Giáo án Lịch sử 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

I.Mục tiêu bài hoc:

1.Về Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu được:

- Đây là bài có tính chất khái quát, tổng kết những đặc trưng cơ bản của xã hội phong kiến . Vì vậy, qua bài này cần nắm được :

+ Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến .

+ Nền tảng kinh tế và giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.

+ Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

2.Về tư tưởng:

- Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử , những thành tự kinh tế và văn hoá mà các dân tộc đã được trong thời phong kiến .

3.Về kỹ năng:

Bước đầu làm quen với phương pháp tổng quát hoá các sự kiện , biến cố lịch sử để rút ra kết luận .

II.Thiết bị dạy-học:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 6057Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
5
Soạn:
27-09-2005
Tiết:
9
Giảng:
03-10-2005
TPP : 9 BÀI 7: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN 
I.Mục tiêu bài hoc:
1.Về Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được: 
Đây là bài có tính chất khái quát, tổng kết những đặc trưng cơ bản của xã hội phong kiến . Vì vậy, qua bài này cần nắm được :
+ Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến .
+ Nền tảng kinh tế và giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.
+ Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến. 
2.Về tư tưởng:
Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử , những thành tự kinh tế và văn hoá mà các dân tộc đã được trong thời phong kiến .
3.Về kỹ năng:
Bước đầu làm quen với phương pháp tổng quát hoá các sự kiện , biến cố lịch sử để rút ra kết luận . 
II.Thiết bị dạy-học:
Bản đồ hành chính khu vực Đông nam á 
Tranh ảnh một số công trình kiến trúc, văn hoá Campuchia , Lào . 
III.Phương pháp:
IV.Tiến trình dạy-học:
1.Bài cũ:
 ? Sự phát triển của vương quốc Campuchia thời Ăngco được biểu hiện như thế nào?
* Yêu cầu HS trả lời :
- Campuchia là một trong những nước lâu đời
+ Người Khơ me giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ 
+ Sử dụng chữ Phạn 
-> thế kỉ VI vương quốc Khơ me hình thành gọi là chân Lạp 
- Từ thế kỉ IX- XV gọi là thời kì Ăngco , đây là thời kì phát triển của vương quốc Campuchia sau đó thì suy yếu dần .
2.Giới thiệu bài mới:
 GV sử dụng đoạn đầu của bài 6 trong SGK dẫn dắt vào bài. 
3. Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Hoạt động 1:
Bước 1: Cho học sinh đọc sách giáo khoa. Bước 2: Đặt câu hỏi:
? Sự hình thành xã hội phong kiến phương Đông vào khoảng thời gian nào ? 
? Sự phát triển của xã hội phương Đông diễn ra như thế nào ? 
? Sự hình thành và phát triển của xã hội phương Đông có điểm gì khác so với phương Tây ? 
? Sự suy vong của chế độ phong kiến ở châu Âu có gì khác so với phương Tây ?
? Nêu những đặc điểm của CNTB hình thành ? 
Bước 3: Giáo viên kết luận:
Hoạt động 2:
Bước 1: Cho học sinh đọc sách giáo khoa
Bước 2: Cho HS thảo luận từng tổ 
Bước 3: Đặt câu hỏi :
? Ở phương Đông và phương Tây thời kỳ phong kiến có nền kinh tế như thế nào ?
? Trong xã hội phong kiến , phương Đông và phương Tây có những giai cấp cơ bản nào ?
? Tại sao ở châu Âu lại có lãnh chúa ?
? Phương thức bóc lột như thế nào ?
? Nguyên nhân dẫn đến thành thị trung đại xuất hiện như thế nào ?
? Vì sao CNTB ở châu Âu hình thành ? 
Bước 4 : Giáo viên kết lụân
 Hoạt động 3: Bước1 : Cho HS đọc SGK Bước 2: Chi tổ để các em thảo luận Bước 3 : Đặt câu hỏi : 
? Nhà nước phong kiến ở phương Đông và phương Tây đều theo chế độ nào ?
? Quyền lực của nhà vua phương Tây ở giai đoạn đầu có giống phương Đông không ?
? Vào khoảng thời gian nào thì quyền lực tập trung trong tay các nhà vua ở phương Tây ? 
Bước 4: GV kết luận 
Kiến thức cơ bản:
 1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến : 
Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm nhưng phát triển chậm, quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài . 
Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành muộn hơn và cũng kết thúc sớm nhường chỗ cho CNTB. 
 2.Cơ sở kinh tế - xã hội xã hội phong kiến :
Cơ sở kinh tế : là nền nông nghiệp khép kín 
Xã hội có 2 giai cấp cơ bản :
+ phương Tây : lãnh chúa , nông nô 
+ phương Đông : địa chủ ,nông dân 
phương thức bóc lột : tô thuế 
châu Âu xuất hiện thành thị trung đại . 
3.Nhà nước phong kiến : 
Thể chế nhà nước đều gọi là chế độ quân chủ 
Ở châu Âu giai đoạn đầu chỉ là chế độ phong kiến phân quyền .
Thế kỉ XV quyền hành mới tập trung trong tay vua 
4.Củng cố: 
 ? Cơ sở kinh tế của xã hội là gì ? 
5.Dặn dò: Học bài cũ, làm bài tâp.
 6. Rút kinh nghiệm :
 - Thời gian phân phối chưa hợp lí phần 2 cần giảng ngắn gọn hơn , để thời gian cho HS lập bản so sánh .
 - HS trả lời còn rườm rà trong câu hỏi ở phương Đông và phương Tây trong sự giống nhau và khác nhau .

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến.doc