Giáo án Lịch sử 7 - Trường THCS Lạc Hòa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức. Giúp HS

Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.

Hiểu khái niệm "lãnh địa phong kiến", đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.

Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế trong thành thị trung đại.

2. Tư tưởng

Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người:chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3. Kĩ năng

Biết xác định được vị trí các quốc gia phong kiến châu âu trên bản đồ.

Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hĩu nô lệ sang xã hội phong kiến.

II. THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bản đồ châu âu thời phong kiến.

Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại.

III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

 

doc 162 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1489Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Trường THCS Lạc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quốc Tuấn lại chọn sông Bạch Đằng để chặn đánh giặc?
Ảnh hưởng của thuỷ triều
Ta hiểu rõ cửa sông này.
Ta thạo thuỷ chiến hơn địch.
Chiếu đoạn trích in nghiêng SGK. Yêu cầu HS nghiên cứu đoạn trích.
? Ta đã chuẩn bị như thế nào cho trận phản công cuối cùng?
Chuẩn bị bãi cọc.
ém quân mai phục hai bên bờ.
* GV cung cấp thêm: Trần Quốc Tuấn cho chuẩn bị rất nhiều bè nứa chở rơm, củi khô tẩm nhựa thông. Chúng được giấu trong các bụi lau lách um tùm hai bên bờ.
Chiếu ảnh cọc Bạch Đằng và bản đồ tỉnh Quảng Ninh.
Không chỉ chuẩn bị trận địa chu đáo mà TQT còn củng cố lòng tin và mài sắc ý trí cho quân sỹ. Khi nghe tin báo rằng Ô Mã Nhi đã kéo quân về đến Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương mới hô quân sĩ, trỏ sông Hoá mà thề rằng: “Trận này không phá xong giặc Nguyên thì không về đến sông này nữa.”. Quân sĩ ai lấy đều xin quyết chiến kéo một mạch đến sông Bạch Đằng.
Trích “Việt Nam sử lược – tr 160” của Trần Trọng Kim
GV tường thuật chiến thắng Bạch Đằng trên lược đồ vi tính:
Giặc đến theo đường nào thì cũng rút về theo đường đó. Cánh quân mai phục ở Trúc Động có một nhiệm vụ quan trọng là đánh chặn, bắt giặc phải đi theo đúng lộ trình, đúng tốc độ mà TQT đã định sẵn cho chúng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc ngầm được che lấp. Thuyền giặc đang xuôi sông Bạch Đằng trôi vào trận địa, quân ta từ Tràng Kênh đánh áp sát. Thuyền chiễn của ta tả xung hữu đột trên quãng ghềnh Cốc, thuỷ quân của ta bắn tên như mưa, dồn thuyền địch về tả ngạn sông. Ô Mã Nhi thúc thuyền tiến về hướng các cửa sông Chanh, sông Kênh tìm đường tháo chạy.
Trận địa cọc im lìm bấy giờ ẩn dưới làn nước triều mênh mông, giờ đây xuất hiện vùng lên như cùng người đánh giặc. Bị nước đảy xuôi, lại bị đánh gấp sau lưng, thuyền giặc, lớp trước lớp sau bị dồn vào bãi cọc, nhiều thuyền bị nghẽn trước cửa sông Chanh thuyền thì bị cọc đâm thủng, số thuyền giặc bị đắm, bị mắc cạn không tiến được nhiều vô kể. Những bè lửa cháy rừng rực xuôi nhanh theo dòng nước lao vào thuyền giặc.
Trên đà thắng lợi, quân ta càng đánh càng hăng. Phía núi Tràng Kênh quân ta dùng tên bắn, rồi đánh gạt toàn bộ cánh quân kị của Phàn Tiếp xuống sông. Phàn Tiếp trúng tên, nhảy xuống sông bị quân ta dùng câu liêm móc lên bắt sống.
Thuỷ công hoả chiến đang tưng bừng lại được đoàn thuyền chiến của hai vua Trần tiếp sức, đến chiều, trận đánh kết thúc.
? Tại sao Trần Quốc Tuấn lại chọn đóng cọc ở cửa sông Chanh, sông Kênh?
Đây là con đường ngắn nhất để thoát ra biển đông...
Lại nói về cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy rút chạy đã bị quân ta tập kích liên tiếp, sau hơn 10 ngày mới về tới biên giới (đất Quảng Tây). 
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cả ba lần kháng chiến chống giặc Mông Nguyên các con sẽ được học vào tiết sau song một bạn hãy khái quát về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên lần ba.
- Nhân dân đồng lòng hợp tác với triều đình đánh giặc.
- Do sự tài tình trong chỉ đạo kháng chiến của vua tôi nhà Trần đặc biệt là TQT
? Sự tài tình của TQT thể hiện ở điểm nào?
Biết lợi dụng địa hình, địa vật hiểm yếu, bố trí trận địa và phục kích, kết hợp với quy luật lên xuống của thuỷ triều để tiêu diệt địch.
4. Củng cố
+ Để thôn tính bằng được Đại Việt, nhà Nguyên chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng (hơn cả lần xâm lược lần thứ 2 như các con đã học) do đó trong cuộc kháng chiến lần 3, quân dân Đại Việt đa gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.
+ Mặc dù vậy, nhà Trần không hề giảm sút ý chí, kiên quyết lãnh đạo quân dân chuẩn bị kháng chiến, và đã chiến đấu anh dũng, giành thắng lợi vẻ vang, đặc biệt chiến thắng Vân Đồn, Bạch Đằng lịch sử quét sạch 30 vạn quân xâm lược ra khỏi đất nước trong thời gian chưa đầy 4 tháng. Chính từ chiến thắng oai hùng ấy Thượng hoàng Thánh Tông đã sáng tác những câu thơ lưu danh mãi muôn đời khẳng định và ngợi ca sức sống trường tồn, bất diệt của non sông đất nước Đại Việt.
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
Dịch Nôm:
Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông thiên cổ vững âu vàng
+ Chiến thắng này gắn với tên tuổi của vị anh hùng dan tộc Trần Quốc Tuấn – một trong mười vị tướng giỏi nhất thế giới từ xưa đến nay. Đối với dân tộc ta, sau hàng chục thế kỷ đánh giặc giữ nước chỉ đến thời Trần Quốc Tuấn việc đánh giặc giữ nước mới được nâng lên thành khoa học quân sự.
+ Khi đặt tên trường ta là trường TQT. Lãnh đạo cấp trên, những người đầu tiên sáng lập ra mái trường này có dụng ý gì. Rồi từ các thầy cô giáo, đến các cha mẹ HS gửi gắm niềm tin, hi vọng gì ở lớp lớp HS của trường. Biết được ý nghĩa của tên trường, dụng ý, nguyện vọng sâu sa của những người sáng lập, lãnh đạo, ước mơ thầm kín của thầy cô cha mẹ để các em sống va học tập dưới mái trường này sao cho không làm điều gì ảnh hưởng đến mái trường mang tên một danh nhân vĩ đại của dân tộc. Có ý thức và quyết tâm thực hiện cho bằng được những điều tâm nguyện của các thầy cô giáo và cha mẹ mình trong những năm tháng tới đây.
Chuẩn bị ở nhà
Học thuộc bài
Chuẩn bị mục 4
 ........ ab........
TUẦN: 11 	Ngày soạn: 11/2009	
 	Tiết: 21	 	 	Ngày dạy: .
 Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN 
IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG -NGUYÊN
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu được vì sao ở thế kỷ 13, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên 
Tư tưởng 
Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc 
Bài học lịch sử về tinh thần đoàn kết dân tộc 
Kỹ năng 
Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung 
THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 
Tổ chức lớp 
Kiểm tra miệng
Tường thuật trận Vân Đồn. Nêu ý nghĩa của chiến thắng đó? 
Giảng bài mới 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG GHI BẢNG
Những nguyên nhân nào làm cho cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên dân tộc ta đều giành thắng lợi ? Phân tích từng nguyên nhân? 
Hãy nêu một số dẫn chứng về tinh thần đoàn kết dân tộc ?
Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho ba lần kháng chiến? 
Trần Quốc Tuấn là anh hùng dân tộc, có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên? 
Cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong ba lần kháng chiến?
Nêu lại những nguyên nhân thắng lợi của quân ta?
GV sơ kết : Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thắng lợi của quân và dân ta trong ba lần kháng chiến.
GV: Năm 1257, vua Mông Cổ đưa 3 vạn quân sang xâm lược Đại Việt, ở lần thứ hai lực lượng của chúng lên tới 50 vạn quân và đến năm 1288, Hốt Tất Liệt phải đình chỉ cưộc xâm lược Nhật Bản và đưa 30 vạn quân sang nước ta. Với lực lượng mạnh như vậy, nhưng cả ba lần quân Nguyên đều thất bại.
Những thắng lợi đó của quân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì? 
GV: Mông Cổ bấy giờ là một đất nước hùng mạnh, lần đầu xâm lợưc Đại Việt, chúng chỉ nhằm mục đích để đánh lên phía Nam Tống. Nhưng đến lần 3, Vua Nguyên đã phải nói rằng: "Không được coi Giao Chỉ là một nước nhỏ mà khinh thường ". Sức mạnh của Đại Việt được khẳng định rõ ràng.
Bài học lịch sử từ 3 lần chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên ? 
GV: Dùng mưu trí mà đánh giặc. Lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh. 
Thảo luận theo nhóm: Trình bày các nguyên nhân trong Sgk.
- Theo lệnh triều đình, nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện chủ trương vườn không nhà trống 
-Trong lần thứ hai, các vị bô lão thể hiện ý chí của muôn dân quyết đánh (Hội nghị Diên Hồng)
Quân sỹ thích vào tay hai chữ Sát thát.
- Vua Trần thường về các địa phương tìm hiểu cuộc sống của dân. 
- Giải quyết những bất hoà trong vương triều Trần, tạo nên sự đoàn kết dân tộc.
Nghĩ ra cách đánh độc đáo, sáng tạo, phù hợp với từng giai đoạn 
-Là tác giả của bài “Hịch tướng sỹ ”.
- Kế hoạch “vườn không nhà trống ”.
+Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu của kẻ thù .
+Biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo.
+ Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ bị động chuyển sang chủ động. 
- Dựa vào SGK để trình bày
Một nước nhỏ luôn phải đương đầu vói những nước lớn.
I. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
1. Nguyên nhân thắng lợi
-Trong ba lần kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia.
-Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
-Thắng lợi của ba lần chống quân Mông- Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội Trần 
- Thắng lợi đó không tách rời với những chiến lược chiến thuật đúng đắn sáng tạo của những người chỉ huy.
2. Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. 
- Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam. 
- Để lại bài học lịch sử vô cùng quý giá.
- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác. 
Củng cố 
Nêu những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên?
Ý nghĩa lịch sử của cuộc khánh chiến chống quân Mông Nguyên. 
Bài học kinh nghiệm về "Lấy yếu chống mạnh "trong lịch sư chống ngoại xâm của dân tộc ta ở thế kỷ XIII. 
Hướng dẫn học sinh về nhà học 
Làm bài tập trong vở bài tập (bài 1, 2, 3) 
	Học thuộc bài và chuẩn bị bài 15
TUẦN: 14 	Ngày soạn: 11/2009	
 	Tiết: 27	 	 	Ngày dạy: .
Bài 15
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ ĐỜI TRẦN 
I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến thức 
Biết được một số nét chủ yếu về tình hình kinh tế, xã hội của nước ta sau chiến thắng chống Mông Nguyên lần thứ 3 
Biết được một số thành tựu phản ánh sự phát triển của Văn hoá, Giáo dục, khoa học kỹ thuật thời Trần 
Tư tưởng 
Tự hào về văn hoá dân tộc thời Trần. 
Bồi dưỡng ý thức gìn giữ và phát huy nền văn hoá dân tộc. 
Kỹ năng 
Nhận xét, đánh giá các thành tựu kinh tế, văn hoá.
So sánh sự phát triển giữa thời Lý và thời Trần. 
PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Trần. 
Bản đồ làng nghề thời Trần. 
TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 
Tổ chức lớp 
Kiểm tra bài cũ
Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên Mông? 
Giảng bài mới 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG GHI BẢNG
Nói tới sự phát triển kinh tế là nói tới những mặt sản xuất nào? 
Sau chiến tranh, nhà Trần đã thực hiện những chính sách gì để phát triển nông nghiệp? 
GV: Vì vậy, nền nông nghiệp thời Trần được phục hồi và phát triển nhanh chóng. 
Dưới thời Trần, công cuộc khai hoang, lập làng xã ngày càng mở rộng, các vương hầu quý tộc vẫn chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập điền trang. 
Sau kháng chiến, vua Trần lấy đất hoang hoặc đát của làng xã phong cho những người có công lớn. 
Nhà Trần còn bán ruộng công cho dân làm ruộng tư cho nên số địa chủ ngày một đông.(Trần Hưng Đaọ dựa chủ yếu vào ruộng tư để lấy lương thực nuôi quân) 
Sau kháng chiến nhiều quý tộc có điền trang rất lớn. 
So với thời Lý ruộng đất dưới thời Trần có gì khác?
GV: Thời Trần ruộng tư của địa chủ ngày càng nhiều.
Tại sao ruộng tư dưới thời Trần lại phát triển nhanh?
GV: Mặc dù ruộng đất tư hữu ngày càng nhiều, nhưng ruộng đất công làng xã vẫn chiếm phần lớn ruộng đất trong nước và là nguồn thu chủ yếu của cả nước.
 Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh?
GV: Thủ công nghiệp thời Trần do nhà nước quản lý và đang được mở rộng. 
Kể tên các nghề thủ công nghiệp dưới thời Trần?
- Cho học sinh quan sát H35, H36 đối chiếu với H23 rồi nhận xét
GV: Thời Trần, ngoài các ngành thủ công truyền thống còn có 2 ngành thủ công đặc sắc đó là đóng lâu thuyền, và chế tạo súng thần công.
 Nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Trần?
GV: Nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển mạnh làm cho thương nghiệp phát triển. Buôn bán tấp lập chợ mọc lên nhiều nơi. Sầm uất nhất là Thăng Long, Vân Đồn. "Trên sông san sát thuyền bè. Mỗi thuyền có tới 30 người chèo, có khi tới hàng trăm người, lướt nhanh như bay".
* Kết luận: Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nhưng nền kinh tế dưới thời Trần luôn được chăm lo phát triển đạt nhiều kết quả rực rỡ.
 Xã hội thời Lý có những tầng lớp nào? Hãy so sánh với thời Trần?
Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. 
Chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. 
- Ruộng tư có nhiều hình thức: ruộng tư của nông dân, địa chủ, quý tộc. 
- Do chính sách khuyến khích khai hoang.
- Nhà nước quan tâm cấp đất.
- Ngày càng phát triển mạnh hơn trước.
- Nghề dệt, gốm, đúc đồng, đóng tàu, chế tạo vũ khí.
- Trình độ kỹ thuật thời Trần tinh xảo hơn
Ngày càng phát triển mạnh, kỹ thuật càng nâng cao.
- Vua, vương hầu quý tộc, địa chủ quan lại.
- Thợ thủ công và thương nhân.
- Nông dân tá điền
- Nông nô và nô tì
- Các tầng lớp xã hội như nhau nhưng mức độ tài sản và cách thức bóc lột có khác. 
1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh.
- Nông nghiệp: 
+ Được phục hồi và phát triển
+ Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước. 
-Thủ công nghiệp:
 Rất phát triển do nhà nước trực tiếp quản lý gồm nhiều ngành nghề khác nhau, các sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, trình độ kỹ thuật càng cao.
- Thương nghiệp
Việc trao đổi buôn bán trong nước với các thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh.
Nhiều trung tâm kinh tế được mở ra trong cả nước, tiêu biểu là Thăng Long, Vân Đồn...
2. Tình hình xã hội sau chiến tranh
- Các tầng lớp trong xã hội :
 + Vương hầu, quý tộc
 + Địa chủ
 + Nông dân
 + Thợ thủ công, thương nhân
 + Nông nô, nô tì
- Xã hội ngày càng phân hoá sâu sắc
Củng cố
Trình bày một vài nét tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh.
Phân tích tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh.
Hướng dẫn về nhà
Học thuộc bài. Chuẩn bị mục II – bài 15
 ........ ab........
TUẦN: 14 	Ngày soạn: 11/2009	
 Tiết: 28	 	 	Ngày dạy: .
Bài 15
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN
(Tiếp theo)
II. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Đời sống văn hoá tinh thần nhân dân ta dưới thời Trần rất phong phú, đa dạng.
Một nền văn học phong phú đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc làm rạng rỡ cho nền văn hoá Đại Việt.
Giáo dục khoa học kỹ thuật thời Trần đạt tới trình độ cao, nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu.
Tư tưởng
Bồi dưỡng ý thức dân tộc và niềm tự hào về một thời kỳ lịch sử có nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc.
Kỹ năng
Giúp học sinh nhìn nhận sự phát triển về xã hội và văn hoá qua phương pháp so sánh với thời kỳ trước.
Phân tích đánh giá nhận xét thành tựu văn hoá đặc sắc 
THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Trần.
Sử dụng các H35, 36, 37 -SGK
TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 
Tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Nêu đặc điểm kinh tế, xã hội thời Trần sau chiến tranh.
Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
GHI BẢNG
GV: Thời Trần, các tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong dân gian.
1. Đời sống văn hoá
- Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong dân gian
 Kể tên một vài tín ngưỡng trong dân gian?
- Thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc có công với đất nước ...
GV: Đạo phật thời Trần có phát triển song không mạnh bằng thời Lý. Đạo phật không ảnh hưởng tới chính trị. Thời kỳ này Nho giáo được sử dụng phổ biến.
Cả đạo phật và Nho giáo đều phát triển, Nho giáo phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước.
 So với đạo phật nho giáo phát triển như thế nào?
Nho giáo ngày càng được nâng cao và được chú ý hơn do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị.
GV: Các nho giáo giữ vị trí cao trong bộ máy nhà nước, nhiều nhà Nho được triều đình trọng dụng như Trương Hán Siêu, Chu Văn An ... Từ vua đến người dân lao động đều yêu thích các hoạt động văn nghệ, thể thao ...
Các hình thức sinh hoạt văn hoá: ca hát, nhảy múa ... được phổ biến
Nêu những dẫn chứng về tập quán giản dị của nhân dân.
- Đi chân đất, quần áo đơn giản, áo đen hoặc áo tứ thân, cạo trọc đầu.
GV: Bên ngoài rất giản dị, nhưng ẩn chứa bên trong con người họ là tinh thần thượng võ, lòng yêu quê hương đất nước.
Nhận xét về các hoạt động văn hoá dưới thời Trần?
- Các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng, nhiều vẻ mang đậm tính dân tộc
Văn học thời Trần có đặc điểm gì?
- Phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước, tự hào của nhân dân.
2. Văn học
Bao gồm cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Chứa đựng nhiều nội dung phong phú và làm rạng rỡ văn hoá Đại Việt.
Kể tên một số tác phẩm mà em biết?
- Hịch tướng sĩ
- Phò giá về kinh
- Phú sông Bạch Đằng 
Tổng kết: Văn học thời kỳ này rất phát triển bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Các tác phẩm phản ánh niềm tự hào dân tộc về một thời hào hùng lịch sử.
GV: Do yêu cầu ngày càng cao của nhân dân và nhu cầu tăng cường đội ngũ trí thức cho đất nước, giáo dục thời Trần rất được quan tâm: Quốc Tử Giám được mở rộng cho con em quan lại, thi cử đều đặn hơn, trường công, tư nhiều hơn.
3. Giáo dục và khoa học kỹ thuật:
- Giáo dục: trường học mở ra ngày càng nhiều, các kỳ thi chọn người giỏi được tổ chức thường xuyên.
-Lập ra Quốc sử viện.
Năm 1272 bộ "Đại Việt sử ký" ra đời.
Trong cuộc kháng chiến lần 2, 3 chống giặc Nguyên ai chỉ huy?
Ông là một nhà quân sự tài ba, viết "Binh thư yếu lược"
- Quân sự, y học, khoa học kỹ thuật cũng đạt nhiều thành tựu
- Y học, thiên văn học, kho học ... đều phát triển (thế kỷ 14 Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, đóng được thuyền lớn)
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc có gì đáng chú ý?
- Dựa vào SGK trình bày
4, Nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc
- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời: tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô ...
- Nghệ thuật chạm khắc tinh tế ...
Củng cố
1. Sinh hoạt văn hoá thời Trần được thể hiện như thế nào?
2. Nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần.
Hướng dẫn về nhà:
Làm bài tập: 1, 2, 3 (SBT)
TUẦN: 15 	Ngày soạn: 11/2009	
Tiết: 29	 	 	Ngày dạy: .
Bài 16
SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV
I.Tình hình kinh tế xã hội 
A.Mục đích yêu cầu :
-Tình hình kinh tế xã hội cuối thời Trần 
-Cuộc đấu tranh của nông nô,nô tì diểna rầm rộ 
-Bồi dưỡng tinhg cảm yêu thương nhân dân lao động 
-phântích nhận xét ,đánh giá về sự kiệnlịch sử 
B. Chuẩn bị :
Lượcđồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV
C. Tiến trình lên lớp 
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
? Trình bày một số nét vềtình hìn kinh tế ,vănhoá -gd-kh dưới thời Trần 
3.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌNH HÌNH KINH TẾ 
Mục tiêu : Tìm hiểu tình hình kinh tế Đại Việt thế kỷ XIV 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS đọc SGK và nghiên cứu 2 vấn đề :
+ Nguyên nhân :
. GV yêu cầu HS đọc đoạn trích trong SGK 
+ Biểu hiện sự suy sụp :
. GV cần nhấn mạnh sự thối nát của chính quyền nhà Trần cuối thế kỷ XIV
H. Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỷ XIV như thế nào ? Tại sao có tình trạng đó ? 
- GV yêu cầu HS làm BT1 trong VBT 
- HS đọc SGK 
- HS trình bày 
- HS đọc bài 
- HS trình bày 
- HS lắng nghe 
- HS trả lời 
- HS làm BT 
1. Tình hình kinh tế 
- Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất và đời sống nhân dân 
- Hạn hán mất mùa liên tiếp xảy ra 
- Chính sách thuế khoá nặng nề 
- Ruộng đất công bị quí tộc, địa chủ lấn chiếm 
=> Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ 
HOẠT ĐỘNG 2 : TÌNH HÌNH XÃ HỘI 
Mục tiêu : Tìm hiểu nguyên nhân và đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa của nông dân 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và nghiên cứu 3 vấn đề : 
+ Nguyên nhân : 
. GV cần nhấn mạnh sự thối nát của nhà Trần 
. GV yêu cầu HS đọc các phần chữ nhỏ trong SGK 
H. Em có nhận xét gì về đời sống của vua quan nhà Trần cuối thế kỷ XIV ? 
+ Diễn biễn các cuộc khởi nghĩa :
. GV dùng lược đồ để trình bày diễn biến 
H. Nêu tên và địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỷ XIV ? 
. GV yêu cầu HS lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa 
H. Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tỳ ở nửa sau thế kỷ XIV nói lên điều gì ? Tại sao ? 
+ Hậu quả :
- GV yêu cầu HS làm BT 3,4 trong vở bài tập 
- HS đọc SGK 
- HS trình bày 
- HS đọc bài 
- HS trả lời 
- HS trình bày 
- HS quan sát 
- HS trình bày 
- HS lập bảng 
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt do nhà nước không quan tâm tới đời sống nhân dân chỉ lao vào con đường ăn chơi, sa đoạ 
- HS làm bài tập
- HS trình bày 
2. Tình hình xã hội 
- Vua quan ăn chơi, sa đoạ không quan tâm đến đời sống ND 
- Do bị áp bức bóc lột nặng nề => Mâu thuẫn với giai cấp thống trị 
- SGK/76,77
- Xã hội lâm vào tình trạng mất ổn định 
D. Củng cố 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài 
E. Dặn dò về nhà 
- Học bài cũ 
- Làm bài tập 
- Chuẩn bị bài mới 
........ ab........
TUẦN: 15 	Ngày soạn: 11/2009	
 	Tiết: 30	 	 	Ngày dạy: .
Bài 16
SỰ SUY SỤY CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY 
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
- Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn đói kem. Sau khi lên ngôi Hồ Quý Ly cho thi hành nhiều chính sách cải cách để chấn hưng đất nước
- Thấy được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử 
II. CHUẨN BỊ 
GV : SGK, SGV, Ảnh di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hoá 
HS : SGK, VBT, Vở ghi 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
(H) Trình bày tình hình kinh tế xã hội nước ta nửa sau thế kỷ XIV ? 
(H) Trình bày nguyên nhân, diễn biến các cuộc khởi nghĩa ND cuối thế kỷ XIV ? 
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 1 : NHÀ HỒ THÀNH LẬP (1400) 
Mục tiêu : Tìm hiểu hoàn cảnh thành lập nhà Hồ 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS nhắc lại tình hình kinh tế, xã hội của Đại Việt vào cuối thế kỷ XIV
- GV yêu cầu HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để hiểu đôi nét về thân thế sự nghiệp của Hồ Quý Ly
H. Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào ? 
=> Nhà Hồ thay nhà Trần là một tất yếu lịch sử, hợp với lòng dân nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 5 trong vở BT 
- HS trả lời 
- HS đọc bài 
- HS: Nhà Trần suy sụp, xã hội khủng hoảng, ngoại xâm đang đe doạ 
- HS làm BT 
1. Nhà Hồ thành lập (1400)
- Nhà Trần suy sụp, xã hội khủng hoảng, ngoại xâm đang đe doạ => Nhà Hồ thành lập năm 1400
HOẠT ĐỘNG 2 : NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY 
Mục tiêu : Tìm hiểu về những biện ph

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu - Nguyễn Đức Dũng - Trường THCS L.doc