Giáo án Hình học 6 - Tiết 16 đến tiết 18

A.MỤC TIÊU:

 Kiến thức: Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng.

 Kỹ năng: Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng. Nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ.

 Tư duy: Làm quen với việc phủ định một khái niệm. Chẳng hạn:

a) Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M – Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M.

b) Cách nhận biết tia nằm giữa – Cách nhận biết tia không nằm giữa.

B.CHUẨN BỊ:

• GV: Sgk, giáo án, thước thẳng.

• HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.

 

doc 13 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 6 - Tiết 16 đến tiết 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20	
Tên bài: Bài 1: NỬA MẶT PHẲNG Tiết ppct: 15
Ngày dạy, lớp: 6A1:././  ; 6A2:././ ;6A3:././ 
A.MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng.
Kỹ năng: Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng. Nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ.
Tư duy: Làm quen với việc phủ định một khái niệm. Chẳng hạn:
Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M – Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M.
Cách nhận biết tia nằm giữa – Cách nhận biết tia không nằm giữa.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: không kiểm tra
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Cho HS hiểu về hình ảnh của mặt phẳng và hình thành khái niệm nửa mặt phẳng.
GV: Yêu cầu:
HS1: Vẽ một đường thẳng và đặt tên. 
HS2: Vẽ 2 điểm thuộc đường thẳng; 2 điểm không thuộc đường thẳng. Đặt tên cho các điểm.
GV: Điểm và đường thẳng là 2 hình cơ bản, đơn giản nhất. Hình vừa vẽ gồm 4 điểm và 2 đường thẳng được vẽ trên mặt bảng hoặc trên trang giấy cho ta hình ảnh của một mặt phẳng.
GV: Đường thẳng có bị giới hạn không?
GV: Đường thẳng vừa vẽ chia mặt bảng thành mấy phần?
GV: chỉ rõ 2 nửa mặt phẳng.
Bài mới: Nửa mặt phẳng.
GV: Dựa vào phần đặt vấn đề, yêu cầu HS cho một vài VD về mặt phẳng trong thực tế?
GV: Mặt phẳng có giới hạn không?
GV: Đường thẳng a trên mặt phẳng của bảng chia mặt phẳng thành 2 phần riêng biệt, mỗi phần được coi là một nửa mặt phẳng bờ a. 	Vậy thế nào là nửa mặt phẳng bờ a? à Phần b.
GV: Nêu khái niệm nửa mặt phẳng bờ a như SGK.
GV: giới thiệu cho HS về hai nửa mặt phẳng đối nhau như trong SGK và cách gọi tên nửa mặt phẳng.
GV: Cho HS làm ?1.
GV: Vẽ 3 tia Ox, Oy, Oz chung gốc O. Lấy 2 điểm M; N: M Î Ox, M ¹ O; N Î Oy, N ¹ O; Vẽ đoạn thẳng MN. 
GV: Quan sát hình 1 và cho biết tia Oz có cắt đoạn thẳng MN không?
GV: Tia Oz cắt MN tại 1 điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy.
GV: Quan sát hình 2, 3, 4 cho biết tia Oz có nằm giữa 2 tia Ox; Oy không? Vì sao?
HS: Vẽ đường thẳng và đặt tên. Vẽ tiếp các điểm thuộc, không thuộc đường thẳng vừa vẽ.
HS: Lắng nghe.
HS: Đường thẳng không giới hạn, ta có thể kéo dài về 2 phía.
HS: Đường thẳng vừa vẽ chia mặt bảng làm hai phần (còn gọi là 2 nửa).
HS: Cho một vài ví dụ về mặt phẳng có trong thực tế.
HS: Không.	
HS: chú ý theo dõi.
HS: Ghi bài.
HS: Làm ?1.
HS: Vẽ hình theo các yêu cầu của GV.
HS: Có.
HS: Lắng nghe.
HS: Ở hình 2, hình 3 tia Oz không cắt đoạn thẳng MN nên tia Oz không nằm giữa 2 tia Ox, Oy. Ở hình 4 tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại O tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy.
1. Nửa mặt phẳng bờ a: 
a. Mặt phẳng:
Mặt bàn, mặt bảng, mặt nước lặng sóng,là hình ảnh của mặt phẳng.
Mặt phẳng không giới hạn về hai phía.
b. Nửa mặt phẳng:
	Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a.
	Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai mặt phẳng đối nhau.
?1 sgk
2. Tia nằm giữa hai tia: 
	Tia Oz cắt MN tại 1 điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
4. Củng cố bài giảng: 
BT 1/73 SGK: 
Mặt bàn, mặt bảng, mặt nước lặng sóng,là hình ảnh của mặt phẳng.
BT 2/73 SGK: 
Nếp gấp là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.
BT 5/73 SGK: 
Tia OM nằm giữa hai tia OA, OB vì tia OM cắt đoạn thẳng AB.
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm BT 3, 4 SGK.
Xem bài mới: Bài 2: Góc.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 21	
Tên bài: Bài 2: GÓC Tiết ppct: 16
Ngày dạy, lớp: 6A1:././  ; 6A2:././ ;6A3:././ 
 A.MỤC TIÊU:
Kiến thức: Biết góc là gì? Góc bẹt là gì?
Kĩ năng: - HS biết vẽ góc, đọc tên góc, kí hiệu góc.
 - Nhận biết điểm nằm trong góc.
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, compa.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: HS1: Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
Thế nào là hai nửa mặt phẳngđối nhau? Vẽ đường thẳng aa’, lấy điểm OÎ aa’, chỉ rõ 2 nửa mặt phẳng có bờ chung là aa’?
HS2: Vẽ 2 tia Ox, Oy.
Trên các hình vừa vẽ có những tia nào? Các tia đó có đặc điểm gì?
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: đặt vấn đề: Hai tia chung gốc tạo thành một hình, hình đó gọi là góc. Vậy góc là gì? Đó là nội dung bài học hôm nay.
GV: Yêu cầu HS nêu lại định nghĩa góc.
GV: Giới thiệu ba dạng góc cho HS thấy thông qua hình vẽ.
GV: Giới thiệu các cách kí hiệu góc như SGK.
GV: Yêu cầu mỗi HS vẽ 2 góc và đặt tên, viết kí hiệu góc.
GV: Góc bẹt là góc có đặc điểm gì?
GV: Hãy vẽ một góc bẹt, đặt tên.
GV: ?: Tìm hình ảnh của góc bẹt trong thực tế?
GV: Trên hình có những góc nào? Đọc tên?
GV: Để vẽ góc ta vẽ như thế nào? Ta chuyển sang phần 3.
GV: Để vẽ 1 góc xOy ta vẽ lần lượt như thế nào?
GV vẽ: 
GV: Để thể hiện rõ góc mà ta đang xét, người ta thường dùng các vòng cung nhỏ nối 2 cạnh của góc. Để dễ phân biệt các góc chung đỉnh, ta còn có thể dùng kí hiệu chỉ số (hình 5 SGK).
GV: Cho góc xOy, lấy điểm M (như hình vẽ). Vẽ tia OM. Hãy nhận xét trong 3 tia Ox, OM, Oy, tia nào nằm giữa 2 tia còn lại?
GV: Vậy điểm M là điểm nằm trong nếu tia OM nằm giữa 2 tia Ox và Oy. Khi đó ta còn nói tia OM là tia nằm trong góc xOy.
GV: Khi hai cạnh của góc không đối nhau mới có điểm nằm trong góc.
HS: Lắng nghe.
HS: Nêu định nghĩa.
HS: Quan sát.
HS: Ghi bài.
HS: Thực hiện.
HS: nêu định nghĩa góc bẹt.
HS: Thực hiện.
HS: trả lời.
HS: Trên hình có 3 góc: ; ; .
HS: Vẽ 2 tia chung gốc Ox, Oy.
HS: Vẽ góc xOy vào vở.
HS: Tia OM nằm giữa tia Ox và tia Oy.
1. Góc: 
Góc là hình gồm hai tia chung gốc.
Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc.
Hai tia là hai cạnh của góc.
O
x
y
O
x
y
O
x
y
M
N
O: là đỉnh	Ox, Oy: là hai cạnh
Kí hiệu: hoặc hoặc .
Lưu ý: Đỉnh góc viết ở giữa và viết to hơn.
2. Góc bẹt: 
Góc bẹt là góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau.
?: 
3. Vẽ góc: 
4. Điểm nằm trong góc: 
	Hai tia Ox và Oy không đối nhau.
	Điểm M là điểm nằm bên trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy.
4. Củng cố bài giảng: 
BT 6/75 SGK:
a) Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là góc xOy. Điểm O là đỉnh. Hai tia Ox, Oy là hai cạnh của góc xOy.
b) Góc RST có đỉnh là S, có hai cạnh là SR và ST.
c) Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
BT 7/75 SGK:
Hình
Tên góc
(cách viết thông thường)
Tên đỉnh
Tên cạnh
Tên góc
(cách viết kí hiệu)
a
Góc yCz, góc zCy, góc C
C
Cy, Cz
b
Góc MTP, góc PTM, góc T
Góc TMP, góc PMT, góc M
T
M
TM, TN
MT, MP
c
Góc xPy, góc yPx, góc P
Góc ySz, góc zSy, góc S
P
S
Px, Py
Sy, Sz
BT 8/75 SGK:
Có ba góc tất cả: 
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm BT 9; 10 SGK.
Xem bài mới: “Bài 3: Số đo góc”.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 22	
Tên bài: Bài 3: SỐ ĐO GÓC Tiết ppct: 17
Ngày dạy, lớp: 6A1:././  ; 6A2:././ ;6A3:././ 
A.MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS công nhận mỗi góc có một số đo xác định, số đo của góc bẹt là 1800
HS biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.
Kỹ năng:
HS biết đo góc bằng thước đo góc.
HS biết so sánh hai góc.
Thái độ: Giáo dục cho HS cách đo góc cẩn thận, chính xác.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, thước đo góc.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: - Vẽ 1 góc bất kỳ và đặt tên. Chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc đó?
- Vẽ 1 tia nằm giữa hai cạnh của góc , đặt tên tia đó?
- Trên hình có mấy góc. Viết và đọc tên các góc đó?
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Trên hình vẽ có 3 góc, làm thế nào để biết độ lớn của các góc đó? làm thế nào để so sánh các góc đó? Bài mới.
GV: Vẽ góc xOy.
Để xác định số đo của góc xOy ta đo góc xOy bằng một dụng cụ gọi là thước đo góc.
GV: Quan sát thước đo góc, cho biết nó có cấu tạo như thế nào?
GV: Đọc SGK cho biết đơn vị của số đo góc là gì?
GV: vừa thao tác trên hình vừa nói:
GV: Cách đo góc xOy như sau:
Đặt thước sao cho tâm thước trùng đỉnh O và 1 cạnh (chẳng hạn Ox) đi qua vạch O của thước.
Cạnh kia (Oy) nằm trên nửa mặt phẳng chứa thước đi qua vạch 60. Ta nói góc xOy có số đo 60o.
GV: Yêu cầu HS nêu lại cách đo góc xOy.
GV: Cho các góc sau, hãy xác định số đo của mỗi góc.
GV: Gọi 2 HS khác lên bảng đo lại góc aIb và góc pSq.
GV: Sau khi đo cho biết mỗi góc có mấy số đo? Số đo góc bẹt là bao nhiêu độ?
GV: Có nhận xét gì về số đo các góc so với 1800.
GV: Cho HS làm ?1 SGK.
GV: Cho 3 góc sau, hãy xác định số đo của chúng.
Có:
Ta nói: 
GV: Vậy để so sánh 2 góc ta căn cứ vào đâu?
GV: Có
Vậy hai góc bằng nhau khi nào?
Có:
Vậy trong 2 góc không bằng nhau, góc nào là góc lớn hơn?
GV: Cho HS làm ?2 SGK.
GV: ở trên hình ta có:
Ta nói: là góc nhọn.
 là góc vuông.
 là góc tù.
Vậy thế nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù? Cho ví dụ.
HS: Thước đo góc:
	- Là một nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau được ghi từ 0 đến 180.
	- Các số từ 0 đến 180 được ghi theo hai vòng ngược chiều nhau để thuận tiện cho việc đo
	- Tâm của nửa hình tròn là tâm của thước.	
HS: Đơn vị đo góc là độ (0), đơn vị nhỏ hơn là phút (’), giây (’’)
HS: Thao tác đo góc xOy theo GV.
HS: Nêu lại cách đo góc xOy.
HS: 2 HS lên bảng đo góc aIb và góc pSq.
HS: 2 HS khác lên bảng đo lại.
HS: Nhận xét.
HS: Thực hiện.
HS: lên bảng đo.
HS: Để so sánh hai góc ta so sánh các số đo của chúng.
HS: Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.
HS: Trong hai góc không bằng nhau, góc nào có số đo lớn hơn thì góc đó lớn hơn.
HS: Thực hiện.
HS: Trả lời.
1. Đo góc:
* Cấu tạo của thước đo góc: SGK.
*Cách đo góc: SGK.
Số đo góc xOy bằng 600 kí hiệu: 
Nhận xét: SGK.
?1 SGK
2. So sánh hai góc: 
Có:
Ta nói: 
Ta so sánh hai góc ta so sánh các số đo của chúng.
Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.
Trong hai góc không bằng nhau, góc nào có số đo lớn hơn thì góc đó lớn hơn.
?2 SGK.
3. Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù:
*Góc vuông là góc có số đo bằng 900 (1v).
VD: 	 là góc vuông.
*Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 900.
VD: là góc nhọn.
*Góc tù là góc có số đo lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800.
 tù.
4. Củng cố bài giảng: 
BT 11/79 SGK:
; ; 
BT 12/79 SGK:
BT 14/79 SGK:
Hình 1, 5: góc vuông; hình 3, 6: góc nhọn; hình 4: góc tù; hình 2: góc bẹt
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm BT 13, 15, 16 SGK.
Xem bài mới: “Vẽ góc cho biết số đo”.
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 16 - 18.doc