Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Chào cờ

Tiết 2

Tập đọc

NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.

3. Thái độ: Biết yêu quý rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ bài học; Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Gọi 2 HS đọc thuộc 2 khổ thơ của bài “Hành trình của bầy ong” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Lớp và GV nhận xét.

 

doc 40 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
+ Nhóm 4: Quan sát và mô tả nội dung hình 1, việc quân và dân Hà Nội chiến đấu và giam chân địch gồm 2 tháng có ý nghĩa gì?
+ Nhóm 5: Quan sát và mô tả nội dung hình 2. ở các địa phương, nhân dân ta đã chiến đấu với tinh thần như thế nào?
 - Rút ra nội dung của bài.
- HS chia nhóm.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận theo nội dung được giao.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- 3, 4 HS đọc nội dung SGK.
4. Củng cố (3 phút)
- HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về ngày toàn quốc kháng chiến?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Luôn yêu đất nước, con người Việt Nam.
- Chuẩn bị bài sau: Thu-đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2015
(Đ/c Dương Hiền soạn giảng)
Ngày soạn: 30/11/2015
Ngày dạy:
Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2015
Tiết 1
Toán
Tiết 63: chia một số thập phân cho một số tự nhiên
I. mục tiêu	
1. Kiến thức: HS biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính.
2. Kĩ năng: HS cả lớp làm được bài tập 1; 2. HS khá, giỏi làm được bài tập 3.	
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS nêu cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ... và cách nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ...
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên
a. Ví dụ 1
- Hướng dẫn HS giải để rút ra phép chia:
 8,4 : 4 = ?
- Hướng dẫn HS đổi ra đơn vị đo là dm để tính:
Ta có: 8,4 m = 84 dm
84
4
04
21(dm)
 0
 21 dm = 2,1 m
 Vậy: 8,4 : 4 = 2,1 (m)
 * Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện:
8,4
4
0 4
2,1(m)
 0
b. Ví dụ 2
72,58 : 19 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính và tính.
* Hướng dẫn HS rút ra quy tắc trong SGK.
- 1 HS đọc ví dụ 1.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 HS nhắc lại cách thực hiện.
72,58
19
15 5
3,82
 3 08
 0
- HS lớp làm nháp:
- 3 HS đọc quy tắc.
HĐ 2: (20 phút)
Thực hành
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 4 HS làm bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
+ Bài 2: Tìm x.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét.
- 1 HS nhắc lại cách làm.
- HS dưới lớp làm vở.
- 2 HS làm bảng phụ.
- Gắn bảng phụ, lớp nhận xét.
a) x 3 = 8; b)5 x = 0,25	
 x = 8,4 : 3 x = 5 : 0,25
 x = 2,8 x = 20
+ Bài 3
- Mời 1 em đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS giải toán.
- Mời HS lên chữa bài.
- GV nhận xét.
- 1 em đọc bài toán.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài bảng lớp.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ người đi xe máy đi được là:
126,54 : 3 = 42,18 (km)
 Đáp số: 42,18 km.
- Lớp nhận xét bài của bạn.
4. Củng cố (3 phút)
- GV hệ thống nội dung kiến thức.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Thể dục
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. mục tiêu	
1. Kiến thức: HS kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.
2. Kĩ năng: Kể chuyện có đầu có cuối, kể rõ ràng, mạch lạc và diễn cảm.
3. Thái độ: Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- 2 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn mầu gạch chân dưới các cụm từ: Một việc làm tốt, hành động dũng cảm, bảo vệ môi trường.
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý.
- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được chứng kiến hoặc tham gia có nội dung về: Một việc làm tốt; một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- HS lần lượt tự giới thiệu:
+ Tôi xin kể lại hành động dũng cảm của chú công an đã ngăn chặn bọn lâm tặc và đồng đội của chú đã hi sinh. 
+ Tôi xin kể chuyện tuần qua, cả khu xóm tôi cùng tham gia làm sạch con đường làng tôi.
HĐ 2: (15 phút)
Kể chuyện trong nhóm
- Cho HS thực hành kể nhóm 2.
- GV hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
+ Giới thiệu câu chuyện.
+ Kể những chi tiết làm nổi bật hành vi của nhân vật bảo vệ môi trường.
+ Trao đổi về ý nghĩa của câu truyện.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện, hành động của nhân vật.
HĐ 3: (10 phút)
Kể chuyện trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Yêu cầu HS nghe bạn kể và hỏi lại bạn kể những chi tiết về nội dung chuyện, ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương HS có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- 5 đến 7 HS thi kể, trao đổi về ý nghĩa của truyện.
- Lớp nghe sau đó nhận xét.
- HS nhận xét, bình chọn bạn kể có nội dung câu chuyện hay nhất.
4. Củng cố (2 phút)
- GV hệ thống nội dung kiến thức.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Nhắc HS luôn biết bảo vệ môi trường xung quanh.
- Chuẩn bị bài sau: Pa-xtơ và em bé.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Tập đọc
Trồng rừng ngập mặn
I. mục tiêu	
1. Kiến thức: Hiểu nội dung của văn bản: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: HS biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
3. Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho HS.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- 3 HS đọc bài “Người gác rừng tí hon” và trả lời về nội dung bài.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Luyện đọc
- Mời 1 em đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
+ Đoạn 1: Trước đây ... sóng lớn.
+ Đoạn 2: Mấy năm qua ... Cồn Mở (Nam Định).
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV hướng dẫn cách đọc.
- GV sửa phát âm kết hợp giải nghĩa một số từ.
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn
(2- 3 lượt).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng, đọc thầm các đoạn của bài và trả lời câu hỏi:
? Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
- GV chốt nội dung ý 1: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá.
? Vì sao các tỉnh ven biển lại có phong trào trồng rừng ngập mặn?
? Các tỉnh nào có phong trào trồng rừng ngập mặn tốt nhất?
- Mời 1 HS nêu ý chính của đoạn.
? Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
- Yêu cầu nêu ý 3.
? Nội dung bài nói lên điều gì?
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân: do chiến tranh, do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm... làm một phần rừng ngập mặn bị mất đi.
+ Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn: lá chắn bảo vệ đê điều không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.
+ Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
+ Các tỉnh có phong trào trồng rừng ngập mặn tốt nhất: Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bình Thuận, Hải Phòng, Quảng Ninh.
+ ý 2: Công tác khôi phục rừng ngập mặn ở một số địa phương.
+ Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ sản lượng hải sản tăng nhiều, các loại chim nước phong phú.
+ ý 3: Tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục.
+ Bài cho thấy nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
HĐ 3: (8 phút)
Luyện đọc 
diễn cảm
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn và nêu cách đọc hay.
- 2 HS đọc trước lớp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Các cặp thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố (2 phút)
- Mời 1 em nêu lại nội dung chính của bài.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Nhắc HS luôn biết bảo vệ rừng.
- Chuẩn bị bài sau: Chuỗi ngọc lam.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Khoa học
Bài 25: nhôm
I. mục tiêu	
1. Kiến thức: Nhận biết một số tính chất của nhôm; Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
3. Thái độ: Thích khám phá, yêu khoa học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu tính chất của đồng?
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có ở gia đình? 
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Làm việc với các thông tin, tranh, ảnh, đồ vật sưu tầm được
- GV chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận: 
+ Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình giới thiệu các thông tin và tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng được làm bằng nhôm.
+ Thư kí ghi lại.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu.
- Đại diện 4 nhóm HS trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: (10 phút)
Làm việc với vật thật
- Cho HS thảo luận nhóm 2 theo câu hỏi: Em hãy mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của nhôm?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện 3 nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
HĐ 3: (8 phút)
Làm việc với SGK
- GV phát phiếu HT cho HS làm việc cá nhân (Nội dung phiếu HT như SGV-Tr. 100)
- Mời một số HS trình bày.
- Mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- Mời HS đọc mục Bạn cần biết.
- HS làm việc cá nhân.
- 5 đến 6 HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- 4 HS đọc nối tiếp.
4. Củng cố (3 phút)
- Mời 1 em nêu ứng dụng của nhôm trong đời sống và sản xuất.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại nội dung của bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Đá vôi.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Tả ngoại hình)
I. mục tiêu	
1. Kiến thức: Nêu được những chi tiết tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách của nhân vật trong bài văn, đoạn văn.
2. Kĩ năng: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp.
3. Thái độ: Thích làm văn.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giấy khổ to và bút dạ; Bảng phụ viết dàn ý bài văn tả người.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 1 HS nêu cấu tạo của bài văn tả người.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (12 phút)
bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4.
- Mời các nhóm đọc kết quả bài làm.
a) Bà tôi 
? Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
? Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu.
? Các chi tiết đó có quan hệ như thế nào?
? Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
? Các đặc điểm đó quan hệ với nhau như thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của người bà?
 b) Chú bé vùng biển
? Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng?
? Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
? Khi tả ngoại hình cần lưu ý những gì?
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- GVKL: Khi tả ngoại hình cần chọn chi tiết tiêu biểu. Những chi tiết ấy phải có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh nhân vật. 
- 2 HS đọc yêu cầu. 
- Lớp thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm đọc 
+ Đoạn 1 tả mái tóc của người bà qua con mắt nhìn của đứa cháu nội là một chú bé.
+ Câu 1: Mở đoạn: giới thiệu bà ngồi cạnh cháu là một cậu bé.
 Câu 2: Tả khái quát mái tóc của bà với đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ
 Câu 3: Tả độ dày của mái tóc qua cách chải đầu và từng động tác...
+ Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau chi tiết sau làm rõ cho chi tiết trước.
+ Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà.
+ Các đặc điểm về ngoại hình có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng không chỉ khắc hoạ rõ nét về hình dáng của bà mà còn nói lên tính tình của bà: dịu dàng, ...
+ Đoạn văn tả: thân hình , cổ, vai, ngực, bụng, tay, đùi, mắt miệng, trán ..
+ Thắng là một cậu bé thông minh, bướng bỉnh, gan dạ.
+ Cần chọn những chi tiết tiêu biểu để chúng bổ sung cho nhau, khắc hoạ được tính tình của nhân vật.
- Lớp lắng nghe.
HĐ 2: (20 phút)
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ viết sẵn cấu tạo của bài văn tả người. 
? Hãy giới thiệu về người em định tả: người đó là ai, em quan sát trong dịp nào?
- Yêu cầu HS tự lập dàn bài. 
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát.
- HS lần lượt giới thiệu. 
- HS làm bài vào vở.
- 5 HS đọc bài.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố (3 phút)
- GV và HS cùng hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Tập viết đoạn văn tả ngoại hình.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả người (tả ngoại hình).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Địa lí
Bài 13: công nghiệp (tiếp theo)
I. mục tiêu	
1. Kiến thức: HS nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng ven biển.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp; Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ...
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ kinh tế; Lược đồ công nghiệp Việt Nam.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- 3 HS kể tên các ngành công nghiệp nước ta và sản phẩm của các ngành đó.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Sự phân bố của một số ngành công nghiệp 
- Cho HS quan sát hình 3 SGK và thực hiện yêu cầu sau: Tìm trên lược đồ những nơi có các ngành khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện.
- GV nhận xét, kết luận.
- 5 HS tiếp nối nhau nêu từng vùng phân bố của các ngành công nghiệp.
+ Công nghiệp khai thác than: Quảng Ninh.
+ Công nghiệp khai thác dầu mỏ: Biển Đông.
+ Công nghiệp khai thác A-pa-tít: Cam Đường-Lào Cai.
+ Nhà máy thuỷ điện: vùng núi phía Bắc (Thác Bà, Hoà Bình, ) Vùng tây nguyên: (Y-a-ly, sông Hinh, Trị An).
+ Khu vực công nghiệp nhiệt điện: Phú Mĩ-Bà Rịa-Vũng Tàu.
HĐ 2: (10 phút)
Sự tác động của tài nguyên, dân số đến sự phân bố của một số ngành công nghiệp 
- Yêu cầu HS thực hành làm vào phiếu bài tập.
+ Nối mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp.
 A
 B
Ngành công nghiệp
Phân bố
1. Nhiệt điện
a, Nơi có nhiều thác ghềnh 
2. Thuỷ điện
b, Nơi có mỏ khoáng sản.
3.Khai thác khoáng sản
c, Nơi có nhiều lao động nguyên liệu, người mua hàng 
4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm
d, Gần nơi có than, dầu khí.
- Yêu cầu HS lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- Lớp làm cá nhân vào phiếu bài tập.
- 2 HS làm phiếu lớn.
- 2 HS lần lượt trình bày kết quả của mình trước lớp. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: (10 phút)
Trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta
- Cho HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu của phiếu bài tập.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- 1 nhóm làm phiếu lớn.
- Gắn phiếu, lớp nhận xét.
 Phiếu học tập
- Quan sát lược đồ công nghiệp Việt Nam thảo luận để hoàn thành bài tập sau:
1. Viết tên trung tâm công nghiệp nước ta vào cột thích hợp trong bảng sau:
 Các trung tâm công nghiệp của nước ta
 Trung tâm rất lớn
 Trung tâm lớn
 Trung tâm vừa
2. Nêu các điều kiện kinh tế để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
4. Củng cố (2 phút)
- GV và HS cùng hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại nội dung bài.
- Xem trước bài: Giao thông vận tải.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 01/12/2015
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2015
Tiết 1
Toán
Tiết 64: luyện tập
I. mục tiêu	
1. Kiến thức: HS biết chia một số thập phân cho số tự nhiên.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán với số thập phân.
3. Thái độ: HS thích học Toán, cẩn thận khi làm bài.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS thực hiện các phép tính sau: 
a) 7,44 : 6 = ; b) 0,1904 : 8 = 
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (12 phút)
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét.	
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS chữa bài trên bảng.
a)67,2 : 7 = 9,6 c) 42,7 : 7 = 6,1
b)3,44 : 4 = 0,86 d)46,827 : 9 = 5,203
- Lớp nhận xét bài trên bảng.
HĐ 2: (18 phút)
Bài 3
- GV viết phép tính 21,3 : 5 lên bảng và yêu cầu HS thực hiện phép chia.
- GV nhận xét phần thực hiện phép chia của HS, sau đó hướng dẫn: Khi thực hiện chia số thập phân cho số tự nhiên mà còn dư thì ta có thể chia tiếp bằng cách viết thêm chữ số 0 và bên phải số dư rồi tiếp tục chia.
- GV yêu cầu HS làm tương tự với 2 phép chia trong bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- HS nghe GV hướng dẫn và tiếp tục thực hiện phép chia 2,13 : 5.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
 a) 26,5 : 25 = 1,06 
 b) 12,24 : 20 = 0,612
- HS khác nhận xét.
4. Củng cố (3 phút)
- Mời 1 HS nêu lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Chuẩn bị bài sau: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
I. mục tiêu	
1. Kiến thức: Nhận biết được các cặp quan hệ từ; Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp; bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng sử dụng các cặp quan hệ từ.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn viết về đề tài bảo vệ môi trường.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS lên làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
+ Cặp quan hệ từ nhờ ... mà biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.
a) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
+ Cặp quan hệ từ không những ... mà còn biểu thị quan hệ tăng tiến.
b) Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những cho hàng ngàn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
HĐ 2: (12 phút)
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
? Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu?
? Yêu cầu của bài tập là gì?
- Yêu cầu HS làm bài tập vào VBT.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
a) Mấy năm qua vì chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như ... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
b) chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh ... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển ...
- 1 HS đọc.
+ Mỗi đoạn văn đều có 2 câu.
+ Yêu cầu bài là chuyển 2 câu văn đó thành 1 câu trong đó có sử dụng quan hệ từ vì...nên, hoặc chẳng những....mà còn.
- Lớp làm vào VBT.
- 2 HS làm bảng phụ.
- Lớp nhận xét.
HĐ 3: (8 phút)
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả.
? Hai đoạn văn có gì khác nhau?
? Đoạn văn nào hay hơn? Vì sao?
? Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì?
- GVKL: Chúng ta cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Nếu không sẽ làm cho câu văn thêm rườm rà, khó hiểu và nặng nề hơn.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện 2 đến 3 nhóm trình bày.
+ So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ sau: 
Câu 6: Vì vậy...
Câu 7: Cũng vì vậy
Câu 8: Vì...nên
+ Đoạn a hay hơn vì các cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 làm câu văn thêm rườm rà.
+ Khi sử dụng quan hệ từ cần sử dụng đúng lúc đúng chỗ, đúng mục đích.
- Lắng nghe.
4. Củng cố (2 phút)
- Mời 1 HS nêu tác dụng của các cặp quan hệ từ.
- GV nhận xét gi

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.1.2015.doc