Giáo án Lịch sử 7 - Bài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1/ Kiến thức.

 - HS nắm được quá trình hình thành xã phong kiến ở Châu Âu, đặt biệt là giai cấp

trong xã hội.

 - HS hiểu được một số khái niệm ( lãnh đại phong kiến, lãnh chúa , nông nô)

 - HS thấy rõ những đặc trưng cơ bản trong lãnh địa phong kiến.

 - Hiểu biết sơ lược ban đầu về thành thị trung đại.

Kiến thức nâng cao: HSKG giải thích được quá trình hình thành xã hội phong kiến.

2/ Kỹ năng.

 HS nhận biết sự kiện, hiểu được sự kiện lịch sử.

HSKG: phân tích tranh ảnh tìm hiểu nội dung bài học. Có thể vẽ sơ đồ tư duy

3/ Tư tưởng thái độ.

 - HS nhận thức được rằng xã hội hình thánh, phát triển, sụp đỗ theo quy luật .

II/ CHUẨN BỊ.

GV: Tìm hiểu một số khái niệm, sưu tầm các tranh ảnh minh họa.

HS: đọc trước bài ở nhà, bảng nhóm.

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3696Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 01/ 08/ 2014.
 Ngày dạy: 
 TUẤN 1
 TIẾT 1
Phần một: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI.
Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(thời sơ – trung kỳ trung đại)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1/ Kiến thức.
 - HS nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu, đặt biệt là giai cấp 
trong xã hội.
 - HS hiểu được một số khái niệm ( lãnh đại phong kiến, lãnh chúa , nông nô)
 - HS thấy rõ những đặc trưng cơ bản trong lãnh địa phong kiến.
 - Hiểu biết sơ lược ban đầu về thành thị trung đại.
Kiến thức nâng cao: HSKG giải thích được quá trình hình thành xã hội phong kiến.
2/ Kỹ năng.
 HS nhận biết sự kiện, hiểu được sự kiện lịch sử. 
HSKG: phân tích tranh ảnh tìm hiểu nội dung bài học. Có thể vẽ sơ đồ tư duy
3/ Tư tưởng thái độ.
 - HS nhận thức được rằng xã hội hình thánh, phát triển, sụp đỗ theo quy luật .
II/ CHUẨN BỊ.
GV: Tìm hiểu một số khái niệm, sưu tầm các tranh ảnh minh họa.
HS: đọc trước bài ở nhà, bảng nhóm.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1/ Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
 ? Ở lớp 6 các em học lịch sử vậy theo phân kỳ thì lịch sử đó thuộc thời kỳ nào và chế độ nào ( cổ đại, cổ trung đại – nguyên thủy, chiềm hữu nô lệ )
 HSKG: ? Chế độ chiếm hữu nô lệ có đặc điểm cơ bản nào.( xã hội có chủ nô làm chủ có nhiều tiền bạc, quyền lực, nô lệ chiếm đa số bị chủ bóc lột)
3/ Bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt Động của Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1.
- Gv cho HS đọc bài.
Vào thế kỉ V ở các quốc gia cổ đại phương Tây có gì thay đổi?
? Khi tiêu diệt được các quốc gia cổ đại người Giec- man đã làm những gì ?.
GV kết luân những tướng lĩnh và quý tộc đó được giọ là những lãnh chúa phong kiến. Đây là giai cấp mới trong xã hội.
? Bên cạnh lãnh chúa còn có giai cấp nào nữa không. Giai cấp ấy xuất hiện từ thành phần nào trong xã hội cũ.
 Em thấy giữa lãnh chúa và nông nô có quan hệ như thế nào?
GV lấy ví dụ minh họa để HS hiểu thêm về mức bóc lột và hình thức bốc lột của lãnh chúa .
GV nhấn mạnh trong xã hội có giai cấp mới hình thành thì xã hội mới hình thành đó chính là xã hội phong kiến.
Hoạt động 2.
? Theo các em hiểu một vương quốc có chỉ một lãnh chúa hay nhiều lãnh chúa.
GV một lãnh chúa có một vùng đất riêng của mình vùng đất đó được gọi là lãnh địa phong kiến.
Thế nào là lãnh địa phong kiến?
GV yêu cầu HS quan sát hình số 1 trang 4.
Các em thấy trong lãnh địa có những gì.( kết hợp quan sát kênh hình trong sgk)
GV kết luận nội dung chính.
Hoạt động 3
? Theo các em nếu trong lãnh địa luôn tồn tại hình thức sản xuất khép kín thì con người có phát triến tiến bộ không? Vì sao. 
( HSKG trả lời vế sau)
 Vậy hình thức đó sẽ được phá vỡ khi nào. 
GV nhấn mạnh các nguyên nhân và kết luận việc thành thị xuất hiện.
? Trong thành thị chủ yếu là đối tượng nào sinh sống, họ làm những nghề gì.
GV nhấn mạnh thành thị xuất hiện càng thúc đẩy nền sản xuất mới càng phát triển , xã hội phong kiến ổn định phát triển hơn.
( GV lập lại nhiều lần ở các lớp HSYK để HS ghi bài học)
HS Đọc bài theo yêu cầu.
HS: Có sự thay đổi nghiêm trọng ( bị người Giec-man xâm chiếm làm các quốc gia này tan rã).
HS: Họ thành lập các quốc gia mới, chiếm ruộng đất của chủ nô đem chia, ban thưởng cho các tướng lĩnh và quý tộc. phong chức tước cho các tướng lĩnh, quý tộc.
HS nghe hiểu khái niệm.
 HS: có , đó là nông nô .Họ là những nô lệ được giải phóng và người nông dân không có ruộng đất của xã hội cũ.
HSKG thảo luân nhóm .
 + Là quan hệ ngườ bốc lột (thống trị )và người bị bóc lột ( bị trị) phụ thuộc vào lãnh chúa.
HS nghe hiểu.
HS: nghe hiểu ghi nhận bài học.
 HS : có nhiều lãnh chúa trong một vương quốc.
HS: nghe hiểu khái niệm.
HSKG: Là một vùng đất rộng lớn thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa
HS quan sát. Trả lời.
HSKG: Thảo luận nhóm trình bày các đặc điểm.
HS: nghe ghi nhận bài học.
-HS: thảo luận nhóm.
Nếu luôn tồn tại hình thức sản xuất khép kín thì con người sẽ không tiến bộ
 (do con người luôn phải có nhu cầu khác hơn, cao hơn trong cuộ c sống)
HS: khi có sự xuất hiện của thành thị ( nhu cầu trao đổi buôn bán ).
HS nghe hiểu ghi bài học.
 HS chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân sinh sống họ sản xuất hàng hóa biến nó thành vật bán mua, trao đổi.
- HS nghe ghi nhận bài học.
1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Cuối thế kỉ V, người Giec-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây rồi hình thành các quốc gia mới.(Ăng- glô Xăcxông,
phơ- răng, Tây Gốt, Đông - Gốt)
- Giai cấp mới được hình thành trong các vương quốc mới đó.
 + Lãnh chúa phong kiến.
 +Nông nô.
=> Xã hội phong kiến hình thành.
2/ Lãnh đại phong kiến.
Là một vùng đất rộng lớn thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa ( do được ban thưởng hay cướp đoạt của người khác).
Đặc điểm: Có đất đai , nhà cửa, ruộng, vườn, ao hồ , đường xá, nhà thờ, cơ quan quân sự.Nông nô là lực lượng lao động chính tạo ra của cải vật chất và nộp thuế cho lãnh chúa.
- Trong lãnh địa sản xuất khép kín, tự cung tự cấp. 
3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
-Nguyên nhân:
+ Trong các lãnh địa phong kiến sản xuất khép kín, không trao đổi buôn bán với bên ngoài.
+ Cuối thế kỉ XI thủ công phát triển, hàng hóa được đem ra trao đổi buôn bán, các thợ thủ công lập công xưởng sản xuất.
=> thị trấn được hình thành và phát triển thành thành thị.
 Hoạt động của thành thị: 
 + Dân cư chủ yếu là thương nhân và,thợ thủ công.
 + Lập phường hội, thương hội cùng nhau sản xuất buôn bán.
 4/ Củng cố. 
 - GV hướng HS trả lời các câu hỏi sau mục bài.
 - GV yêu cầu HSKG trình bày sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức toàn bài.
. GV trình bày bằng sơ đồ tư duy để củng cố bài học.( Lớp HSYK)
 5/ Dặn dò.
Yều cầu HS làm bài tập, học bài đầy đủ, xem trước các câu hỏi sau mục bài mới trước ở nhà.
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Thế kỉ V người Giec – man xâm nhập và tiêu diệt quốc gia cổ đại
Các vương quốc mới hình thành
 Xã hội phong kiến hình thành
Trong 1 vương quốc có nhiều lãnh địa phong kiến, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp
Có hai giai cấp trong lãnh địa phong kiến ( lãnh chúa – nông nô)
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.
 Ngày soạn : 01/ 08/ 2014.
 Ngày dạy: 
 TUẤN 1
 TIẾT 2
Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1/ Kiến thức.
HS hiểu một số khái niệm mới “ Phát kiến địa lý”, “ mảnh đất có vàng”.
Nắm được nguyên nhân , hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý từ đó là nền tản hình thành quan hệ sản xuất TBCN.
Kiến thức nâng cao: HSKG phải hiểu và giải thích được nguyên nhân , hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý.
2/ Kỹ năng.
HS biết xác định các hướng đi của các nhà phát kiến địa lý, 
HSKG: giải thích sự kiện. xác định các vùng đất trên bản lược đồ, nhận xét đánh giá sự kiện.
 3/ Tư tưởng thái độ.
 HS nhận thức được sự tất yếu của quy luật xã hội, sự phát triển của xã hội càng cao sẽ làm cho xã hội đó sụp đổ để hình thành một xã hội mới.
4/ Tích hợp.Tích hợp môi trường ở mục I.
II/ CHUẨN BỊ.
 GV: phóng to bảng lược đồ hình 5 SGK.( nếu cần)
 HS: bảng nhóm, xem bài trước ở nhà.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
 1/ Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ:
 ? Các quốc gia phong kiến được hình thành như thế nào.( vào nữa thế kỉ V người Giec- man xâm chiếm các quốc gia cổ đại thành lập các vương quốc mới, xã hội xuất hiện các giai cấp mới ( Lãnh chúa nông dân , nông nô..) => XH phong kiến hình thành.
3/ Bài mới.
 a/ Giới thiệu bài.
 b/ Nội dung bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
 Hoạt động 1.
Yêu cầu HS đọc bài.
Phát kiến đại lý là gì?
 Tại sao các nhà phát kiến phải đi phát kiến địa lý?
GV giải thích và nhấn mạnh nguyên nhân
Theo các em sự xuất hiện
của la bàn, hải đồ, kỹ thuật đóng tàu có giúp ích gì cho các cuộc phát kiến địa lý hay không.
GV lấy ví dụ giải thích cụ thể hơn cho HS hiểu.
Yêu cầu HS lập bảng thống kê 3 cột .
GV chỉ hướng dẫn đối với HSKG, làm sẵn đối với HSYK.
GV yêu câu HS lên bảng xác định trên lược đồ các cuộc phát kiến địa lý.
 ( HSKG thực hiện)
? Các cuộc phát kiến địa lý thành công sẽ đem đến những lợi ích gì, cho ai.
GV nhấn mạnh ý nghĩa kết luận lại.
Thông qua đó tích hợp giáo dục môi trường ở khía cạnh khai thác tài nguyên xưa nay.
? Việc khai thác các khoáng sản dưới lòng đất ở các nước có tác hại gì đến thiên nhiên môi trường hay không.
Hoạt động 2.
? Các quý tộc , thương nhân sẽ làm gì khi thu nhiều nguồn lợi từ cuộc phát kiến.
? Như vậy hình thức sản xuất theo phong kiến có còn không.
GV kết luận hình thức sản xuất mới này được gọi là hình thức sản xuất TBCN. Nó đã xuất hiện ngay khi chế độ phong kiến vẫn còn đang tồn tại.
? Theo em trong xã hội lúc này có gì mới không.
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi sau mục bài.
HS đọc bài.
HS: Là những cuộc tìm kiếm, phát hiện ra những vùng đất mới, cư dân mới
HSKG: Họ muốn làm giàu, có nhiều vùng đất, vốn phát triển kinh tế.
HS: ghi bài học. 
HS: Có, nó hổ trợ rất quan trọng trong việc đi phát kiến địa lý.
HS nghe hiểu bài.
HS lập bảng thống kê ghi nhận lại các cuộc phát kiến địa lý lớn.
- HS lên bảng xác định .
 HS : đem đến nhiều nguồn lợi cho những ông chủ (TS) như đất đai, tài nguyên, vàng bạc, con người.
-HS nghe ghi nhận bài học .
HS: có, làm cạn kiệt tài nguyên , ô nhiễm môi trường.( soái mòn đất, ô nhiễm các nguồn nước..)
-HS: Thảo luận nhóm.
Họ đầu tư vào việc mở công xưởng, mở đồn điền, trang trại, kinh doanh. 
- HS : nó bị hình thức sản xuất mới chén ép, phá vỡ dần dần.
HS: nghe hiểu.ghi nhận bài học.
- HS xã hội xuất hiện 2 tầng lớp giai cấp mới. Chủ (TS) thợ thủ công, người làm thuê (VS).
- HS nghe hiểu.
1/ Những cuộc phát kiến địa lý.
- Nguyên nhân: do nhu cầu phát triển sản xuất đòi hỏi về nguyên liệu , thị trường, vốn.
- Điều kiện: Khoa học kỹ thuật tiến bộ có nhiều thành tựu thúc đẩy cho sự phát triển trong xã hội.
- Những cuộc phát kiến lớn:
Cuối TK XV-XVI nhiều cuộc phát kiến địa lý đã diễn ra như ( B.Đi-a-xơ – 1847 tìm đến cực nam Châu phi. Vac- xơ-cô-đơ-ga-ma – 1498 – tìm ra tây nam Ấn Độ. Cô- lôm –bô 1492 tìm ra Châu Mỹ.
- Ý nghĩa của việc phát kiến địa lý: thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem đến nhiều nguồn lợi cho tư sản Châu Âu.
2/ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
- Sau cuộc phát kiến địa lý các quý tộc, thương nhân có nguồn vốn khổng lồ nên họ mở rộng sản xuất, kinh doanh ( phát triển kinh tế thủ công nghiệp) họ trở thành những ông chủ ra sức bóc lột người lao động, làm thuê.
=> hình thức sản xuất mới xuất hiện(TBCN)
-Xã hội có giai cấp tư sản , vô sản ra đời.
4/ củng cố. 
Em hiểu như thế nào về câu nói “ Chủ nghĩa tư bản nảy sinh ngay trong lòng xã hội phong kiến”. ( dành cho HSKG trả lời)
? Em có thái độ như thế nào đối với các nhà phát kiến.
5/Dặn dò.
Yêu cầu HS làm đầy đủ bài tập, học bài cũ.
Xem trước bài mới., soạn các câu hỏi bài tập.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.
.
.
..
 Đánh giá, nhận xét
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Phần ký duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (2).doc