Giáo án Hóa học 12 - Tuần 2

Tiết 3: BÀI 2. LIPIT

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm và phân loại lipit.

- Khái niệm chất béo, tính chất vật kí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo.

- Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.

2. Kĩ năng

- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo.

- Phân biệt được dầu ăn, mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.

- Biết cách sử dụng và bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.

- Tính khối lượng chất béo trong phản ứng.

3. Thái độ

- Biết quý trọng và sử dụng hợp lí các nguồn chất béo trong tự nhiên.

4. Trọng tâm

- Khái niệm, cấu tạo chất béo.

- Tính chất hoá học cơ bản của chất béo là phản ứng thuỷ phân (tương tự este).

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 863Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2:Từ ngày 28/08 đến ngày 02/09/2017
Ngày soạn : 25/08/2017
Tiết 3: BÀI 2. LIPIT
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm và phân loại lipit.
- Khái niệm chất béo, tính chất vật kí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo.
- Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.
2. Kĩ năng
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo.
- Phân biệt được dầu ăn, mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.
- Biết cách sử dụng và bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.
- Tính khối lượng chất béo trong phản ứng.
3. Thái độ
- Biết quý trọng và sử dụng hợp lí các nguồn chất béo trong tự nhiên.
4. Trọng tâm
- Khái niệm, cấu tạo chất béo.
- Tính chất hoá học cơ bản của chất béo là phản ứng thuỷ phân (tương tự este).
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
3. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ 
2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập, tư liệu về ứng dụng của chất béo trong thực tiễn.
2. Học sinh: Đọc trước ở nhà
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Đàm thoại, hoạt động nhóm
- Kỹ thuật dạy học: KWL, khăn trải bàn 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động 
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
Vắng
1.2. Kiểm tra bài cũ 
?Viết phương trình phản ứng este hoá tạo etyl axetat? Nêu tính chất hoá học của etyl axetat? Viết phương trình minh hoạ?
HS nêu tính chất và viết phương trình thuỷ phân
+ Môi trường axit
+ Môi trường kiềm
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh – Phát triển năng lực
Nội dung
Hoạt động 1. I. KHÁI NIỆM
GV yêu cầu HS đọc SGK về khái niệm và các thông tin cấu tạo của lipit. 
- GV bổ sung thông tin: Cơ thể sinh vật bao gồm ba thành phần cơ bản là protein, gluxit và lipit. Trong đó lipit là nguồn cung cấp năng lượng chính.
- GV giới thiệu sơ lược về sáp, sterit, photpholipit 
- GV dẫn dắt: Trong chương trình chúng ta chỉ nghiên cứu tính chất của chất béo (thành phần chính).
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
 I. KHÁI NIỆM
- KN: Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. 
- Về mặt cấu tạo, phần lớn lipit là các este phức tạp, bao gồm chất béo (còn gọi là triglixerit), sáp, steroit và photpholipit,.....
II. CHẤT BÉO
GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:
NV 1: Tìm hiểu khái niệm, danh pháp của chất béo
NV2: Tìm hiểu TCVL của chất béo
NV3: Tìm hiểu tính chất hóa học của chất béo
NV 4: Tìm hiểu ứng dụng của chất béo
Hoạt động 2: 1. Khái niệm, danh pháp
Nhóm 1
Gv yêu cầu học sinh hoàn thành các phản ứng sau:
+ Glixerol + Axit axetic 
+ Glixerol + Axit panmitic (C15H31COOH)
+ Glixerol + Axit oleic (C17H33COOH)
+ Etylen glicol + Axit panmitic (C15H31COOH)
HS tìm hiểu SGK cho biết:
+ Trong các sản phẩm hữu cơ trên, chất nào là chất béo? Vì sao?
+ Nêu khái niệm chất béo. CTCT chung của chất béo?
+ Gọi tên các chất béo có trong các pứ trên.
 HS thảo luận theo nhóm hoàn thành yêu cầu của GV
Phát triển năng lực giao tiếp,năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
II. CHẤT BÉO
1. Khái niệm
- Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. 
- Mỡ bò, lợn, gà,..... dầu lạc, dầu vừng, dầu cọ, dầu ôliu, ....có thành phần chính là chất béo. 
- Axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh. 
+ Các axit béo thường có trong chất béo: 
axit stearic (CH3[CH2]16COOH),
 axit panmitic (CH3[CH2]14COOH),
 axit oleic 
 (cis-CH3[CH2]7CH= CH[CH2]7COOH)
- Công thức cấu tạo chung của chất béo: 
(trong đó R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau).
 - Tên gọi: (C17H35COO)3C3H5. 
Tristearoyglixerol (tristearin). 
(C17H33COO)3C3H5: trioleoyglixerol (triolein)
(C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin).
Hoạt động 3. 2. Tính chất vật lí
Nhóm 2
HS tìm hiểu SGK và thực tế cuộc sống cho biết:
+ Một số TCVL của este: Trạng thái, tính tan, nhiệt độ sôi, mùi.
+ Một số TCVL của chất béo: Trạng thái, tính tan.
+ Ở điều kiện thường dầu ăn và mỡ động vật có gì khác nhau về TCVL và cấu tạo? 
HS thảo luận theo nhóm hoàn thành yêu cầu của GV 
Phát triển năng lực giao tiếp,năng lực hợp tác
2. Tính chất vật lí
- Dầu thực vật: chất lỏng (trong phân tử có gốc hiđrocacbon không no, thí dụ (C17H33COO)3C3H5)
- Mỡ động vật: chất rắn (trong phân tử có gốc hidrocacbon no, thí dụ (C17H35COO)3C3H5)
- Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Hoạt động 4. 3. Tính chất hoá học
Nhóm 3 :
- Chất béo là trieste. Vậy chất béo sẽ có tính chất hoá học gì?
- Viết phương trình phản ứng thuỷ phân Tristearin trong môi trường axit, môi trường kiềm? 
- Có thể chuyển chất béo lỏng (dầu) thành chất béo rắn (mỡ) được không? 
- Dầu mỡ để lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng gì? Vì sao?
HS thảo luận theo nhóm hoàn thành yêu cầu của GV 
Phát triển năng lực giao tiếp,năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
3. Tính chất hoá học
a. Phản ứng thuỷ phân
b. Phản ứng xà phòng hoá
c. Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng
Sự ôi dầu mỡ (pư tự oxi hoá) 
- Dầu mỡ để lâu thường có mùi khó chịu (hôi, khét, vị đắng) mà ta gọi là hiện tượng mỡ bị ôi. 
Nguyên nhân: liên kết đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hoá chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị thuỷ phân bởi hơi ẩm và vi khuẩn thành các andehit, xeton, axitcacboxylic có mùi khó chịu và gây hại cho người ăn.
Hoạt động 5: 4. Ứng dụng
Nhóm 4: Nêu những ứng dụng của chất béo trong đời sống (dựa vào SGK, tìm hiểu qua internet)
HS thảo luận và tìm thông tin qua internet, kết hợp với thực tiễn
Phát triển năng lực sử dụng CNTT, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
4. Ứng dụng
- Chất béo là thức ăn quan trọng. 
- Trong công nghiệp: điều chế xà phòng và glixerol. 
Ngoài ra, chất béo còn được dùng trong sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp, .... Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.
3. Hoạt động luyện tập
Câu 1. Dầu mỡ động, thực vật để lâu thường có mùi khó chịu, ta gọi đó là hiện tượng
A. mỡ bị ôi. B. thủy phân C. đông tụ D. oxi hóa
Câu 2. Công thức của triolein là: 
A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5	 B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5
C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5 D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5	
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH. B. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức.
C. Etylen glicol là ancol no, đơn chức, mạch hở. D. Thủy phân chất béo thu được glixerol và axit béo.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo. 
	B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
	C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
	D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
Câu 5. Trong cơ thể, lipit bị oxi hóa thành:
A. CO2 và H2O B. axit béo và glixerol C. NH3,CO2 và H2O D. muối của axit béo và glixerol.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Chất béo không tan trong nước
	B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ
	C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
	D. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.
Câu 7. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
	A. C15H31COONa và etanol.	 B. C17H35COOH và glixerol.
	C. C15H31COONa và glixerol.	 D. C17H35COONa và glixerol. 
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
	(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
	(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
	(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
	(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
	Số phát biểu đúng là 
A. 3.	 B. 2.	 C. 4.	D. 1.
Câu 9. Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là 
	A. 4. B. 2. C. 3. 	D. 5.
Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hoá: 
	Triolein X Y Z. Tên của Z là 
 A. axit stearic. B. axit panmitic. C. axit oleic. 	D. axit linoleic
Câu 11 Phát biểu nào sau đây sai ?
	A. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
	B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
	C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
	D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
Câu 12. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là 
	A. 17,80 gam. B. 18,24 gam. C. 16,68 gam. 	 D. 18,38 gam.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là 	
	A. 40,40 B. 31,92	 C. 36,72	D. 35,60
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Câu hỏi: 
1. Dân gian có câu: 	“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
	Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh”
	Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau?
2. Vì sao khi thủy phân hoàn toàn dầu mỡ cần phải đun nóng với kiềm ở nhiệt độ cao, còn ở bộ máy tiêu hóa dầu mỡ thủy phân hoàn toàn ngay ở 370C?
Tiết 4: LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 25/08/2017
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về este – lipit.
2. Kĩ năng
- Viết phương trình phản ứng.
- Giải bài tập về este – lipit 
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ 
2. Năng lực tính toán
3. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: giáo án, bài tập.
2. Học sinh: ôn tập về este
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
 Hoạt động nhóm
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Hoạt động khởi động 
 1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
Vắng
1.2. Kiểm tra bài cũ 
- kết hợp vào bài luyện tập
2. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh – Phát triển năng lực
Nội dung
Yêu cầu HS hoàn thành bài tập theo nhóm: mỗi nhóm làm 1 BT
Bài 1. Ba chất hữu cơ A, B, C mạch hở có cùng CTPT là C2H4O2 và:
- A tác dụng với Na2CO3 giải phóng CO2.
- B tác dụng với Na và có phản ứng tráng Ag
- C có phản ứng với NaOH và không phản ứng với Na.
Xác định CTCT đúng của A, B, C?
Bài 2. Hoàn thành sơ đồ sau:
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm hai este no đơn chức cần 5,68 gam khí O2 và thu được 3,248 lít khí CO2 (đktc). Cho hỗn hợp este trên tác dụng vừa đủ với KOH thì thu được hai rượu là đồng đẳng kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ.
a) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của hai este?
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi este trong hỗn hợp?
Bài 4. Thuỷ phân hoàn toàn 0,15 mol một este A bằng 200ml dung dịch NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14,2 gam chất rắn khan. Nếu đốt cháy 0,1mol A rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) chứa P2O5 và bình (2) chứa dung dịch Ba(OH)2 thấy khối lượng bình (1) tăng 5,4 gam; còn bình (2) thu được 19,7 gam kết tủa, thêm tiếp NaOH dư vào bình lại thu được thêm 19,7 gam kết tủa nữa. Xác định CTCT của A? 
GVHD: thêm tiếp NaOH dư vào bình lại thu được thêm 19,7 gam kết tủa nữa suy ra CO2 tác dụng với Ba(OH)2 tạo hỗn hợp hai muối.
HS thảo luận theo nhóm và lên bảng trình bày 
Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực tính toán
Bài 1. A: CH3COOH
B: CH2(OH)CHO
C: HCOOCH3
Bài 3. Este trên tác dụng với KOH hai rượu là đồng đẳng kế tiếp + muối của một axit hữu cơ.
 Hai este đơn chức, đồng đẳng kế tiếp
CnH2nO2 + O2 nCO2+ nH2O
 0,1775 0,145 (mol)
n = 3,625 
Hai este 
neste = = 0,04 (mol) R = 15 (CH3)
CTCT 
Bài 4. 
mol; = 0,3 mol
Đặt công thức: RCOOR’
RCOOR’+ NaOHRCOONa + R’OH
0,15 0,15 0,15
R = - 67 = 1
A: HCOOCH2CH3
3. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Câu 1. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
 	A. 8,56 gam. 	B. 3,28 gam. 	C. 10,4 gam. 	D. 8,2 gam.
Câu 2. X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C =12, O = 16, Na = 23)
 	A. HCOOCH2CH2CH3. 	B. HCOOCH(CH3)2.
 	C. C2H5COOCH3. 	D. CH3COOC2H5
 Câu 3. Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là 
	A. 50,00%.	B. 62,50%.	C. 40,00%.	D. 31,25%. 
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là 
 	A. 5. B. 4. 	C. 6. 	 	D. 2.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 17,1 gam nước. Mặt khác, thực hiện phản ứng este hóa m gam X với 15,6 gam axit axetic, thu được a gam este. Biết hiệu suất phản ứng este hóa của hai ancol đều bằng 60%. Giá trị của a là
	A. 15,48.	B. 25,79.	C. 24,80.	D. 14,88.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
 	A. 8,88. 	B. 10,56. 	C. 6,66. 	D. 7,20.
Câu 7: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là 
	A. CH3COOH và C2H5OH. 	B. CH3COOH và CH3OH. 
	C. HCOOH và C3H7OH. 	D. HCOOH và CH3OH.
Câu 8: Cho m gam hỗn hợp gồm một axit cacboxilic đơn chức X và một este đơn chức Y tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol Z và 26,8 gam hỗn hợp rắn khan gồm hai chất có số mol bằng nhau. Cho ancol Z tác dụng với Na thoát ra 0,56 lít khí đkc và có 3,4 gam muối tạo thành. Y là:
	A. etyl acrylat. 	B. Metyl propionat 	C.metyl acrylat. 	D. etyl axetat.
Câu 9: Hỗn hợp A gồm 3este đơn chức, tạo thành từ một ancol B với 3 axit hữu cơ trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và 1 axit không no chứa 1 liên kết đôi( mạch phân nhánh). Xà phòng hóa m gam hh A bằng dd NaOH, thu được hỗn hợp muối và p gam ancol B. Cho p gam ancol B vào bình đựng Na dư, sau phản ứng có 2,24 lít khí thoát ra và khối lượng bình đựng Na tăng 6,2 gam. Mặc khác đốt cháy hoàn toàn m gam A thu được 13,44 lít CO2 và 9,9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng mol nhỏ nhất trong hỗn hợp A là: 	
	A.40,82	B. 50,32	C. 41,28	D. 38,46
Kiểm tra, ngày tháng năm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc