Giáo án Lịch sử 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

I.Mục tiêu bài hoc:

1.Về Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được:

- Tên gọi của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, vị trí địa lí của các nước này có những điểm tương đồng gì để tạo thành một khu vực riêng biệt

- Các giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực Đông Nam Á

- Nhận rõ vị trí địa lí của Campuchia và Lào, các giai đoạn phát triển của hai nước

2.Về tư tưởng:

 - Qua bài giảng , giúp HS nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc ở Đông Nam Á

- Trong lịch sử, các quốc gia Đông Nam Á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho

 văn minh nhân loại

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 10668Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
4
Soạn:
20-09-2005
Tiết:
7-8
Giảng:
26-09-2005
TPP : 7- BÀI 6 : CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á 
I.Mục tiêu bài hoc:
1.Về Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được: 
Tên gọi của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, vị trí địa lí của các nước này có những điểm tương đồng gì để tạo thành một khu vực riêng biệt 
Các giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực Đông Nam Á 
Nhận rõ vị trí địa lí của Campuchia và Lào, các giai đoạn phát triển của hai nước 
2.Về tư tưởng:
 - Qua bài giảng , giúp HS nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc ở Đông Nam Á 
Trong lịch sử, các quốc gia Đông Nam Á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho 
 văn minh nhân loại 
3.Về kỹ năng:
 - Học sinh biết xác định được vị trí các vương quốc cổ và phong kiến Đông Nam Á trên bản đồ .
 - Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chủ yếu của khu vực Đông Nam Á 
II.Thiết bị dạy-học:
Bản đồ Đông Nam Á 
Tranh ảnh một số công trình kiến trúc, văn hoá Đông Nam Á 
III.Phương pháp:Trực quan. Thống kê.
IV.Tiến trình dạy-học : 
1.Bài cũ:
? Trình bày những thành tựu về mặt văn hoá mà Ấn Độ đã đạt được ở thời trung đại?
* Yêu cầu HS trả lời :
- Chữ viết : chữ Phạn 
- Văn học : sử thi đồ sộ, kịch, thơ ca
- Kinh Vêđa
- Kiến trúc : kiến trúc Hinđu và kiến trúc Phật giao
2.Giới thiệu bài mới:
 Đông Nam Á từ lâu đã được coi là một khu vực có bề dày văn hoá, lịch sử. Ngay từ những thế kỉ đầu Công nguyên, các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á đã bắt đầu xuất hiện. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các quốc gia đó đã có nhiều biến chuyển. Trong bài 6 chúng ta sẽ nghiên cứu sự hình thành và phát triển khu vực Đông Nam Á thời phong kiến . 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Hoạt động 1:
Bước 1: Cho học sinh đọc sách giáo khoa. Bước 2: Đặt câu hỏi : .
 ? Kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á ? 
Bước 3: Cho HS sử dụng bản đồ để chỉ các quốc gia 
Bước 4: Đặt câu hỏi
? Nêu một số nét chung về tự nhiên của các nước đó?
? Điều kiện tự nhiên đó có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp ?
? Điều kiện tự nhiên ấy tác động đến phát triển nông nghiệp như thế nào ?
? Điều kiện nào chứng minh Đông Nam Á cũng có thể là chiếc nôi của loài người ? 
? Các quốc gia cổ Đông Nam Á xuất hiện từ bao giờ ?
? Kể tên một số quốc gia cổ và xác định vị trí trên lược đồ ? 
Bước 5: Giáo viên kết luận 
 Hoạt động 2:
Bước 1: Cho học sinh đọc sách giáo khoa
Bước 2: GV giảng 
Bước 3: Đặt câu hỏi :
 ? Trình bày sự hình thành các quốc gia phong kiến Inđônêxia?
 ? Kể tên một số quốc gia phong kiến Đông Nam Á khác vào thời điểm hình thành các quốc gia đó ? 
? Vào khoảng thời gian nào thì các quốc gia ở Đông Nam Á phát triển thịnh vượng ?
? Kể tên một số thành tựu thời phong kiến của các quốc gia Đông Nam Á ?
? Em có nhận xét gì về kiến trúc của Đông Nam Á qua hình 12 và 13 ?
? Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á ? 
Bước 4: GV kết luận .
 Tiết 2:
 Hoạt động 1:
Bước 1: Cho học sinh đọc SGK
Bước 2: Giáo viên giảng 
Bước 3: Đặt câu hỏi :
? Từ khi thành lập đến năm 1863, lịch sử Campuchia có thể chia mấy giai đoạn ?
? Cư dân ở Campuchia do tộc người nào hình thành ?
? Người Khơ Me tiếp thu văn hoá Ấn Độ như thế nào ?
Bước 4: Giáo viên giải thíchvề giai đoạn Chân Lạp 
Bước 5: Đặt câu hỏi :
? Tại sao thời kì phát triển của Campuchia lại được gọi là “thời kì Ăng co”?
? Sự phát triển của Campuchia thời kì Ăngco bộc lộ ở những điểm nào ?
Bước 6: Giáo viên giảng
Bước 7: Đặt câu hỏi:
? Em có nhận xét nhận xét gì về khu đền Ăngco Vat qua hình 14 ? 
? Thời kì suy yếu của Campuchia là thời kì nào ?
Bước 8: Giáo viên kết luận 
 Hoạt động 2:
Bước 1: Cho học sinh đọc SGK
Bước 2: Giáo viên giảng 
Bước 3: Đặt câu hỏi: 
? Lịch sử Lào có những mốc quan trọng nào?
Bước 4: Giáo viên kể cho học sinh về Pha Ngừm 
Bước 5: Đặt câu hỏi:
? Trình bày những nét chính trong đối nội và đối ngoại của vương quốc Lạn Xạng?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu của vương quốc Lạn Xạng ?
? Kiến trúc Thạt Luổng của Lào có gì giống và khác với các công trình kiến trúc của các nước trong khu vực ?
Bước 6: Giáo viên kết luận 
Kiến thức cơ bản:
 1.Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á 
- Đông Nam Á gồm có 11 nước 
- Khí hậu: gió mùa, mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng
-> thuận lợi phát triển nông nghiệp
- Khoảng 10 thế kỉ sau công nguyên có chục vương quốc ra đời 
 2.Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á 
 - Từ thế kỉ X đến đầu XVIII là thời kì thịnh vượng 
 - Thế kỉ XIII do sự tấn công của Mông Cổ, một bộ phận người Thái di cư xuống phía nam sông Mê Kông lập nên vương quốc Sukhôthay 
 - Thế kỉ XIV bộ phận khác xuống trung lưu sông Mê Kông lập nên vương quốc Lạng Xạng 
 - Nữa sau thế kỉ XVIII các quốc gia Đông Nam Á suy yếu dần 
3.Vương quốc Campuchia:
Từ thế kỉ I -> VI : nước Phù Nam 
Từ thế kỉ VI -> IX : nước Chân Lạp 
Từ thế kỉ IX -> XV: Thời kì Ăngco
 + sản xuất nông nghiệp phát triển 
 + xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo
 + mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực 
 - Từ thế kỉ XV -> 1863: thời kì suy yếu 
4.Vương quốc Lào :
- Trước thế kỉ XIII: Người Lào Thơng
- Sau thế kỉ XIII: Người Thái di cư-> Lào Lùm 
- 1353 nước Lạng Xạng được thành lập 
- XV -> XVII : thời kì thịnh vượng 
* Đối nội :
 + chia đất nước để cai trị 
 + xây dựng quân đội 
* Đối ngoại :
 + giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng 
 + kiên quyết chống xâm lược 
- XVIII -> XIX : suy yếu 
4.Củng cố: 
 ? Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào và Campuchia đến giữa thế kỉ XIX ? 
5.Dặn dò: Học bài cũ, làm bài tâp.
 6. Rút kinh nghiệm :
 Cho HS tìm các vương quốc cổ - tiền thân của các quốc gia sau này trên bản đồ 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.doc