Giáo án Lịch sử 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông –Nguyên và quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng qua những tư liệu cụ thể.

- Những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên lần thứ nhất ( trận Đông Bộ Đầu)

2. Kĩ năng:

- Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ. Đọc và vẽ lược đồ.

- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.

3. Tư tưởng:

- Giáo dục cho hs ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.

GDMT: Quân và dân ta biết lợi dụng địa hình hiểm trở để đánh thắng kẻ thù.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 - GV: Lược đồ diễn biến cuộc kháng chíên chống quân xâm lược Mông Cổ.

 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 6278Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Bài 14** BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
Tiết 24 XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỶ XIII) 
Ngày dạy. 
 I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT 
 CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ(1258)
Lớp 
7A1
7A2
Vắng
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông –Nguyên và quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng qua những tư liệu cụ thể.
- Những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên lần thứ nhất ( trận Đông Bộ Đầu)
2. Kĩ năng: 
- Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ. Đọc và vẽ lược đồ.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
3. Tư tưởng:
- Giáo dục cho hs ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.
GDMT: Quân và dân ta biết lợi dụng địa hình hiểm trở để đánh thắng kẻ thù.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 - GV: Lược đồ diễn biến cuộc kháng chíên chống quân xâm lược Mông Cổ.
 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp
2. KT bài cũ: 
* Nhà Trần đã làm gì để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?
* Để phục hồi và phát triển kinh tế nhà Trần đã làm gì?
3. Bài mới:
 Nhà Lý suy yếu, nhà Trần thành lập đã bắt tay vào xây dựng chính quyền, phục hồi và phát triển kinh tế. Từ thế kỷ XIII, nhà nước Mông Cổ được thành lập và rất hùng mạnh, tiến hành xâm lược các nước khác trong đó có Đại Việt. Vậy nhà Trần đã kháng chiến chống quân xâm lược như thế nào, kết quả ra sao ? Bài 14.
4. Các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cả lớp
* Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta vua Trần đã làm gì?
* Việc huy động toàn dân đánh giặc của Vua Trần nói lên điều gì?
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
* GV: Dùng lược đồ để Tường thuật diễn biến trận đánh.
* GV gọi HS lên trình bày lại diễn biến của trận đánh và nắm những ý chính về diễn biến của cuộc kháng chiến.
* GDMT: Đất đai rộng lớn thuận lợi tạo điều kiện cho quân và dân đánh thắng giặc ngoại xâm.
* Vì sao phải thực hiện chủ trương vườn không nhà trống ?
* Câu nói của Trần Thủ Độ nói lên điều gì ?
* Kết quả cuộc kháng chiến như thế nào?
* Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại ?
* GV: Nhận mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân ta thể hiện sự thông minh sáng tạo “ lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”
 * Giáo dục tình thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
GDMT: Đất đai rộng lớn thuận lợi tạo điều kiện cho quân và dân đánh thắng giặc ngoại xâm.
I.ÂM MƯU XÂM LƯỢC ĐẠI VIỆT CỦA QUÂN MÔNG CỔ.
Chương trình giảm tải – không dạy
2. NHÀ TRẦN CHUẨN BỊ VÀ TIẾN HÀNH KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ
a. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm xược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập
- Thái độ kiên quyết của nhà Trần trong việc bắt giam sứ giả Mông Cổ, ban lệnh cho cả nước chuẩn bị chống quân xâm lược.
- Chủ trương đánh giặc đúng đắn của nhà Trần.
b. Diễn biến:
- Tháng 1 -1258, 3 vạn quân Mông Cổ, do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.
- Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (phú Thọ) rồi tiến xuống vùng Bình Lệ Nguyên ( Vĩnh Phúc) thì chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”
- Giặc vào kinh thành không một bóng người và lương thực. Chúng điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực lại bị quân ta chống trả, chưa đầy một tháng lực lượng chúng bị tiêu hao dần.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở Đông Bộ Đầu( bến sông Hồng, ở phố Hàng Than HN ngày nay).
c. Kết quả
Ngày 29-1-1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ.
1. Củng cố: 
- HS trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.
2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Trình bày âm mưu xâm lược Chăm-pa và Đại Việt của nhà Nguyên ?
- HS lên bảng tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ
*** Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII).doc