Giáo án Lớp 3B - Tuần 23

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (TT)

I. Mục tiêu:Giúp học sinh:

- Biết thực hiện phép nhân có nhớ hai lần không liền nhau.

- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán

II. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính :

1023 x 3 2132 x 3

- GV nhận xét, đánh giá

B. Bài mới

1. Hướng dẫn thực hiện phép nhân: 1427 x 3

 - Y/c HS đặt tính rồi tính vào bảng con

(Nếu HS lúng túng, GVHDHS cách nhân như SGK)

- GV chốt: 1427 x 3 = 4281

- Để thực hiện phép nhân này ta thực hiện theo mấy bước ? Hãy nêu cách tính

 

docx 23 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
HĐ1: Mở đầu 
+ Kiểm tra bài cũ:
Rễ cây có chức năng gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Giới thiệu bài mới: GV đưa ra cái cây có: rễ -thân –lá.
? Cây này có những bộ phận nào? Lá- rễ- thân. Chúng ta đã học bài thân cây, rễ cây và biết được chức năng của chúng rồi; để biết được lá cây có đặc điểm gì hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài: Lá cây.
HĐ2: Giảng bài
Cho HS đưa vở ghi ra: Em hãy nêu một số cảm nhận ban đầu về lá cây?
Gọi HS nêu, GV ghi bảng
- Đây là những cảm nhận ban đầu về lá cây. Em hãy nêu những thắc mắc về lá cây?
GV ghi bảng
Bây giờ để giải quyết những thắc mắc này chúng ta phải quan sát thực tế. Mời các nhóm đưa những lá cây sưu tầm được ra quan sát rồi ghi vào phiếu.
Thảo luận nhóm 
Giáo viên chia nhóm. 
Cho các nhóm thảo luận
Gọi các nhóm trình bày
Yêu cầu HS gạch các cảm nhận sai trong vở
Mời cả lớp giở SGK trang 87 quan sát hình 1,2,3
Và thảo luận theo nhóm đôi.
? Lá cây thường có màu gì? Em hãy chỉ cuống lá, phiến lá, gân lá ở hình 3? 
?Mép phiến lá có gì đặc biệt?
Quan sát hình 4
? Nói về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây?
=>Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá. 
- GV nhận xét : Khen nhóm làm tốt nhiệm vụ, sưu tập được nhiều lá cây, trình bày đúng và đẹp.
GV rút ra bài học: Gắn bài học lên bảng cho HS đọc.
Liên hệ: Lá cây thường có màu xanh lục, đỏ, vàng rất đẹp, vậy chúng ta cần phải bảo vệ, chăm sóc cây cối nói chung nhất là cây ở vườn trường để trường ta luôn có môi trường xanh sạch đẹp.
 HĐcuối. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài 42:Khả năng kì diệu của lá cây
Học sinh trình bày 
-HS nghe.
HS nêu lá cây có màu xanh
Lá cây có màu xanh lục
Lá cây có màu đỏ
Lá cây có màu vàng
Lá cây có cuống lá
.........
HS nêu
1. Lá cây có màu xanh gì?
2. Lá cây có màu đỏ không?
3. Lá cây có cuống lá không?
4. Lá cây có gân lá không?
5. Lá cây có hình dạng như thế nào?
6. Lá cây to bằng nhau không?
......
- Học sinh làm việc theo 6 nhóm:
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Lá cây có màu xanh lục, màu đỏ, màu vàng
Lá cây có cuống lá, gân lá, phiến lá
Lá cây có nhiều hình dạng khác nhau: lá hính tròn, hình bầu dục, lá to, lá nhỏ
Thảo luận nhóm đôi.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
-HS nghe.
-----------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I.Mục tiêu:
-HS biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ( có nhớ)
-Giải được bài toán có lời văn có phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 111 trang 18 ở vở Thực hành Toán 3 tập 2.
Yêu cầu HS làm bài – gọi HS nêu cách làm-nhận xét đánh giá.
III. củng cố,dặn dò:
GV nhận xét giờ học. Dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 10 tháng 2 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép nhân có nhớ hai lần không liền nhau.
- Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra: (Lồng trong dạy bài mới)
B. Luyện tập
 Bài 1: a) 1324 x 2 1719 x 4 
 b) 2308 x 3 1206 x 5
- GV nhận xét, đánh giá. Hỏi HS cách nhân
Bài 3: Tìm x
a) x : 3 = 1527 b) x : 4 = 1823
- GV nhận xét, đánh giá.
Hỏi : + x là thành phần chưa biết nào của phép tính? 
+ Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ? 
- GV nhận xét
*Bài 4a,b*(VBT): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV nhận xét.
* Bài 2*: 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi điều gì ?
- GV nhận xét, đánh giá
C. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét, dặn dò
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào bảng con
tổ 1,2 làm bài a, tổ 3 làm bài b
- 2 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét
- HS trình bày
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài
a) x = 4581 b. x = 7292
- HS khác nhận xét.
- số bị chia
- lấy thương nhân với số chia
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Thảo luận nhóm đôi trả lời
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
- An mua 3 cây bút mỗi cây 2500đ, đưa 8000đ
- Cô bán hàng phải trả lại An bao nhiêu?
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét.
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Chương trình xiếc đặc sắc 
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng , đọc đúng các chữ số ,đọc đúng tỉ lệ phần trăm.
- Hiểu ND tờ quảng cáo; bước đầu biết một số đặt điểm về nội dung, hình thức trình bày mục đích của một tờ quảng cáo ( Trả lời được các CH trong SGK ) 
II. Đồ dùng dạy học:- Tranh SGK 
- Một số tờ quảng cáo có nhiều tranh ảnh, màu đẹp hấp dẫn cho học sinh sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng yêu cầu đọc và nêu nội dung bài: Nhà ảo thuật.
- GV nhận xét,đánh giá
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
Giáo viên hỏi: Các em có thích xem quảng cáo không ? Vì sao ?
- Trong giờ tập đọc này chúng ta cùng đọc và tìm hiểu một bản quảng cáo của rạp xiếc: Chú ngựa vằn. Qua bài tập đọc này các em sẽ hiểu thêm về nội dung, cách trình bày, mục đích của quảng cáo.
2.2 Luyện đọc
(Tiến hành tương tự tiết TĐ trước)
 Luyện tiếng khó: 1 – 6 (mùng một tháng sáu),
 50 % (năm mươi phần trăm). 10 % (mười phần trăm), 19 giờ (mười chín giờ), 5180360 (năm một tám không/ba sáu không),
Hướng dẫn: Khi đọc quảng cáo, các em chú ý ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, và nghỉ lâu hơi sau mỗi phần. Các em nên đọc bài với giọng vui tươi, thích thú bài sẽ hay hơn.
2.3 Tìm hiểu bài
- Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ?
- Em thích những nội dung nào trong quảng cáo ? Vì sao (phần nội dung đó có ích lợi gì ?)
- GV giảng từ: vui nhộn, dí dỏm, thú vị, khéo léo, 
- Quảng cáo đưa ra những thông tin quan trọng như thế nào ?
- GV giảng từ: cần thiết, quan tâm nhất
- Cách viết các thông báo như thế nào? Có ngắn gọn, rõ ràng không ?
- GV ghi bảng: ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ.
- Những từ ngữ được in đậm trong quảng cáo có ý nghĩa như thế nào ? Có mấy kiểu chữ, màu sắc của chữ ra sao? Làm như vậy có tác dụng gì ?
- Ngoài phần thông tin, quảng cáo còn được trang trí như thế nào ?
- GV chốt lại
2.4 Luyện đọc lại bài
- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn giới thiệu các tiết mục mới với giọng vui nhộn, rõ ràng từng câu, chú ý nhấn giọng các từ ngữ:
Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu.//
Xiếc thú vui nhộn,/ dí dỏm.//
Ảo thuật biến hoá bất ngờ./ thú vị.//
Xiếc nhào lộn khéo léo, dẻo dai.//
- Yêu cầu HS tự luyện đọc đoạn trên.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc hay.
- Nhận xét – tuyên dương học sinh đọc hay.
3. Củng cố - dặn dò
- GV hướng dẫn các tổ giới thiệu các tờ quảng cáo sưu tầm được 
- Khen thưởng tổ sưu tầm được nhiều quảng cáo
* Bài sau: TĐ – KC: Đối đáp với Vua
- 3 học sinh lên bảng thực hiện 
- Lớp nhận xét
- 2 – 3 học sinh trả lời theo suy nghĩ.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Vài học sinh đọc lại đề bài
- Thực hiện theo HD của GV
.
- 1 HS đọc toàn bài
- Để lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.
- Em thích nhất phần quảng cáo tiết mục mới vì phần này cho chương trình biểu diễn xiếc rất đặc sắc, nhiều tiết mục ra mắt lần đầu, có cả ảo thuật là tiết mục em thích.
- Học sinh trao đổi theo cặp và trả lời: Quảng cáo thông báo những thông tin cần thiết, được người xem quan tâm nhất như tiết mục mới, điều kiện của rạp xiếc, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé.
- Thông báo của rạp xiếc rất ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ.
- Những từ ngữ quan trọng được in đậm. Trình bày bằng nhiều kích cỡ khác nhau, màu sắc khác nhau.
- Có tranh minh hoạ làm cho quảng cáo thêm hấp dẫn.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- Tự luyện đọc theo hướng dẫn trên.
- Luyện đọc theo cặp
- 3 – 5 học sinh thi đọc. Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
-------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Khả năng kì diệu của lá cây 
I. Mục tiêu:
+ Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người. 
+ GDKN Sống : + Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin : Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây đối với đời sống của cây , đời sống động vật và con người.
+ Kĩ năng làm chủ bản thân : Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống : không bẻ cành bứt lá...
+ Kĩ năng tư duy phê phán : Phê phán , lên án, ngăn chặn, ứng phó vời những hành vi làm hại cây. 
II. Chuẩn bị.
+Các hình trang 88, 89 trong SGK.
+ Bảng phụ HĐ3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
HĐ1: Mở đầu 
 + Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu đặc điểm của lá cây?
- Nhận xét 
+ Giới thiệu bài mới - ghi mục bài.
HĐ2: Chức năng của lá cây
 Làm việc với SGK.
- Yêu cầu từng cặp học sinh dựa vào hình 1 trang 88 trả lời câu hỏi ở phần kí hiệu kính lúp.
Kết luận: Lá cây có 3 chức năng:
+ Quang hợp
+ Hô hấp 
+ Thoát hơi nước.
=>Giáo viên giảng thêm cho học sinh biết về vai trò quan trọng của việc thoát hơi nước đối với đời sống của cây: 
HĐ3: Lợi ích của lá cây.
Thảo luận nhóm 
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát bảng phụ.
- Yêu cầu mỗi nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình trang 89 trong SGK để nói về lợi ích của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
+ Để ăn 
+ Làm thuốc 
+ Gói bánh, gói hàng
+ Làm nón
+ Lợp nhà 
- Nhận xét, tuyên dương 
+ Hãy kể những việc cần làm để chăm sóc bảo vệ cây cối.
HĐcuối. Củng cố, dặn dò:(2-3phút)
- GV nhận xét tiết học.
? Trong giờ ra chơi em thấy một số bạn đang bẻ cành ngắt lá thì em sẽ làm gì ?
- Chuẩn bị bài 47 : Hoa. 
- 2 Học sinh nêu .
- Học sinh thảo luận theo cặp.
- Các nhóm trình bày kết quả. 
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận và ghi kết quả ra giấy nháp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Để ăn : H4, H6
+ Làm thuốc : H7
+ Gói bánh, gói hàng : H2
+ Làm nón : H5
+ Lợp nhà : H3
- HS nêu thêm theo hiểu biết của mình.
- HS kể : tưới nước, bón phân, nhổ cỏ, bắt sâu, không bẻ cành,....
- Khuyên bạn không được làm việc đó.
--------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Tập đọc
I.Mục tiêu: HS đọc trôi chảy bài Em vẽ Bác Hồ
Hiểu nội dung bài thơ.
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS đọc bài.
Yêu cầu HS lần lượt đọc bài,đọc thuộc lòng bài thơ-Nhận xét đánh giá.
III.Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học-Dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 11 tháng 2 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức
I. Mục tiêu
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây.
- Chơi trò chơi : Chuyển bóng tiếp sức . Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện 
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, dụng cụ, dây, bóng để chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
* GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học.
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
- GV chia HS trong lớp thành từng nhóm.
- GV đi đến từng tổ kiểm tra.
- Khi tập xong GV cho HS thả lỏng tích cực.
- Chơi trò chơi ; Chuyển bóng tích cực
- GV nêu tên trò chơi giải thích cách chơi
* GV điều khiển lớp
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung tiết học
+ Tập hợp, điểm số, báo cáo
+ Nghe. 
* Tập bài thể dục phát triển chung
- Trò chơi : Đứng ngồi theo lệnh
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập 
- HS tập theo địa điểm đã quy định
- HS tập hợp 2 - 4 hàng dọc có số người bằng nhau
- 1 số HS chơi thử
- HS chơi trò chơi
* Chạy châm thả lỏng tích cực, hít thở sâu
------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết , thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số ) 
- Vận dụng phép tính chia để làm tính và giải toán. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt tính rồi tính : 134 : 3 972 : 9
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới
1. GTB : Các em đã biết chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số. Vậy làm thế nào để thực hiện chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số:
- GV viết phép tính : a) 6369 : 3
- Y/c HS làm bảng con
- GV nhận xét
- (Nếu HS lúng túng, GVHD cách chia như SGK)
b) Phép chia 1276: 4
- Hai phép chia trên có gì giống và khác nhau?
- Muốn chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ta làm thế nào?
- GV chốt cách chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Tính:
- Y/c HS làm bảng con, 2 em lên bảng làm
- GV nhận xét.
Bài 2: 
-
 Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV nhận xét.
Bài 3: Tìm x
a) X x 2= 1846 b) X x 3 = 1578
- GV nhận xét, hỏi:
+ X là thành phần chưa biết nào của phép tính? 
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
C. Củng cố - dặn dò : - Muốn chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ta làm thế nào?
 - GV nhận xét, dặn dò
2 HS lên bảng chữa bài, 
- HS khác nhận xét
- HS nghe
- HS làm ra bảng con
- 1 số HS nêu cách thực hiện
- HS khác nhận xét
- Tiến hành tương tự
- HS so sánh
- HS trả lời
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào bảng con
- 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách thực hiện
- HS khác nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
- có 1648 gói bánh, chia vào 4 thùng.
- Mỗi thùng có bao nhiêu gói bánh
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét
- HS trả lời
- thừa số
- lấy tích chia cho thừa số đã biết 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS nêu
---------------------------------------
Tiết 3: GDKNS: Tấm gương về trách nhiệm với bản thân
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán 
I.Mục tiêu: HS biết cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Giải bài toán có lời văn liên quan đến phép chia.
II. Các hoạt động dạy học:
-GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 113 vở Thực hành Toán 3 tập 2 trang 19,20.
-Yêu cầu HS làm bài-gọi HS lên bảng làm,nhận xét đánh giá.
III. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học,dặn dò.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 12 tháng 2 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức
I. Mục tiêu
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây.
- Chơi trò chơi : Chuyển bóng tiếp sức . Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện 
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, dụng cụ, dây, bóng để chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu
* GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học.
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
- GV chia HS trong lớp thành từng nhóm.
- GV đi đến từng tổ kiểm tra.
- Khi tập xong GV cho HS thả lỏng tích cực.
- Chơi trò chơi ; Chuyển bóng tích cực
- GV nêu tên trò chơi giải thích cách chơi
* GV điều khiển lớp
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung tiết học
+ Tập hợp, điểm số, báo cáo
+ Nghe. 
* Tập bài thể dục phát triển chung
- Trò chơi : Đứng ngồi theo lệnh
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập 
- HS tập theo địa điểm đã quy định
- HS tập hợp 2 - 4 hàng dọc có số người bằng nhau
- 1 số HS chơi thử
- HS chơi trò chơi
* Chạy châm thả lỏng tích cực, hít thở sâu
--------------------------------------
Tiết 2: Toán: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (TT) 
I. Mục tiêu:Giúp HS :
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số)
- Vận dụng phép tính chia để làm tính và giải toán. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
 II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng dạy học toán (BT3)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính:
1983 : 3 9850 : 5
- GV nhận xét, đánh giá
- HS làm vào nháp. 2 HS lên bảng làm
- HS khác nhận xét
B. Bài mới
1. Hướng dẫn thực hiện phép chia :
a) GV ghi phép chia 9365: 3 lên bảng
- Y/c HS làm bảng con
- GV nhận xét
- (Nếu HS lúng túng, GVHD cách chia như SGK)
- GV nhận xét, kết luận
Vậy 9635: 3 = 3121 (dư 2)
b) Phép chia 2249 : 4
- So sánh 2 phép chia trên?
- Nêu các bước chia số có 4 chữ số cho số cho một chữ số?
- Yêu cầu HS so sánh phép chia ở bài hôm nay với phép chia đã học tiết trước.
- GV nhận xét, lưu ý HS số dư ở mỗi lần chia phải bé hơn số chia
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1(VBT): Tính:
- GV bao quát chung, thu vở 1 số em nhận xét.
- GV nhận xét, chốt cách chia
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV thu vở một số em nhận xét.
- GV bao quát chung, giúp đỡ những em lúng túng
- GV nhận xét, chốt
- HS làm ra bảng con
- 1 số HS nêu cách thực hiện
- HS khác nhận xét
- Tiến hành tương tự
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS so sánh
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào VBT
- 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách thực hiện
- HS khác nhận xét
- 1 HS đọc đề bài
- Mỗi ô tô cần 4 bánh
- Có 1250 bánh xe thì lắp được bao nhiêu ô tô?
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xét
Bài 3: Xếp hình
Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như sau, hãy xếp thành hình dưới đây.
- GV nhận xét, chốt
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện trên bộ đồ dùng (nhóm đôi)
- 2 nhóm HS lên bảng ghép thi
- HS nhận xét, nêu cách khác
C. Củng cố – dặn dò: - Muốn chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ta làm thế nào?
- GV nhận xét, dặn dò
- HS nêu
-----------------------------------
Tiết 3: Chính tả: (Nghe- viết) Người sáng tác Quốc ca Việt Nam 
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng BT2b hoặc BT 3a 
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết nội dung bài tập 2b hoặc 3a.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:- viết: l¹nh lÏo, chóc tông
- Cho cả lớp viết bảng con.
- GV nhận xét 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay các em sẽ được luyện tập viết đúng chính tả trình bày đúng đoạn văn: “Người sáng tác Quốc Ca Việt Nam“.
- Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn l/n ; ut/uc.
2. Hướng dẫn nghe viết.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc một lần bài văn
Giải nghĩa từ: “ Quốc hội “ do nhân dân cả nước bầu ra có quyền cao nhất.
Quốc ca: Bài hát chính thức của một nước, dùng khi có những nghi lễ trọng thể.
- Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao SGK.
- Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn văn
b. Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
- Những từ ngữ nào trong bài được viết hoa?
- GV đọc cho HS viết những chữ dễ viết sai: Văn Cao, Tiến Quân Ca.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài
c. Nhận xét - chữa bài
- Thu 5- 7 bài, nêu lỗi cơ bản, chữa bài
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 2b,a*: 
- Y/c HS đọc, nêu y/c BT
- Làm vào VBT
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 3a,b*: 
- GV nhận xét chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà viết lại các lỗi viết sai
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Phân biệt s/x dấu hỏi / dấu ngã
- 2 học sinh viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con
- Lớp nhận xét
- Học sinh theo dõi lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
- HS theo dõi và đọc thầm theo
- 1 - 2 học sinh nhắc lại
- 1 – 2 học sinh nhắc lại
- HS xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao
- 1 HS đọc, Cả lớp đọc thầm theo
- Chữ đầu tên bài và các chữ đầu câu
+ Tên riêng: Văn Cao, Tiến Quân Ca.
- Hs viết những chữ dễ viết sai
- Học sinh viết bài vào vở
-
 Học sinh cùng bàn chấm đổi vở - chữa bài.
- HS đọc, nêu y/c BT
- Làm vào VBT
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm. Lớp nhận xét
- HS đọc, nêu y/c BT
- Làm vào VBT
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm. Lớp nhận xét
-------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức: Tôn trọng đám tang (T1) 
I. Mục tiêu:
 + Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
 + Bước đầu biết cảm thông với những đau thương mất mát người thân của người khác.
+GDKN Sống: - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
 - Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
II. Tài liêu và phương tiện. + Vở BT đạo đức 3
 +Phiếu học tập cho hđ 2.
 III Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Mở đầu: 
+ Kiểm tra bài cũ.
- Vì sao cần phải kính trọng s
 và biết ơn các thương binh và gia đình liệt sỹ? 
- Nhận xét đánh giá.
+ Giới thiệu bài. Để các em biết được những.....Tôn trọng đám tang.
 Hoạt động 2. Kể chuyện đám tang 
 - GV kể chuyện ( sử dụng tranh)
- Đàm thoại:
+ Mẹ Hoàng và 1 số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe nhường đường cho đám tang?
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi mẹ giải thích?
+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao phải tôn trọng đám tang?
* KL: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
 Hoạt động 3: Đánh giá hành vi (10')
- Phát phiếu học tập cho hs y/c hs làm bài tập.(BT2)
=> GVKL: Các việc b,d, là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang các việc a,c,đ,e, là những việc việc không nên làm.
 Hoạt động 4: Liên hệ (6')
- Gv nêu Y/c liên hệ.
- Gv mời 1 số hs 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 23.docx