Giáo án Lịch sử 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương tây.

- Các ngành kinh tế thời Nguyễn có bước phát triển xong vẫn còn nhiều hạn chế.

2. Tư tưởng:

- HS thấy được chính sách của triều Nguyễn không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nền kinh tế xã hội không có điều kiện phát triển.

- Có những đánh giá, nhận xét khách quan về vai trò, trách nhiệm của triều Nguyễn trước tình hình đất nước và đời sống nhân dân.

3. Kỹ năng:

- Quan sát và nhận xét tranh ảnh.

- Phân tích, đánh giá nguyên nhân các hiện trạng chính trị, kinh tế thời Nguyễn.

II. Chuẩn bị:

1. GV: - Bản đồ Việt Nam.

 - Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn.

2. HS: đọc và trả lời câu hỏi SGK.

III. Tổ chức các HĐ dạy và học:

1. Ổn định TC lớp: KT sĩ số

2. Kiểm tra đầu giờ:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4649Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Tiết 59 - Bài 27: 
CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương tây. 
- Các ngành kinh tế thời Nguyễn có bước phát triển xong vẫn còn nhiều hạn chế. 
2. Tư tưởng: 
- HS thấy được chính sách của triều Nguyễn không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nền kinh tế xã hội không có điều kiện phát triển. 
- Có những đánh giá, nhận xét khách quan về vai trò, trách nhiệm của triều Nguyễn trước tình hình đất nước và đời sống nhân dân.
3. Kỹ năng: 
- Quan sát và nhận xét tranh ảnh.
- Phân tích, đánh giá nguyên nhân các hiện trạng chính trị, kinh tế thời Nguyễn. 
II. Chuẩn bị: 
1. GV: - Bản đồ Việt Nam. 
 - Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn. 
2. HS: đọc và trả lời câu hỏi SGK.
III. Tổ chức các HĐ dạy và học: 
1. Ổn định TC lớp: KT sĩ số
2. Kiểm tra đầu giờ: 
? Bài 27 nói về nội dung gì?
3. Bài mới:
Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả nước, Quang Trung lên ngôi đã không đập tan được âm mưu lập lại nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh, triều đại Tây Sơn tồn tại được 3 năm thì sụp đổ, chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập. 
Hoạt động
Nội dung
HS đọc phần 1 SGK
? Nhân cơ hội nhà Tây Sơn suy yếu Nguyễn Ánh đã có hành động gì ?
- GV sử dụng bản đồ tường thuật: Những việc làm của Nguyễn Ánh để nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. 
-HS: Nhìn vào lược đồ H61, các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn. 
? Nhận xét cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn? 
? Vua Gia Long đã chú trọng củng cố luật pháp như thế nào? 
?Nhà Nguyễn đã thi hành những biện pháp gì để củng cố quân đội?
- HS quan sát H61, H63. 
? Nhận xét về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn? 
? Hậu quả của những chính sách đó như thế nào? 
HS đọc phần 2 SGK.
? Nêu tình hình nền kinh tế nông nghiệp nước ta đầu thế kỷ XIX?
HĐN bàn 1’
? Mặc dù canh tác tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong. Tại sao? 
? Tác phẩm văn học nào đã nói về tình trạng vỡ đê do sự vô tâm, tắc trách của quan lại?
? Thủ công nghiệp thời Nguyễn có những đặc điểm gì? 
- HS đọc phần chữ in nghiêng.
? Nhận xét gì về thợ thủ công đầu thế kỷ XIX?
? Nhận xét gì về hoạt động buôn bán trong nước? 
HS đọc SGK phần chữ in nghiêng.
? Qua đó em nhận xét gì về thương nghiệp trong nước thời Nguyễn đầu thế kỉ XIX?
? Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn được thể hiện như thế nào?
? Tại sao nhà Nguyễn lại hạn chế buôn bán với người phương Tây? 
1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. 
- Giữa năm 1802, triều Tây Sơn chấm dứt.
- 1802 nhà Nguyễn thành lập, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô. 
- 1806 Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương. 
- Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. 
- 1815 ban hành Luật Gia Long. 
- Quan tâm và củng cố quân đội, xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau. 
- Đối ngoại: Đóng cửa không tiếp xúc với nước ngoài nhưng thuần phục nhà Thanh. 
2. Kinh tế dưới triều Nguyễn. 
a. Nông nghiệp: 
- Chú trọng khai hoang: Lập ấp, đồn điền -> tăng thêm diện tích canh tác. 
- Đặt lại chế độ quân điền.
- Ruộng đất tập trung trong tay địa chủ.
- Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến.
b. Thủ công nghiệp. 
- Lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiềnTập trung thợ giỏi về xưởng nhà nước.
- Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng) nhưng sau sa sút dần.
- Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển. 
c. Thương nghiệp: 
* Nội thương: 
+ Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ. 
+ Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú. 
* Ngoại thương: 
+ Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc. 
+ Hạn chế buôn bán với người phương tây. 
4. Củng cố : 
- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? 
- Chính sách kinh tế thời Nguyễn ra sao? Có đặc điểm gì đáng chú ý về chính sách ngoại thương?
5. Dặn dò: 
- Học bài (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 139)
- Soạn bài 27 (II): 
+ Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng đó?
+ Khái quát các cuộc khởi nghĩa lớn dưới triều Nguyễn?
BỔ SUNG KIẾN THƯC
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (4).doc