Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Trường TH Hoà Tịnh

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

 Môn: Tập đọc Tuần: 20

 Tên bài dạy: Bốn anh tài (tiếp theo)

 Ngày soạn: 07/01/2018 Ngày dạy: 08//01/2018

I.Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.

- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được CH trong SGK)

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ (hoặc băng giấy) viết những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 40 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Trường TH Hoà Tịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là số chia.
II. Chuẩn bị: 
Sử dụng mô hình trong bộ đồ dùng Toán
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : Phân số
Cho 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con 
Đọc và viết các phân số ; 3 /4 , 5/7 ; 23/ 45 ; 57 / 78 
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài - Ghi bảng : 
Phân số và phép chia số tự nhiên
2. Nêu từng vấn đề rồi hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề .
a. GV nêu: “ Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em. Mỗi em được mấy quả cam ? ”
- Kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể là một số tự nhiên .
b. GV nêu: “ Có 3 cái bánh , chia đều cho 4 em .Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần cái bánh ?”
+ GV: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn nhận được 3/4 cái bánh.Vậy 3:4= ?
- GV viết lên bảng: 3 : 4 = 
+ Thương trong phép chia 3 : 4 = có gì khác so với thương trong phép chia 8:4 = 2 ?
* Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 ta có thể tìm được thương là một phân số .
+ Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương và số bị chia, số chia trong phép chia 3:4.
- GV kết luận.
2. Thực hành:
FBài 1 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn
FBài 2 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn.
FBài 3 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn.
+ Qua bài tập này em thấy mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số như thế nào?
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Y/c HS nêu mối liên hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại bài và hoàn thành các bài tập, chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
Có 8 quả cam chia đều cho 4 em 
Vậy 8 : 4 = 2 ( quả cam )
- HS lắng nghe, thảo luận và tìm cách giải quyết: Không thể thực hiện phép chia 3:4 như thực hiện 8:4 được. Có thể thực hiện như sau: Chia đều mỗi bánh thành 4 phần bằng nhau sau đó chia cho 4 bạn, mỗi bạn nhận được 3 phần bằng nhau của cái bánh. Vậy mỗi bạn nhận được ¾ cái bánh
+ 3:4 = 3/4
+ Thương trong phép chia 8 : 4 = 2 là 1 số tự nhiên còn thương trong phép chia 3 : 4 = là 1 phân số.
+ Số bị chia là tử số của thưong. Số chia là mẫu số của thương.
- Nêu yêu cầu của bài 
7 : 9 = ; 5 : 8 = ; 
 6 : 19 = ; 1 :3 = 
- HS nhận xét bài làm của bạn .
- Nêu yêu cầu của bài 
36 : 9 = = 4 88 : 11 = = 8
 9 11
0 : 5 = = 0 ; 7 : 7 = = 1 
 5 7
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu yêu cầu của bài 
6 = ; 1= ; 27 = ;
 0 = ; 3 = 
- HS nhận xét bài làm của bạn.
+ Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn: Phụ đạo Toán 	Tuần: 20
	Tên bài dạy: Luyện tập
Ngày soạn: 07/01/2018 	Ngày dạy: 09/01/2018
I Mục tiêu : Củng cố về tính diện tích hình bình hành,ôn tập về phân số
 Củng cố về giải toán
II Hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1: Bài cũ : 
2: Bài mới : GTB 
Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1:GV yêu cầu HS làm bài : 
HS đọc các phân số,xác định mẫu số,tử số của các phân số.
4/5; 2/7; 15/22; 88/ 121; 33/45; ....
Bài 2: Đổi : 
1000 000m2 = km2; 32m2 49d m2 =. dm2
2000 000m2 = km2; 84600m2 = dm2. 
Bài 3 : Giải toán về tính diện tích hình bình hành
Cạnh đáy là 22 cm; chiều cao là 31 cm
a = 11 dm; h = 50cm
3: Củng cố – dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại bài và hoàn thành các bài tập, chuẩn bị bài sau.
HS lên bảng , lớp làm bài vào vở
Chữa bài chốt kết quả đúng 
HS lên bảng , lớp làm bài vào vở
Chữa bài ,chốt KQ đúng 
-HS làm và chữa bài
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn: Hoạt động ngoài giờ 	Tuần: 20
Ngày soạn: 07/01/2018 	Ngày dạy: 09/01/2018
Tháng 1+2: Mừng Đảng - Mừng Xuân
CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM
TIỂU PHẨM “MỒNG MỘT TẾT”
I. MỤC TIÊU
- Thông qua tiểu phẩm “Mồng một Tết”, HS hiểu mồng một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà, đó là một phong tục tập quán có từ lâu đời của người VN.
- HS có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Kịch bản “Mồng Một Tết”
- Tranh ảnh quang cảnh ngày Tết
- Ảnh chụp ngày Mồng Một Tết con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ của gia đình HS (nếu có).
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GV nghiên cứu trước kịch bản, có thể sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
- Lựa chọn một số HS có khả năng diễn xuất tốt, cung cấp kịch bản, phân vai và hướng dẫn các em tập tiểu phẩm.
- HS luyện tập tiểu phẩm và chuẩn bị các đạo cụ cần thiết.
Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm
HS xem các bạn trong nhóm kịch trình bày tiểu phẩm.
Bước 3: Thảo luận lớp
Sau khi tiểu phẩm kết thúc, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đến nhà ông bà để làm gì?
- Vì sao lúc đầu Thiện An định không đi cùng bố mẹ?
- Gia đình em thường làm gì vào ngày mồng Một Tết?
- Qua tiểu phẩm trên, em có thể rút ra được điều gì?
- GV kết luận: Tết Nguyên Đán là dịp để mọi thành viên trong gia đình có điều kiện gặp gỡ, vui vầy, xum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự quan tâm, thương yêu của mọi người đối với nhau. Người xưa có câu: “Mồng Một Tết nàh cha”. Thầy (cô) tin các em đã chuẩn bị những lời chúc mừng tốt đẹp nhất dành cho những người thân yêu trong ngày xum họp mừng năm mới.
KỊCH BẢN: MỒNG MỘT TẾT
* Các nhân vật: Bố, Mẹ, Thiện An, MC
- MC: Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đều mặc quần áo mới.
- Bố: Mẹ con chuẩn bị xong chưa? Mình đi chúc Tết ông bà.
- Mẹ: Em chuẩn bị xong rồi. Ở nhà ông bà về, buổi tối cả nhà mình đi chơi.
- Thiện An: Ứ! Con không về ông bà đâu. Con đã hẹn bạn đi chơi rồi. Nhà ông bà chẳng có gì chơi. Không có cả máy chơi game
- Bố: Ơ! Con dám nói thế hả? Lớp mấy rồi? Học đến lớp 4 rồi mà còn ăn nói như đứa trẻ mẫu giáo
- Mẹ: Thôi, anh đừng giận con. Thiện An à, chiều mồng Một Tết cả nhà mình phải về chúc Tết ông bà chứ, con. Ông bà đang mong gia đình mình lắm đấy!
- Thiện An: Nhưng tuần nào nhà mình chẳng về thăm ông bà. Hôm nay, mồng Một Tết, con đã hẹn các bạn rồi.
- Mẹ: Chắc các bạn con chưa biết đấy thôi. Gia đình nào cũng thế, theo truyền thống Việt Nam, sáng mồng Một Tết cúng tổ tiên, chiều mồng Một Tết con cháu quây quần về chúc Tết ông bà, cha mẹ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mà con.
- Thiện An (phụng phịu): Thế là con không được chơi với bạn
- Mẹ: Có điện thoại kìa, anh!
- Bố (nghe điện thoại): Dạ, con chào bố mẹ. Vợ chồng con đang chuẩn bị về chúc tết bố mẹ đây ạ Dạ, cháu An đây, An này! Ông bà nói chuyện với con.
- Thiện An (nghe điện thoại): Dạ, con đây
- Tiếng ông: Từ sáng đến giờ ông bà ngóng cháu mãi. Cháu ông năm nay học giỏi, ông bà mừng lắm. Cháu vẫn nói với ông, muốn mời các bạn đến nhà chơi. Ông cháu mình chọn mồng Ba Tết nhé. Ông có nhiều quà đấy
- Thiện An: Cháu cảm ơn ông. Để Cháu điện thoại cho các bạn Dạ. Cháu về ngay đây  (gác điện thoại).
- Mẹ: Đấy. Con thấy không, ông bà lúc nào cũng nhớ con, lo cho con
- Thiện An: Con biết rồi ạ. Mẹ đừng nói với ông bà hổi nãy con không muốn về Thật ra con rất yêu ông bà.
- Mẹ: Mẹ biết, con chỉ ham chơi thôi. Nhưng con phải nhớ, nếu không có ông bà thì làm gì có bố mẹ
- Thiện An: Con xin lỗi bố mẹ. Con cũng có quà cho ông bà, để con vào lấy
- Bố: Quà gì vậy, con?
- Thiện An: Bí mật
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn: Tập đọc 	Tuần: 20
	Tên bài dạy: Trống đồng Đông Sơn.
 	Ngày soạn: 07/01/2018 	Ngày dạy: 10/01/2018
I.Mục tiêu : 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị:
Ảnh trống đồng trong SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : Bốn anh tài
- GV kiểm tra 2 HS đọc truyện (phần tiếp), trả lời những câu hỏi về nội dung truyện.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài - Ghi bảng:
 Trống đồng Đông Sơn
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc bài.
- GV chia đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến hươu nai có gạc. Đoạn 2 : còn lại.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát ảnh trống đồng (SGK); giúp HS hiểu các từ ngữ mục chú giải; y/c HS đặt câu với một số từ : chính đáng, nhân bản; HD đọc đúng câu văn dài: Niềm tự hàoĐông Sơn/ chính là...
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 - Hỏi:
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?
 - GV ghi bảng: hoa văn (hình trang trí trên đồ vật)
+ Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào ?
- GV ghi bảng: vũ công, nhân bản, chim Lạc, chim Hồng.
- Y/c HS đọc đoạn còn lại- hỏi:
+ Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?
+ Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
 + Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của ngưới Việt Nam ta?
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn.
- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài và thể hiện biểu cảm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn: Nổi bật trên hoa văn trống đồng.nhân bản sâu sắc.
* Gọi HS đọc lại toàn bài – nêu nội dung bài.
IV. Củng cố - Dặn dò: 
 - Gọi HS đọc lại nội dung bài. 
 - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, kể về những nét đặc sắc của trống đồng Đông Sơn cho người thân.
- HS hát.
- 2 HS đọc truyện (phần tiếp), trả lời những câu hỏi về nội dung truyện.
- 1 HS đọc. 
- HS tiếp nối đọc từng đoạn (2-3 lượt)
- HS quan sát ảnh trống đồng (SGK).
- Đặt câu với các từ : chính đáng, nhân bản.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS nghe
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời các câu hỏi 
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
 + Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh. Hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chéo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc.
- HS đọc đoạn còn lại trả lời các câu hỏi 
 + Đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đôi nam nữ
 + Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Những hình ảnh khác chỉ góp phần thể hiện con người - con người lao động làm chủ, hoà mình với thiên nhiên ; con người nhân hậu ; con người khao khát cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
 + Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một đân tộc có một nền văn hoá lâu đời, bền vững.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú và đa dạng với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam. 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn: Tập làm văn 	Tuần: 20
	Tên bài dạy: Miêu tả đồ vật (KT viết)
 	Ngày soạn: 07/01/2018 	Ngày dạy: 10/01/2018
I. Mục tiêu:
- Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý.
 II. Chuẩn bị: 
-Tranh minh họa một số đồ vật trong SGK; một số ảnh đồ vật, đồ chơi khác .
-Bảng lớp viết đề bài và dàn ý của bài văn miêu tả đồ vật.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài - Ghi bảng : 
Miêu tả đồ vật ( kiểm tra viết)
2. GV ra đề cho HS viết bài
+ Đề bài 1: Hãy tả một đồ vật em yêu thích nhất ở trường. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
+ Đề bài 2: Hãy tả một đồ vật gần gũi nhất với em ở nhà.Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng.
+ Đề bài 3: Hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất.Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
+ Đề bài 4: Hãy tả quyển sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập hai của em. Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng.
* GV nhắc HS nên lập dàn ý trước khi viết, nên nháp trước khi viết bài vào giấy kiểm tra.
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- GV thu bài.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV Luyện tập giới thiệu địa phương, quan sát những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường nơi mình sinh sống để giới thiệu được về những đổi mới đó.
- Chuyển tiết.
+ HS chọn đề bài và viết vào vở 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn: Luyện từ và câu 	Tuần: 20
	Tên bài dạy: Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
 Ngày soạn: 07/01/2018 	Ngày dạy: 10/01/2018
I . Mục tiêu : 
 - Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì ? để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT2).
- Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ? (BT3).
II. Chuẩn bị:
-Một số tờ phiếu viết rời từng câu văn trong BT1 để HS làm BT1, 2.
-Bút dạ và 2-3 tờ giấy trắng để 2-3 HS làm bài tập 3.
-Tranh minh hoạ cảnh làm trực nhật lớp ( gợi ý viết đoạn văn – BT2).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : MRVT : Tài năng
Gọi 2 HS trả lời.
GV nhận xét.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài - Ghi bảng: 
Luyện tập câu kể Ai làm gì ?
2. Hướng dẫn làm bài tập:
FBài tập 1 : 
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
-Y/c HS đọc thầm đoạn văn tìm câu kể Ai làm gì? .
- Gọi HS phát biểu. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng ( các câu : 3, 4, 5, 7). 
FBài tập 2 :
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân.
-HS phát biểu. GV chốt lại lời giải đúng .
- Gọi 3 HS lên bảng xác định bộ phận CN, VN trong từng câu văn đã viết trên phiếu :
FBài tập 3 :
-GV treo tranh minh hoạ cảnh HS đang làm trực nhật lớp; nhắc HS thực hiện đúng y/c của bài.
- Y/c HS viết bài. 
- Gọi HS đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét.
-GV mời những HS làm bài trên giấy có đoạn văn viết tốt dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. GV nhận xét, chấm bài; khen những HS có đoạn văn viết đúng yêu cầu, viết chân thực, sinh động.
 IV. Củng cố - Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở.
- HS hát.
- 1 HS trả lời BT1.
 -1 HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở BT3, trả lời câu hỏi ở BT4.
-1 HS đọc nội dung BT. Cả lớp theo dõi.
- HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi cùng bạn để tìm câu kể Ai làm gì ? .
- HS phát biểu.
- HS nghe.
- HS đọc thầm từng câu văn 3, 4, 5, 7, xác định bộ phận CN, VN trong mỗi câu vừa tìm được – các em đánh dấu (//) phân cách hai bộ phận, sau đó gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, gạch 2 gạch dưới bộ phận VN.
-HS phát biểu.
- 3 HS lên thực hiện Y/c.
+ Câu 3: Tàu chúng tôi // buông neo trong vùng biển Trường Sa.
+ Câu 4: Một số chiến sĩ // thả câu.
+ Câu 5: Một số khác // quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo.
+ Câu 7: Cá heo // gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
- HS xem tranh và lắng nghe yêu cầu của bài.
-HS viết đoạn văn. Một số HS làm trên phiếu.
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết, nói rõ câu nào là câu kể Ai làm gì? 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn: Toán 	Tuần: 20
	Tên bài dạy: Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)
Ngày soạn: 07/01/2018 	Ngày dạy: 10/01/2018
I.Mục tiêu:
- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số.
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
II. Chuẩn bị: 
Mô hình trong bộ đồ dùng toán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Phân số và phép chia số tự nhiên
- Y/c HS làm bài tập:
Viết dưới dạng phân số : 3 : 9 ; 5 : 6 ; 
 7 : 8 ; 2 : 5 ; 6 : 8 
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài - Ghi bảng : 
Phân số và phép chia số tự nhiên ( TT)
2. GV nêu vấn đe:
a/ Ví dụ 1 : GV nêu ví dụ 1 trong SGK
Hỏi: + Vân đã ăn 1 quả cam tức là ăn được mấy phần? 
+ Vân ăn thêm quả cam tức là ăn thêm mấy phần nữa?
- GV khẳng định lại ý đúng.
b/ Ví dụ 2: GV nêu ví dụ 2 trong SGK.
- Y/c HS chia 5 quả cam cho 4 người.
- GV khẳng định lại ý đúng.
- Vậy: 5 : 4 = 
c/ Nhận xét: 
* Y/c HS so sánh quả cam và 1 quả cam
- Y/c HS so sánh và 1.
- Y/c HS so sánh tử số và mẫu số của phân số - nêu nhận xét.
* Hãy viết thương của phép chia 4 : 4 dưới dạng phân số và dưới dạng số tự nhiên.
 Vậy: = 1
+ Hãy so sánh tử số và mẫu số của phân số - nêu nhận xét.
* Hãy so sánh 1 quả cam và quả cam.
- So sánh 1 và .
- So sánh tử số và mẫu số của phân số nêu nhận xét.
2. Thực hành	
FBài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Y/c HS làm bài.
-Y/c HS nhận xét bài làm của bạn
FBài 2 : 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Y/c HS làm bài
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
FBài 3 : Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Y/c HS làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
 IV. Củng cố - Dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại các phân số bé hơn 1, bằng 1, lớn hơn 1.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại bài và hoàn thành các bài tập chưa làm xong, chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con :
- HS nghe.
+ Ăn 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay quả cam . 
+ Tức là ăn thêm 1 phần, như vậy Vân đã ăn tất cả 5 phần hay quả cam .
+ Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được quả cam. 
+ quả cam nhiều hơn 1 quả cam.
+ > 1
+ Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
+ 4 : 4 = ; 4 : 4 = 1
+ Các phân số có tử số và mẫu số bằng nhau thì phân số đó bằng 1 .
+ Một quả cam nhiều hơn quả cam.
+ < 1
+ Những phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số thì phân số đó nhỏ hơn 1.
- Nêu yêu cầu của bài và làm bài.
9 :7 = 8 :5 = 19 : 11 =  
- HS nhận xét bài làm của bạn. 
- Nêu yêu cầu của bài và làm bài.
+ Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 1 
+Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 2.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS nêu yêu cầu và làm bài 
 a/ < 1 ; < 1 ; < 1 
b/ = 1 
c/ > 1 ; > 1
- HS nhận xét bài làm của bạn.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn: Kĩ thuật. 	Tuần: 20
	Tên bài dạy: Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa.
 Ngày soạn: 7/1/2017 	Ngày dạy: 10/1/2017
I/ Mục tiêu:
 - Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. 
 - Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản.
 - GDHS: Có ý thức giữ gìn, bảo quản và bảo đảm an toàn lao động khi dùng dụng cụ gieo trồng rau hoa.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu: hạt giống, một số loại phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Vật liệu và dụng cụ gieo trồng rau hoa.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa. 
 -Hướng dẫn HS đọc nội dung 1 SGK.Hỏi:
 +Em hãy kể tên một số hạt giống rau, hoa mà em biết?
 +Ở gia đình em thường bón những loại phân nào cho cây rau, hoa? 
 +Theo em, dùng loại phân nào là tốt nhất?
 -GV nhận xét và bổ sung phần trả lời của HS và kết luận.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau,hoa.
 -GV hướng dẫn HS đọc mục 2 SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm, hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
 * Cuốc: Lưỡi cuốc và cán cuốc.
 +Em cho biết lưỡi và cán cuốc thường được làm bằng vật liệu gì? 
 +Cuốc được dùng để làm gì ?
 * Dầm xới:
 + Lưỡi và cán dầm xới làm bằng gì ? 
 +Dầm xới được dùng để làm gì ?
 * Cào: có hai loại: Cáo sắt, cào gỗ.
 -Cào gỗ: cán và lưỡi làm bằng gỗ 
 -Cào sắt: Lưỡi làm bằng sắt, cán làm bằng gỗ. 
 + Hỏi: Theo em cào được dùng để làm gì?
 * Vồ đập đất: 
 -Quả vồ và cán vồ làm bằng tre hoặc gỗ.
 +Hỏi: Quan sát H.4b, em hãy nêu cách cầm vồ đập đất?
 * Bình tưới nước: có hai loại: Bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.
 +Hỏi: Quan sát H.5, Em hãy gọi tên từng loại bình?
 +Bình tưới nước thường được làm bằng vật liệu gì?
 -GV nhắc nhở HS phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh và an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ 
 -GV bổ sung : Trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng công cụ: cày, bừa, máy cày, máy bừa, máy làm cỏ, hệ thống tưới nước bằng máy phun mưa  Giúp công việc lao động nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn và năng suất cao hơn.
 -GV tóm tắt nội dung chính. 
 4.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
 -Hướng dẫn HS đọc trước bài “Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa”.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS đọc nội dung SGK.
-HS kể.
-Phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh, phân đạm, lân, kali.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS xem tranh cái cuốc SGK.
-Cán cuốc bằng gỗ, lưỡi bằng sắt.
-Dùng để cuốc đất, lên luống, vun xới.
-Lưỡi dầm làm bằng sắt, cán bằng gỗ.
-Dùng để xới đất và đào hốc trồng cây.
-HS xem tranh trong SGK.
-HS trả lời.
-HS nêu.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS đọc phần ghi nhớ SGK.
-HS cả lớp.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn: Toán 	Tuần: 20
	Tên bài dạy: Luyện tập
Ngày soạn: 07/01/2018 	Ngày dạy: 11/01/2018
I Mục tiêu:
+ Biết đọc, viết phân số.
+ Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm bảng con:
Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số : 7 : 5 18 : 12 ; 9 : 11 23 : 24
III. Giảng bài mới :
1. Giới thiệu bài - Ghi bảng : Luyện tập 
2. Thực hành:	
FBài 1 : - Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn.
FBài 2 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn.
FBài 3 : - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn.
FBài 4: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn.
FBài 5: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm bảng con 
- Nêu yêu cầu của bài 
- HS đọc từng số đo đại lượng:
 kg đọc là một phần hai ki-lô-gam.
 m đọc là năm phần tám mét 
 giờ đọc là mười chín phần mười hai giờ
m đọc là sáu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 20 CKTKN_12247688.doc