Giáo án Lịch sử 7 - Bài 21: Ôn tập chương IV - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang

I /MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 1/Kiến thức :

- Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI .

- So sánh điểm giống nhau giữa thời thịnh trị nhất ( thời Lê sơ ) với thời Lý -Trần .

 2/Tư tưởng :

 Lòng tự hào , tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỷ XV – đầu thế kỉ XVI .

 3/Kỷ năng:

 Hệ thống các thành tựu lịch sử của một thời đại .

 II . CHUẨN BỊ :

 1/Giáo viên: - Phấn, thước kẻ,giáo án,sgk.

 - Lược đồ ĐV thời Trần, Lê sơ. Tư liệu khác.

 2/Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử

III. TIẾN TRÌNH:

1/Kiểm tra bài cũ :

 - Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp đất nước ?

 - Hiểu biết của em về Lê Thánh Tông .

2/Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI cần hệ thống hóa kiến thức về mọi mặt kinh tế , chính trị , xã hội văn học nghệ thuật của

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3596Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 21: Ôn tập chương IV - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày Soạn: 03– 02 – 2012
 Tiết 44 Ngày Dạy: 08-02 – 2012
BÀI 21 :
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I /MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1/Kiến thức :
- Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI .
- So sánh điểm giống nhau giữa thời thịnh trị nhất ( thời Lê sơ ) với thời Lý -Trần . 
 2/Tư tưởng : 
 Lòng tự hào , tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỷ XV – đầu thế kỉ XVI .
 3/Kỷ năng:
 Hệ thống các thành tựu lịch sử của một thời đại .
 II . CHUẨN BỊ :
 1/Giáo viên: - Phấn, thước kẻ,giáo án,sgk. 
 - Lược đồ ĐV thời Trần, Lê sơ. Tư liệu khác.
 2/Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử
III. TIẾN TRÌNH:
1/Kiểm tra bài cũ :
 - Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp đất nước ? 
 - Hiểu biết của em về Lê Thánh Tông .
2/Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI cần hệ thống hóa kiến thức về mọi mặt kinh tế , chính trị , xã hội văn học nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam .
 3/ Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Giáo viên : Xét về mặt chính trị chúng ta chủ yếu tập trung vào tổ chức bộ máy nhà nước .
=> dùng sơ đồ nhà nước thời Lý –Trần và thời Lê Sơ .
- Em hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau của hai tổ chức bộ máy nhà nước đó về triều đình và các đơn vị hành chính ? ( Các triều đình phong kiến đều xây dựng nhà nước tập quyền . thời Lý –Trần : bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh trên danh nghĩa nhưng thực chất vẫn còn đơn giản , làng xã còn nhiều luật lệ . Thời Lê sơ bộ máy nhà nước tập quyền chuyên chế đã kiện toàn ở mức hoàn chỉnh nhất. Thời Lê Thánh Tông một số cơ quan và chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ , tăng cường được tính tập quyền , hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của quan lại được tă
ng cường từ TW đến tận đơn vị xã , các đơn vị hành chính tổ chức chặt chẽ hơn đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã)
- Cách đào tạo tuyển chọn và bổ dụng quan lại ? ( Nhà nước thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập , thi cử làm phương thức chủ yếu đồng thời là nguyên tắc tuyển lựa , bổ nhiệm quan lại . Các cơ quan và chức vụ giúp việc nhà Vua ngày càng được sắp xếp qui cũ và bổ sung đầy đủ ( 6 bộ : Hàn lâm viện , Quốc sử viện , Ngự sử đài ) 
- Nhà nước thời Lêsơ khác nhà nước thời Lý Trần ở điểm gì ? 
( Thời Lý –Trần : Nhà nước quân chủ quí tộc . Thời Lêsơ : nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế ) 
- Ở nước ta pháp luật có từ bao giờ ? ( Thời Đinh Tiền lê mặc dù nhà nước tồn tại hơn 30 năm nhưng chưa có điều kiện xây dựng pháp luật đến năm 1042 sau khi nhà Lý thành lập 32 năm bộ luật thành văn đầu tiên ra đời đó là luật Hình thư . Đến thời Lê sơ pháp luật được xây dựng tương đối hoàn chỉnh ( Luật Hồng Đức ) 
- Pháp luật ra đời có ý nghĩa gì ? ( Đảm bảo trật tự an ninh và kỉ cương trong xã hội )
- Pháp luật thời Lê Sơ có điểm giống và khác pháp luật thời Lý Trần như thế nào ? ( Giống : Bảo vệ quyền lợicủa nhà vua và giai cấp thống trị , bảo vệ trật tự xã hội , bảo vệ sản xuất nông nghiệp ( cấm giết trâu bò ) 
-Khác : pháp luật thời Lê sơ có nhiều điểm tiến bộ : bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ , đề cập đến vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ ( con gái thừa hương gia tài như con trai ) 
- Tình hình kinh tế thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý- Trần ? ( Nông nghiệp : quan tâm mở rộng diện tích đất trồng trọt . Thời Lê sơ diện tích trồng trọt được mở rộng nhanh chóng bởi các chính sách khai hoang của nhà nước , chú trọng xây dựng hệ thống đê điều ( đê Hồng Đức ) , sự phân hóa ruộng đất ngày càng sâu sắc . Thời Lý ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế . Thời Lê sơ ruộng tư ngày càng phát triển ) 
- Thủ công nghiệp có điểm gì nổi bật ? ( Hình thành và phát triển các nghề thủ công truyền thống . Thời Lê sơ có phường , xưởng sản xuất ( cục bách tác ) 
- Thương nghiệp ? ( Chợ làng ngày càng dược mở rộng Thăng Long , trung tâm thương nghiệp hình thành từ thời Lý đến thời Lê sơ trở thành đô thị buôn bán sầm uất ) 
* Như vậy đến thời Lê sơ kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn
- Học sinh lên bảng vẽ sơ đồ các giai cấp , tầng lớp trong xã hội thời Lý-Trần và thời Lêsơ .
- Em hãy so sánh ? ( Giống : đều có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quí tốc , địa chủ tư hữu ( ở các làng xã ) nông dân các làng xã , nô tỳ)
- Khác : Thời Lý –Trần tầmg lớp vương hầu quí tộc rất đông đảo nắm mọi quyền lực , tầng lớp nông nô và nô tì chiếm số đông trong xã hội . Thời Lêsơ : tầng lớp nô tỳ giảm dần về số lượng , tầng lớp địa chủ tư hửu rất phát triển . 
I/ CHÍNH TRỊ
 1/ Khác nhau
* Thời Lí – Trần
- Vua nắm quyền hành, các quan đại thần có nhiệm vụ giúp vua – Thời nhà Trần, chính quyền trung ương là người họ Trần
- Địa phương : 24 lộ phủ -huyện – xã - làng xã còn nhiều luật lệ
* Thời Lê Sơ
- Vua nắm tuyệt đối mọi quyền hành, bãi bỏ các chức quan cao cấp và các khâu trung gian. Thay vào giúp vua có 6 bộ và các quan giám sát. Tăng cường thanh tra
-> 5 đạo - 13 đạo – phủ – châu huyện - xã
=> Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ chặt chẽ hơn
 2/ Giống nhau
Tuyển chọn quan lại qua thi cử
II/ PHÁP LUẬT
* Khác nhau:
- Luật pháp thời Lê Sơ hoàn chỉnh hơn, đầy đủ hơn, có nhiều tiến bộ hơn
* Giống nhau: 
- Cùng bảo về quyền lợi của vua, triều đình và giai cấp thống trị, khuyến khích SXNN
III/ KINH TẾ
- Nông nghiệp:
Diện tích đất được mở rộng
XD hệ thống đê điều
Sự phân hóa chiếm hữu ruộng đất ngày càng nhiều
- TCN : Nghề thủ công cổ truyền phát triển
- TN : Chợ phát triển
IV/ XÃ HỘI
* Giống nhau: 
- Đều có 2 giai cấp và tầng lớp cơ bản
* Khác nhau: 
- Thời Lê Sơ phân hóa 2 giai cấp (Địa chủ PK và Nông dân) => XH đã có sự phân hóa hơn
 + Nô tì giảm, địa chủ ngày càng nhiều hơn
=> Sự phân chia gia cấp càng sâu sắc hơn
V/ GIÁO DỤC – VĂN HOÁ
- Quan tâm phát triển giáo dục .
- Văn học yêu nước .
- Nhiều công trình khoa học , nghệ thuật có giá trị
 4/ Củng cố : 
* Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học , sử học nổi tiếng 
Thời Lý
Thời Trần
Thời Lêsơ
Văn học
.
Sử học
Bài thơ thần bất hủ 
( Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất )
- Hịch tướng sĩ ( Trần Hưng đạo )
- 
- 
.
Đại Việt sử ký ( Lê văn Hưu)
- Quân trung từ mệnh tập , Bình ngô đại cáo , Chí linh sơn phú , ..( Nguyên Trãi ) 
- Hồng đức quốc âm thi tâp , Quýnh uyển cửu ca, 
.. ( Lê Thánh Tông )
.. 
“Đại Việt sử ký toàn thư 
( Ngô Sĩ Liên ) .
“Lam sơn thực lục “
“ Hành triều quan chế “ 
5. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài, ôn lại các bài học của chương IV tiết sau làm bài tập lịch sử chương IV:
Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào kháng chiến chống quân Minh đầu thế kỷ XV.
Bài 20: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. (1418-1427).
Bài 21: Nước Đại Việt thời Lê Sơ. (1428-1527
RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Ôn tập chương IV - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang.doc