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn: 
	GV phát phiếu theo nhóm ( mẫu ở tài liệu ) . Nhóm trưởng ghi tên các thành viên và đánh dấu chéo vào nội dung trong phiếu , sau đó nhóm trưởng đọc lại kết quả điểu tra . Tùy tình hình thực hiện của học sinh mà GV nêu yêu cầu giải quyết . 
7. Áp dụng vào cuộc sống :
	- GV cho học sinh nhắc lại bài học , nêu vai trò của môi trường đối với sức khỏe con người , về nhà thực hiện việc giữ gìn , bảo vệ môi trường trong sạch, bản thân tự thực hiện và nhắc nhở mọi thành viên trong gia đình và cộng đồng tham gia . Tham gia tuyên truyền về giữ vệ sinh , không vứt rác xuống sông La Ngà; đi tiêu tiểu đúng nơi quy định , chuồng gia súc phải cách xa nơi ở, nguồn nước, phải được dọn dẹp hàng ngày ..

Tài liệu đính kèm:

  • docGDNK-GDSK Lớp 2a.doc