Giáo án Hóa học 10 - Cacbohiđrat

CACBOHIĐRAT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhớ lại khái niệm về cacbohidrat và phân loại cacbohidrat

-Nhớ lại cấu tạo của từng loại cacbohidrat và tính chất, ứng dụng của từng loại cacbohidrat

2. Kĩ năng

- Giải các bài tập về : phản ứng thủy phân, phản ứng tráng gương, phản ứng lên men, tính hệ số trùng hợp của poli saccarit

3. Thái độ

- Phát huy khả năng tư duy của học sinh

- Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn Hóa học

II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. Giáo viên

-Hệ thống lí thuyết và bài tập

2. Học sinh

- SGK và sách bài tập lớp 12, tài liệu tham khảo

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 932Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Cacbohiđrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...............................................
Buổi 2
CACBOHIĐRAT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhớ lại khái niệm về cacbohidrat và phân loại cacbohidrat
-Nhớ lại cấu tạo của từng loại cacbohidrat và tính chất, ứng dụng của từng loại cacbohidrat
2. Kĩ năng
- Giải các bài tập về : phản ứng thủy phân, phản ứng tráng gương, phản ứng lên men, tính hệ số trùng hợp của poli saccarit
3. Thái độ
- Phát huy khả năng tư duy của học sinh
- Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn Hóa học
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. Giáo viên
-Hệ thống lí thuyết và bài tập
2. Học sinh
- SGK và sách bài tập lớp 12, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
2.Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra
3. Nội dung
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT:
Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có CTC : Cn(H2O)m
Cacbohidrat chia làm 3 nhóm chủ yếu : 
+Monosaccarit là nhóm không bị thủy phân . vd: glucozơ , fuctozơ
+Đisaccarit là nhóm mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra 2 phân tử monosaccarit .vd : saccarozơ , mantozơ
+Polisaccarit là nhóm mà khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit . vd : tinh bột , xenlulozơ . 
I. GLUCOZƠ
 1.Lí tính .Trong máu người có nồng độ glucozơ không đổi khoảng 0,1% .
 2.Cấu tạo .Glucozơ có CTPT : C6H12O6 
Glucozơ có CTCT : CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O hoặc CH2OH[CHOH]4CHO .
Glucozơ là hợp chất tạp chức 
Trong thực tế Glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng: dạng a-glucozơ và b- glucozơ
a-glucozơ	 glucozơ	 b-glucozơ
 3. Hóa tính . Glucozơ có tính chất andehit và ancol đa chức ( poliancol ) .
II. FRUCTOZƠ:
- CTCT mạch hở:
 CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO-CH2OH
- Fructozơ là đồng phân của glucozơ, cấu tạo bởi một nhóm cacbonyl ở vị trí C2 (là xeton) và năm nhóm – OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại (là poliancol): CH2OH[CHOH]3COCH2OH.
	Cùng với dạng mạch hở fructozơ có thể tồn tại ở dạng mạch vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh
	a-fructozơ	fructozơ	b-fructozơ
+ Tính chất ancol đa chức ( phản úng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dd xanh lam)
 Fructozơ glucozơ
+ Trong môi trường bazơ fructozơ chuyển thành glucozơà fructozơ bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
III. SACCAROZƠ (đường kính)
 1.CTPT: C12H22O11
 2. Cấu trúc phân tử: Saccarozơ là một đisaccarit, cấu tạo bởi C1 của gốc a - glucozơ nối với C2 của gốc b - fructozơ qua nguyên tử O (C1 – O – C2). Trong phân tử không còn nhóm OH hemiaxetal, nên không có khả năng mở vòng g không có nhóm chức CHO.
 3. Tính chất hóa học. Có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng thủy phân.
IV. MANTOZO
 1. CTPT: C12H22O11
 2. Cấu trúc phân tử: Mantozơ là đồng phân của saccarozơ, cấu tạo bởi C1 của gốc a - glucozơ nối với C4 của gốc a - hoặc b - glucozơ qua nguyên tử O (C1 – O – C4). Đơn vị monosaccarit thứ hai có nhóm OH hemiaxetal tự do, do đó có thể mở vòng tạo thành nhóm anđehit (– CHO). 
 3. Tính chất hóa học: Có tính chất của ancol đa chức, tính chất của andehit và có phản ứng thủy phân. 
V.TINH BỘT
 1. Tính chất vật lí:Là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh
 2. Cấu trúc phân tử:
 Tinh bột thuộc loại polisaccarit, Phân tử tinh bột gồm nhiều mắt xích -glucozơ liên kết với nhau có CTPT : (C6H10O5)n .
Các mắt xích -glucozơ liên kết với nhau tạo hai dạng:
-Dạnh lò xo không phân nhánh (amilozơ).
-Dạng lò xo phân nhánh (amilopectin).
Tinh bột ( trong các hạt ngũ cốc , các loại củ )
Mạch tinh bột không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng
VI. XENLULOZƠ
 1. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên. 
-Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và dung môi hữu cơ, nhưng tan trong nước Svayde (dd thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong amoniac) .
-Bông nõn có gần 98% xenlulozơ 
 2. Cấu trúc phân tử:
- Xenlulozô là một polisaccarit, phân tử gồm nhieàu goác β-glucozô lieân keát vôùi nhau thành mạch kéo dài
- CTPT : (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n
 - Có cấu tạo mạch không phân nhánh .
ï Tóm tắt tính chất hóa học
Cacbohiđrat
Tính chất
Glucozơ
Fructozơ
Saccarozơ
Mantozơ
Tinh bột
Xenlulozơ
T/c của anđehit 
+ [Ag(NH3)2]OH
+ Cu(OH)2/OH-,to
Ag↓
+
-
+
-
Cu2O↓đỏ gạch
+
-
+
-
-
T/c riêng của 
–OH hemiaxetal 
+ CH3OH/HCl
Metyl glucozit
-
-
Metyl glucozit
-
-
T/c của poliancol
+ Cu(OH)2, to thường
dd màu xanh lam
dd màu xanh lam
dd màu xanh lam
dd màu xanh lam
-
-
T/c của ancol
(P/ư este hoá)
+ (CH3CO)2O
+ HNO3/H2SO4
+
+
+
+
+
Xenlulozơ triaxetat
+
+
+
+
+
Xenlulozơ trinitrat
P/ư thuỷ phân
+ H2O/H+
-
-
Glucozơ + Fructozơ
Glucozơ
Glucozơ
Glucozơ
P/ư màu
+ I2
-
-
-
-
màu xanh
đặc trưng
-
(+) có phản ứng, không yêu cầu viết sản phẩm; (-) không có phản ứng.
(*) phản ứng trong môi trường kiềm.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
DẠNG 1: PHẢN ỨNG TRÁNG GƯƠNG CỦA GLUCOZƠ (C6H12O6)
 C6H12O6 à 2Ag
 (glucozơ ) 
	 Nhớ à (= 180, )
Phương pháp: + Phân tích xem đề cho gì và hỏi gì
 + Tính n của chất mà đề cho à Tính số mol của chất đề hỏi à khối lượng của chất đề hỏi
Câu 1. Đun nóng dd chứa 9g glucozơ với AgNO3 đủ pứ trong dd NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được. A. 10,8g B. 20,6	C. 28,6	D. 26,1 
Câu 2. Đun nóng dd chứa 36g glucozơ với ddAgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu đươc tối đa là:
 A. 21,6g	B. 32,4	C. 19,8	D. 43.2 
Câu 3. Đun nóng dd chứa m g glucozơ với ddAgNO3/NH3 thì thu được 32,4 g Ag .giá trị m là:
 	A. 21,6g	B. 108	C. 27	D. Số khác. 
Câu 4. Đun nóng dd chứa m g glucozơ với dd AgNO3/NH3 thì thu được 16,2 Ag giá trị m là (H= 75%):
A. 21,6g	B. 18 g	C. 10,125g	D. số khác
Câu 5.Tính lượng kết tủa bạc hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dd chứa 18g glucozơ.(H=85%)
A. 21,6g	B. 10,8	C. 5,4	D. 2,16
Câu 6. Cho 200ml dd glucozơ pứ hoàn toàn với dd AgNO3 trong NH3 thấy có 10,8g Ag tách ra. Tính nồng độ mol/lít của dd glucozo đã dùng.
A. 0,25M	B. 0,05M	C. 1M	D. số khác
Câu 7. Đun nóng dd chứa 54g glucozơ với lượng dư dd AgNO3 /NH3 thì lượng Ag tối đa thu đựơc là m gam. Hiệu suất pứ đạt 75%. Giá trị m là.
A. 32,4	B. 48,6	C. 64,8	D. 24,3g. 
Câu 8. Cho 10,8 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag thu được là:	A.2,16 gam B.3,24 gam C.12,96 gam D.6,48 gam
Câu 9. Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được 55,2g kết tủa trắng. Tính khối lượng glucozơ đã lên men, biết hiệu suất lên men là 92%. 
 A. 54	B. 58	C. 84	D. 46
Câu 10: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là
A. 11,4 %	B. 14,4 %	C. 13,4 %	D. 12,4 %
DẠNG 2: PHẢN ỨNG LÊN MEN CỦA GLUCOZƠ (C6H12O6) :
 H%
 C6H12O6 à 2C2H5OH + 2CO2
Lưu ý: Bài toán thường gắn với dạng toán dẫn CO2 vào nước vôi trong Ca(OH)2 thu được khối lượng kết tủa CaCO3. Từ đó tính được số mol CO2 dựa vào số mol CaCO3 ()
Phương pháp: + Phân tích xem đề cho gì và hỏi gì
 + Tính n của chất mà đề cho à n của chất đề hỏi à m của chất mà đế bài yêu cầu
Câu 11. Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là:
	A.184 gam B.138 gam C.276 gam D.92 gam 
Câu 12. Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được 55,2g kết tủa trắng. Tính khối lượng glucozơ đã lên men, biết hiệu suất lên men là 92%. 
 A. 54	B. 58	C. 84	D. 46
Câu 14. Cho 360gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được m g kết tuả trắng. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là:
 A. 400	B. 320	C. 200	D.160
Câu 15. Lên men glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dd Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối lượng glucozơ cần dùng là:
	A.33,7 gam	B.56,25 gam	C.20 gam	90 gam
Câu 16. Cho 18 gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khối lượng ancol thu được là bao nhiêu ( H=100%)? 
 A. 9,2 am.	B. 4,6 gam.	C. 120 gam.	D. 180 gam.
DẠNG 3: PHẢN ỨNG THỦY PHÂN SACAROZƠ (C12H22O11)
 C12H22O11(Saccarozơ) C6H12O6 (glucozơ) 2C2H5OH + 2CO2
 342 180
Câu 17. Thủy phân hoàn toàn 1 kg saccarozơ thu được :
A. 1 kg glucozơ và 1 kg fructozơ	B. 2 kg glucozơ
C. 2 kg fructozơ	D. 0,5263 kg glucozơ và 0,5263 fructozơ
Câu 18. Khối lượng saccarozơ cần để pha 500 ml dung dịch 1M là:
A. 85,5g	B. 342g	C. 171g	D. 684g
Câu 19: Muốn có 2610 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là
A. 4595 gam.	B. 4468 gam.	C. 4959 gam.	D. 4995 gam.
DẠNG 4: PHẢN ỨNG THUỶ PHÂN XENLULOZƠ HOẶC TINH BỘT (C6H10O5)n:
 H1% H2%
 (C6H10O5)n nC6H12O6 2nCO2 + 2nC2H5OH
 162n 180n 
Lưu ý: 1) A B ( H là hiệu suất phản ứng)
mA = mB.; mB = mA.
 2) A B C ( H1, H2 là hiệu suất phản ứng)
mA = mc.; mc = mA..
Câu 20. Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:
	A.360 gam B.480 gam C.270 gam D.300 gam TNPT- 2007
Câu 21. CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. muốn có đủ lượng CO2 cho phản ứng quang hợp để tạo ra 500 g tinh bột thì cần một thể tích không khí là:
 a. 1382666,7 lit	B. 1382600,0 lit	c. 1402666,7 lit d. 1492600,0 lit
Câu 22. Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột thì thu được bao nhiêu kg glucozơ? Biết hiệu suất pứ là 70%.
 A. 160,55	B. 150,64	C. 155,54	C.165,65 
Câu 23. Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%.
	A.290 kg	B.295,3 kg	C.300 kg	D.350 kg
Câu 24. Cho m g tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ CO2 sinh ra cho vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư được 750 gam kết tủa. Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là:
A.940 g	B.949,2 g	C.950,5 g	D.1000 g
Câu 25. Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic với hiệu suất của từng giai đoạn là 85%. Khối lượng ancol thu được là: 
 A.398,8kg	B.390 kg	C.389,8kg	D. 400kg
Câu 26. Lượng glucozơ thu được khi thuỷ phân 1kg khoai chứa 20% tinh bột (hiệu suất đạt 81%) là:
 A. 162g	B. 180g	C. 81g	D.90g
DẠNG 5: Xenlulozơ + axitnitrit à xenlulozơ trinitrat 
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 à [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
 162n 3n.63 297n
Câu 28. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73. 	B. 33,00. 	C. 25,46. 	D. 29,70.
Câu 29. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc , nóng . Để có 29,7 g xenlulozơ trinitrat , cần dùng dd chứa m kg axit nitric ( hiệu suất phản ứng là 90%) . Giá trị của m là ?	A/ 30	B/ 21	C/ 42	D/ 10 .
Câu 30. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 63% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 594 g xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 60% là 
A. 324,0 ml B. 657,9 ml C. 1520,0 ml D. 219,3 ml
Câu 31. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 63% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 594 g xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 60% là 
A. 324,0 ml B. 657,9 ml C. 1520,0 ml D. 219,3 ml
Câu 32. Thể tích dung dịch HNO3 63 % (D = 1,52 g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozơ tạo 297 gam xenlulozơ trinitrat là
A. 243,90 ml 	 B. 300,0 ml 	 C. 189,0 ml D. 197,4 ml 
Câu 33. Thể tích dd HNO3 67,5% (d= 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (H=20 %)	A. 70 lít.	B. 49 lít.	C. 81 lít.	D. 55 lít.
DẠNG 6: KHỬ GLUCOZƠ BẰNG HIDRO
C6H1`2O6 + H2 à C6H14O6
(Glucozơ) (sobitol)
Câu 34: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam. 	B. 1,80 gam. 	C. 1,82 gam. 	D. 1,44 gam.
DẠNG 7: XÁC ĐỊNH SỐ MẮC XÍCH( n)
 n =
Câu 35. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 1 750 000 đvC. Số gốc glucozơ C6H10O5 trong phân tử của xenlulozơ là
A.10 802 gốc 	B.1 621 gốc	C. 422 gốc	D. 21 604 gốc
Câu 36. Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là
A. 10000	B. 8000	C. 9000	D. 7000
Câu 37. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4.860.000 (u). Vậy số mắc xích của glucozơ có trong xenlulozơ nếu trên là: 
A.250.000	B.270.000	C.300.000	D.350.000
Câu 38. Biết khối lượng phân tử trung bình của PVC và xenlululozơ lần lượt là 250000 và 1620000. Hệ số polimehoá của chúng lần lượt là:
A. 6200và 4000	B. 4000 và 2000 	C. 400và 10000	D. 4000 và 10000
Câu 39. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 1 750 000 đvC. Số gốc glucozơ C6H10O5 trong phân tử của xenlulozơ là
 A.10 802 gốc B.1 621 gốc C. 422 gốc	D. 21 604 gốc
Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một Cacbohiđrat (cacbohidrat) X thu được 52,8gam CO2 và 19,8 gam H2O. Biết X có phản ứng tráng bạc, X là
A. Glucozơ	B. Fructozơ	C. Saccarozơ	D. Mantozơ
C. TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT
Câu 1: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có
A. nhóm chức axit. 	B. nhóm chức xeton. 	C. nhóm chức ancol. 	D. nhóm chức anđehit.
Câu 2: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. 	B. saccarozơ. 	C. xenlulozơ. 	D. fructozơ.
Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ. C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 4: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH. 	B. CH3COOH. 	C. HCOOH. 	D. CH3CHO.
Câu 5: Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 6: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ ® X ® Y ® CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
	A. CH3CHO và CH3CH2OH.	B. CH3CH2OH và CH3CHO.
	C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.	D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 7: Chất tham gia phản ứng tráng gương là 
A. xenlulozơ. 	B. tinh bột. 	C. fructozơ. 	D. saccarozơ. 
Câu 8: Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là
A. C6H12O6 (glucozơ). B. CH3COOH. 	C. HCHO. 	D. HCOOH.
Câu 9: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic.	B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic.	 D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
Câu 10: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.	B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.	 D. kim loại Na.
Câu 11 Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. saccarozơ. 	B. glucozơ. 	C. fructozơ. 	D. mantozơ.
Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. ancol etylic, anđehit axetic. 	B. glucozơ, ancol etylic.
C. glucozơ, etyl axetat. 	D. glucozơ, anđehit axetic.
Câu 13: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2. 	B. trùng ngưng. 	C. tráng gương. 	D. thủy phân.
Câu 14: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. protit. 	B. saccarozơ. 	C. tinh bột. 	D. xenlulozơ.
Câu 15 Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 16: Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là	 A.3. 	B. 1. 	C. 4. 	D. 2.
Câu 17 Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
A. Cu(OH)2	B. dung dịch brom.	C. [Ag(NH3)2] NO3	D. Na
Câu 18 Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là 
 A. 3	 B. 5	 C. 1	 D. 4
Câu 19: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 20 : Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. ancol etylic.	B. glucozơ và fructozơ.	C. glucozơ.	D. fructozơ.
Câu 21: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n.	B. [C6H8O2(OH)3]n.	C. [C6H7O3(OH)3]n.	D. [C6H5O2(OH)3]n.
Câu 22 : Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.	B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.	D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ
Câu 23: Cho các dd: Glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được cả 4 dd trên A. Nước Br2 	B. Na kim loại	C. Cu(OH)2	D. Dd AgNO3/NH3
Câu 24: Để phân biệt saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?
A. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4
B. Cho tứng chất tác dụng với dd I2
C. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dd iot
D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa
4.Củng cố
- Nhắc lại kiến thức trong buổi dạy
5.Dặn dò
- Ôn tập lại lý thuyết và làm lại bài tập
VI. RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12220893.doc