Giáo án Khối 11 - Ban cơ bản

I. Mục tiêu:`

 1. Kiến thức:

 - Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.

 - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.

 - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

 3. Thái độ:

- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước.

 II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên

- Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK.

 

doc 110 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 11 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể:
	(I): Cơ quan thụ cảm; 	 
 (II): Thần kinh trung ương; 
 (III): Dây thần kinh cảm giác; 	
 (IV): Dây thần kinh vận động; 	 
 (V): Cơ quan đáp ứng.
Đường đi của 1 cung phản xạ theo trình tự:
	A. (I)(III)(II) (IV)(V).	B. (I)(III) (IV)(II)(V).
	C. (IV)(I) (II)(III)(V).	D. (III)(I)(IV)(II)(V).
Câu 12. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
	A. Đường phân chu trình crep chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
	B. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp chu trình crep đường phân.
	C. Đường phân chuỗi chuyền êlectron hô hấp chu trình crep.
	D. Chu trình crep đường phân chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
Câu 13. Cơ thể đã xuất hiện tổ chức thần kinh, nhưng phản ứng không hoàn toàn chính xác bằng cách co rút toàn thân, xảy ra ở: 
A. Chân khớp. B. Thân mềm. 
C. Giun, sán.	D. Ruột khoang.
Câu 14. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
	A. Nút nhĩ thấtHai tâm nhĩ và nút xoang nhĩBó hisMạng Puôc - kinCác tâm nhĩ, tâm thất co. 
	B. Nút xoang nhĩHai tâm nhĩ và nút nhĩ thấtMạng Puôc - kinBó hisCác tâm nhĩ, tâm thất co.
	C. Nút xoang nhĩHai tâm nhĩHai tâm nhĩ coNút nhĩ thấtBó hisMạng Puôc-kintâm thất co.
	D. Nút xoang nhĩHai tâm nhĩ và nút nhĩ thấtBó hisMạng Puôc - kinCác tâm nhĩ, tâm thất co.
Câu 15. Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào?
	A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể.
	B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng lượng.
	C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao năng lượng.
	D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng.
Câu 16. Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
	A. Làm cho lá không bị đốt cháy và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
	B. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng.
	C. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
	D. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
Câu 17. Phát biểu nào dưới đây không đúng về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ?
	A. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
	B. Là những nguyên tố gián tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
	C. Không thể thay thế bởi các nguyên tố nào khác dù chúng có tính chất hóa học tương tự.
	D. Là những nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình chuyể hóa vật chất trong cơ thể.
Câu 18. Trình tự đúng trong cấu tạo dạ dày của trâu, bò?
	A. Dạ cỏ dạ lá sách dạ tổ ong dạ múi khế.	
 B. Dạ cỏdạ tổ ong dạ lá sáchdạ múi khế.
	C. Dạ cỏ dạ lá sách dạ múi khế dạ tổ ong.	
 D. Dạ cỏ dạ tổ ong dạ múi khế dạ lá sách
Câu 19 . Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ty thể theo chu trình crep tạo ra:
	A. CO2 + NADH +FADH2.	B. CO2 + ATP + NADH.	
	C. CO2 + ATP + NADH +FADH2.	D. CO2 + ATP + FADH2.
Câu 20. Hiện nay, người ta thường sử dụng biện pháp nào để bảo quản nông sản, thực phẩm ?
	I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
	II. Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp.
	III. Bảo quản khô.	IV. Bảo quản lạnh.
	A. I, II, IV.	B. II, III, IV.	C. I, III, IV.	D. I, II, III.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
CHƯƠNG II: CẢM ỨNG
A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Tiết 24: Bµi 24. HƯỚNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Vai trò của cảm ứng đối với sự tồn tại của sinh vật.
- Khái niệm hướng động. Vai trò hướng động
- Các loại hướng động : Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá, hướng trọng lực, hướng nước, hướng tiếp xúc
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức về hướng động vào thực tiễn sản xuất
II. CHUẨN BỊ: 
Hình SGK : Vận động hướng sáng của cây, phản ứng sinh trưởng của cây đối với tác nhân trọng lực
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ SGK tìm tòi, Vấn đáp gợi mở, Trực quan tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Tìm hiểu khía niệm hướng động
+ Quan sát hình 23.1 và nhận xét sự thay đổi hướng sinh trưởng của các cây đặt trong điều kiện khác nhau?
+ Kích thích đồng đều lên mọi hướng thì TV sẽ sinh trưởng theo hướng nào?
+ Để trả lời kích thích thực vật thực hiện quá trình gì?
 + Hướng vận động sinh trưởng của thực vật trả lời của thực vật trả lời kích thích từ 1 phía?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hướng động
 + Quan sát hình 23.3 nhận xét rễ và chồi hướng động dương hay âm với ánh sang?
 + Nếu cây được trồng theo tư thế nằm ngang?
 + Giải thích hiện tượng xảy ra ở trường hợp a và c trong hình 23.3?
+ Hướng hoá là gì? Tác nhân kích thích?
HS: nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Giải thích sự vận động của tua cuốn và cây đối với giàn leo (hình 23.4) ?
I. KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG.
+ Vận động sinh trưởng
+ Trả lời kích thích từ một hướng xác định.
- 2 kiểu hướng động :
+ Hướng động dương: Vận động sinh dưỡng hướng về nguồn kích thích
+ Hướng động âm: Vận động tránh xa nguồn kích thích.
II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG
1. Hướng sáng:
+ Chối cây hướng động dương 
+ Rễ cây hướng động âm
2. Hướng trọng lực
- Nếu cây trồng ngang. Rễ cây hướng xuống dưới (hướng trọng lực dương) thân cây quay lên trên (hướng trọng lực âm)
- Hướng trọng lực ảnh hưởng bởi tác nhân auxin . Sự quay liên tục làm cho phân phối auxin đồng đều nên không gây sự vận động sinh dưỡng đối với trọng lực.
3. Hướng hoá
+ Tác nhân kích thích : Các chất hoá học
- Hướng hoá dương : Đối với các chất dinh dưỡng cần thiết 
- Hướng hoá âm : Đối với các chất độc cho cây 
4. Hướng nước
- Tác nhân kích thích : Nước hoặc hơi nước
- Rễ cây hướng nước dương
5. Hướng tiếp xúc
+ Hướng tiếp xúc dương của cây leo đối với vật cứng mà nó tiếp xúc
3. Củng cố:
+ Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật?
+ Hướng động là gì? Đặc điểm của tác nhân kích thích và đặc điểm việc trả lời kích thích?
+ Nêu hiện tượng hướng sáng, hướng nước đối với đời sống của cây?
4. Bài tập về nhà:
5. Dặn dò:
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 25
Bµi 24. ỨNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm ứng động 
- Các loại ứng động
- So sánh ứng động và hướng động
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức về Ứng động vào thực tiễn sản xuất
II. CHUẨN BỊ: 
Hình vẽ : ứng động của cây trinh nữ, Khí khổng mở và đóng
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ SGK tìm tòi, vấn đáp gợi mở, rực quan tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Ổ định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
+ Hướng động là gì?
+ Các loại hướng động?
+ Đặc điểm kích thích và đặc điểm trả lời kích thích trong hướng động?
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ứng động
 + Hoa 10 giờ nở khi nào? động lực nở hoa? Tác nhân? Cách trả lời với nhiệt độ và ánh sáng?
 + Thế nào là ứng động?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu ứng động
 + Có mấy kiểu ứng động?
 + Thế nào là ứng động sinh trưởng?
HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
 + Hiện tượng gì xảy ra khi chạm vào cành cây trinh nữ?
 + Thế nào là ứng động không sinh trưởng? Lấy ví dụ?
+ Ứng động có vai trò gì đối với đời sống của thực vật?
I. KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG
+ Trả lời kích thích không định hướng
+ Các loại ứng động: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động, ứng động tổn thương.
II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG
1. Ứng động sinh trưởng
+ Sự sinh trưởng không đều nhau của các bộ phận khi chịu kích thích không định hướng
- Nhiệt ứng động : Bảo quản hoa
- Quang ứn động : Nở hoa
 2. Ứng động không sinh trưởng
+ Hiện tượng trả lời kích thích không có sự phân chia tế bào -> biến đổi trạng thái của tế bào.
- Lá cây hoa trinh nữ cụp lại do thay đổi sự trương nước của tế bào
3. Vai trò của ứng động
+ Trả lời các kích thích không định hướng đảm bảo sự tồn tại của thự vật
3. Củng cố:
+ Ứng động là gì? đặc điểm kích thích trong ứng động?
+ Có bao nhiêu loại ứng động? Cơ sở phân loại?
+ So sánh hưóng động và ứng động?
4. Bài tập về nhà:
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài thực hành
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 26
Bµi 26, 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm cảm ứng ở thực vật
+ So sánh cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật
+ Sự tiến hoá của hệ thần kinh qua các nhóm sinh vật+ Nêu được cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.
+ Giải thích được sự chuyên hoá của hệ thần kinh
+ Nắm và giải thích rõ phản xạ
+ Nêu được cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.
+ Giải thích được sự chuyên hoá của hệ thần kinh
+ Nắm và giải thích rõ phản xạ
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế.
II. CHUẨN BỊ: Hình vẽ hệ thần kinh thuỷ tức, hình vẽ hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ SGK tìm tòi, vấn đáp gợi mở, trực quan tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Kiểm tra bài cũ.
+ Thế nào là ứng động và hướng động?
+ Sự giống và khác nhau giữa hướng động và ứng động?
2. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về cảm ứng ở động vật
 + Thế nào là cảm ứng ở động vật? Cho ví dụ
 + Các khâu của cung phản xạ?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm động vật chưa có tổ chức thần kinh
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh
 + Tại sao nói hệ thần kinh của thuỷ tức là hệ thần kinh sơ khai?
 + Khi kích thích tại một điểm trên cơ thể thủy tức nó phản ứng lại kích thích như thế nào?
 + Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao?
 + Hệ thần kinh chuỗi hạch có ở những động vật nào?
 + Động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch phản ứng lại kích thích của môi trường như thế nào?
 + Tại sao HTK dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích?
 + Hệ thần kinh có xu hướng tập trung hay phân tán?
 + Việc hình thành đầu và hạch não có lợi như thế nào đối với sinh vật?
 + Nhóm sinh vật nào có Hệ TK dạng ống?
 + Đặc điểm của Hệ TK dạng ống ?
 + Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, hãy hệ thống bằng sơ đồ các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu Hoạt động của Hệ TK dạng ống
 + Hoạt động của Hệ TK dạng ống được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào và nhờ yếu tố nào?
 + Hãy nêu 3 ví dụ cho mỗi loại phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
I. KHÁI NIỆM VỀ CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT
+ Có cơ quan cảm ứng chuyên hoá (hệ thần kinh- các tế bào làm nhiệm vụ cảm ứng - neuron)
+ Trả lời kích thích nhanh, chính xác, nhận biết và phân biệt được nhiều loại kích thích
+ Hình thức : Phản xạ
* 1 Cung phản xạ gồm:
+ Thụ quan tiếp nhận kích thích
+ Bộ phận phân tích kích thích
+ Bộ phận trả lời kích thích
II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẠT CHƯA CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH (giảm tải )
III. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH
1. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới
+ Nhóm động vật: đối xứng toả tròn, thuộc ruột khoang
+ Cấu tạo hệ thần kinh : các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới
+ Hình thức trả lời kích thích : co rút toàn thân
2. Cảm ứng ở nhóm động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
+ Đối tượng : từ ruột khoang trở lên đến côn trùng
+ Cấu tạo chung : Các dây thần kinh tập trung theo chiều ngang và tập trung theo chiều dọc tạo nên các hạch thần kinh dạng bậc thang, dạng chuỗi hạch và dạng chuỗi hạch có hạch não.
+ Hình thức hoạt động : Mỗi hạch chỉ đạo một phần cơ thể. (chủ yếu là phản xạ không điều kiện)
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
a. Cấu trúc của Hệ TK dạng ống 
- Tất cả các động vật có xương sống đều có hệ thần kinh dạng ống nằm ở phía lưng, có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, được phân hoá thành não, tuỷ sống, các dây thần kinh và hạch thần kinh. Não và tuỷ sống thuộc bộ phận thần kinh trung ương được bảo vệ trong hộp sọ và ống xương sống. 
Căn cứ vào chức năng của hệ thần kinh có thể phân hệ thần kinh thành hệ thần kinh vận động (hệ thần kinh cơ xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng.
b. Hoạt động của Hệ TK dạng ống
Mọi hoạt động từ đơn giản đến phức tạp của động vật có hệ thần kinh đều được thực hiện bằng cơ chế phản xạ.
Động vật có hệ thần kinh cấu tạo càng phức tạp thì số lượng các phản xạ càng nhiều và phản ứng càng chính xác, tiêu phí càng ít năng lượng, cách thức phản ứng càng đa dạng, phong phú, với số lượng nơron tham gia vào cung phản xạ càng nhiều.
Động vật có hệ thần kinh, sống trong điều kiện môi trường luôn thay đổi, vùng phân bố ngày càng rộng, cơ thể phải có khả năng thích ứng cao. Vì thế, bên cạnh số lượng hạn chế các phản xạ không điều kiện có tính bẩm sinh, di truyền, cần được bổ sung thêm các phản xạ mới: phản xạ có điều kiện còn gọi là phản xạ học được, có tính mềm dẻo, thích nghi được với điều kiện sống mới. Vì vậy, cơ thể mới có thể tồn tại và phát triển.
3. Củng cố:
+ Các khâu của cung phản xạ?
+ Tại sao động vật có khả năng trả lời kích thích nhanh từ môi trường?
+ Loại tê bào chuyên hóa với chức năng cảm ứng?
+ Hệ thần kinh mạng lưới ở thuỷ tức là hệ thần kinh chưa thực hiện phản xạ, tại sao?
+ Mỗi hạch thần kinh trong hệ thần kinh chuỗi hạch đóng vai trò gì?
4. Bài tập về nhà:
5. Dặn dò:
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 27
Bµi 28. ĐIỆN THẾ NGHỈ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
+ Nêu được khái niệm điện thế nghỉ.
+ Trình bày được khái niệm điện thế nghỉ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Hiểu được bản chất của điện tế bào - là cơ sở giải thích các hiện tượng sinh lí
II. CHUẨN BỊ: Hình vẽ : 28.1, 28.2, 28.3 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ SGK tìm tòi, vấn đáp gợi mở, trực quan tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Ổ định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: điện thế nghỉ
-Hãy quan sát H28.1 và nêu trạng thái của tế bào TK mực ống và cách đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống?
-Vậy điện thế nghỉ là gì? 
- Khi quan sát bảng 28 và H28.2, em có nhận xét gì khi tế bào không bị kích thích? 
Theo H28.2 cho thấy khi TB nghỉ ngơi, cổng K+ luôn mở nên K+ đi ra bên ngoài, vậy làm thế nào TB luôn có sự chênh lệch về nồng độ các ion trong và ngoài màng? 
- Vậy, nguyên nhân nào gây nên điện thế nghỉ của tế bào?
GV chiếu Slide chứa nội dung phiếu học tập, rồi nêu câu hỏi
- Hãy nêu vai trò của mỗi yếu tố gây ra điện thế nghỉ của tế bào?
I. ĐIỆN THẾ NGHỈ
1. Thí nghiệm:
 Dùng 2 điện cực (vi điện cực) nối với một điện kế cực nhạy, đặt 1 điện cực ở mặt ngoài màng của một nơron, còn điện cực thứ hai đâm xuyên qua màng vào mặt trong màng tế bào. Kim của điện kế lệch đi một khoảng, chứng tỏ có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng.
2. Khái niệm điện thế nghỉ:
 Điện thế nghỉ là sự chênh lệch hiệu điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với bên ngoài màng điện dương
II. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐIỆN THẾ NGHỈ ( giảm tải )
3. Củng cố:
Điện thế nghỉ là gì? Sự hình thành như thế nào?
4. Bài tập về nhà:
5. Dặn dò:
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 28
Bµi 29. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN 
XUNG THẦN KINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
+ Vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và giải thích rõ từng giai đoạn xuất hiện điện thế hoạt động.
+ Trình bày được cơ chế hình thành điện thế hoạt động.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Hiểu được bản chất của điện tế bào - là cơ sở giải thích các hiện tượng sinh lí
II. CHUẨN BỊ: Hình vẽ : 29.1, 29.2, 29.3, 29.4 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ SGK tìm tòi, vấn đáp gợi mở, trực quan tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Ổ định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu điện thế hoạt động
 + Nhắc lại thế nào là điện thế nghỉ?
 + Từ câu trả lời trên em hãy cho biết thế nào điện thế hoạt động (điện động).
HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
 + Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin diễn ra như thế nào?
 + Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mieelin diễn ra như thế nào?
 + Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao mielin theo lối “nhảy cóc”?
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
1. Khái niệm
 Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động ( giảm tải )
II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH
1. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin
- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. 
- Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh.
2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin
Trên sợi thần kinh có bao miêlin, sự lan truyền xung thần kinh được thực hiện theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Sự lan truyền theo kiểu này ở sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn rất nhiều so với sự lan truyền trên sợi thần kinh không có bao miêlin, lại tiết kiệm được năng lượng hoạt động của bơm 
3. Củng cố:
* Hãy so sánh sự lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh có và không có bao miêlin.
4. Bài tập về nhà:
5. Dặn dò:
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 29
Bµi 30. TRUYỀN TIN QUA XINÁP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
+ Nêu được cấu tạo của xináp.
+ Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ: Hình vẽ : 30.1, 30.2, 30.3 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
+ SGK tìm tòi, Vấn đáp gợi mở, Trực quan tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Ổ định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
 + Xináp là gì? Có những kiểu xináp nào.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của xi náp
 + Có mấy loại xináp, là những loại nào?
 + Trình bày cấu tạo xináp hóa học.
 + Nêu đặc điểm của xináp hóa học
* Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình truyền tin qua xináp
 + Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra ntn?
 + Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước ra màng sau mà không theo chiều ngược lại?
I. KHÁI NIỆM XINÁP
- Xináp là diện tiếp xúc giữa bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa bào thần kinh tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến
II. CẤU TẠO CỦA XINÁP
- Có 2 loại xináp: xináp hóa học và xináp điện.
1. Cấu tạo xináp hóa học: 
- Chùy xináp gồm: Ti thể, túi chứa chất trung gian hóa học và màng trước xi náp.
- Khe xináp.
- Màng sau xináp và thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa học. 
2. Đặc điểm:
- Mỗi xináp chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học.
- Chất trung gian hóa học phổ biến ở động vật là axetincolin và nỏadrenalin.
III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINÁP.
 Quá trình truyền tin qua xináp gồm 3 giai đoạn:
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy xi náp và làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.
- Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xi náp đến màng sau.
- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động hình thành lan truyền đi tiếp.
3. Củng cố:
Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
4. Bài tập về nhà:
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
..................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_SINH_11_TRON_BO_GDTX_20152016.doc