Giáo án Hóa học 12 - Tuần 27

Tiết 27. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI, DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI (tiết 1)

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

 1. Kiến thức

Hiểu được :

- Tính chất vật lí chung : ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử được phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit, ion kim loại trong dung dịch muối).

- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hoá các kim loại (các nguyên tử được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.

 2. Kỹ năng

- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hoá - khử dựa vào dãy điện hoá.

- Viết được các PTHH của phản ứng oxi hoá - khử để chứng minh tính chất của kim loại.

- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.

3.Trọng tâm

- Tính chất vật lí chung của kim loại và các phản ứng hoá học đặc trưng của kim loại.

- Dãy điện hoá của kim loại và ý nghĩa của nó.

 4. Tư tưởng: Tích cực, chủ động trong học tập

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 834Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14: Từ ngày 20/11- 25/11/2017
Ngày soạn: 18/11/2016
Tiết 27. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI, DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI (tiết 1)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
 1. Kiến thức
Hiểu được : 
- Tính chất vật lí chung : ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử được phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit, ion kim loại trong dung dịch muối).
- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hoá các kim loại (các nguyên tử được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
 2. Kỹ năng
- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hoá - khử dựa vào dãy điện hoá.
- Viết được các PTHH của phản ứng oxi hoá - khử để chứng minh tính chất của kim loại.
- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
3.Trọng tâm
- Tính chất vật lí chung của kim loại và các phản ứng hoá học đặc trưng của kim loại.
- Dãy điện hoá của kim loại và ý nghĩa của nó.
 4. Tư tưởng: Tích cực, chủ động trong học tập
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ 
2. Năng lực tính toán
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
2. Phát triển phẩm chất
- Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; 
- Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: Máy chiếu hoặc tranh vẽ, các đồ dùng thí nghiệm và hóa chất liên quan
2. Học sinh: Đọc và làm bài trước khi đến lớp
C. PHƯƠNG PHÁP
	Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định tổ chức
Lớp
12A3
12A4
12A7
12A8
12A9
Vắng
 1.2. Kiểm tra bài cũ: 
	Liên kết kim loại là gì ? So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh - PTNL
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:
- GV: yêu cầu HS nêu những tính chất vật lí chung của kim loại (đã học ở năm lớp 9).
HS: Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg), có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
Phát triển năng lực tự học
I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ
1. Tính chất chung: Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg), có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
* Hoạt động 2:
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu 1 tính chất VL chung của kim loại về nguyên nhân gây ra tính chất đó.
- GV: ở nội dung này các em cần GT được tính dẻo và nêu được ứng dụng về tính dẻo của 1 số KL hay dùng
- GV: gọi HS khác nhận xét và bổ sung
HS: Thảo luận theo HD của GV
HS: Thảo luận xong cử đại diện lên bảng trình bày
HS: Nhận xét và ghi TT
Phát triển năng lực tự học hợp tác
2. Giải thích
a) Tính dẻo
Kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách rời nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau.
- GV: dẫn dắt HS giải thích nguyên nhân vì sao ở nhiệt độ cao thì độ dẫn điện của kim loại càng giảm
- GV: Nhận xét và bổ sung
HS: giải thích
HS: Nghe TT
Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
b) Tính dẫn điện
- Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, những electron chuyển động tự do trong kim loại sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.
 - Ở nhiệt độ càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm do ở nhiệt độ cao, các ion dương dao động mạnh cản trở dòng electron chuyển động.
- GV: Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt 
HS: Nghe TT
c) Tính dẫn nhiệt
 - Các electron trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động hỗn loạn và nhanh chóng sang vùng có nhiệt độ thấp hơn, truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng này nên nhiệt độ lan truyền được từ vùng này đến vùng khác trong khối kim loại.
 - Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt.
- GV: giới thiệu thêm một số tính chất vật lí khác của kim loại.
HS: Nghe TT
Phát triển năng lực tự học
d) Ánh kim
Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim.
* Kết luận: Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
* Ngoài một số tính chất vật lí chung của các kim loại, kim loại còn có một số tính chất vật lí không giống nhau.
 - Khối lượng riêng: Nhỏ nhất: Li (0,5g/cm3); lớn nhất Os (22,6g/cm3).
 - Nhiệt độ nóng chảy: Thấp nhất: Hg (−390C); cao nhất W (34100C).
 - Tính cứng: Kim loại mềm nhất là K, Rb, Cs (dùng dao cắt được) và cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính). 
 3. Hoạt động luyện tập 
Câu 1. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân nhóm chính của phân nhóm nào sau đây chỉ gồm toàn kim loại:
A. Nhóm I ( trừ hidro ), II và III                            B. Nhóm I ( trừ hidro )
C. Nhóm I ( trừ hidro ) Và II                                 D. Nhóm I ( trừ hidro ), II, III và IV.
Câu 2. Cho Na (Z=11). Cấu hình electron của nguyên tử Na là:
A. 1s22s22p63s33p5.        B. 1s22s22p63s1.              C. 1s22s32p6.                   D. 1s22s22p53s3
Câu 3. Fe có Z =26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là:
A. 1s22s22p63s23p63d44s2.      B. 1s22s22p63s23p63d6. C. 1s22s22p63s23p63d54s1.         D. Kết quả khác.
Câu 4. Cho cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Dãy gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron trên là:
 A. Ca2+, Cl, Ar.	B. Ca2+, F, Ar. C. K+, Cl, Ar. D. K+, Cl-, Ar.
Câu 5. Kim loại có các tính chất vật lý chung là:
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. 
B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim. 
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
Câu 6. Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là:
A. Bản chất của liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện.
B. Một chất oxi hoá gặp một chất khử nhất thiết phải xảy ra phản ứng hoá học.
C. Với một kim loại, chỉ có thể có một cặp oxi hoá – khử tương ứng.
D. Đã là kim loại phải có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 7. Liên kết kim loại là
	A. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và các electron tự do.
	B. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương và các ion âm.
	C. liên kết giữa các nguyên tử bằng các cặp electron dùng chung.
	D. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H tích điện dương và nguyên tử O tích điện âm.
Câu 8. Trong mạng tinh thể kim loại có
A. các nguyên tử kim loại. 	B. các electron tự do.
C. các ion dương kim loại và các electron tự do.	D. ion âm phi kim và ion dương kim loại.
 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Vàng và sự trao đổi tiền tệ
Vàng đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi tiền tệ, hoặc bằng cách phát hành và công nhận các đồng xu vàng hay các số lượng kim loại khác, hay thông qua các công cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng bằng cách lập ra bản vị vàng theo đó tổng giá trị tiền được phát hành được đại diện bởi một lượng vàng dự trữ.
Tuy nhiên, số lượng vàng trên thế giới là hữu hạn và việc sản xuất không gia tăng so với nền kinh tế thế giới. Ngày nay, sản lượng khai thác vàng đang sụt giảm. Với sự tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế trong thế kỷ 20, và sự gia tăng trao đổi quốc tế, dự trữ vàng thế giới và thị trường của nó đã trở thành một nhánh nhỏ của toàn bộ các thị trường và các tỷ lệ trao đổi tiền tệ cố định với vàng đã trở nên không thể duy trì. Ở đầu Thế chiến I các quốc gia tham gia chiến tranh đã chuyển sang một bản vị vàng nhỏ, gây lạm phát cho đồng tiền tệ của mình để có tiền phục vụ chiến tranh. Sau Thế chiến II vàng bị thay thế bởi một hệ thống tiền tệ có thể chuyển đổi theo hệ thống Bretton Woods. Bản vị vàng và tính chuyển đổi trực tiếp của các đồng tiền sang vàng đã bị các chính phủ trên thế giới huỷ bỏ, bị thay thế bằng tiền giấy. Thuỵ Sĩ là quốc gia cuối cùng gắn đồng tiền của mình với vàng; vàng hỗ trợ 40% giá trị của tiền cho tới khi Thuỵ Sĩ gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 1999. 
Vàng nguyên chất quá mềm để có thể được sử dụng như tiền tệ hàng ngày và nó thường được làm cứng thêm bằng cách thêm đồng, bạc hay các loại kim loại cơ sở khác. Hàm lượng vàng trong hợp kim được xác định bằng cara (k). Vàng nguyên chất được định danh là 24k. Các đồng xu vàng được đưa vào lưu thông từ năm 1526 tới thập niên 1930 đều là hợp chất vàng tiêu chuẩn 22k được gọi là vàng hoàng gia, vì độ cứng.
Tiết 28: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI, DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
 	1. Kiến thức: Hiểu được : 
- Tính chất vật lí chung : ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử được phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit, ion kim loại trong dung dịch muối).
- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hoá các kim loại (các nguyên tử được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
 	2. Kỹ năng: 
- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hoá - khử dựa vào dãy điện hoá.
- Viết được các PTHH của phản ứng oxi hoá - khử để chứng minh tính chất của kim loại.
- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
3. Trọng tâm: 
- Tính chất vật lí chung của kim loại và các phản ứng hoá học đặc trưng của kim loại.
- Dãy điện hoá của kim loại và ý nghĩa của nó.
 4. Tư tưởng: Tích cực, chủ động trong học tập
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ 
2. Năng lực tính toán
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
2. Phát triển phẩm chất
- Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; 
- Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: Máy chiếu hoặc tranh vẽ, các đồ dùng thí nghiệm và hóa chất liên quan	
 	2. Học sinh: Đọc và làm bài trước khi đến lớp
C. PHƯƠNG PHÁP
	Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định tổ chức
Lớp
12A3
12A4
12A7
12A8
12A9
Vắng
1.2. Kiểm tra bài cũ
Tổ chức cho HS ôn lại kiến thức cũ qua việc giải ô chữ, gồm 7 hàng ngang và 1 hàng dọc, hàng dọc là từ khóa “Tính khử” à vào bài: Tính khử là tính chất chung của kim loại, vì sao kim loại có tính khử và tính khử của kim loại thể hiện như thế nào? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu
 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh - PTNL
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:
- GV: Các electron hoá trị dễ tách ra khỏi nguyên tử kim loại ? Vì sao ?
- GV: Vậy các electron hoá trị dễ tách ra khỏi nguyên tử kim loại. Vậy tính chất hoá học chung của kim loại là gì ?
- GV: Kim loại thể hiện thính khử khi nào?
HS: Số electron hoá trị ít, lực liên kết với hạt nhân tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử
HS: Tính khử
HS: Khi tác dụng với chất OXH như: phi kim, axit, nước, muối ...
Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
 - Trong một chu kì: Bán kính nguyên tử của nguyên tố kim loại < bán kính nguyên tử của nguyên tố phi kim.
 - Số electron hoá trị ít, lực liên kết với hạt nhân tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử.
ð Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử:
M → Mn+ + ne (n=1,2,3)
* Hoạt động 2:
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm 
+ Nhóm 1: tìm hiểu kim loại tác dụng với phi kim
Kim loại tác dụng được với những phi kim nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra, xác định vai trò các chất phản ứng?
Tiến hành thí nghiệm đốt dây sắt trong khí oxi. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra.
+ Nhóm 2: tìm hiểu kim loại tác dụng với axit
- Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm cho đinh sắt vào dd HCl, Cho mảnh phoi Cu vào dung dịch H2SO4 loãng
?Nhận xét hiện tượng, viết phương trình phản ứng và xác định vai trò các chất phản ứng
- Với dung dịch 
HNO3, H2SO4 đặc
Tiến hành TN cho phoi Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, khí sinh ra dẫn vào dd KMnO4 loãng. Nêu hiện tượng, viết phương trình và xác định vai trò các chất phản ứng?
Viết ptpu xảy ra
Cho Cu tác dụng với HNO3 loãng
Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng
+ Nhóm 3: tìm hiểu kim loại tác dụng với nước
? Những kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường? Viết phương trình phản ứng xảy ra
+ Nhóm 4: tìm hiểu kim loại tác dụng với dung dịch muối
Tiến hành thí nghiệm cho đinh sắt tác dụng với dd CuSO4? Viết phương trình phản ứng xảy ra, xác định vai trò các chất phản ứng
GV tổ chức cho các nhóm thảo luận, tiến hành thí nghiệm
- GV: Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- GV: Gọi HS khác nhận xét phần trình bày của các nhóm
- GV: kết luận vấn đề và bổ sung nếu cần thiết
- GV: thông bào một số kim loại tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao như Mg, Fe,
- GV: điều kiện của phản ứng 
HS: Thảo luận theo HD của GV, tiến hành thí nghiệm theo nhóm
Các nhóm trình bày, bổ sung và nhận xét
Phát triển năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
HS: viết các PTHH của phản ứng.
Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
1. Tác dụng với phi kim 
a) Tác dụng với clo
b) Tác dụng với oxi
c) Tác dụng với lưu huỳnh
Với Hg xảy ra ở nhiệt độ thường, các kim loại cần đun nóng.
2. Tác dụng với dung dịch axit
a) Dung dịch HCl, H2SO4 loãng
b) Dung dịch HNO3, H2SO4 đặc: Phản ứng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt)
3. Tác dụng với nước
 - Các kim loại có tính khử mạnh: kim loại nhóm IA và IIA (trừ Be, Mg) khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường. 
 - Các kim loại có tính khử trung bình chỉ khử nước ở nhiệt độ cao (Fe, Zn,). Các kim loại còn lại không khử được H2O.
4. Tác dụng với dung dịch muối: Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
3. Hoạt động luyện tập 
 Câu 1. Nhóm kim loại không tan  trong cả axit HNO3đ nóng và axit H2SO4đ nóng là:
A. Ag, Pt                         B. Pt, Au                         C. Cu, Pb                        D. Ag, Pt, Au
Câu 2. Cặp kim loại nào sau đây thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội?
A. Mg, Fe                       B. Al, Ca.                       C. Al, Fe.                        D. Zn, Al
Câu 3. Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự sau:( ion đặt trước sẽ bị khử  trước)
A. Ag+, Pb2+,Cu2+           B. Cu2+,Ag+, Pb2+           C. Pb2+,Ag+, Cu2             D. Ag+, Cu2+, Pb2+
Câu 4: Cho các cặp oxi hoá khử sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Từ trái sang phải tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự Fe2+, Cu2+, Fe3+ và tính khử giảm dần theo thứ tự Fe, Cu, Fe2+. Điều khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Fe không tan được trong dung dịch CuCl2.     
B. Cu có khả năng tan được trong dung dịch CuCl2.
C. Fe có khả năng tan được trong các dung dịch FeCl3 và CuCl2.
D. Cu có khả năng tan được trong dung dịch FeCl2.
Câu 5. Thứ  tự hoạt động của 1 số kim loại: Mg > Zn > Fe > Pb > Cu > Hg. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Nguyên tử Mg có thể khử  ion kẽm trong dung dịch. 
B. Nguyên tử Pb có thể khử  ion kẽm trong dung dịch.
C. Nguyên tử Cu có thể khử ion kẽm trong dung dịch. 
D. Nguyên tử Fe có thể khử  ion kẽm trong dung dịch.
Câu 6. Dung dịch Cu(NO3)3 có lẫn tạp chất AgNO3. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất:
A. Bột Fe dư, lọc.           B. Bột Cu dư, lọc.           C. Bột Ag dư, lọc.           D. Bột Al dư, lọc.
Câu 7. Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thuỷ ngân ? 
A. Bột sắt	B. Bột lưu huỳnh	C. Bột than	D. Nước
Câu 8. Hoà tan hoàn toàn 1,78 gam hỗn hợp 3 kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,896 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
	A. 5,62.	B. 3,70.	C. 5,70.	D. 6,52.
Câu 9.(KA-07) Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dd X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
A. 0,04.	B. 0,075.	C. 0,12.	D. 0,06.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Câu hỏi: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, có phản ứng xảy ra không? Nếu có nêu hiện tượng quan sát được, viết phương trình phản ứng xảy ra và rút ra nhận xét?
Kiểm tra, ngày tháng năm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14- hóa 12.doc