Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Lê Thị Nguyện - Trường THCS Liêng Trang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:

- Sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lý và điều hành đất nước .

Tình hình kinh tế, xã hội -> xuất hiện các cuộc đấu tranh.

 2. Thái độ:

- Thấy được sự sa đọa, thối nát của các tầng lớp qúy tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây ra nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội.

- Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử

 3. Kĩ năng:

- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng phân tích, lập bảng thống kê, đánh giá, nhận xét về các sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Giáo án, lược đồ “ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV, bảng phụ, phiếu học tập.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở bài học, học bài theo yêu cầu giáo viên.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Lê Thị Nguyện - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 15	Ngaøy soaïn: 21/11/ 2014
Tieát : 29	Ngaøy daïy: 25/11/ 2014
Bài 16 : SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV (Tiết1)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
Sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lý và điều hành đất nước .
Tình hình kinh tế, xã hội -> xuất hiện các cuộc đấu tranh.
 2. Thái độ:
Thấy được sự sa đọa, thối nát của các tầng lớp qúy tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây ra nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội.
Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
 3. Kĩ năng:
Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng phân tích, lập bảng thống kê, đánh giá, nhận xét về các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án, lược đồ “ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV, bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, vở bài học, học bài theo yêu cầu giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:(1’) 7A17A2.7A3
 7A47A5.7A6.
 1. Kiểm tra bài cũ: (7’)
Trình bày một vài nét về tình hình văn hóa, giáo dục – khoa học kỷ thuật dưới thời Trần ? Em có nhận xét gì ?
 2.Giới thiệu bài mới: Vương triều Trần được thành lập từ năm 1226, sau một thời gian dài vững mạnh, đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhưng từ cuối thế kỷ XIV đã bước vào thời kỳ suy yếu . vậy những biểu hiện của sự suy sụp đó là gì ? Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu ? -> bài hôm nay.
3. Bài mới:
Họat động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế thời Trần cuối thế kỉ XIV(15’)
HS: đọc mục 1 Sgk 
? Tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỷ XIV như thế nào ? Em hãy nêu dẫn chứng cụ thể ?
HS: 9 lần vỡ đê, lụt lớn, có hơn 10 nạn đói lớn
? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên ? 
HS: ( vua quan không quan tâm chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân )
? Những việc làm trên của nhà Trần đã dẫn đến hậu quả gì đối với nhân dân?
HS (yếu): Dựa vào SGK trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV (19’)
? Trước tình hình đời sống của người dân như vậy vua quan nhà Trần đã làm gì ?
HS: đọc phần chữ in nghiêng “ Vua buông tuồng.suy được ”
? Việc vua quan ra sức ăn chơi đã dẫn đến hậu quả gì ?
HS (yếu): Trả lời
GV giảng : Chu Văn An đã dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần, không được vua chấp nhận, ông đã xin từ quan.
? Việc làm của thầy Chu Văn An đã chứng tỏ điều gì ?
HS:( Là một vị quan thanh liêm, yêu nước thương dân hết mực )
HS: đọc về Dương Nhật Lễ -> Sự suy yếu của nhà Trần.
GV: Khẳng định mâu thuẫn giữa nhân dân đặc biệt là nông dân với triều đình nhà Trần ngày càng gay gắt
? theo em tình hình trong nước như vậy, sẽ dẫn đến điều gì ?
GV: dùng lược đồ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV để chỉ địa điểm của các cuộc khởi nghĩa.
? Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân và nô tì thế kỉ XIV?
 HS làm việc nhóm 4 phút: Lập bảng các cuộc khởi nghĩa của nông dân giữa thế kỉ XIV ( theo mẫu trong phiếu học tập) 
* Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Tên các cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Địa bàn hoạt động
Ngô Bệ
1344 
Hải Dương
Nguyễn Thanh – Nguyễn Kỵ
1379
Thanh Hóa
Phạm Sư Ôn
1390
Sơn Tây, Quốc Oai, Thăng Long
Nguyễn Nhữ Cái
(1399 1400)
Sơn Tây,Vĩnh Phúc, Tuyên Quang.
? Kết quả của các cuộc khởi nghĩa trên ra sao ?
HS (yếu): Dựa vào SGK trả lời
? Vì sao các cuộc khởi nghĩa trên bị thất bại ? 
GV: ( quân đội nhà Trần vẫn còn mạnh, các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết, chưa đề ra được chiến lược, đường lối cụ thể)
?Em hãy nêu nhận xét của mình về vương triều Trần cuối thế kỉ XIV? Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân nô tì cuối thế kỷ XIV khẳng định quy luật gì của lịch sử ? 
HS:( Sự sụp đổ của nhà Trần là không tránh khỏi, triều đại khác sẽ lên thay thế, nhằm đưa đất nước thóat khỏi tình trạng hiện thời )
GV: Khẳng định thêm khó khăn của nước ta cuối thời Trần: Bên ngoài : Champa xâm lược, nhà Minh yêu sách, nhà Trần không đủ sức để tiếp tục lãnh đạo nhân dân nữa 
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
1.Tình hình kinh tế
- Kinh tế bị sa sút nghiêm trọng, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn.
- Ruộng đất công làng xã bị thu hẹp
 Nguyên nhân
- Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều
- Không tu sửa các công trình thủy lợi.
- Đa số ruộng đất công bị quan lại, địa chủ nắm giữ, thuế khóa nặng nề
 Hậu qủa
- Mất mùa, đói kém, đời sống nhân dân cực khổ.
2.Tình hình xã hội
- Vua, quan, quý tộc, địa chủ ăn chơi sa hoa.
- Kỷ cương phép nước rối lọan, triều đình bị lũng đọan.
- Năm 1369, Dương Nhật Lễ lên ngôi vua triều đình càng thêm rối loạn.
- Nông dân cực khổ nổi dậy khởi nghĩa:
+ Khởi nghĩa Ngô Bệ (1344);
+ Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (1390);
....
=>Kết quả: Bị triều đình đàn áp
 4. Củng cố: (2’)
Nguyên nhân làm cho nền kinh tế của triều Trần sa sút nghiêm trọng?
 - Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân nô tì cuối thế kỷ XIV nói lên điều gì ? 
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3 Sgk trang 77.
Chuẩn bị bài phần tiếp theo : Nhà Hồ và cải cách của Hồ Qúy Ly.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Lê Thị Nguyện - Trường THCS Liêng Trang.doc