Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Trường PTDTBT TH Nhạn Môn

Toán

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH

I.MỤC TIÊU:

-Tính được diện tích 1 số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

*HSKT: Thực hiện một số phép tính theo hướng dẫn của giáo viên

II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A.Kiểm tra:

+ Tính diện tích hình tam giác em làm sao?

+ Tính diện tích hình thang em làm sao?

- Nhận xét.

 

doc 26 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Trường PTDTBT TH Nhạn Môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại.
 Bài giải 
Đường kính của hình tròn là :
15,7 : 3,14 = 5 (m)
Diện tích của hình vuông là :
5 x 5 = 25 (m2)
Đáp số : 25 m2
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Trong tiết học này chúng ta luyện tập về tính diện tích hình (TT) 
2.Giới thiệu cách tính: 
- YCHS đọc ví dụ SGK/104, thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập.
- YCHS nhắc lại quy trình tính.
2.Thực hành: 
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài tập(TB-Y)
- YCHS làm bài.
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài tập(TB-Y)
- YCHS làm bài.
- Nghe.
- HS thảo luận nhóm 4 trình bày như SGK/104. Đại diện nhóm trình bày.Lớp nhận xét, thống nhất KQ.
- Chia hình đã cho thành 1 hình tam giác,1 hình thang. Đo khoảng cách trên mặt đất hoặc thu thập số liệu.Tính S của từng phần nhỏ từ đó tính S toàn bộ mảnh đất.
- HS đọc.
- HS thực hiện, sửa bài.
- Lớp nhận xét, thống nhât KQ.
 Bài giải 
Diện tích của HCN AEGD là:
84 x 63 = 5292 (m2)
Diện tích hình tam giác BAE là :
84 x 28 : 2 = 1176 (m2)
Độ dài cạnh BG là :
28 + 63 = 91 (m)
Diện tích hình tam giác BGC là :
91 x 30 : 2 = 1365 (m2)
Diện tích mảnh đất là :
5292 + 1176 + 1365 = 7833(m2)
Đáp số: 7833m2
- HS đọc.
- HS thực hiện
 Bài giải
Diện tích của tam giác ABM là :
24,5 x 20,8 : 2 = 254,8 (m2)
Diện tích của hình thang BMNC là :
37,4 x (20,8 + 38) : 2 = 1099,56 (m2)
Diện tích của hình tam giác CND là :
38 x 25,3 : 2 = 480,7 (m2)
Diện tích của hình ABCD là :
254,8 + 1099,56 + 480,7 = 1835,06 (m2)
Vậy diện tích mảnh đất là 1835,06 (m2)
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài:Luyện tập chung.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 Chính tả
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I.MỤC TIÊU: 
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm BT(2) a/b, hoặc BT(3) a/b .
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ, VBT
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YCHS viết: vườn hoang, bỗng, râm ran
-YCHS nhận xét.
- HS viết bảng con.
- HS nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài :Tiết chính tả hôm nay chúng ta viết bài Trí dũng song toàn và làm BT phân biệt r-d-gi .
2.Hướng dẫn học sinh nghe-viết.
- YCHS đọc (TB-K). 
- Đoạn văn kể điều gì ?(TB-K) 
- Nêu các danh từ riêng có trong bài?(TB-Y) 
- YCHS rút ra từ dễ viết sai: thảm bại, giận quá, linh cữu, nhục mệnh, chết ... 
- GV đọc bài cho HS viết. 
- GV chữa lỗi và chấm 1 số vở.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2: 
- YCHS đọc yc BT (TB-Y).
- YCHS thảo luận nhóm 2.
- YC cả lớp nhận xét đánh giá kết luận người thắng cuộc tìm đúng và nhanh phát âm chính xác.
Bài 3: 
- YCHS đọc yc BT (TB-Y).
- YC HS làm bài.
- YCHS nhận xét kết quả.
- YCHS nêu nội dung bài thơ hoặc tính khôi hài của mẫu chuyện.
- YCHS đọc lại đoạn thơ sau khi điền hoàn chỉnh.
- HS đọc. 
- Giang văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông.Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ. 
- Việt Nam, Nam Hán, Giang văn Minh, Lê Thần Tông, Bạch Đằng. 
- HS viết bảng con. 
- HS viết bài. 
- Từng cặp HS đổi tập soát lỗi.
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 2.2 nhóm dán phiếu lên bảng lớp.
- KQ:
a)dành dụm, để dành/ rành, rành rẽ. /cái giành
b) dũng cảm/vỏ/bảo vệ.
- HS đọc.
- HS làm cá nhân.3 HS lên bảng thi tiếp sức nhau đọc kết quả
- KQ: 
a) rầm rì, dạo, dịu, rào, giờ, dáng.
b) tưởng , mãi, hãi giải, cổng, phải, nhỡ.
- Bài thơ Dáng hình ngọn gió tả gió như một con người rất đáng yêu, rất có ích, gió biết hát, dạo nhạc,quạt dịu nắng trưa, cõng nước làm mưa rào, làm khô muối trắng, đẩy cánh buồm. Nhưng hình dáng của gió thế nào thì không ai biết.
- Người bệnh vẫn chưa khỏi bệnh.Biết mình không phải là chuột nhưng anh vẫn sợ con mèo không biết điều ấy nên cứ vồ anh để ăn thịt.
- 2HS đọc.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : “Hà Nội“.
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4.
Tập làm văn
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I.MỤC TIÊU:
- Lập được 1 chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK( hoặc 1 hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương).
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn: 
- Cấu tạo 3 phần của chương trình hoạt động
- Bút dạ, vài tờ giấy khổ to.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YCHS nói lại của việc lập chương trình và cấu tạo lập chương trình.
- YCHS nhận xét.
- 2HS đọc. 
I.Mục đích 
II.Phân công chuẩn bị 
III.Chương trình cụ thể .
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài:Trong tiết học trước,dựa theo mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, các em đã luyện tập lập CTHĐ của buổi sinh hoạt trong câu chuyện đó.Trong tiết học này, các me sẽ tự lập chương trình cho hoạt động khác. 
2.Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động:
- YCHS đọc bà i(TB-Y) 
- YCHS thảo luận nhóm 2, suy nghĩ lựa chọn hoạt động để lập chương trình, nối tiếp nhau nói tên hoạt động . 
- GV dán cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
- GV:Đây là một đề bài rất mở. Các em lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc lập CTHĐ cho một hoạt động khác mà trường mình dự kiến sẽ tổ chức :Một buổi cắm trại, một buổi ra quân giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, thăm hỏi các nạn nhân chất độc màu da cam, làm VS nơi công cộng, trồng cây xanh phủ xanh đồi trọc, làm kế hoạch nhỏ.
- YCHS lập CTHĐ,1HS lên bảng thực hiện. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm lại bài, suy nghĩ lựa chọn để lập chương trình.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập chương trình hoạt động.
- 1HS đọc lại.
- HS tự lập chương trình, 2HS làm bài trên giấy trình bày.HS đọc lại bài đã sửa.
- Cả lớp bình chọn người lập chương trình tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức các hoạt động tập thể.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : “Trả bài văn tả người ”.
-------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 2. Luyện Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH 
I.MỤC TIÊU:
- Tính được diện tích 1 số hình được cấu tạo từ các hình đã học . 
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HĐ GV
 HĐ HS
1.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi sáng Thứ tư, ngày 18 tháng 01 năm 2017
 Tiết 2.	 Tập đọc
TIẾNG RAO ĐÊM
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cả bài, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện nội dung truyện .
- ND:Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh .(Trả lời được CH 1,2,3) . 
II.CHUẨN BỊ:Tranh minh hoạ 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ góp giỗ Liễu Thăng ? 
- Vì sao có thể nói ông Giang văn Minh là người trí dũng song toàn?
- Nhận xét.
- Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời.Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn:Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? Vua Minh biết đã mắc mưu vẫn phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. 
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất.
Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt,để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc .
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu:Bài đọc Tiếng rao đêm, kể về một người bán hàng rong,chắc các em ai cũng từng nghe trong đêm tiếng rao bán hàng nhưng người bán hàng rong trong bài tập đọc hôm nay có gì đặc biệt, chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh luyện đọc
- YCHS (K-G) đọc.
-Bài chia làm mấy đoạn?
- YC 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài . 
.L1:Luyện phát âm: não nuột, đêm khuya, khập khiễng,
* Lưu ý câu:
- Bánh giò òò!( kéo dài và hạ giọng cuối câu)
- Cháy, cháy nhà ( gấp, hốt hoảng)
- Ô.. này ( ngạc nhiên) 
.L2:Giải nghĩa từ ở cuối bài. 
- YCHS luyện đọc theo cặp. 
 - GV đọc mẫu.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Tác giả nghe thấy tiếng rao của người bán hàng giò vào những lúc nào? (TB-Y) 
+ Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác như thế nào ?(TB-Y) 
+ Đám cháy xảy ra vào lúc nào ? (TB-Y) 
+ Đám cháy được miêu tả như thế nào ?(TB-K) 
+ Người dũng cảm cứu em bé là ai ?
+ Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ?(TB-K) 
* Rút từ :Thương binh. 
+ Chi tiết nào trong truyện gây bất ngờ cho người đọc ?(K-G) 
* Rút từ :Cái chân gỗ.
+ Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ?(K-G)
+ Nêu nội dung của bài?(K-G)
 - Lắng nghe. 
- 1HS đọc.
+ Đ1:“ Từ đầu não nuột”.
+ Đ2: Tiếp theomịt mù”.
+ Đ3:“ Tiếp theochân gỗ!“ 
+ Đ4: Phần còn lại.
- 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài 
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm 2. 
+ Vào lúc đêm khuya tĩnh mịch. 
+ Buồn não nuột. 
+ Vào lúc nửa đêm. 
+ Ngôi nhà bốc lửa phừng phực, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù. 
+ Người bán bánh giò. 
+ Là một thương binh nặng,chỉ còn một chân, khi rời quân ngũ lại về bán bánh giò.Là người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động cao đẹp, dũng cảm: Anh không chỉ báo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứu người. 
+ Người ta cấp cứu người đàn ông, phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì anh là một thương binh. Để ý chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và chiếc bánh giò tung toé, mới biết anh là người bán bánh giò. 
+ Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn. 
+ Ca ngợi hành đông dũng cảm cứu người của anh thương binh.
HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- YC 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài .
- GV đọc mẫu. 
- YCHS luyện đọc đoạn 3 
- YCHS luyện đọc theo cặp. 
- YCHS thi đọc trước lớp.
- Nhận xét.
- 4HS nối tiếp nhau đọc 
- HS đọc nhóm 2 
- 2-3 HS đọc. 
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Lập làng giữ biển“
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 3	Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:Biết:
- Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.( Bài 1,3 )II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra:
- YC 1HS nêu lại công thức tính DT và chu vi hình tròn.
- Nêu cách tính DT hình tam giác.
- Nhận xét chung.
- 2HS nêu
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Trong giờ học này chúng ta cùng giải các bài toán luyện tập tính diện tích hình tròn và chu vi tròn và giải các bài toán liên quan đến diện tích và chu vi . 
2.Luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc( TB-Y)
- Muốn tính đáy của HTG ta làm như thế nào?
- YCHS áp dụng công thức tính diện tích hình tam giác.
Bài 2: (K-G)
- YCHS đọc (TB-Y)
- YCHS quan sát hình và tự làm bài.
- GV:Hướng dẫn HS nhận biết diện tích khăn có chiều dài, chiều rộng.Từ đó tính diện tích hình thoi.
Bài 3:
- YCHS đọc (TB-Y)
- YCHS quan sát
- Muốn tính độ dài sợi dây em làm sao ?
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc.
- a = S x 2 : h
 Bài giải
 Độ dài cạnh đáy của hình tam giác là:
 (m)
 Đáp số: m
- HS đọc.
- HS làm bài.
Bài giải
 Diện tích hình thoi là:
 (2 x 1,5) : 2 = 1,5 (m2)
 Diện tích khăn trải bàn là :
 2 x 1,5 = 3 (m2)
 Đáp số : 3 m2
- HS đọc.
- HS làm bài
- HS quan sát.
 Bài giải 
Chu vi của hình tròn có đường kính 0,35 m là:
0,35 x 3.14 = 1,099 (m)
Độ dài sợi dây là:
1,099 + 3,1 x 2 = 7,299 (m2)
Đáp số : 7,299 m2
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau:Hình hộp chữ nhật.Hình lập phương.
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4. Luyện Toán
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I.MỤC TIÊU: 
- Làm được BT1 ,2 .
- Viết được 1 đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo y/c BT3 .
*HSKT : Trật tự và lắng nghe
II.CHUẨN BỊ: Giấy khổ to, bút dạ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra:
- Bạn nào cho biết công dân nghĩa là gì ?
- Nhận xét.
- Người của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. 
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài :Tiết học hôm nay các em sẽ được mở rộng hệ thống vốn từ và thực hành viết đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. 
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- YCHS đọc yc bài tập (TB-Y)
- YCHS thảo luận nhóm 4 ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa. Sửa bài theo kiểu tiếp sức. 
- YCHS đọc các cụm từ đúng.
Bài 2: 
- YCHS đọc yc bài tập (TB-Y)
- Gợi ý: Nối cột A với cụm từ ở cột B ứng với từng cụm từ đã nêu
- YCHS thảo luận theo cặp sửa bài. 
Bài 3: 
- YCHS đọc đề bài (TB-Y).
- GV giải thích: Câu văn BT3 là câu Bác Hồ nói với các chú bộ đội nhân dịp Bác đến thăm đền Hùng. Dựa vào câu nói của Bác, mỗi em viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân.
- YCHS làm bài. 
- Nhận xét, tuyên dương. 
* GV:Làm theo lời Bác, mỗi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
- Nghe.
- 1HS đọc yc của bài. 
- HS thảo luận nhóm 4,2 nhĩm trình bày. 
- KQ : + Nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân, danh dự công dân
+ Công dân gương mẫu, công dân danh dự
- HS đọc.
- 1HS đọc yc của bài.
- HS thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày 
- KQ: (Xem ở dưới bài)
- HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, 1HS lên bảng viết bài của mình lên bảng lớp.
VD: Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.Với tinh thần yêu nước ấy, chúng ta đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lước. Để xứng đáng là các con cháu của các vua Hùng, mỗi người dân phải có ý thức nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. Câu nói của Bác không chỉ là lời dạy bảo các chú bộ đội mà là lời dạy bảo toàn dân, trong đó có chúng ta, những công dân nhỏ tuổi. Chúng em sẽ tiếp bước cha ông gìn giữ và xây dựng Tổ Quốc Việt Nam tươi đẹp hơn.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị:“Cách nối các vế câu ghép trong quan hệ từ “
*KQ bài 2:
Điều mà pháp luật công nhận cho người dân được hưởng,.
Nghĩa vụ công dân
Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.
Quyền công dân
Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.
Ý thức công dân
-----------------------------------------------------------------
************************
 Thứ năm, ngày 08 tháng 01 năm 2015
Toán
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT - HÌNH LẬP PHƯƠNG
I.MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về HHCN và hình lập phương.
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương .
- Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp CN và hình lập phương .(Bài 1,3)
*HSKT: Làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên
II.CHUẨN BỊ:GV chuẩn bị trước một số hình hộp chữ nhật, hình lập phương, có kích thước khác nhau, bảng phụ vẽ các hình khai triển.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YC HS nêu CT tính DT HCN? DT hình tròn? DT HTG?
- Nhận xét.
- 3HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài :GV đưa ra một số vật mẫu như viên gạch, hộp phấn, bao diêmNhững hình trên gọi là hình hộp CN-Hình lập phương. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
2.Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương:
a)Hình hộp chữ nhật: 
-YC hs thảo luận theo cặp đếm số mặt của bao diêm, viên gạch, hộp bánh và cho biết hình hộp CN gồm có mấy mặt ? 
* Kết luận:Hình hộp CN có 6 mặt gồm hai mặt đáy và 4 mặt xung quanh .GV vừa nói vừa chỉ từng mặt của hình hộp CN ( gồm có 6 mặt ) 
- GV mở hình hộp CN như SGK và giới thiệu 
- GV vẽ hình hộp CN lên bảng, YCHS quan sát cho biết hình bên có mấy đỉnh, mấy cạnh ?
* Kết luận:Hình hộp chữ nhật có ba kích thước : CR, CD, chiều cao.
b)Hình lập phương: 
- YCHS thảo luận theo cặp cho biết hình lập phương có mấy mặt, các mặt của hình hộp lập phương như thế nào? 
* Kết luận:Có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau (vừa nói vừa chỉ vào hình) 
3.Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm bài cá nhân. 
Bài 2:(K-G))
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm bài. 
a) Nhận xét các đặc điểm:
b) Tính diện tích các mặt : MNPQ; ABMN; BCPN. 
Bài 3: 
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm bài và quan sát hình (nhóm cặp)
- HS chú ý lắng nghe.
- Thảo luận nhóm đôi.Đại diện nhóm trình bày. 
- KQ: Hình hộp CN gồm 6 mặt (HS vừa nói vừa chỉ vào hình) 
- Có 8 đỉnh , 12 cạnh. 
- Thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày. 
- KQ: Có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau .
- HS đọc.
- HS làm cá nhân.
- KQ:
Số mặt 
Số cạnh 
Số đỉnh 
Hình hộp CN
 6 
 12 
 8 
Hình lập phương 
 6 
 12 
 8 
- HS đọc.
- HS đọc kết quả.Các HS khác nhận xét.
- KQ:Các cạnh bằng nhau:
* AB = CD = MN = PQ
* AD = BC = NP = MQ
* AM = BN = CP = DQ
 Bài giải
Diện tích mặt đáy MNPQ là:
 6 x 3 = 18 (cm2)
Diện tích mặt đáy ABMN là:
 6 x 4 = 24 (cm2)
Diện tích mặt đáy BCPN là:
 4 x 3 = 12 (cm2)
- HS đọc.
- HS làm nhóm cặp
- KQ:a) Hình hộp CN (vì có 6 mặt đều là HCN). 
 b) Không (vì hình này có 8 mặt). 
 c) Hình lập phương (vì có 6 mặt bằng nhau).
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau:Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
**************************
 Thứ sáu ngày 9 tháng 01 năm 2015
Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I.MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được 1 số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân-kết quả.
- Tìm được vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu (BT 1,mục III); thay đổi vị trí của các vế câu để tạo ra 1 câu ghép mới (BT2); chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3); biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả (chọn 2 trong số 3 câu ở BT 4).
*HSKT:Luyện đọc theo HD của GV
II.CHUẨN BỊ:Bảng lớp viết 2 câu ghép bài tập 1, 2, 3 , vở bài tập, bút dạ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Thế nào là câu ghép? Cho ví du
- Khi nối các vế câu ghép người ta sử dụng các cặp quan hệ từ nào ? Cho ví dụ 
- Nhận xét.
- Do nhiều câu ghép lại.Thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ cụm C-V) .
VD: Lan không những học giỏi mà con ngoan ngỗn, hiền lành, tốt bụng.
- Vìnên,; donên ; nếu .thì ; tuy.nhưng
VD: Nếu bạn đến nhà mình thì mình rất vui.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu cách nối các vế câu ghép bằng QHT chỉ nguyên nhân - kết quả.
2.Phần nhận xét& ghi nhớ( không dạy)
Bài 1:
- YCHS đọc bài (TB-Y).
- YCHS thảo luận nhóm 4:đánh dấu phân cách các vế trong mỗi câu ghép, sau đó các em phát hiện các vế câu ghép, cách sắp xếp có gì khác nhau có gì khác nhau.
- Nhận xét khen nhóm đúng và chính xác.
Bài 2: 
- YCHS đọc bài (TB-Y).
- YCHS thảo luận theo cặp để tìm những QHT và cặp QHT. 
- Qua ví dụ trên,các em rút ra được các cặp QHT nào? 
- YCHS đọc nội dung bài học .
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- YCHS đọc bài(TB-Y).
- YCHS thảo luận cặp.
- Gợi ý:Gạch chéo ; khoanh tròn vào quan hệ từ(cặp quan hệ từ)ý nghĩa từng vế.
- GV:Trong bài 1 này, chúng ta đã xác định được câu ghép chỉ nguyên nhân-kết quả và các vế câu ghép bằng QHT và cặp QHT.Bây giờ từ một câu ghép ở BT 1, hãy tạo ra một câu ghép mới bằng thay đổi vị trí của các vế câu . 
Bài 2: 
- YCHS đọc bài (TB-Y).
- GV : YCHS suy nghĩ làm bài, hai bạn ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe, nối tiếp nhau sửa bài. 
- Nhận xét bổ sung 
 - GV:BT 2 chúng ta đã tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí,lớp cùng chơi một trò chơi tiếp sức thông qua BT 3.
Bài 3: 
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS trả lời miệng.
Bài 4:
- YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- YCHS làm bài cá nhân. 
- Nhận xét tuyên dương. 
- Nghe.
- HS đọc.
- YC các nhóm làm nhóm 4.Trình bày KQ 
- KQ :
+ C1:Vì con khỉ rất tinh nghịch/nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. 
- 2 vế câu được nối bằng cặp QHT Vì ...nên , thể hiện quan hệ nguyên nhân-kết quả.
- Vế 1 chỉ nguyên nhân ; vế 2 chỉ kết quả.
+ C2:Thầy phải kinh ngạc/vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
- 2 vế câu được nối bằng một QHT Vì, thể hiện quan hệ nguyên nhân-kết quả.
- Vế 1 chỉ kết quả ; vế 2 chỉ nguyên nhân. 
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày. 
- KQ:
.N1:Vì trời mưa nên tôi đi học muộn . 
.N2:Nhờ mưa thuận gió hòa mà vụ màu năm nay bội thu . 
.N3:Bởi vì lười học nên Lan bị điểm kém.
- Các QHT: vì, bởi vì, nhờ, nên, cho nên, do vậy 
- Cặp QHT: vì .. nên; bởi vì cho nên; tại vì cho nên , nhờ mà,do mà. 
- 2HS đọc lại. 
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm cặp. Đại diện nhóm trình bày. 
- KQ:
a) Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo (NN)
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai .(KQ) 
b) Vì nhà nhèo quá, (NN) chú phải bỏ học (KQ) 
c) Lúa gạo quý (KQ) vì ta phải để bao mồ hôi mới làm ra được (NN) .
Vàng cũng quý (KQ)vì nó rất đắt và hiếm(NN). 
- HS đọc.
- HS viết bài cá nhân. Nối tiếp nhau trả lời.
- KQ:
a) Tôi phải băm bèo thái khoai vì gia đình tôi nghèo.
b) Chú phải bỏ học vì nhà nghèo quá.
- Chú phải bỏ học vì gia đình sa sút, không đủ tiền cho chú ăn học.
c) Vì người ta phải đổ mồ hôi mới làm ra được nên lúa gạo rất quý. Vì vàng rất đắt và hiếm nên vàng cũng rất quý. 
- HS đọc.
- HS trả lời miệng
- KQ: a) Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt. 
 b) Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu . 
- HS đọc.
- HS làm cá nhân.
- KQ:
a) Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém. 
b) Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao. 
c) Do kiên trì, nhẫn nại nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : “Mở rộng vốn từ : công dân” (TT)
************************************
Toán
DIỆN TÍCH XUNG QUANH, DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I.MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp CN. 
- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp CN.(Bài 1)
*HSKT: Làm các phép tính đơn giản dưới sự hướng dẫn của GV
II.CHUẨN BỊ:Chuẩn bị 1 số hình hộp chữ nhật, có thể triển khai bảng phụ vẽ các hình khai triển.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Hình hộp CN có mấy mặt? Nó có đặc điểm gì?
- Hình hộp CN có mấy cạnh? Mấy đỉnh? Nêu các kích thước của HHCN?
- Nhận xét.
- HHCN có 6 mặt, 6 mặt đều là HCN.
- Có 12 cạnh, 8 đỉnh, chiều dài, chiều rộng, chiều cao
B.Bài mới:
1.Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ n

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 21.doc