Giáo án Hình học lớp 6 - Tuần 13, 14

I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm.

- Trên tia Ox , nếu OM = a; ON = b và a < b="" thì="" m="" nằm="" giữa="" o="" và="" n="">

2/Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa để đo, vẽ đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận đơn giản.

3/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

4/ Định hướng phát triển năng lực: Tính toán, giao tiếp.

 II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng.

 2. Học sinh: Thước thẳng, bút màu.

 

doc 9 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học lớp 6 - Tuần 13, 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn:14 /11/2014
Ngày dạy:22 /11/2014
 Tiết 13. ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm.
- Trên tia Ox , nếu OM = a; ON = b và a < b thì M nằm giữa O và N 
2/Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa để đo, vẽ đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận đơn giản.
3/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
4/ Định hướng phát triển năng lực: Tính toán, giao tiếp.
 II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng.
	2. Học sinh: Thước thẳng, bút màu.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: 
2/ Kiểm tra (kết hợp trong giờ)
 3/ Bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung ghi bảng
? Cho biết khi đặt tên một đường thẳng có mấy cách, chỉ rõ từng cách, vẽ hình minh hoạ.
Ba HS lần lượt trả lời, thực hiện trên bảng ( cả lớp làm vào vở ).
GV: Khi nào nói ba điểm A ; B; C thẳng hàng?
HS2 - Vẽ ba điểm A; B ; C thẳng hàng.
- Trong ba điểm đó, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? hãy viết đẳng thức tương ứng .
GV: Cho hai điểm M; N
- Vẽ đường thẳng aa’ đi qua hai điểm đó .
- Vẽ đường thẳng xy cắt đường thẳng aa’ tại trung điểm I của đoạn thẳng MN. Trên hình có những đoạn thẳng nào? Kể một số tia trên hình, một số tia đối nhau?
Câu hỏi bổ sung : Nếu đoạn MN = 5cm thì trung điểm I cách M , cách N bao nhiêu cm ?
Bài tập: Điền vào ô trống trong các phát biểu sau để được câu đúng :
a, Trong ba điểm thẳng hàng  nằm giữa hai điểm còn lại .
b, Có một và chỉ một đường thẳng đi qua 
c, Mỗi điểm trên một đường thẳng là  của hai tia đối nhau .
d , Nếu  thì AM + MB = AB 
e, Nếu MA = MB = AB/2 thì 
5 HS lần lượt điền vào 5 phần
+Lớp nhận xét bổ sung
1/Ôn lí thuyết
 Khi đặt tên đường thẳng có ba cách .
 C1: Dùng một chữ cái in thường
 C2: Dùng hai chữ cái in thường.
 C3: Dùng hai chữ cái in hoa.
- Ba điểm A ; B ; C thẳng hàng khi ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng .
- Điểm B nằm giữa hai điểm A và C :
 AB + BC = AC 
Trên hình có:
- Những đoạn
 thẳng MI; IN; MN .
- Những tia Ma; 
IM ( hay Ia) 
Na’ ; Ia’ (hay IN)
Cặp tia đối nhau: Ia và Ia’ 
 Ix và Iy
Có một và chỉ một điểm
Hai điểm phân biệt
Gốc chung 
M nằm giữa A,B
M là trung điểm của AB
Bài 7 SGK 
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán. 
GV: Hướng dẫn HS vẽ hình lên bảng.
GV: Bài toán cho biết gì?
Độ dài AM là bao nhiêu?
Vậy ta vẽ đoạn thẳng AM khi đã biết điều gì?
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
Bài tập 8 SGK 
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán. 
GV: Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài của đọan thẳng?
GV: Hướng dẫn HS vẽ hình lên bảng.
GV: Em hãy so sánh OA và OC?
 OB và OD?
GV: Điểm O có quan hệ gì với các đoạn thẳng trên?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
HS: nhận xét và bổ sung thêm.
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
2/ Bài tập
Bài tập 7 SGK 
A
M
B
- M là trung điểm của đoạn thẳng AB
Nên AM = MB =
Trên tia AB vẽ M sao cho AM = 3,5 cm
Bài tập 8 SGK 
O là trung điểm của hai đoạn thẳng AC và OD= 2.OB=2.2=4cm
4/ Củng cố
GV hệ thống lại các dạng toán thường gặp và hướng dẫn HS giải các dạng toán đó.
5/ Hướng dẫn về nhà
	 - Về nhà hiểu, thuộc, nắm vững lý thuyết trong chương.
	 - Tập vẽ hình, ký hiệu hình cho đúng.
	- Làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT: 63,64,65
Kiểm tra ngày: 15/11/2014
TUẦN 14
Ngày soạn:18/11/2014
Ngày dạy:29 /11/2014
 Tiết 14. ÔN TẬP CHƯƠNG I
( dạy giãn chương trình) 
I. MỤC TIÊU
 1/ Kiến thức: Hệ thống kiến thức đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng. 
 2/Kĩ năng: Bước đầu tập suy luận đơn giản, rèn tính cẩn thận chính xác khi vẽ hình.
3/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
4/ Định hướng phát triển năng lực: Tính toán, giao tiếp.
 II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng.
	2. Học sinh: Thước thẳng, bút màu.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: 
2/ Kiểm tra (kết hợp trong giờ)
 HS1: Khi biết khi đặt tên một đoạn thẳng có mấy cách? 
- Chỉ rõ từng cách? Vẽ hình mịnh hoạ?
HS2: Khi nào nói 3 điểm A; B ; C thẳng hàng?
- Vẽ 3 điểm A; B; C thẳng hàng? Trong 3 điểm đó điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Hãy viết đẳng thức tương ứng?
3/ Bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* GV: Cho HS làm bài 60 ( SGK)
- Yêu cầu HS đọc đề bài ?
- Yêu cầu tóm tắt bài toán ?
HS: tóm tắt
- GV: yêu cầu 1 HS vẽ hình ?
 HS vẽ hình ?
-GV: Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không ?
-GV : So sánh OA và AB ?
-HS: Trả lời 
-GV: Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không ? Vì sao ?
-HS: Điểm A nằm giữa O và B 
=> OA + AB = OB
-GV: Đề bài cho biết gì?
-GV: Có những dấu hiệu nào nhận biết 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại ?
-GV:Ta đã biết AM = 3 cm. Vậy muốn so sánh AM và MB ta làm như thế nào ?
HS: Cần tính MB 
-GV: Tính MB dựa vào đâu ?
-HS: Vì M nằm giữa hai điểm A và B ta có: AM + MB = AB
GV: M là trung điểm của đoạn thẳng phải thoả mãn những điều kiện nào ?
-GV: Vậy M có là trung điểm của AB không ?
* Chốt: Trung điểm của đoạn thẳng phải thoả mãn cả hai trường hợp ( nằm giữa và cách đều )
* Mỗi hình trong bảng sau cho biết kiến thức nào?
HS trả lời
Bài 60 ( SGK - Tr 125 )
Tóm tắt:* Cho:
 Tia Ox; ABOx; OA = 2 cm; OB = 4 cm.
*Tìm: 
a. Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
b. So sánh OA và OB?
c. Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
 Giải 
a. Điểm A nằm giữa hai điểm O và B.
 ( vì OA < OB )
b. Theo câu a. 
- Điểm A nằm giữa O và B 
=> OA + AB = OB
 2 + AB = 4
 AB = 4 - 2 = 2 (cm)
=> OA = AB ( = 2 cm )
c. Theo câu A và B ta có: A là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Câu 6: Cho AB = 6 cm
M thuộc tia AB; AM = 3cm
a. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B vì
AM < AB ( 3 < 6)
b. Vì M nằm giữa hai điểm A và B ta có:
AM + MB = AB
 3 + MB = 6 
 => MB = 3 cm
Vậy: AM = MB
c. Theo câu a. M nằm giữa A và B. ( 1 )
 Theo câu b. M cách đều A và B. ( 2 )
Từ ( 1 ) và ( 2 )M là trung điểm của AB
AB = m, AC = n
n > m
 4/ Củng cố
GV hệ thống lại các dạng toán thường gặp 
5/ Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập các định nghĩa: Đoạn thẳng, đường thẳng, trung điểm.
- Các tính chất.
- Ôn cách vẽ các hình và ký hiệu ( xem lại các bài tập đã chữa )
Bài tập: Cho đoạn thẳng AB dài 6 cm, trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3 cm.
Điểm M có nằm giữa 2 điểm A và B không? Vì sao?
So sánh AM và MB.
M có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?
Gọi N là trung điểm của đoạn AM hỏi trung điểm P của đoạn NB cách B bao nhiêu cm? 
Kiểm tra ngày: 22/11/2014
TUẦN 15
Ngày soạn:25/11/2014
Ngày dạy:6 /12/2014
Tiết 15. KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
 1/ Kiến thức: Kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức đó học trong chương I 
 2/Kĩ năng: Xác định điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng, tia, độ dài đoạn thẳng, trung điểm đoạn thẳng. 
- Áp dụng các kiến thức về điểm nằm giữa để tính độ dài đoạn thẳng, vận dụng định nghĩa trung điểm đoạn thẳng để chứng tỏ một điểm là trung điểm của đoạn thẳng.
3/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
4/ Định hướng phát triển năng lực: Tính toán, tư duy lôgic.
II. CHUẨN BỊ
 - Gv: Chuẩn bị đề kiểm tra pho to
 - Hs: Chuẩn bị giấy 
III. MA TRẬN
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1) Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng.
Nhận biết tia, 
2 tia: đối nhau, 
trùng nhau.
Hiểu được k/n đoạn thẳng, gọi tên chúng.
Tính được số đoạn thẳng đi qua các điểm không thẳng hàng
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ %
1(C1)
 2
20
1(C2)
 2
20
1(C4)
 2
20
3
6
60%
2) Độ dài đoạn thẳng. Cộng hai đoạn thẳng.
Tính độ dài đoạn thẳng thứ ba khi biết độ dài hai đoạn thẳng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1(C3-a-b)
 3
30
2/3
3
30%
3) Trung điểm của đoạn thẳng.
Biết sử dụng kiến thức về trung điểm 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1(C3c)
 1
10
1/3
1
10%
TS câu:
TS điểm:
Tỉ lệ %
1
2
20%
1
2
20%
1
4
40%
1
2
20%
4
10 
100%
IV. ĐỀ BÀI KIỂM TRA
ĐỀ 1
Câu 1 (2,0 đ) Vẽ đường đường thẳng xy. Trên xy lấy ba điểm M, N, P theo thứ tự đó.
a) Kể tên các tia có trên hình vẽ (Các tia trùng nhau chỉ kể một lần)
b) Hai tia My và Ny có phải là hai tia trùng nhau không? Vì sao?
c) Kể tên hai tia đối nhau gốc N.
Câu 2 (2,0 điểm) Trên đường thẳng a lấy ba điểm D, E, F. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả. Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy.
Câu 3 (4,0 điểm) Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 3,5cm, OB = 7cm.
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không.
b) So sánh OA và AB.
 c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
Câu 4 (2,0 điểm) Cho 10 điểm. Nối từng cặp hai điểm trong 10 điểm đó thành các đoạn thẳng. Tính số đoạn thẳng nếu có trong các điểm đã cho, biết trong đó không có ba điểm nào thẳng.
Đề 2
Câu 1 (2,0 đ) Vẽ đường đường thẳng xy. Trên xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự đó.
a) Kể tên các tia có trên hình vẽ (Các tia trùng nhau chỉ kể một lần)
b) Hai tia Ay và By có phải là hai tia trùng nhau không? Vì sao?
c) Kể tên hai tia đối nhau gốc B.
Câu 2 (2,0 điểm) Trên đường thẳng a lấy ba điểm M, N, P. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả. Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy.
Câu 3 (4,0 điểm) Trên tia Ox, vẽ hai điểm C, D sao cho OC = 4,5cm, OD = 9cm.
a) Điểm C có nằm giữa hai điểm O và D không.
b) So sánh OC và CD.
c) Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng OD không? Vì sao?
Câu 4(2,0 điểm) Cho 12 điểm. Nối từng cặp hai điểm trong 12 điểm đó thành các đoạn thẳng. Tính số đoạn thẳng nếu có trong các điểm đã cho, biết trong đó không có ba điểm nào thẳng.
V. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM 
Câu
Đáp án đề 1
Điểm
1
a
Trên hình gồm có 6 tia : Mx, My, Nx, Ny, Px, Py
0,5
0,5
b
My và Ny không phải là hai tia trùng nhau vì không chung gốc.
0,5
c
Hai tia đối nhau gốc N là Nx và By
0,5
2
a
D
F
E
Trên hình vẽ gồm có 3 đoạn thẳng là : DE ; DF ; EF
0,5
1,5
3
a
O
A
B
x
Do điểm A và B nằm trên tia Ox mà OA < OB ( 3,5 < 7)
Suy ra điểm A nằm giữa hai điểm O và B (1)
0,5
0,5
0,5
b
Vì điểm A nằm giữa hai điểm O và B, nên ta có: OA + AB = OB
Suy ra: AB = OB – OA = 7 – 3,5 = 3,5(cm)
Vậy: OA = AB ( = 3,5cm) (2)
0,5
0,5
0,5
c
Từ (1) và (2) ta có điểm A nằm giữa hai điểm O và B và cách đều hai điểm O và B 
Nên A là trung điểm của đoạn thẳng OB
0,5
0,5
4 
Chọn một điểm, qua điểm đó và từng điểm trong 9 điểm còn lại ta vẽ được 9 đoạn thẳng. 
Làm như vậy với 10 điểm ta được 9.10 đoạn thẳng. 
Nhưng mỗi đoạn thẳng được tính hai lần, do đó tất cả chỉ có: 
 (9.10):2=45 (đoạn thẳng)
0,5
0,5
0,5
0,5
Đáp án đề 2
1
a
Trên hình gồm có 6 tia : Ax, Ay, Bx, By, Cx, Cy
0,5
0,5
b
Ay và By không phải là hai tia trùng nhau vì không chung gốc.
0,5
c
Hai tia đối nhau gốc B là Bx và By
0,5
2
a
M
P
N
Trên hình vẽ gồm có 3 đoạn thẳng là : MN ; NP ; MP
0,5
1,5
3
a
O
C
D
x
Do điểm C và D nằm trên tia Ox mà OC < OD ( 4,5 < 9)
Suy ra điểm C nằm giữa hai điểm O và D (1)
0,5
0,5
0,5
b
Vì điểm C nằm giữa hai điểm O và D, nên ta có: OC + CD = OD
Suy ra: CD= OD – OC = 9 – 4,5 = 4,5(cm)
Vậy: OC = CD ( = 4,5cm) (2)
0,5
0,5
0,5
c
Từ (1) và (2) ta có điểm C nằm giữa hai điểm O và D và cách đều hai điểm O và D 
Nên A là trung điểm của đoạn thẳng OD
0,5
0,5
4
Chọn một điểm, qua điểm đó và từng điểm trong 11 điểm còn lại ta vẽ được 11 đoạn thẳng. 
Làm như vậy với 12 điểm ta được 12.11 đoạn thẳng. 
Nhưng mỗi đoạn thẳng được tính hai lần, do đó tất cả chỉ có:
 (12.11):2 = 66 (đoạn thẳng) 
0,5
0,5
0,5
0,5
- Mọi cách giải khác đúng vẫn được điểm tối đa của câu đó
VI. KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA
 SL
Lớp
điểm <5
điểm <6,5
điểm <8
điểm 
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6A
6B
TUẦN 20
Ngày soạn:25/11/2014
Ngày dạy:6 /12/2014
Tiết 15. TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I (Phần hình học)
 A. MỤC TIÊU
	- Giúp HS nhận biết và sửa chữa những sai lầm thường mắc phải.
	- Hệ thống lại những kiến thức chưa nắm vững.
	- Thông báo kết quả HKI để HS có kế hoạch học tốt hơn ở HKII.
B. CHUẨN BỊ
	1.Giáo viên: SGK, số ghi điểm của HS, bài thi HKI của HS, đáp án.
	2.Học sinh: SGK, vở ghi, thước thẳng.
 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: 
II/ Kiểm tra
III/ Bài mới
1/ Trả bài kiểm tra HKI cho HS
GV phát bài kiểm tra cho lớp và yêu cầu HS xem lại những chỗ sai trong bài thi.
2/ GV nhận xét về bài kiểm tra HKI của HS
á Ưu điểm:
Một số HS có ôn tập tốt, nắm chắc kiến thức đã học và trình bày bài thi rất tốt.
Nắm vững phần vẽ hình
Áp dụng tốt cách tính độ dài đoạn thẳng
Một số HS có tiến bộ, làm bài thi cẩn thận.
á Khuyết điểm:
Vẽ hình sai, chưa hiểu rõ về tia
Chưa nắm vững cách lí luận điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Nhiều HS chưa nắm được yêu cầu đề bài.
Một số em còn nhầm lẫn giữa điểm nằm giữa và trung điểm, dẫn đến kết quả sai.
3/ GV sửa bài kiểm tra cho HS
GV sửa bài theo đáp án và nêu cụ thể tên của HS thường mắc sai lầm.
Mỗi bài thi GV đã nêu cụ thể những điều cần khắc phục của mỗi HS, GV yêu cầu HS xem lại và nêu ý kiến.Từ đó rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra ở HKII và bài thi HKII.
Đối với HS làm quá kém ( dưới 3đ ). GV nhắc nhở ôn tập lại các kiến thức bị hổng để HKII có cơ sở học tốt hơn.
GV yêu cầu HS đối chiếu bài làm của mình và lời giải để nhận thấy sai lầm thường mắc phải và cộng điểm kiểm tra lại.
	IV/ Hướng dẫn về nhà
HS hệ thống lại các kiến thức đã học trong HKI.
Chuẩn bị bài mới “Nữa mặt phẳng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 13-14-HÌNH 6.doc