Giáo án Lịch sử 7 - Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Hoàng Ngọc Lam

A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bảnở châu Âu.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỉ năng phân tích – so sánh - chứng minh.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh hiểu quy luật phát triển tất yếu của lịch sử

B. Phương pháp: Phân tích - Chứng minh - thảo luận nhóm.

C. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Giáo án – SGK – SGV – Tài liệu khác

 2. Học sinh: Vở - SGK.

D. Tiến trình:

 I. Ổn định: ( 1 phút ) Kiểm tra sĩ số.

 II. Bài cũ: ( 4 phút ) 1.So sánh sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa với kinh tế thành thị ?

2. Vai trò của kinh tế thành thị trong sự phát triển kinh tế ?

 III. Bài mới:

 1. Đặt vấn đề: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản là phản ánh quá trình phát triển của xã hội lòai người

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Hoàng Ngọc Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 
02
Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU.
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bảnở châu Âu.
2. Kỹ năng: 
Rèn luyện kỉ năng phân tích – so sánh - chứng minh...
3. Thái độ: 
Giáo dục học sinh hiểu quy luật phát triển tất yếu của lịch sử
B. Phương pháp:
Phân tích - Chứng minh - thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên:
Giáo án – SGK – SGV – Tài liệu khác
2. Học sinh:
Vở - SGK. 
D. Tiến trình: 
I. Ổn định: ( 1 phút )
Kiểm tra sĩ số.
II. Bài cũ: ( 4 phút ) 
1.So sánh sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa với kinh tế thành thị ?
2. Vai trò của kinh tế thành thị trong sự phát triển kinh tế ?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản là phản ánh quá trình phát triển của xã hội lòai người
2. Triển khai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1.( 18 phút)
Nguyên nhân dẫn đến những cuộc phát kiến địa lý?
Những cuộc phát kiến địa lý lớn trong lịch sử nhân lọai?
Kết quả mà những phát kiến địa lý đem lại là gì?
Theo em từng lớp nào thúc đẩy sự phát kiến địa lý? (Thương nhân)
1.Những cuộc phát kiến lớn về địa lý:
a. Thời gian: Từ giữa thế kỷ XV
b.Nguyên nhân:
Do sự phát triển của sản xuất,do nhu cầu thị trường,do nhu cầu về nguyên liệuàphát kiến địa lý
c.Điều kiện phát kiến địa lý:
Nhờ sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật ( đóng tàu ,la bàn)
d.Những cuộc phát kiến địa lý:
+ Đi a xơ :đi vòng qua Nam châu Phi (1487)
+ Vxcô đơ ga ma: Đi qua Nam châu Phi (1498) và đến được Tây Nam Ấn Độ (4 tàu / 160 thủy thủ)
+ Cô Lôm Bô: Tìm ra châu Mỹ ( 3 tàu / 90 thủy thủ )
+ Ma gien lăng: Đi vòng quanh trái đất (1519-1522) (Từ Tây ban nha ngày 20-9-1519 gồm 5 thuyền với 265 thủy thủ à Nam mỹà eo Ma gien lăngàThái bình dươngàNam phià trở lại Châu Âu (Tây ban nha) vào ngày 15-4-1522 và chỉ còn 1 thuyền với 18 thủy thủ cùng đầy ắp vàng, bạc, hương liệu)
 e. Kết quả của những cuộc phát kiến địa lý :
+ Tìm ra những con đường mới ( đường biển)
+ Tìm ra những vùng đất mới (Châu Á ,Phi ,Mỹ la tinh)
+ Tìm ra nguyên liệu mới (vàng ,bạc , trầm hương)
àĐem lại cho giai cấp tư sản món lợi khổng lồ
Hoạt động 2. (17 phút)
Những biểu hiện của sự hình thàh chủ nghĩa tư bản ?
So sánh kinh tế phong kiến với kinh tế tư bản chủ nghĩa?
Tại sao nói : cuộc đấu tranh chống quý tộc ,phong kiến thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa?
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu:
a. Nguyên nhân: 
Do sự phát triển kinh tế và khát vọng làm giàu của thương nhân.- thị dân.
b. Kinh tế:
+Phát triển công trường thủ công( Len ,dạ, sắt ,thép).
 +Đây là hình thức kinh doanh mới.
+Đặc điểm: Thu hút hàng ngàn lao động tham gia,sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, thị trường trao đổi hàng hóa ngày càng rộng. 
+Những công ty buôn bán ra đời
c. Xã hội:
+ Xuất hiện giai cấp mới:tư sản và công nhân( đó là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Công nhân-tư sản) 
+Cùng tồn tại trong lòng chế độ phong kiến ( với tăng lữ ,quý tộc)
d. Chính trị: 
+ Tư sản > < Quý tộc ,tăng lữ ( Tư sản giàu về kinh tế, nhưng không có quyền lực về chính trị )à đấu tranh
+ Quý tộc ,tăng lữ > < Nông nô (nông dân , nô lệ) do bóc lột nặng nề)à đấu tranh 
 àphong kiến ngày càng suy yếu àTạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
IV. Củng cố: ( 3 phút ) 
Bài có hai nội dung cơ bản.
Hướng dẫn và trả lời câu hỏi SGK.
V. Dặn dò: ( 2 phút ) 
Đọc và trả lời SGK.
Đọc trước bài 3
VI. Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Hoàng Ngọc La.doc