Giáo án Hình học lớp 6 - Tiết học 8: Độ dài đoạn thẳng

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức

- HS biết cách đo đoạn thẳng, biết so sánh hai đoạn thẳng.

- HS hiểu mỗi đoạn thẳng có một độ dài là một số lớn hơn 0

1.2. Kĩ năng

- HS thực hiện được: sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng, viết kết quả.

- HS thực hiện thành thạo: đo độ dài, làm một số bài tập liên quan.

1.3. Thái độ

- Thói quen: cẩn thận vẽ hình

- Tính cách: chính xác

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Đo độ dài đoạn thẳng.

 So sánh hai đoạn thẳng

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học lớp 6 - Tiết học 8: Độ dài đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8, tiết 8
Ngày dạy: 
ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức
- HS biết cách đo đoạn thẳng, biết so sánh hai đoạn thẳng.
- HS hiểu mỗi đoạn thẳng có một độ dài là một số lớn hơn 0
1.2. Kĩ năng
- HS thực hiện được: sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng, viết kết quả.
- HS thực hiện thành thạo: đo độ dài, làm một số bài tập liên quan.
1.3. Thái độ
- Thói quen: cẩn thận vẽ hình
- Tính cách: chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Đo độ dài đoạn thẳng.
So sánh hai đoạn thẳng
3. CHUẨN BỊ:
GV: Máy chiếu
HS: Thước thẳng có chia khoảng
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
	6a2.	6a4
 4.2. Kiểm tra miệng: (5p)
Câu 1: Đoạn thẳng AB là gì? (5đ)
Câu 2: Cho hình vẽ sau. Trên hình vẽ có những đoạn thẳng nào? Kể tên.(5đ)
Đáp án:
a
B
A
D
C
Câu 1: Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B
Câu 2: Có 6 đoạn thẳng là AD, BD, CD, AB, AC, BC.
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: (25 phút)Đo đoạn thẳng
*Mục tiêu:
- KT: HS biết mỗi đoạn thẳng có một độ dài là một số dương
- KN: HS thực hiện được: dùng thước đo chính xác độ dài đoạn thẳng.
GV: Dụng cụ đo đoạn thẳng là gì?
HS: Dụng cụ đo đoạn thẳng là thước thẳng có chia khoảng.
GV giới thiệu một vài loại thước.
GV: Nêu cách đo
+ Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A; B sao cho vạch số 0 trùng với điểm A.
+ Điểm B trùng với một vạch nào đó trên thước, chẳng hạn vạch 46 mm, ta nói:
Độ dài AB (hoặc độ dài BA) bằng 46 mm, Kí hiệu AB = 46 mm (BA = 46 mm). 
Khi nói một đoạn thẳng thì tương ứng với nó sẽ có mấy độ dài? Độ dài đó là gì?
GV nhấn mạnh: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn 0.
HS: Phát biểu
GV : Khi 2 điểm A và B trùng nhau thì khoảng cách là bao nhiêu ?
HS : khoảng cách AB = 0
GV:Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng khác nhau như thế nào?
HS: Đoạn thẳng là hình còn độ dài đoạn thẳng là một số.
 GV : Cho cho bài tập áp dụng 
Chiếu lên màn hình 4 đoạn thẳng và 4 cách đo. Hỏi cách đo nào đúng ?
HS : Quan sát hình và trả lời câu hỏi
GV : nhận xét và chốt lại
Hoạt động 2: (10 phút) So sánh hai đoạn thẳng
*Mục tiêu:
- KT: HS biết so sánh hai đoạn thẳng
- KT: HS thực hiện được: đo độ dài và so sánh hai đoạn thẳng
GV: Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh hai độ dài của chúng
GV: Có nhận xét gì về độ dài đoạn thẳng AB và độ dài đoạn thẳng CD ?
HS: hai đoạn thẳng AB và CD có cùng số đo
GV: AB = CD
GV: Có nhận xét gì về độ dài đoạn thẳng AB và độ dài đoạn thẳng EG ?
HS:Đoạn thẳng EG dài hơn (lớn hơn) đoạn thẳng AB hay ta còn nói đoạn thẳng AB bé hơn (nhỏ hơn) đoạn thẳng EG.
GV: kí hiệu EG > AB hoặc AB < EG 
GV: Cho HS hoạt động nhóm thực hiện ?1
HS: Hoạt động nhóm 2 phút sau đó GV gọi 1 nhóm trình bày kết quả để cả lớp cùng nhận xét, sửa sai.
GV: Chốt kết quả.
GV: cho HS bài tập áp dụng
 Cho biết AB = 2dm, CD = 10cm. 
Bạn Lan đã so sánh hai đoạn thẳng như sau : 
 Ta có: AB = 2dm, CD = 10cm 
	nên AB < CD. 
Theo em bạn Lan làm như thế đúng hay sai?
HS: bạn Lan làm sai vì độ dài hai đoạn thẳng không cùng số đo
AB = 2dm = 20cm, CD = 10cm
Nên AB > CD
GV nhận xét và chốt: Muốn so sánh hai đoạn thẳng thì độ dài của chúng phải có cùng số đo
HS: Trả lời miệng ?2
 SGK nhận dạng một số dạng thước.
HS: Thực hiện ?3
Kiểm tra xem 1 inch bằng bao nhiêu mm.
GV: Ngoài đơn vị mm, cm, inch để đo các khảng cách ngắn, người ta còn dùng đơn vị km, hải lí để đo các khoảng cách xa hơn.
GV: Yêu cầu hs ngồi tại chỗ làm bài 42tr119SGK
-HS thực hiện và trả lời AB =CD
- GV: nhận xét
1/ Đo đoạn thẳng:
a/ Dụng cụ:
Dùng thước thẳng có chia khoảng để đo độ dài đoạn thẳng
b/ Đo độ dài đoạn thẳng:
Cách đo: (SGK)
A
Ÿ
Ÿ
B
Kí hiệu: AB = 46mm
c/ Nhận xét: 
Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn 0.
BT áp dụng (Nhận xét cách đo độ dài đoạn thẳng)
2/ So sánh hai đọan thẳng:
Cách so sánh: Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh hai độ dài của chúng.
Ví dụ:
Ÿ
Ÿ
Ÿ
Ÿ
Ÿ
Ÿ
A
B
D
C
E
G
AB = 3cm, CD = 3cm, EG = 4cm
Ta có: 
AB = CD
EF> CD hay AB< EF
?1
AB = 28mm, CD = 40mm, 
EF = 16mm, GH = 16mm, IK = 28mm
EF < CD
*Chú ý: muốn so sánh hai đoạn thẳng thì độ dài của chúng phải có cùng số đo
?2
 a) Thước cuộn b) Thước gấp
Thức dây
?3
 1 inch = 2,54 cm = 25,4 mm
Bài tập 42tr119SGK
AB = CD = 2,8cm
 4.4. Tổng kết: (5p) 
 Câu 1: Độ dài đoạn thẳng là gì?
 Đáp: Độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn 0.
Câu 2: Cho MN = 5cm, PQ = 4cm, RS = 5cm. Hãy so sánh các đoạn thẳng trên?
 Đáp: MN = RS < PQ
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
Nắm vững nhận xét về độ dài đoạn thẳng, cách đo đoạn thẳng, cách so sánh hai đoạn thẳng.
Về nhà làm bài tập 43, 44 SGK.
Đ/v bài học ở tiết tới:
Chuẩn bị bài mới: Khi nào AM + MB = AB?
Ôn lại cách tìm số hạng chưa biết.
5. PHỤ LỤC: SGK + SGV + SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET8.doc