Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 (Sáng + Chiều)

Sáng:

Tập đọc

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. Mục tiêu.

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Học sinh năng khiếu: Trả lời được một số câu hỏi khó trong bài và nêu được nội dung bài đọc.

* Giáo dục kỹ năng sống: Xác định giá trị; Xác định nhiệm vụ của bản thân.

II. Đồ dùng dạy-học:

- Tranh vẽ ở SGK, thẻ màu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 37 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 (Sáng + Chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh minh hoạ phóng to trên bảng
c) GV kể lần 3 (với học sinh chưa HT)
3, Học sinh kể chuyện (nhóm 4)
a) Cho HS kể chuyện trong nhóm 
- Cho HS kể chuyện trong nhóm
- Cho nhóm thi kể
- Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét khen thưởng những HS kể hay
4, Nêu ý nghĩa của truyện
H: Qua câu chuyện em hiểu điều gì? (HSNK)
- Chốt lại: Những ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
*Giáo dục bảo vệ môi trường: 
H: Miêu tả lại vẻ đẹp của đêm trăng? (năng khiếu)
Chốt nội dung và liên hệ bảo vệ môi trường thiên nhiên.
III. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS đọc trước yêu cầu gợi ý của bài
tập kể chuyện trong Tuần 8
- PHT hướng dẫn một số bạn kể lại câu chuyện về lòng tự trọng đã nghe và đọc. 
- 2 HS kể, lớp nhận xét.
- Nghe và ghi tên bài.
- HS lắng nghe
- Quan sát tranh + đọc thầm nhiệm vụ trong SGk
- Nghe
- Kể theo nhóm 4, mỗi em kể 1 tranh
- 3 Nhóm lên thi kể
- 1 vài HS lên thi kể
- Nhận xét
- Phát biểu tự do
- Trình bày, nhận xét
- HS lắng nghe.
Luyện từ và câu
 CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục tiêu. 
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người tên địa lý Việt Nam
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam để viết đúng 1 số tên riêng Việt Nam ( BT1,BT2, mục III ), tìm và viết đúng một vài tên riêng VIệt Nam (BT3). Học sinh năng khiếu: Làm đầy đủ bài tập 3
II. Đồ dùng dạy học
 	- Bản đồ, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ
- Báo cáo mời cô nhận lớp.
II. Bài mới 
1, Giới thiệu bài - ghi tên bài
2, Nhận xét (cả lớp)
* Phần nhận xét (2 ý a - b)
- Cho HS đọc yêu cầu nhận xét
- Cho HS trình bày (năng khiếu)
- Nhận xét chốt lại: khi viết tên người tên địa lý việt nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
Tên người: Nguyễn Huệ:Viết hoa chữ N ở tiếng Nguyễn và chữ H ở tiếng Huệ...
3, Ghi nhớ
- Cho HS đọc phần ghi nhớ 
- Chốt lại 1 lần nữa ghi nhớ
4, Phần luyện tập 
Bài 1 (cá nhân)
- Cho HS đọc yêu cầu BT 1
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày bài của mình.
- Quan sát cá nhân làm việc trong nhóm, nhắc nhở các em viết đúng nét chữ hoa...(HS chưa HT)
- Nhận xét chữa lỗi.
Bài 2: (nhóm 4)
- yêu cầu Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm làm BT 2
- Giao việc:
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả (năng khiếu)
- Nhận xét khẳng định những kết quả đúng.
Bài 3: (nhóm 4)
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi tên huyện, danh lam, thắng cảnh, di tích lịch có ở tỉnh Nghệ An
- Treo bản đồ Nghệ An
III. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
-Yêu cầu hS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ
- PHT điều khiển lớp hát 1 bài.
- Cả lớp hát
- Nghe và ghi tên bài
- 1 HS đọc lớp lắng nghe
- HS đọc và quan sát cách viết trong SGk về tên người? Tên địa lí? 
- HS lần lượt phát biểu
- lớp nhận xét
- Nhiều HS nhìn sách đọc phần ghi nhớ
- 1 HS đọc lớp lắng nghe
- HS viết vào vở ô li tên mình và địa chỉ gia đình mình đang ở.
- 2 em viết bảng phụ.
- Lớp nhận xét bài bạn trong nhóm, trên bảng phụ.
- NT điều khiển các bạn thực hiện theo các bước:
+ Đọc bài tập
+ Nêu yêu cầu chính
+ Cách hoàn thành bài tập
- HS làm việc vào giấy nháp
- 2 HS trình bày trên bảng phụ kết quả bài làm của mình
- Lớp nhận xét
- NT điều khiển nhóm tìm và viết được: huyện Nghĩa Đàn - di tích lịch sử ( Quê Bác, Đền Cuông, ...)
- HS quan sát bản đồ, chỉ một số tên huyện và di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có trong bản đồ.
- HS lắng nghe.
Địa lí
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:	
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia- rai, Ê-đê, Ba- na , Kinh ...) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta .
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên; Trang phục truyền thống: Nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy ...
- Học sinh năng khiếu: Quan sát tranh ảnh và hiểu biết của mình để mô tả nhà rông 
II. Đồ dùng dạy học : 
 	- Bản đồ tự nhiên.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ
- Quan sát, theo dõi.
- Nhận xét, củng cố kiến thức, mời cô nhận lớp.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
2. Phát triển bài: 
1/Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc sinh sống :
 *Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
H: Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?
H: Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ?
H: Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ? (năng khiếu)
H: Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? 
GV sửa chữa và kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
 2/Nhà rông ở Tây Nguyên:
 *Hoạt động nhóm 4
- GV cho các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý sau :
- Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ?
- Nhà rông được dùng để làm gì?
- Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ? (năng khiếu)
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
- Yêu cầu 2 em giới thiệu về nhà rông (HSNK)
 3/ Lễ hội:
* Hoạt động nhóm 4
- GV cho các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau :
- Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ?
- Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
- Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ?
- Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
 - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày của nhóm mình .
 * KL: GV tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
III. Củng cố - dặn dò: 
- Kể tên các dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên?
Nêu một số nét về sinh hoạt của người dân Tây Nguyên.
- Nhà rông dùng để làm gì? 
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Hoạt 
động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên”.
 - Nhận xét tiết học.
- PHT hướng dẫn cả lớp ôn lại kiến thức bài : “Tây Nguyên”. 
 - Kể tên một số cao nguyên ở Tây Nguyên? 
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa?
- Trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe và ghi tên bài.
- 2 HS đọc 
- Học sinh nêu nối tiếp (chỉ vào bản đồ)
- Tiếng nói (ngôn ngữ), phong tục, tập quán sinh hoạt riêng, ...
- Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm, chợ,... Các dân tộc chung sức xây dựng buôn làng.
- Nghe
- HS thảo luận nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng (nếu gặp khó khăn có thể giơ thẻ xanh nhờ cô hỗ trợ).
- Một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, sửa được:
- Nhà rông
- Là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn. Nhiều sinh hoạt tập thể như tiếp khách cá buôn đều diễn ra ở đó...
- Nhà rông càng to, đẹp chứng tỏ buôn làng giàu có, thịnh vượng.
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả
- 2 em trình bày
- HS các nhóm thảo luận và trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung được:
- Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. 
- Lễ hội cồng chiêng, đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, hội ăn cơm mới,
- Thường múa hát trong lễ hội, đốt lửa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng,...
- Đàn Tơ - rưng, đàn krông - pút, công chiêng
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Dân tộc Ê đê, Mơ nông, Gia rai, Xơ đăng, Kơ ho,...
- Tập trung sinh hoạt.
- HS cả lớp lắng nghe .
- Nghe và ghi nhớ.
Lịch sử
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG 
DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO ( NĂM 938)
I. Mục tiêu: 
- Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938 (đôi nét về người lãnh đạo trận bạch đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ 
 	- Nguyên nhân trận Bạch Đằng(Do Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán.Ngô Quyền )
 	- Những nét chính về diễn biến chính của trận Bạch Đằng: Ngô quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch .
 	- Ý nghĩa của trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Lược đồ. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
I. Bài cũ : 
- Quan sát, theo dõi.
 - Nhận xét, mời giáo viên nhận lớp.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu: - Ghi tên bài
2. Phát triển bài:
 *Hoạt động cá nhân :
- Yêu cầu HS đọc SGK 
- GV yêu cầu HS điền dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền :
£ Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây)
£ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ.
£ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán .
£ Trước trận BĐ Ngô Quyền lên ngôi vua 
 - GV yêu cầu vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về con người Ngô Quyền.
- GV nhận xét và bổ sung.
 *Hoạt động cả lớp :
 - GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “Sang đánh nước ta  hoàn toàn thất bại” để trả lời các câu hỏi sau :
H: Cửa sông Bạch Đằng ở đâu ?
H: Vì sao có trận Bạch Đằng ?
H: Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì ?
H: Trận đánh diễn ra như thế nào ?
H: Kết quả trận đánh ra sao ?
- GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận BĐ.
 - GV nhận xét, kết luận: Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938).
 * Hoạt động nhóm 4:
 - GV yêu cầu HS thảo luận : 
H: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?
H: Điều đó có ý nghĩa như thế nào? (NK)
- GV tổ chức cho các nhóm trao đổi để đi đến kết luận: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị PKPB đô hộ.
III. Củng cố - Dặn dò:
 - Cho HS đọc phần bài học trong SGK.
H: Ngô Quyền đã dùng mưu kế gì để đánh tan quân Nam Hán? Chiến thắng BĐ có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước ta thời bấy giờ?
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà tìm hiểu thêm một số truyện kể về chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền - Chuẩn bị bài tiết sau: Ôn tập.
- PHT hướng dẫn cả lớp ôn lại kiến thức:
- Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào?
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?
- Trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe và ghi mục bài vào vở.
- HS điền dấu x vào trong bài tập ở vở bài tập của mình 
- Vài HS nêu: Ngô Quyền là người Đường Lâm. Ông là người có tài, có đức, có lòng trung thực, căm thù bọn bán nước và là một anh hùng của dân tộc.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi 
- HS nhận xét, bổ sung 
- Học sinh nêu nối tiếp
- 3 HS tường thuật (chỉ vào lược đồ trận đánh)
- Nhận xét, chọn bạn nói tốt.
- HS các nhóm thảo luận và trả lời (Dùng thẻ nhóm để trợ giúp khi cần)
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 3 HS dọc 
- HS trả lời 
- Nghe và chuẩn bị bài sau
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
NGHE KỂ CHUYỆN GƯƠNG HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ
I. Mục tiêu:
- HS biết cảm thông với những khó khăn của các bạn HS nghèo vượt khó.
- Biết học tập tinh thần nỗ lực vươn lên của các HS nghèo vượt khó.
- Giáo dục HS có ý thức quan tâm, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II. Qui mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện
- Các mẩu chuyện sưu tầm ở lớp, ở trường hoặc qua sách báo, truyện, mạng Internet về tấm gương HS nghèo vượt khó.
- Hình ảnh hoặc đoạn phim tư liệu (nếu có) về những tấm gương HS nghèo vượt khó.
IV. Cách tiến hành
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 – 2 tuần GV phổ biến yêu cầu HS sưu tầm những gương HS vượt khó ở lớp, ở trường hoặc những câu chuyện, bài viết, mẩu tin, băng hình, tranh ảnh, sưu tầm qua các phương tiện thông tin đại chúng về gương HS nghèo vượt khó. Ai sưu tầm được sẽ đăng kí để thầy cô giáo sắp xếp tiết mục kể chuyện trong tuần tới.
Bước 2: Kể chuyện
- Sau mỗi phần kể của HS, GV có thể tổ chức cho lớp cùng trao đổi: Bạn có suy nghĩ gì về tấm gương vượt khó đó?
- Xen kẽ giữa các phần kể của HS là các tiết mục văn nghệ và băng hình mà GV đã sưu tầm được (nếu có)
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
- GV khen ngợi những HS đã sưu tầm và kể những câu chuyện cảm động về tinh thần vượt khó của các bạn HS nghèo. Nhắc nhở HS hãy học tập gương vượt khó vươn lên trong học tập của các bạn.
- Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt.
- HS lắng nghe
- Cử (chọn) người dẫn chương trình.
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu ý nghĩa của buổi kể chuyện.
- MC lần lượt giới thiệu và mời các bạn lên kể câu chuyện hoặc giới thiệu tranh ảnh, băng hình về HS nghèo vượt khó mà mình đã sưu tầm được.
- HS lắng nghe.
 Thứ 4 ngày 18 tháng 10 năm 2017
Sáng:
Toán
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu. 
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
- Những bài tập cần làm: Bài1, 2. Bài 3: Dành cho học sinh năng khiếu
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ
- GV theo dõi
- Nhận xét, mời cô nhận lớp.
II. Bài mới
1, Giới thiệu bài:
2, Hướng dẫn tìm hiểu về tính chất giao hoán (cả lớp)
Chỉ vào bảng kẻ sẵn yêu cầu học sinh đọc
- Yêu cầu thực hiện tính giá trị của biểu thức a+b và b+ a và điền vào ô trống. 
- So sánh giá trị biểu thức a+b với giá trị biểu thức b+a khi a =20 và b = 30 
- So sánh gía trị biểu a+b với giá trị biểu thức b + a khi a =350 và b = 250
- Tương tự với các biểu thức khác
- Ta có thể viết b + a = a + b
- Nhận xét của em về số hạng trong 2 tổng a+b và b+a?
H: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì kết quả như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc lại KL SGk
3, Luyện tập thực hành
- Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn hoàn thành các bài tập trong nhóm 4 (Giáo viên theo dõi cá nhân của từng nhóm, hỗ trợ kịp thời khi các em cần)
Bài 1: (cá nhân)
- Yêu cầu đọc đề bài và nối tiếp nhau nêu kết quả các phép tính cộng trong bài
H: Vì sao ta nêu nhanh được kết quả mà không cần tính? (năng khiếu)
Bài 2: (nhóm 4)
- Yêu cầu HS tự làm bài tập
- Hỗ trợ học sinh chưa hoàn thành
48 + 12 = 12 +...
Hỏi: Em viết gì vào chỗ chấm trên vì sao?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, theo dõi giúp học sinh chưa HT làm bài
- GV nhận xét bài làm của học sinh (tại nhóm)
Bài 3: ( năng khiếu)
- Nếu còn thời gian, hướng dẫn các em làm thêm bài tập này.
III. Củng cố - dặn dò
- Tổng kết giờ học - Nhắc HS về nhà làm bài ở vở thực hành và chuẩn bị bài sau
- PHT hướng dẫn cả lớp củng cố lại về biểu thức có chứa 2 chữ.
- Thực hiện theo yêu cầu .
- Nghe và ghi tên bài
- HS đọc bảng số
- 3 HS lên bảng thực hiện mỗi HS tính ở 1 cột
- Đều bằng 50
- Đều bằng 600
- Luôn bằng nhau
- Kết quả không thay đổi
- HS đọc lại kết luận
- Thực hiện trong nhóm 4 (nhóm trưởng hướng dẫn theo các bước: 
+ Đọc yêu cầu?
+ Nêu cách làm bài? Tự làm bài. 
+ Trình bày kết quả trong nhóm, sửa bài cho bạn.
- Đọc và mỗi HS nêu kết quả 1 phép tính
- Vì chúng ta đã biết 468 + 379 = 847 mà khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS theo dõi
- Viết số 48 vì 48 +12 = 12 + 48 vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng vẫn không thay đổi
- 1 HS làm vào bảng phụ. Cả lớp làm vở nháp.
- Nhận xét bài bạn ở bảng phụ, tìm được kết quả đúng.
- Tự làm bài nhanh bằng chì và chữa bài trước nhóm hoặc lớp.
- HS lắng nghe.
Tập đọc
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. Mục tiêu.
- Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu ND: Ước mơ của bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2 trong SGK )
* Với học sinh năng khiếu: hỏi thêm câu hỏi 3 và 4
II. Đồ dùng dạy – học.
- Tranh minh họa nội dung bài ở sgk, thẻ màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ: 
- Theo dõi, quan sát
- Nhận xét và mời giáo viên nhận lớp
II. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV nhận xét và chuyển từ HĐ học sinh vào giới thiệu nội dung bài học.(qua tranh vẽ ở sgk)
- GV ghi mục bài lên bảng. 
* HĐ2: Nghe cô (hoặc bạn) đọc đoạn kịch.
* HĐ3: Tìm hiểu nghĩa của từ
- Yêu cầu các nhóm đọc chú giải và tìm hiểu nghĩa của các từ.
*HĐ4: Cùng luyện đọc: 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. 
- Giáo viên giúp các nhóm đọc với giọng đọc phù hợp từng nhân vật.
* HĐ 5: Tìm hiểu nội dung bài
Việc 1. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 
+ Màn 1
H: Tin –tin và Mi- tin đến đâu và gặp những ai? 
H: Vì sao nơi đó có tên là vương quôc tương lai? (năng khiếu)
H: Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì? 
H: Các phát minh thể hiện những gì của con người? (năng khiếu)
- Ý chính của màn 1?
Màn 2: Cho HS đọc thành tiếng màn 2
- Cho HS đọc thầm trả lời câu hỏi
H: Những trái cây Tin –tin và Mi –tin trông thấy trong khu vườn kỳ diệu có gì khác thường? 
- Cho HS đọc 2 màn kịch
H: Em thích những gì ở vương quốc tương lai? (năng khiếu)
- Giáo viên giúp học sinh trả lời đúng các câu hỏi theo ý hiểu và đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng (những câu hỏi khó dành cho học sinh năng khiếu) 
- Học sinh nêu ý chính của màn 2? 
Việc 2: Nêu ý nghĩa của đoạn kịch.
- Gợi ý cho HS nêu nội dung bài: Ước mơ của bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. 
Việc 3: GV chốt lại (có thể trước nhóm hoặc trước lớp).
* HĐ6: Luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu mỗi nhóm ch ọn đoạn kịch mà nhóm thích, tổ chức thi đọc phân vai.
III. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh đọc lại màn kịch và chuẩn bị tiết sau.
- PHT hướng dẫn các bạn ôn lại bài Trung thu độc lập 
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS ghi vào vở. 
- Việc 1: NT hướng dẫn học sinh đọc thầm từ ngữ và lời giải nghĩa (thuốc trường sinh) trang 72.
- Việc 2: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa có ở sgk trang 72.
- Việc 3: HS tìm thêm những từ cần giải nghĩa (nếu có) và GV giải nghĩa thêm.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển các nhóm đọc đoạn 1 Trong công xưởng xanh mỗi em đọc một nhân vật, nối tiếp nhau đến hết bài. Chú ý phát âm đúng. - Việc 2: Đổi lượt và đọc lại bài. (nhóm trưởng giơ thẻ màu đỏ khi đọc xong)
- HS trả lời.
- HS nêu theo cách hiểu của các em.
- Trường hợp có khó khăn thì nhóm trưởng giơ thẻ xanh để giáo viên đến nhóm đó tư vấn tại chỗ.
- HS nêu theo cách hiểu của các em. 
Việc 1: Mỗi em chọn đọc một màn kịch mà mình thích.
Việc 2: Tổ chức thi đọc phân vai và nêu ý kiến của mình vì sao em thích đoạn kịch đó.
Việc 3: Học sinh liên hệ thực tế. (nêu cảm nhận về tiết học và kể mơ ước của em khi lớn lên).
Tự học
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
- Nhóm 1: Luyện đọc - Giọng đọc phù hợp với các bài tập đọc trong tuần.
- Nhóm 2: Luyện kể câu chuyện: Lời ước dưới trăng.
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài mới
- Phân nhóm: Giao nhiệm vụ
2. Các hoạt động:
Hoạt động Nhóm 1: Luyện đọc. 
- Cho HS đọc.
- Yêu cầu đọc đoạn
- HD đọc câu văn dài.
- Ghi những từ khó lên bảng.
- Đọc mẫu.
- Yêu cầu:
- Giải nghĩa thêm nếu cần.
- Đọc diễn cảm bài.
b. Đọc diễn cảm. 
- Đọc diễn cảm bài và HD.
- Nhận xét tuyên dương.
Hoạt động nhóm 2: Luyện kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng hiếu thảo, tính trung thực.
- Nhận xét, tuyên dương bạn kể tốt.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhóm 1: Luyện đọc - Giọng đọc phù hợp với các bài tập đọc.
- Nhóm 2: Luyện kể câu chuyện: Lời ước dưới trăng
- Mỗi HS đọc một đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc câu dài.
- Phát âm từ khó.
- Nghe.
- Nối tiếp đọc cá nhân.
- 2HS đọc cả bài.
- Nghe.
- Luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc cá nhân 
- HSNK
- HS luyện kể trong nhóm, nhóm trưởng điều hành.
- HS kể trước lớp.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe
Thứ 5 ngày 19 tháng 10 năm 2017
Sáng:
Thể dục
QUAY SAU, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI VÒNG TRÁI
 TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH” 
I. Mục tiêu:
- Học sinh sẽ Biết cách thực hiện được các động tác Đi đều vòng phải, vòng trái
- Học sinh biết cách chơi Trò chơi “Ném trúng đích” hiểu và thực hiện đúng luận chơi .
 II. Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Sân 
- Phương tiện: Còi, vạch trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp: 
Nội dung
Phương pháp tổ chức
I. Phần mở đầu. 6-10’
- Nhận lớp: Tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
- Khởi động: Xoay các khớp, vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 vòng tròn.
* Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”
II. Phần cơ bản. 18-20’
1. Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập Đi thường theo nhịp chuyển hướng phải, trái.
- Giáo viên kiểm tra học sinh theo tổ.
- Từng tổ lên thực hiện.
- GV điều khiển, giáo viên quan sát, sửa sai.
* Cho các tổ tự tập luyện sau đó cho các tổ lên biểu diễn.
2. Trò chơi “Ném trúng đích”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
III. Phần kết thúc. 4-6’
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- Tập một số động tác thả lỏng. 
- 3 hàng ngang. Thực hiện theo GV.
- 2 hàng dọc.
- Từng học sinh lên ném.
Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I. Mục tiêu.
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
* Những bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. Học sinh năng khiếu: làm thêm bài 3, 4
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ
- Theo dõi, quan sát
- Nhận xét, mời cô nhận lớp.
II. Bài mới
1, Giới thiệu bài
2, Giới thiệu biểu thức có 3 chữ (cả lớp)
a) Biểu thức có chứa 3 chữ
- Yêu cầu HS đọc bài toán VD
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và nắm được biểu thức có chữa ba chữ (Dựa vào bài biểu thức có chứa hai chữ)
Với em chưa HT: Giáo viên cần lấy nhiều ví dụ cho học sinh thực hành.
- Giới thiệu a + b + c được gọi là biểu thức có chứa 3 chữ
- Yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa 3 chữ luôn có dấu tính và 3 chữ
b)Giá trị của biểu thức chứa 3 chữ
- Hỏi và viết lên bảng: nếu a = 2 b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu? 
- GV nêu: khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a+b+c
- Tiến hành tương tự với các trường hợp còn lại.
Hỏi: Khi biết giá trị cụ thể của a,b,c muốn tính g

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 7 Lop 4_12227753.doc