Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Buổi 2

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH.

 A. Mục tiêu:

 - Giúp HS nhận biết và mô tả đ¬ược một số đồ vật xung quanh.

 - HS hiểu đ¬ược: Mắt, mũi, tai, tay, da là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết đ¬ược các đồ vật xung quanh.

 - Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.

- KNS:Tự nhận thức, giao tiếp, hợp tác.

 B. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: sách giáo khoa, , các hình vẽ sách giáo khoa.

 - Học sinh: sách giáo khoa, vở bài tập.

 C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Buổi 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2016
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
TIẾT 5: BÀI 6 + 7
--------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH. 
 A. Mục tiêu: 
 - Giúp HS nhận biết và mô tả được một số đồ vật xung quanh.
 - HS hiểu được: Mắt, mũi, tai, tay, da là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các đồ vật xung quanh.
 - Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.
- KNS:Tự nhận thức, giao tiếp, hợp tác.
 B. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: sách giáo khoa, , các hình vẽ sách giáo khoa.
 - Học sinh: sách giáo khoa, vở bài tập.
 C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 I. Ổn định tổ chức 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hỏi: Cơ thể chúng ta phát triển như thế nào ?
- Nhận xét.
 III. Bài mới: 
1. Khởi động:
 * Trò chơi: nhận biết các đồ vật xung quanh.
- Cho HS chơi trò chơi.
- Giới thiệu bài.
2. HĐ1: Quan sát SGK và vật thật:
* Mục tiêu: Mô tả được một số đồ vật xung quanh.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng,lạnh, trơn nhẵn hay sần sùi.. của các đồ vật xung quanh mà em quan sát được.
Bước 2:
- Gọi các nhóm lên bảng mô tả về hình dáng, màu sắc mà mình quan sát được.
- Nhận xét, đánh giá.
3. HĐ2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết các sự vật xung quanh.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để thảo luận nhóm.
+ Hỏi: Nhờ đâu mà bạn biết được màu sắc hình dáng của một vật ?
+ Hỏi: Nhờ đâu mà bạn biết được mùi vị của vật ?
+ Hỏi: Nhờ đâu mà bạn biết được mùi vị của thức ăn ?
+ Hỏi: Nhờ đâu mà bạn biết được một vật cứng hay mềm, sần sùi hay trơn nhẵn, nóng, lạnh?
+ Hỏi: Nhờ đâu mà bạn biết được tiếng chim hót, tiếng chó sủa ?
Bớc 2: Gọi các nhóm xung quanh trả lời câu hỏi.
 - Điều gì xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng 
- Điều gì xảy ra nếu tai chúng ta bị hỏng .
 - Điều gì xảy ra nếu lỡi, da, mũi chúng ta bị mất cảm giác 
- GV kết luận: Nhờ có mắt, mũi, tai, lỡi, da mà chúng ta nhận biết được mọi vật ở xung quanh. Nếu một trong những giác quan đó bị hỏng, chúng ta không thể nhận biết đầy đủ về các vật xung quanh. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn cho các giác quan của cơ thể.
 4.Củng cố- Dặn dò:
- Hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì ?
- Nhận xét giờ học.
- Về học bài. 
 - Xem bài sau: Bảo vệ mắt và tai
- HS hát
- HS nêu: Phát triển chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết. 
- HS che mắt đoán xem vật đó là cái gì, như thế nào. Ví dụ: mặt bàn nhẵn, bút dài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi, nói với nhau về những điều mình quan sát được.
- HS lên bảng chỉ và nói trước lớp về màu sắc và đặc điểm của các sự vật.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh thảo luận nhóm:
+ Nhờ vào mắt.
+ Nhờ vào mũi.
+ Nhờ vào lưỡi.
+ Nhờ vào tay.
+ Nhờ vào tai.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Không nhận biết được các vật về hình dáng và màu sắc.
- Không nhận biết được tiếng động.
- Không nhận biết được mùi, vị và nóng lạnh.
- HS nhắc lại 
- HS nhắc lại vai trò của các giác quan.
HƯỚNG DẪN HỌC
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2015
LUYỆN TOÁN
TIẾT 3 : ÔN SỐ 1,2,3
( Tiết 1-Tuần 3 – Vở LT Toán )
A. Mục tiêu:
 * - Củng cố HS biết so sánh số lượng và sử dụng từ bé hơn, dấu < khi so sánh các số .
 - Thực hành so sánh các số từ 1 đến 3 theo quan hệ bé hơn.
 - Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tế cuộc sống.
 B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Các nhóm đồ vật,tranh vẽ giống SGK. 
 Các chữ số 1,2,3 và dấu <
 - HS: Vở LT Toán, bảng, bộ đồ dùng.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc ,viết số 1,2,3.
- Nhận xét . 
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Ôn tập
*Bài 1: Số?
- Hướng dẫn HS đếm số con vật, đồ vật có trong mỗi hình rồi viết số tương ứng 
- Nhận xét, bổ sung .
*Bài 2: Điền tiếp số vào các bậc cầu thang ( theo mẫu ):
- Gợi ý cho HS viết số tương ứng vào các bậc cầu thang .
- Nhận xét .
* Bài 3: Viết ( Theo mẫu )
- Hướng dẫn HS đếm số con vật có trong hình từng bên trái, bên phải rồi so sánh và viết dấu.
- Nhận xét.
* Bài 4: Viết dấu < vào ô trống :
-Gợi ý HS viết dấu < vào ô trống.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét .
*Bài 5: Nối . với số thích hợp(theo mẫu)
-Tổ chức trò chơi : Nối tiếp
đội , mỗi đội 4 em )
-Nêu luật chơi 
-HS chơi
- Nhận xét , tuyên dương đội thắng cuộc 
3. Củng cố,dặn dò
- Nhắc lại nội dung .
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài sau: Ôn lớn hơn , bé hơn 
-HS đọc ,viết số 
- HS đếm .
-Viết số vào hình tròn .
-Hs quan sát đếm rồi viết số tương ứng .
- HS khác nhận xét .
-HS đếm và viết số .
-HS viết vào vở ,điền dấu .
- 1HS lên bảng
- Lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài của bạn .
-2 đội tham gia chơi
-Lớp cổ vũ
-HS nhận xét
- HS nghe.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 (An toàn giao thông )
BÀI 3 : ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG
-------------------------------------------------------------
KĨ NĂNG SỐNG
TIẾT 3 (BÀI 2): VỆ SINH HẰNG NGÀY.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2016
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
TIẾT 3 : ÔN Ô – Ơ - C
( Tiết 2 -Tuần 3 – vở LT Tiếng Việt)
A.Mục tiêu : 
 - Củng cố cho HS nhận biết được các chữ và âm: ô - ơ -c
 * - Tìm và ghép tiếng có chữ ô - ơ -c; nối các dòng chữ với hình tương ứng. Viết dòng có chữ ô-ơ-c.
 - Yêu thích tiếng Việt.
B. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Tranh. Vở LTTV. Bộ đồ dùng Tiếng Việt.
 - HS : Bảng, Vở LTTViệt. Bộ đồ dùng Tiếng Việt.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài ô - ơ - c trong SGK.
- Nhận xét
III. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập các bài trang 13 -14: 
* Bài1 : Khoanh tròn tiếng có chữ c.
- Nêu yêu cầu bài.
- Cho HS quan sát tranh.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có chữ c
- Nhận xét, chữa bài.	
* Bài 2 : Ghép các chữ và dấu ở 3 cột bên trái thành tiếng rồi viết vào cột bên phải.
- Nêu yêu cầu
- Cho HS sử dụng bộ đồ dùng TV ghép tiếng .
- Yêu cầu HS viết các tiếng vào vở
 -Gọi HS đọc lại các tiếng vừa ghép.
*Bài 3 : Đọc từng dòng. Dòng chữ với hình.
- Cho HS quan sát, đoán yêu cầu bài.
- GV nêu lại yêu cầu bài.
- Cho HS đọc từng ô chữ.
- HD cho HS nối.
- Quan sát giúp HS đỡ HS còn yếu .
- Nhận xét.
- Cho HS đọc cụm từ vừa nối.
*Bài 4 : Chọn một dòng ở bài tập 3 chép vào chỗ trống.
- Nêu yêu bài.
- Cho HS tự chọn viết một dòng.
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại nội dung bài 3.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về chuẩn bị sau.
	-Hát
- HS nêu lại (Cá nhân - nhóm- lớp)
- HS khoanh tiếng có chữ c. 
- 1 HS khoanh trên bảng
- HS đọc các tiếng (Cá nhân - nhóm- lớp)
- HS nêu lại (Cá nhân - nhóm- lớp)
- HS ghép các tiếng vào bảng gài.. 
- Viết vào vở.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- HS nêu yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- HS nối. 
- Đổi vở kiểm tra chéo. Nêu nhận xét bài bạn.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- Nêu lại yêu cầu
- HS viết.
- Đổi vở. Nhận xét bài bạn.
- HS đọc.
-------------------------------------------
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
TIẾT 6: BÀI 8
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2015
LUYỆN TOÁN
TIẾT 4 : ÔN DẤU LỚN HƠN 
( Tiết 3 -Tuần 3 – vở LT Toán )
A. Môc tiªu:
 - Củng cố HS biết so sánh số lượng và sử dụng từ bé hơn, dấu khi so sánh các số .
 * - Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ lớn hơn.
 - Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tế cuộc sống.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Các nhóm đồ vật,tranh vẽ giống vở LT Toán. 	
 - Các chữ số 1,2,3,4,5 và dấu <
 - HS: - VBT, bảng, bộ đồ dùng.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc ,viết số 1,2,3,4,5.
- Nhận xét . 
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Ôn tập 
*Bài 1: >, < ?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS làm bài vào bảng con ( Mỗi lượt 2 phép tính).
- Cho HS chữa bài vào vở.
- Nhận xét , sửa chữa.
*Bài 2: Viết số và dấu vào ô trống thích hợp :
- Cho HS quan sát tranh, nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách làm.
- Chốt ý: đếm số con vật, có trong mỗi hình rồi viết số tương ứng và so sánh sau đó điền dấu 
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3: Nối với số thích hợp :
- Treo bảng phụ, nêu yêu cầu cảu bài.
- Gọi HS làm mẫu. 
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, bổ sung.
*Bài 4: Nối với số thích hợp
-Tổ chức trò chơi : Nối tiếp
đội , mỗi đội 4 em )
- Nêu luật chơi 
- HS chơi
- Nhận xét , tuyên dương đội thắng cuộc 
*Bài 5: Số?Hướng dẫn cho HS khá 
3. Củng cố,dặn dò
- Nhắc lại nội dung .
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau. 
-HS đọc ,viết số 
-3 HS lên bảng .
- HS làm bài bảng con .
3 HS bài trên bảng lớp
- HS quan sát, nêu lại.
- HS nêu cách làm.
- HS làm vào vỏ. 3HS làm bài trên bảng.
- HS khác nhận xét .
- Nêu lại yêu cầu.
- 1 HS làm mẫu, giải thích cách làm.
- Làm bài vào vở. 
HS chữa bài trên bảng. Lớp nhận xét.
-2 đội tham gia chơi. Lớp cổ vũ
-HS nhận xét
- Nghe.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN
----------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN HỌC
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016
LUYỆN TIẾNG VIỆT
TIẾT 6: i , a
( Tiết 3 -Tuần 3 – Vở LT Tiếng Việt )
A. Mục tiêu : 
 - Củng cố cho HS nhận biết được các chữ và âm: i – a.
 * - Tìm và ghép được tiếng có chữ i - a; nối ô chữ có chứa các chữ i - a tạo thành cụm từ. Đọc và viết được dòng chữ: bà có cá và bí.
 - Yêu thích tiếng Việt.
B. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Bộ đồ dùng Tiếng Việt 
 - HS : Bảng, VBT
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài i - a trong SGK
- Nhận xét . 
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: Tô màu xanh vào ô có chữ i, tô màu đỏ vào ô có chữ a .
- Nêu yêu cầu bài.
- Cho HS đọc các ô chữ.
- Cho HS tô màu vào vở.
- Nhận xét .
- Gọi HS dọc lại các ô chữ
* Bài 2: Ghép các chữ và dấu ở 3 cột bên trái thành tiếng rồi viết vào cột bên phải.
- Nêu yêu cầu
- Cho HS sử dụng bộ đồ dùng TV ghéptiếng 
- Yêu cầu HS viết các tiếng vào vở
- Gọi HS đọc lại các tiếng vừa ghép.
*Bài 3: Đọc từng ô chữ. Nối các ô chữ để tạo thành cụm từ.
- Cho HS quan sát, đoán yêu cầu bài.
- GV nêu lại yêu cầu bài.
- Cho HS đọc từng dòng.
- HD cho HS nối.
- Quan sát giúp HS đỡ HS còn yếu .
- Nhận xét.
- Cho HS đọc lại từng cụm từ.
* Bài 4: Đọc câu sau rồi chép vào chỗ trống 
- Nêu yêu bài.
- Yêu cầu HS đọc .
- Cho HS viết vào vở.
- Nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc lại câu bài 4
- Nhận xét , đánh giá .
- Về nhà xem lại bài .Chuẩn bị bài sau
-Hát
- HS đọc.
- Nhận xét
- Nhắc lại.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- Tô màu.
- 1 HS đọc.
- HS nêu lại (Cá nhân - nhóm- lớp)
- HS ghép các tiếng vào bảng gài.. 
- Viết vào vở.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- Quan sát tranh, nêu yêu cầu.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- HS nối. 2 HS lên bảng nối.
Lớp nhận xét.
- Đổi vở kiểm tra chéo. Nêu nhận xét bài bạn.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- Nêu lại yêu cầu.
- HS đọc câu (Cá nhân - nhóm- lớp)
- HS viết. Đổi vở, nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc.
- Nghe.
--------------------------------------------------------
THỂ DỤC
TIẾT 3: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
A.Mục tiêu:
 - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Yêu cầu HS tập hợp đúng chỗ, nhanh và trật tự hơn tiết trước.
 - Làm quen với đứng nghiêm, đứng nghỉ. Yêu cầu thục hiện động tác theo khẩu lệnh ở mức cơ bản đúng.
 - Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức độ
tương đối chủ động.
B. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường. 
- GV chuẩn bị 1 còi.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần mở đầu:
- GV Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Khởi động
2. Phần cơ bản:
a) Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng
b) Tập tư thế đứng nghiêm, nghỉ.
+ Tư thế đứng nghiêm:
- GV thực hiện tư thế nghiêm.
-Cho HS quan sát mô tả tư thế nghiêm.
- Hướng dẫn lại: Khi nghe hiệu lệnh “ Nghiêm”. Hai gót chân sát vào nhau, hai mũi chân chếch hình chữ V, hai tay duỗi thẳng áp vào hai bên đùi.
- Cho HS làm mẫu
- Cho HS tập tư thế nghiêm.
- Quan sát, chỉnh sửa cho HS.
+ Tư thế đứng nghỉ: 
- GV thực hiện tư thế nghỉ.
- Cho HS quan sát mô tả tư thế nghỉ.
- Hướng dẫn lại: Khi nghe hiệu lệnh “ Nghỉ”. Trùng gối trái, đứng dồn trọng tâm lên chân phải. Khi mỏi đổi chân.
- Cho HS làm mẫu
- Cho HS tập tư thế nghỉ.
- Quan sát, chỉnh sửa cho HS
+ Tập phối hợp: Nghiêm, nghỉ.
- Cho HS làm mẫu
- Cho HS tập phối hợp 2 tư thế nghiêm, nghỉ. 
+ Tập phối hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ.
- Cho cả lớp tập
- Cho HS tập theo tổ.
- Thi đua giữa các tổ.
- Nhận xét, tuyên dương.
c) Trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”.
- Hướng dẫn cách chơi 
- HS chơi.
- Quan sát, nhận xét.
3. Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Tuyên dương tổ, cá nhân tập tốt, nhắc nhở những HS còn mất trật tự.
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau :ĐHĐN
- HS tập hợp thành 2- 4 hàng dọc, sau đó quay thành hàng ngang. 
- HS sửa lại trang phục. 
- Đứng vỗ tay, hát. Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1- 2.
 -HS tập: 3lần
- Quan sát, nêu.
- 1 HS làm mẫu.
- Lần 1: GV hô. Lần sau: lớp trưởng hô.
- Quan sát, nêu.
- 1 HS làm mẫu.
- Lần 1: GV hô. Lần sau: lớp trưởng hô.
- 1 HS làm mẫu.
- Lần 1: GV hô. Lần sau: lớp trưởng hô
- Cả lớp tập.
- Tập theo tổ.
- Các tổ thi tập. Nhận xét, bình chọn tổ tập đều, đẹp.
- Nghe.
- HS chơi.
- HS tập hợp theo hàng ngang.
- HS giậm chân tại chỗ.
HƯỚNG DẪN HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 3. B2.doc