Giáo án Lịch sử 7 - Bài 25. Phong trào Tây Sơn

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

 - sau khi học xong baì này học sinh nắm được các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn từ 1773-1785

2. Kĩ năng

 - qua bài này học sinh biết cách lập niên biểu lịch sử , trình bày các sự kiện lịch sử

3. Tư tưởng

 - qua bài học này học sinh có ý thức tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc

II.Phương tiện dạy học

- lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài

- lược đồ chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút

III. Hoạt động trên lớp

 1.Ổn định tổ chức lớp

 2.kiểm tra bài cũ

 3.Bài mới

 

doc 17 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 25. Phong trào Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/04/2011
Ngày giảng : / /2011
Môn Lịch Sử 7
 Tiết 53 – Bài 25 PHONG TRÀO TÂY SƠN ( Tiếp)
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
I.Mục tiêu 
1. Kiến thức 
 - sau khi học xong baì này học sinh nắm được các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn từ 1773-1785 
2. Kĩ năng 
 - qua bài này học sinh biết cách lập niên biểu lịch sử , trình bày các sự kiện lịch sử 
3. Tư tưởng 
 - qua bài học này học sinh có ý thức tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc 
II.Phương tiện dạy học 
lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài
lược đồ chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút
III. Hoạt động trên lớp 
 1.Ổn định tổ chức lớp 
 2.kiểm tra bài cũ 
 3.Bài mới 
 NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
PHƯƠNG TIỆN
THỜI GIAN
 GIÁO VIÊN 
 HỌC SINH
 Tiết 53 - Bài 25
PHONG TRÀO TÂY SƠN ( Tiếp)
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
1.Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
- 9/1773 hạ được thành Quy Nhơn 
- Thuyết trình giới thiệu bài mới 
- Treo lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài 
- Thuyết trình : mùa xuân năm 1771 ba anh em Nguyễn Nhạc ,Nguyễn Huệ ,Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa ,khi lực lượng đã mạnh nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo lập căn cứ ở Kiên Mĩ ( Tây Sơn – Bình Định ).
mùa thu năm 1773 nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn ,tháng 9 năm 1773 nghĩa quân hạ được phủ thành 
- Mở sách ,vở ghi bài 
- Quan sát trên bảng lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài 
- Ghi bài
- Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài 
Mở rộng : để hạ được thành Quy Nhơn Nguyễn Nhạc đã tự giả vờ bị bắt ,bị nhốt vào cũi rồi sai quân khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn . Nửa đêm Nguyễn Nhạc phá cũi xông ra kết hợp trong đánh ra ngoài đánh vào chỉ trong một đêm nghĩa quân đã hạ được thành Quy Nhơn. 
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách đánh thành Quy Nhơn của nghĩa quân Tây Sơn?
- Nhận xét , bổ sung : đây là một cách đánh thông minh , táo bạo, dũng cảm và bất ngờ . Lần đầu tiên nghĩa quân đã hạ được một chanhthành lũy dinh thự của bọn quan lại ,điều đó làm cho uy thế chính trị của chúng bị suy sụp , trái lại uy thế của nghĩa quân lại tăng lên nhanh chóng .
- chú ý lắng nghe 
- Một học sinh trả lời : đây là một cách đánh thông minh táo bạo dũng cảm và bất ngờ 
- 1774 mở rộng vùng kiểm soát Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía nam .
- 1777 bắt giết được chúa Nguyễn .
2.Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút .
Nguyên nhân 
 - do Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm 
- Thuyết trình : sau khi hạ được thành Quy Nhơn nghĩa quân đã kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía nam .
- Câu hỏi : Em hãy cho biết biết tin Tây Sơn nổi dậy chúa Trịnh đã có hành động gì ?
- Nhận xét , bổ sung :
- Câu hỏi : Em hãy cho biết tại sao khi biết tin Tây Sơn nổi dậy chúa Trịnh lại phái mấy vạn quân vào chiếm Phú Xuân ?
- Nhận xét , bổ sung :
- Thuyết trình : 
- Quân trịnh tiến vào Phú Xuân đã đặt quân Tây Sơn vào một tình thế hết sức bất lợi phía bắc có quân Trịnh , phía nam còn quân Nguyễn . Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn .
- Câu hỏi: Em hãy cho biết tại sao Nguyễn Nhạc lại chọn giải pháp hòa hoãn với quân Trịnh?
- Nhận xét ,bổ sung:
- Thuyết trình : từ năm 1776-1783 nghĩa quân Tây Sơn đã 4 lần đánh vào Gia Định ,trong lần tiến quân thứ 2 ( năm 1777) Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn .chính quyền chúa Nguyễn đàng trong đến đây bị sụp đổ.Sau nhiều lần thất bại Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm , nhân cơ hội này vua Xiêm đã cho quân sang xâm lược nước ta . Trước cuộc tấn công xâm lược của quân Xiêm Nguyễn Huệ quyết định chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến .Vậy chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút diễn ra như thế nào sau đây thầy và các em sẽ chuyển sang tìm hiểu mục 2 chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút .
- Chỉ trên lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài vị trí khúc sông tiền đoạn từ Rạch Gầm – Xoài Mút 
- Treo lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút .
- Câu hỏi : Em hãy cho biết vì sao quân Xiêm lại xâm lược nước ta ?
- Nhận xét , bổ sung
- Ghi bài
- một học sinh trả lời : Biết tin Tây Sơn nổi dậy chúa Trịnh đã cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân . 
- một học sinh trả lời : Nhân lúc chúa Nguyễn đang phải lo đói phó với quân Tây Sơn chúa Trịnh đã phái quân vào đánh chiếm Phú Xuân .
- một học sinh trả lời : tại vì lực lượng nghĩa quân còn yếu trong cùng một lúc không thể đối phó được cả với quân Trịnh ở phía bắc và quân Nguyễn ở phía nam . so sánh lực lượng giữa quân Trịnh và quân Nguyễn thì quân Trịnh mạnh hơn chính vì vậy mà Nguyễn Nhạc quyết định tạm hòa hoãn với quân trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn .
- Chú ý lắng nghe
- Quan sát lược đồ trên bảng 
 - một học sinh trả lời : do Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm , nhân cơ hội này vua Xiêm cho quân sang xâm lược nước ta . 
- Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút 
b) Diễn biến 
 - sgk
c) Kết quả và ý nghĩa 
- Kết quả:
 + quân Xiêm bị đánh tan 
Ý nghĩa:
Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta ,đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm , tạo điều kiện thuận lợi để Tây Sơn tiếp tục lật đổ chính quyền họ Trịnh .
- Câu hỏi : Em có suy nghĩ gì về hành động đó của Nguyễn Ánh ?
-Nhận xét , bổ sung :
- Câu hỏi : Em hãy cho biết khi chiếm được Gia Định thái độ của quân Xiêm như thế nào và thái độ của nhân dân ta với quân Xiêm ra sao ? 
- Nhận xét , bổ sung : trái ngược với thái độ căm thù quân Xiêm nhân dân Gia Định lại rất ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn .
- Câu hỏi : Em hãy cho biết tại sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến ? 
- Nhận xét , bổ sung : 
- Các em về nhà học phần diễn biến trong sgk trang 124,125 còn bây giờ các em chú ý lên bảng nghe thầy tường thuật lại diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút . 
- Tường thuật diễn biến : các em quan sát trên bảng đây là hình vẽ phóng to khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút . sau nhiều lần thất baị Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm . Giữa năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định : 2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Gía ( Kiên Giang) , 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ .cuối năm đó quân Xiêm đã chiếm hết miền tây Gia Định .1/1785 Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định . Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho , chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trậ địa quyết chiến . Để chuẩn bị cho trận đánh Nguyễn Huệ cho bố trí thủy ẩn nấp trong các nhánh sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút , sau các ngách của cù lao , bộ binh mai phục hai hai bên bờ sông và trên cù lao giữa sông . Bố trí xong trận địa mờ sáng 19/1/1785 Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục . Thủy binh ta từ Rạch Gầm , Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước . Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt , chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy . Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết , chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước . Nguyễn Ánh chạy thoát sang Xiêm lưu vong .
- mời một em lên bảng trình bày lại diễn biến. 
- Câu hỏi : Em hãy cho biết kết quả trận chiến Rạch Gầm Xoài Mút ?
- Nhận xét , bổ sung: 
Câu hỏi : Em hãy cho biết chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử gì ? 
 - Nhận xét , bổ sung:
- Mời một em đứng lên đọc phần chữ in nghiêng cuối sách cho cả lớp nghe.
- Một học sinh trả lời: đó là một hành động bán nước cầu vinh , nhằm phục vụ cho lợi ích của riêng bản thân Nguyễn Ánh .
- Một học sinh trả lời : giặc kiêu căng, hung bạo ,mặc sức đốt phá , giết người , cướp vàng bạc chở về nước . Nhân dân Gia Định nung nấu căm thù quân Xiêm xâm lược .
- Một học sinh trả lời : do khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6km , rộng hơn 1km ,có chỗ gần 2km . Hai bờ sông cây cối rậm rạp , giữa dòng có cù lao Thới Sơn . địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh 
- Một em lên bảng trình bày lại diễn biến 
- Một học sinh trả lời : quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết chỉ còn vài nghìn tên sống sót chạy về nước 
- Một học sinh trả lời : là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta , đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm họ , tạo điều kiện thuận lợi để Tây Sơn tiếp tục lật đổ chính quyền họ Trịnh .
- Một em đọc bài 
4. Củng cố , dặn dò
Em hãy lập niên biểu phong trào Tây Sơn từ năm 1771 – 1785 theo mẫu sau
 Thời gian
 Sự kiện
- 1771
- Khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn 
-1773
- Chiếm được thành Quy Nhơn 
- giữa 1774
- kiểm soát vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía nam .	 
-1777 
- bắt giết được chúa Nguyễn 
- 1785 
- đánh tan 5 vạn quân Xiêm 
Các em về nhà học bài cũ trả lời các câu hỏi trong sgk, đọc trước mục 	III TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH 
IV. RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 25. Phong trào Tây Sơn (5).doc