Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Học sinh nắm được:

- Tình hình kinh tế- xã hội cuối thời Trần: vua quan ăn chơi sa đoạ, không quan tâm đến sản xuất làm cho đời sống của người dân ngày càng cực khổ.

- Các cuộc đấu tranh của nông nô, nô tỳ diễn ra rầm rộ.

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.

 3. Thái độ: Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân lao động trong lịch sử.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1551Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
 Tiết 30: TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI. 
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: 
- Tình hình kinh tế- xã hội cuối thời Trần: vua quan ăn chơi sa đoạ, không quan tâm đến sản xuất làm cho đời sống của người dân ngày càng cực khổ.
- Các cuộc đấu tranh của nông nô, nô tỳ diễn ra rầm rộ.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.
 3. Thái độ: Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân lao động trong lịch sử. 
II. Phương tiện dạy học: 
 1. Giáo viên: - SGK, SGV; Lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV
 2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
 III.Hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
? Trình bày một số nét về tình hình văn hoá, giáo dục, khoa học dưới thời Trần? Tại sao văn hoá, giáo dục, khoa học thời Trần lại phát triển?
3. Bài mới: 
Sau các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên, tình hình kinh tế-xã hội thời Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ góp phần cho sự phát triển của đất nước. Nhưng đến cuối thế kỉ XIV,nhà Trần suy sụp nghiêm trọng, những nguyên nhân nào dẫn đến điều đó? và hậu quả của nó như thế nào? ........
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân.
- GV dùng máy chiếu: Chiếu đoạn tư liệu (đoạn in nhỏ SGK Tr 74)
? Qua đoạn tư liệu trên, em thấy đời sống của nhân dan ta cươi thế kỷ XIV như thế nào?
- Đời sống nhân dân bấp bênh và khổ cực.
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đời sống nhân dân bấp bênh khổ cực khổ như vậy?
GV: Thế nhưng triều đình vẫn bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh.
? Vậy thuế đinh là gì?
HS: Nam từ18-55 tuổi, có gia đình đều phải ghi tên vào sổ đinh và được gọi là dân đinh. Ngoài việc nộp tô ruộng còn phải đóng thêm một thứ thuế về con người, gọi là thuế đinh.
? Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỷ XIV?
Chuyển ý của GV
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân, cả lớp.
GV chiếu đoạn tư liệu SGK Tr 74
? Qua đoạn thông tin trên, em thấy đời sống vua quan, quý tộc nhà trần cuối thế kỷ XIV như thế nào?
Vua Trần ăn chơi vô độ, xa xỉ không quan tâm tới nhân dân.
Quan lại, vương hầu, quý tộc cũng ăn chơi xa đọa, triều đình bị lũng đoạn.
? Thầy giáo Chu Văn An đã có việc làm gì gây chấn động triều Trần lúc bấy giờ?
Thầy giáo Chu Văn An đã dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên nịnh thần, nhưng Dụ Tông không nghe. Ông xin “treo mũ” từ quan.
? Em có suy nghĩ gì về thái đọ và việc làm của thầy giáo Chu Văn An?
Liêm khiết (thanh liêm) không vu lợi biết đặt lợi ích của nhân dân len trên hết.
-GV chiếu hình ảnh: Vua Trần Dụ Tông 1336 – 1369
 Tượng Thờ Chu Văn An
 Đền Thờ Chu Văn An
? Em hãy cho biết sự kiện lịch sử năm 1369?
? Tại sao Dương Nhật Lẽ lên ngôi nhà Trần càng suy sụp hơn?
Đoạn in nhỏ SGK Tr 75
GV: Nhà Trần còn bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Chămpa, và yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
? Trong Điều kiện đó, đời sống của nhân dân ta như thế nào?
GV chuyển ý
? Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối thế kỷ XIV?
HS kể các cuộc khởi nghĩa
? Tại sao trong thời kỳ này lại bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa như vậy?
Do mây thuẫn giữa nông dân, nô tì với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc.
GV chiếu lược đồ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV > Tường thuật 4 cuộc khởi nghĩa.
GV phát phiếu hoạt động nhóm > mỗi bàn một nhóm. (2 – 3 phút)
Thống kê các cuộc khởi nghĩa nồng dân nửa cuối thế kỷ XIV theo mẫu sau:
STT
Thời gian
Người lãnh đạo
Địa bàn
Kết quả
GV chiếu đáp án và yêu cầu học sinh đối chiếu đáp án của mình.
GV dùng máy chiếu – Chiếu bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa và lược đồ khởi nghĩa cuối thế kỷ XIV.
? Theo dõi lược đồ và bảng thống kê trên em có nhận xét gì về địa bàn hoạt động, lục lượng tham gia, kết quả các cuộc khởi nghĩa trên.
- C¸c cuéc khëi nghÜa n«ng d©n diÔn ra réng kh¾p, thµnh phÇn chñ yÕu lµ n«ng d©n, n«ng n« vµ n« t×. C¸c cuéc khëi nghÜa ®Òu næ ra vµo nöa cuèi thÕ kØ XIV. Tuy cuèi cïng ®Òu thÊt b¹i, nhng còng ®· chøng tá nhµ TrÇn ®ang l©m vµo t×nh tr¹ng mÊt æn ®Þnh, nguy c¬ sôp ®æ lµ kh«ng thÓ tr¸nh khái.
1. Tình hình kinh tế.
- Vua quan ăn chơi xa hoa không quan tâm tới sản xuất của người dân.
- Vương hầu, quý tộc, địa chủ...chiếm nhiều ruộng đất, tăng cường bóc lột nhân dân.
- Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
2. Tình hình xã hội
a. Đời sống của các tầng lớp:
- Vua quan quý tộc nhà trần:
- Ăn chơi xa đọa, triều chính bị lũng đoạn.
- Năm 1369 Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên nắm quyền. Nhà Trần càng suy sụp hơn 
- Các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực.
b. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
- Khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương (1344-1360)
- Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ ở Thanh Hóa (1379)
- Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai – Sơn Tây (1390) 
- Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây (1399 - 1400) 
4. Củng cố 
- GV sử dụng bản đồ tư duy.
- Bài tập:
 5. Dặn dò:
IV. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV.doc