Giáo án Hình học lớp 6 - Tuần 9, 10

I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: HS biết trung điểm của đoạn thẳng là gì .

2/Kĩ năng:HS biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng, biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng. tìm trung điểm của đoạn thẳng

3/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

4/ Định hướng phát triển năng lực: Tính toán, giao tiếp.

 II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng,thước chữ A

 2. Học sinh: Thước thẳng, bút màu.

 

doc 7 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học lớp 6 - Tuần 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Ngày soạn:15/10/2014
Ngày dạy:25/10/2014
 Tiết 9 : §8 KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
 I. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: HS biết trung điểm của đoạn thẳng là gì .
2/Kĩ năng:HS biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng, biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng. tìm trung điểm của đoạn thẳng
3/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
4/ Định hướng phát triển năng lực: Tính toán, giao tiếp.
 II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng,thước chữ A
	2. Học sinh: Thước thẳng, bút màu.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: 
2/ Kiểm tra
HS lên bảng thực hiện:
vẽ1đoạn thẳng AB= 20 cm, Vẽ đoạn AM=10cm
- đo độ dài đoạn thẳng MB đó.
- Viết kết quả đo bằng ngôn ngữ thông thường và bằng ký hiệu. 
* GV yêu cầu một HS nêu cách đo. 
3/ Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Ghi bảng
* GV đưa yêu cầu kiểm tra.
1) Vẽ ba điểm A; B; C với B nằm giữa A;C. Giải thích cách vẽ?
2) Trên hình có những đoạn thẳng nào? Kể tên?
3) Đo các đoạn thẳng trên hình vẽ?
4) So sánh độ dài. 
AB = BC với AC? Rút ra nhận xét?
* GV đưa một thước thẳng có biểu diễn độ dài. Trên thước có hai điểm A; B cố định, và một điểm C nằm giữa A; B ( C có thể di động đưởc các vị trí). GV nên đưa hai vị trí của C, yêu cầu HS đọc trên thước các độ dài.
AC =  CB = 
AB =  AC + CB = ?
- GV nêu câu hỏi khắc sâu kiến thức: cho điểm K nằm giữa hai điểm M; N thì ta có đẳng thức nào?
- GV nêu yêu cầu:
1) Vẽ ba điểm thẳng hàng A; M; B biết M không nằm giữa A và B. Đo AM; MB; AB?
- HS trả lời. 
2) So sánh AM + MB với AB.
Nêu nhận xét?
* Kiểm tra bài làm của HS nhận xét (đối với cả hai trường hợp về v ị trí của điểm M).
- Kết hợp hai nhận xét trên ta có: 
Điểm M nằm giữa hai điểm A và B
Û AM + MB = AB
* GV củng cố nhận xét bằng ví dụ trong SGK/120.
* GV đưa bài giải mẫu (bài 47) lên bảng phụ
HS làm bài tập 47 trang 121 ra nháp, chữa xong ghi lại vào vở.
GV nêu câu hỏi:
1) Cho ba điểm thẳng hàng, ta chỉ cần đo mấy đoạn thẳng mà biết được độ dài của ba đoạn thẳng?
2) Biết AN + NB = AB, kết luận gì về vị trí của N đối với A; B?
- HS: N nằm giữa A v à B.
* GV hỏi: Để đo độ dài của một thẳng hoặc khoảng cách giữa hai đoạn thẳng ta thường dùng những dụng cụ gì? 
2/ Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.
GV: Với nhận biết qua thực tế cùng với việc nghiên cứu SGK yêu cầu học sinh chỉ ra những dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm (Hai điểm gần có khoảng cách nhỏ hơn độ dài của thước, hai điểm có khoảng cách lớn hơn độ dài của thước)
GV : Để đo độ dài lớp học hay kích thước sân trường em làm như thế nào? có thể dùng dụng cụ gì để đo?
HS : Đặt thước đo liên tiếp rồi cộng các độ dài lại.
1/ Khi nào thì tổng độ dài đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB? 
AC = 
CB = 
AB =
Þ AC + CB = AB
*Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì :
 AM + MB = AB.
 Bài tập: 
1) AM=.; MB= .; AB=..
2) MK + KN = MN
*Nhận xét :Điểm M nằm giữa hai điểm A và B AM + MB = AB
*Nhận xét: Nếu điểm M không nằm giữa hai điểm A và B thì :
AM + MB ¹ AB.
Bài 47: Vì M nằm giữa E và F nên ta có: EM + MF = EF
Hay: 4 + MF= 8 
=> MF = 8– 4= 4cm
 Vậy EM = MF
1) Ta chỉ cần đo hai đoạn thẳng thì biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng.
2) N nằm giữa A và B.
2/ Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.
* Thước thẳng, thước cuộn, thước chữ A.
4/ Củng cố
? Hãy nêu ra điều kiện nhận biết một điểm có nằm giữa hai điểm khác hay không?
* Bài tập: Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại trong 3 điểm A; B;C
a) Biết độ dài AB = 4cm
 AC = 5cm; BC = 1cm?
b) Biết AB = 1,8cm; AC = 5,2cm;
 BC = 4cm?
Yêu cầu HS: nhắc lại nhận xét vừa học
 EF = 8cm
a) AB + BC = AC (vì 4+1 = 5)
Þ AB nằm giữa A và C
b) AB+AC¹BC (vì 1,8+5,2 ¹ 4)
 AB+AC¹AC (vì 1,8+4 ¹5,2)
 AC+BC¹AB (vì 5,2+4 ¹1,8)
Þ Không điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại trong 3 điểm A,B,C 
5/ Hướng dẫn về nhà
	 + Học kỹ phần SGK.
 + Làm BT 48-49-50 (Tr115) SBT
 + Làm BT từ 44 đến bài 47 trong SBT (Tr 102) 
Khi nào thì
 AM + MB = AB ?
Khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B
 thì AM + MB = AB
Khi AM + MB =AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B 
Kiểm tra ngày 18/10/2014
TUẦN 10
Ngày soạn:25/10/2014
Ngày dạy:1/10/2014
 Tiết 10 : LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: Khắc sâu kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì
 AM + MB = AB qua một số bài tập.
2/Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
- Bước đầu tập suy luận và rèn kĩ năng tính toán.
3/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
4/ Định hướng phát triển năng lực: Tính toán, quản lí.
 II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng.
	2. Học sinh: Thước thẳng.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: 
2/ Kiểm tra 15 phút
Đề bài 1
Đáp án - biểu điểm 
Câu 1. Cho ba điểm A, M, N thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu : AN + NM = AM
Câu 2. Cho tia CD, trên CD lấy điểm I sao cho CD = 4cm, CI = 2 cm. So sánh CI và ID.
Đề bài 2
Câu 1. Cho ba điểm K, M, N thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu : KN+NM=KM
Câu 2. Cho tia CD, trên CD lấy điểm T sao cho CD = 6cm, CT = 3 cm. So sánh CT và TD
Câu 1. Ba điểm A, M, N thẳng hàng. 
Nếu AN+NM=AM thì điểm N nằm giữa hai điểm A và M. ( 3 đ)
Câu 2. (1 đ)
- Điểm I là một điểm nằm trên tia CD, nên I nằm giữa C và D ta có: ( 2 đ) 
	 CI + ID = CD 
 Hay 2 +ID = 4 ( 1 đ) 
 ID = 4-2=2(cm) ( 1 đ) 
Vậy CI = ID (2 đ)
Biểu điểm đề 2
Câu 1. Ba điểm K, M, N thẳng hàng. 
Nếu KN+NM=KM thì điểm N nằm giữa hai điểm Kvà M. ( 3 đ)
Câu 2.( 1 đ) 
- Điểm T là một điểm nằm trên tia CD, nên T nằm giữa C và D ta có: ( 2 đ) 
	 CT + TD = CD 
 Hay 3 +TD = 6 ( 1 đ) 
 TD = 6-2=2(cm) ( 1 đ) 
 Vậy CT= TD (2 đ)
3/ Bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung ghi bảng
 Yêu cầu học sinh làm bài 49
GV: Gọi M và N là hai điểm nằm giữa hai mút đoạn thẳng AB. Biết rằng AN = BM So sánh AM và BN. Xét cả hai trường hợp?
- GV: Đầu bài cho biết gì? yêu cầu tìm gì?
GV: Gọi học sinh lên bảng làm đối với hình a.
GV:Gọi hs nhận xét bổ sung
GV: Hình b yêu cầu hs về nhà làm .
- GV: Yêu cầu học sinh làm bài 47(SBT)
Cho 3 điểm A,B,C thẳng hàng. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu:
a/ AC + CB = AB
b/ AB + BC = AC
c/ BA + AC = BC
HS: Trả lời
GV:Gọi hs nhận xét bổ sung
GV: Yêu cầu học sinh làm bài 48(SBT)
Cho 3 điểm A, B, M biết AM = 3,7cm; 
MB = 2,3cm; AB = 5cm
Chứng tỏ rằng :
a/ Trong 3 điểm A, B, M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
b/ A, B, M không thẳng hàng.
GV: Gọi học sinh lên bảng làm.
GV:Gọi hs nhận xét bổ sung
GV: Gọi học sinh lên bảng làm câu b.
GV: Gọi hs nhận xét bổ sung
GV: Yêu cầu học sinh làm bài 52(SGK)
GV: Quan sát và cho biết đường đi từ A 
đến B theo đường nào ngắn nhất ?.Tại sao?
HS: Trả lời
Bài 49( SGK – 121)
 Hình a. Gọi M và N là hai điểm nằm giữa hai mút đoạn thẳng AB.
* Điểm M nằm giữa A và B ta có: 
 AM + MB = AB ( theo nhận xét)
 => AM = AB – BM(1)
* Điểm N nằm giữa A và B ta có: 
 AN + NB = AB ( theo nhận xét)
 => BN = AB – AN ( 2)
 Mà AN = BM (3)
Từ (1); (2); (3) ta có AM = BN
Bài 47(SBT)
a/ Điểm C nằm giữa 2 điểm A; B
b/ Điểm B nằm giữa 2 điểm A; C
c/ Điểm A nằm giữa 2 điểm B;C
Bài 48(SBT)
* Ta có AM + MB = 3,7 + 2,3= 6( cm)
 Mà AB=5cm
 => AM + MB AB
 Vậy điểm M không nằm giữa Avà B
* Ta có BM + AB = 2,3 + 5= 7,3(cm)
 Mà AM = 3,7cm
 => BM + AB AM
Vậy điểm B không nằm giữa M và A 
* Ta có AM + AB = 3,7 + 5 = 8,7(cm)
 Mà MB = 2,3cm
 => AM + AB MB
 Vậy điểm A không nằm giữa M và B
b/ Trong 3 điểm A; B; M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
Vậy ba điểm A, M, B không thẳng hàng.
Bài 52(SGK)
Đi theo đoạn thẳng là ngắn nhất.
4/ Củng cố
GV: Điểm M không nằm giữa A; B thì AM+MB¹ AB
Bài 48 SBT
GV cho đại diện một nhóm trình bày bảng
AM+MB=3,7+2,3=6(cm) ¹ 5cm=AB. Vậy M không nằm giữa A,B...........
5/Hướng dẫn về nhà
Học kĩ lý thuyết 
Làm các bài tập 44; 45; 49; 50; 51(SBT)
Hướng dẫn bài 44:
Ta lấy 3 điểm tuỳ ý trên một đường thẳng nào đó, có thể đo AB; AC rồi suy ra BC , hoặc BC, AC rồi suy ra AB, hoặc AB, BC rồi suy ra AC.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 9-10-HÌNH 6.doc