Giáo án Lịch sử 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn

I/ Mục tiêu:

 - Kiến thức:

 + TK XVII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị oán giận đấu tranh.

 +Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771-1789.

 - Tư tưởng:

Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức truyền thống đấu tranhchống cường quyền của nông dân thời phong kiến, lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.

 - Kỹ năng:

Dựa theo lược đồ SGK, xác định địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771-1789); kỹ năng quan sát - nhận xét sự kiện lịch sử diễn biến qua lược đồ SGK.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 11498Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Tiết: 55
 NS: 15/02/2009
 ND: 3/03/2009
BÀI 25: PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA TÂY SƠN
I/ Khởi nghĩa nụng dõn Tõy Sơn:
I/ Mục tiêu: 
 - Kiến thức:
 + TK XVII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị oán giận à đấu tranh.
	+Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771-1789.
 - Tư tưởng:
Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức truyền thống đấu tranhchống cường quyền của nông dân thời phong kiến, lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.
 - Kỹ năng: 
Dựa theo lược đồ SGK, xác định địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771-1789); kỹ năng quan sát - nhận xét sự kiện lịch sử diễn biến qua lược đồ SGK.
II/ Chuẩn bị:
 1. Tài liệu tham khảo:
	- SGK sử 7 + SGV + cỏc triều đại phong kiến Việt Nam.
 2. Phương phỏp giảng dạy:
	- GV sử dụng phương phỏp nờu vấn đề, phương phỏp thảo luận nhúm, phương phỏp tớch hợp, phõn tớch.
 3. Đồ dựng dạy học:
- Bản đồ phong trào nông dân Tây Sơn
- Một số tranh ảnh: căn cứ Tây Sơn ở Quy Nhơn.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1. Tổ chức:
	- Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra: 
	- Chỉ những cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân Đàng Ngoài TK XVIII, nêu nhận xét về phong trào nông dân thời kỳ này ?
 3. Bài mới :
* Bờn cạnh cuộc sống vụ cựng cực khổ của nhõn dõn ta ở đàng ngoài thỡ vào những năm nửa sau thế kỷ XVIII cuộc sống của nhõn dõn ở đàng trong cũng vụ cựng cực khổ dưới sự cai trị của chỳa Nguyễn.
Đõy cũng chớnh là lý do dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nụng dõn Tõy Sơn bựng nổ.
Hoạt động của Thầy và Trũ
Nội dung
* Học sinh đọc SGK 1(119)
* Dựa vào kiến thức SGK, em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến Đàng trong giữa TK XVIII?
- Nêu những biểu hiện chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát?
+ Đọc lời nhận xét của nhà bác học Lê Quý Đôn SGK -120-chữ nhỏ.
+ Giáo viên mở rộng:
Cung điện Phú Xuân
Nhân vật Trương Phúc Loan
- Đời sống nhân dân Đàng Trong như thế nào?
Giáo viên mô tả:
- Cường hào lấy cớ bù tô thuế cho nhà nước à bán ruộng cộng.
- Thuế: tiền nộnp thóc vào kho, tièn dầu đèn, thổ sản, có hàng trăm hàng ngàn thứ thuế 
Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến hậu quả gì?
Phong trào nông dân khởi nghĩa phát triển mạnh
* Học sinh kể các cuộc khởi nghĩa - đi sâu cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
1695: Quảng Ngãi: cuộc khởi nghĩa Lành
1747: Khởi nghĩa Lý Văn Quang ở Đông Phố - Gia Định. 
Tiêu biểu: Khởi nghĩa Chàng Lía
Nêu một vài nét về Chàng Lía?
Giáo viên đọc câu ca, câu vè ca tụng Chàng Lía
Các cuộc khởi nghĩa bại song nó có ý nghĩa?
- Thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
- Báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền phong kiến họ Nguyễn.
- Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã nổ ra như thế nào?
Giáo viên giới thiệu lai lịch anh em Tây Sơn.
(SGV - 149)
- Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì?
- Xây thành luỹ, lập kho tàng luyện nghĩa quân
- Hoạt động như thế nào?
+ Khẩu hiệu "lấy của người giàu chia cho người nghèo "
* Giáo viên chỉ bản đồ.
ấp Tây Sơn - quê hương của 3 anh em Nguyễn Nhạc nằm giáp vùng đất Bình Định với vùng rừng núi Tây Nguyên (Gia Lai) nối liền hai miền là sông Côn và đường bộ đi qua An Khê.
- Căn cứ đầu: Tây Sơn Thượng đạo (di tích huyện An Khê - Gia Lai ngày nay) đây là cao nguyên của người BaNa, người kinh
- Sau di chuyển: Tây Sơn hạ đạo (Huyện Tây Sơn - Bình Định)
* Giáo viên mở rộng:
* Giáo viên sơ kết bài
Theo em, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì?
- Địa thế hiểm yếu à rộng
- Thời cơ: chính quyền Nguyễn suy yếu
- Lòng dân căm giận à nhân dân ủng hộ
I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn :
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII
- Giữa TK XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần, mục nát:
+ Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân.
+ Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất, thuế cao.
- Đời sống nhân dân cơ cực
* Khởi nghĩa Chàng Lía ở Truông Mây (Gia Định)
Chủ trương: "lấy của nhà giầu chia cho người nghèo"
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. 
* Người lãnh đạo:
 Nguyễn Nhạc - xuân 1771
 Nguyễn Huệ
 Nguyễn Lữ
à lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.
* Căn cứ:
- Tây Sơn thượng đạo
- Tây Sơn hạ đạo
* Hoạt động: SGK - 121
Xoá nợ, bỏ thuế cho dân, "lấy của nhà giầu chia cho người nghèo"
* Lực lượng:
Dân nghèo, đồng bào dân tộc nhiệt tình tham gia.
 4. Củng cố:
Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa ngay từ đầu ?
Tỡnh hỡnh xó hội đàng trong ở những năm nửa sau của thế kỷ XVIII như thế nào?
 5. Hướng dẫn bài tập về nhà: 
* Xem và chuẩn bị phần II của bài.
 6. Rỳt kinh nghiệm:
...
...
...

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 25. Phong trào Tây Sơn.doc