Giáo án Lịch sử 5 - Bài 22 - Đường Trường Sơn

Phân môn: Lịch sử

Bài 22: Đường Trường Sơn

I. Mục tiêu:

- Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

- HS biết xem lược đồ lịch sử, giúp HS phát triển kĩ năng nói và làm việc theo nhóm.

- Giáo dục HS có tình yêu quê hương đất nước, biết ơn những người đã hi sinh vì dân tộc. Giúp HS thêm yêu thích bộ môn lịch sử.

II. Thiết kế dạy học:

- GV: giáo án và giáo án điện tử.

- HS: SGK và đồ dùng học tập, tranh ảnh và những mẩu chuyện về đường Trường Sơn.

 

docx 7 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 5 - Bài 22 - Đường Trường Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yơNgười soạn: Lê Thị Anh Đào	
MSSV: 1421402020004
Lớp: D14TH01	Khối 5 - Tuần 23
Phân môn: Lịch sử
Bài 22: Đường Trường Sơn
Mục tiêu:
Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
HS biết xem lược đồ lịch sử, giúp HS phát triển kĩ năng nói và làm việc theo nhóm.
Giáo dục HS có tình yêu quê hương đất nước, biết ơn những người đã hi sinh vì dân tộc. Giúp HS thêm yêu thích bộ môn lịch sử.
Thiết kế dạy học:
GV: giáo án và giáo án điện tử.
HS: SGK và đồ dùng học tập, tranh ảnh và những mẩu chuyện về đường Trường Sơn.
Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Bài cũ:
- GV gọi 2HS đứng lên trả lời:
 + Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
 + Nhà máy Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
- GV gọi HS nhận xét từng câu trả lời của các bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài mới:
Giới thiệu bài: trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, giữa chốn rừng xanh, núi đỏ, đèo dốc cheo leo của Trường Sơn, bộ đội, thanh niên xung phong đã “mở đường mòn Hồ Chí Minh”, góp phần chiến thắng giặc Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này qua bài “ Đường Trường Sơn”.
- GV cho HS nhắc lại tụa bài học.
b. Hoạt động 1: Khai thác vốn sống của học sinh.
- GV gọi 3HS trả lời câu hỏi.
- GV đặt câu hỏi: Em biết những gì về đường Trường Sơn?
- GV nêu: để xem 3bạn nói đúng hay còn thiếu sót gì không thì bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau qua hoạt động 2 tìm hiểu kĩ hơn về đường Đường Trường Sơn.
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường Trường Sơn.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi:
 + Vị trí địa lí của đường Trường Sơn.
 + Mục đích mở đường Trường Sơn là để làm gì?
 + Tầm quan trọng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam để thống nhất đất nước?
- Sau 5phút:
 + Câu 1: GV gọi lần lượt đại diện 2 nhóm chỉ vị trí của đường Trường Sơn trên lược đồ.
- GV nhận xét và chỉ lại vị trí đường Trường Sơn trên bản đồ.
 + Câu 2 và 3, GV gọi 1 nhóm trình bày và 1 nhóm nhận xét. Sau đó GV nhận xét và nhắc lại.
 - GV: Chúng ta đã thấy được mục đích mở đường cũng như tầm quan trọng của đường Trường Sơn rồi vậy thì bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu những câu chuyện về tấm gương anh dũng trên con đường này nhé.
d. Hoạt động 3: Tìm hiểu về những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn.
- GV gọi 1HS đọc thông tin sgk từ: “Tính đến ... thì thầm” và cả lớp đọc thầm.
- GV cho lớp làm việc theo nhóm đôi.
 + Các nhóm kể chuyện (có thể kể về anh Nguyễn Viết Sinh hoặc những câu chuyện khác mà GV đã nhắc các em đã sưu tầm ở nhà) hoặc chuẩn bị phần trình bày tranh ảnh đã sưu tầm ở nhà.
- Sau 3phút, các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV nhận xét hiệu quả làm việc nhóm và tuyên dương sự chuẩn bị ở nhà của các em.
- GV chốt: Vậy là qua hoạt động 3 này chúng ta thấy được rất nhiều bộ đội và thanh niên xung phong đã hi sinh anh dũng để bảo vệ đất nước, góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp giải phóng đất nước ta.
- Sau khi thống nhất đất nước thì đường Trường Sơn đã thay đổi như thế nào? Nhà nước đã cho xây dựng lại ra sao thì chúng ta sẽ cùng nhau đi du lịch qua ảnh về đường Trường Sơn để thấy sự thay đổi đó nhé.
d. Hoạt động 4:Sự thay đổi của đường Trường Sơn.
- GV đưa ra những hình ảnh từng mốc thời gian về đường Trường Sơn từ ngày xưa tới nay.
- GV sẽ hỏi HS hỏi đường Trường Sơn đang ở thời gian nào? Tại sao em biết?
- GV nhận xét và nhắc lại.
Củng cố – dặn dò:
- Để kiểm tra xem cả lớp mình có tật trung theo dõi tiết học hôm nay hay không chúng ta cùng nhau làm miệng trả lời chọn đáp án đúng nhất.
 + Đường Trường Sơn được mở vào ngày nào?
 + Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn để làm gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2HS trả lời:
 + Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng CNXH và trở thành hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. Vì thế Đảng và Chính phủ quyết định xây dựng nhà máy Cơ khí Hà Nội.
 + Nhà máy Hà Nội đã phục vụ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và sản xuất những sản phẩm có mặt cùng bộ đội trên chiến trường đánh Mĩ tiêu biểu là tên lửa A12
- HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tựa bài.
- 3HS trả lời.
- HS trả lời: đường Trường Sơn là đường được Trung ương Đảng mở vào ngày 10-05-1959 nhằm đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
 + Kéo dài từ thượng nguồn sông Cả, Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ.
 + Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam Việt Nam.
 + Là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Là con đường để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- Đại diện 2 nhóm lên chỉ lược đồ.
- HS quan sát và lắng nghe.
 + HS làm theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS luyện kể nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi và trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS chọn câu trả lời đúng nhất.
Dãy Trường Sơn kéo dài 1100 km từ thượng nguồn sông Cả, trong phạm vi cao nguyên Trấn Ninh (Lào) đến giáp miền Đông Nam Bộ, là đường chia nước giữa sông Mekong và Biển Đông, tạo ra xương sống của bán đảo Đông Dương.
-          Dãy Trường Sơn có thể được chia ra 2 vùng: Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, được phân chia bằng vùng chuyển tiếp Quảng Nam-Đà Nẵng. Một vách núi (Bạch Mã phía bắc hay Ngọc Linh phía nam) không đủ lớn để tách biệt 2 vùng Nam Bắc Trường Sơn.
-          Trên lãnh thổ Việt nam, Trường Sơn Bắc chủ yếu chỉ có sườn Đông vì sống núi Trường Sơn Bắc trùng hầu hết với biên giới Việt Lào, sống núi này uốn cong về phía biển ở Trường Sơn Nam nên tại đây có cả sườn Đông và sườn Tây. Sườn Đông rất dốc và hẹp trong khi sườn Tây thoải và rộng. Tây Nguyên chính là sườn Tây của Trường Sơn Nam. Tách Tây Nguyên khỏi Trường Sơn Nam là không hợp lý.
-          2 vùng Trường Sơn Bắc và Nam có đặc điểm địa sinh thái rất khác biệt, vì vậy Đa dạng sinh học và phương cách bảo tồn cũng khác biệt.
Chưa học hết trung học, Nguyễn Quang Hạnh đã tham gia công tác thuế vụ của xã. Tuổi trẻ nhiệt thành và năng động, chàng thanh niên xứ đạo đã được cấp ủy và ban quản trị hợp tác xã tin cậy giao việc để anh sớm được thử thách, rèn luyện. Nguyễn Quang Hạnh trở thành trưởng xóm rồi đội trưởng đội sản xuất hợp tác xã nông nghiệp quê nhà, đối tượng cảm tình Đảng trước ngày nhập ngũ.
Tháng 5 năm 1965 có một ngày còn nhớ mãi trong đời người cựu chiến binh Nguyễn Quang Hạnh. Ngày ấy, đứa con trai đầu lòng mới ba tháng tuổi, oặt oẹo, thương lắm. Đêm thời chiến nhà chong đèn, anh em chòm xóm ra vào, chuyện trò rôm rả. Cha mẹ thức thâu đêm, các cụ cân nhắc đắn đo nghĩ gần nghĩ xa trăn trở nhiều điều. Nhà có mấy người thân, ông cậu, bà dì đã di cư vào nam từ năm 1954. Họ ở phía bên kia rồi. Nay người con cả của gia đình nhận lệnh nhập ngũ, có thể một ngày, người một nhà chĩa súng vào nhau thì sao? Hạnh nhà này lại do ban quản trị hợp tác “cử” đi bộ đội hẳn hoi, tính sao đây...
Sáng hôm sau, ông chào cha mẹ để kịp lên đường. Ngày con trai nhập ngũ, các cụ không tiễn. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Lụa bế cả đứa bé đỏ hỏn lên huyện tiễn chồng trong dòng người kéo về ngày lễ giao quân của huyện.
Bà Rơ Châm H’Yéo (1950) ngồi đó bình dị và thanh thản lạ thường, khác xa với những chiến công vang dội thời đánh Mỹ của bà. Bà H’Yéo sinh ra trên vùng đất Tây Nguyên thượng võ. 17 tuổi, bà tham gia bộ đội địa phương thuộc Huyện đội Chư Pảh. Những năm đi bộ đội, bà H’Yéo cùng đơn vị chiến đấu tại đồi Tròn bảo vệ đường 14. Tại đây, bà đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, cùng đồng đội bắt sống hàng trăm tù binh, bắn cháy nhiều xe tăng, xe bọc thép của địch. Sau ngày giải phóng, bà được đơn vị cử đi học quản lý nhà nước để tham gia xây dựng chính quyền cách mạng. Trung đoàn 95 ngày Đại tướng Đoàn Khuê làm Trung đoàn trưởng cùng đơn vị bà đánh Mỹ ở đồi Tròn. Chuyện họp mặt của các cựu chiến binh sau ngày giải phóng. Chuyện tên ác ôn Chiu đóng giả làm dân thường thủ tiêu cán bộ bị trâu đồng bào húc lòi ruột. Chuyện máy bay Mỹ rải chất độc hóa học, chuyện 2 du kích dùng mưu đánh tiêu diệt 2 đơn vị dã chiến và bảo an của Mỹ - ngụy.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 22 Duong Truong Son_12274451.docx