Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Chào cờ

Tiết 2

Tập đọc

TRANH LÀNG HỒ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, rõ ràng, rành mạch. diễn cảm toàn bài.

3. Thái độ: Biết yêu quý, giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ SGK; Đoạn văn để luyện đọc.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- 2 HS đọc thuộc lòng bài “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” và nêu nội dung của bài.

- Lớp và GV nhận xét.

 

doc 31 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(bài tập 4, SGK)
- GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- GV nhận xét chung - giới thiệu thêm một số tranh ảnh và kết luận: Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức. 
- Từng nhóm HS giới thiệu trước lớp các tranh ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được. 
- Các nhóm khác nhận xét
- Lớp lắng nghe
HĐ 2: (10 phút)
Vẽ "cây hoà bình"
- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ "Cây hoà bình" ra khổ giấy to:
+ Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.
- GV nhận xét chung và kết luận.
- Các nhóm vẽ tranh.
- Đại diện từng nhóm giới thiệu về tranh của nhóm. 
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
HĐ 3: (10 phút)
Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình
- GV hướng dẫn HS tổ chức triển lãm.
- Yêu cầu HS trưng bày các bức tranh theo chủ đề đã chuẩn bị ở giờ trước.
- GV nhận xét tranh, khen ngợi nhóm có tranh vẽ đúng chủ đề, có ý nghĩa. 
- Tổ chức cho HS trình bày các bài hát, bài thơ, về chủ đề “Em yêu hòa bình”.
- GV tuyên dương HS.
- HS treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề “Em yêu hoà bình” đã chuẩn bị ở giờ trước.
- Cả lớp xem tranh, nêu câu hỏi cho tác giả tranh vẽ.
- HS trình bày các bài thơ, bài hát, ... về chủ đề “Em yêu hoà bình”. 
4. Củng cố (2 phút)
- Yêu cầu HS nêu những việc em đã làm để góp phần bảo vệ hòa bình.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Luôn yêu hòa bình, biết chung sống hòa bình.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Lịch sử
bài 25: lễ kí hiệp định pa-ri
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS biết: Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam, Bắc, ngày 27-1-1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri; Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Pa-ri.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng quan sát, phân tích sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: Tự hào về lịch sử dân tộc. 
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh, ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- GV yêu cầu 2 HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
+ Tại sao gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới 	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (3 phút)
Làm việc cả lớp 
- GV trình bày tình hình dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
- HS theo dõi
HĐ 2: (10 phút)
Làm việc nhóm 4 
- GV phát phiếu học tập và cho các nhóm đọc SGK và quan sát hình trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu?
+ Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri?
+ Thuật lại diễn biến lễ kí kết.
+ Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
- HS hoàn thành nội dung các câu hỏi sau đó bào cáo kết quả thảo luận để rút ra nội dung chính:
* Nguyên nhân:
Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc trong năm 1972, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri.
* Diễn biến:
11 giờ (giờ Pa-ri) ngày 27-1-1973 Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đặt bút kí vào văn bản Hiệp định.
* Nội dung: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam.
HĐ 3: (10 phút)
Làm việc 
theo nhóm
- Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
- GV chốt ý ghi bảng.
- HS đọc thông tin SGK, tìm hiểu ý nghĩa của việc kĩ Hiệp định Pa-ri.
* ý nghĩa: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
HĐ 4: (5 phút)
Làm việc cả lớp
- GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào
- Từ đó lưu ý cho HS: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược: chúng ta đã “đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm lại “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước.
- HS nghe
- Cả lớp lắng nghe
4. Củng cố (3 phút) 
- GV hệ thống nội dung kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Ghi nhớ nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Tiến vào dinh Độc Lập.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2016
(Đ/c Cúc soạn giảng)
Ngày soạn: 21/03/2016
Ngày dạy:
Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2016
Tiết 1 + 2 + 3 + 4
(Đ/c Hương - PHT soạn giảng)
Tiết 5
Khoa học
Bài 53: cây con mọc lên từ hạt
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Biết cấu tạo của hạt, điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.
2. Kĩ năng: Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt; Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt; Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
3. Thái độ: Yêu thích khám phá thiên nhiên xung quanh.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình trang 108, 109 SGK phóng to.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ươm một số hạt lạc hoặc đậu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu 2 HS trả lời câu hỏi sau:
+ Phân biệt sự thụ phấn và sự thụ tinh ở thực vật?
+ Phân biệt sự khác nhau giữa các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng và các loài hoa thụ phấn nhờ gió?
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt	
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình tách các hạt đã ươm làm đôi, từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng.
+ GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ GV nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- HS trao đổi theo hướng dẫn của GV.
- Nhóm trưởng hướng dẫn nhóm mình quan sát cá hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108, 109 SGK để làm bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Đáp án bài 2: 
2- b ; 3- a ; 4- e ; 5- c ; 6- d
HĐ 2: (10 phút)
Thảo luận 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
- Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công.
- Kết luận: điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm, nhiệt độ thích hợp.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu:
Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình, trao đổi kinh nghiệm với nhau:
+ Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
+ Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình.
HĐ 3: (10 phút)
Quan sát
- Bước 1: Làm việc theo cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV nhận xét, kết luận.
- 2 HS cùng quan sát hình trang 109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa kết quả và cho hạt mới.
- HS trình bày trước lớp.
- HS khác nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- Yêu cầu 1 HS đọc lại phần kết luận trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS xem lại kiến thức vừa học, ghi nhớ nội dung của bài.
- Chuẩn bị bài sau: Cây con có thể mọc từ một số bộ phận của cây mẹ.
 * Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Tập làm văn
Ôn tập tả cây cối
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.
2. Kĩ năng: Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bút dạ và giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT1.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Gọi HS nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
- HS và GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Bài tập 1
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối; mời 1 HS đọc lại.
- GV phát phiếu cho 4 HS làm.
- Mời những HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại bài, suy nghĩ làm bài cá nhân.
Lời giải:
a) Cây chuối trong bài được tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây: cây chuối non -> cây chuối to -> 
- Còn có thể tả từ bao quát đến bộ phận.
b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác - thấy hình dáng của cây, lá, hoa, 
- Còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.
c) Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra như những cái quạt lớn, 
- Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc../ chưa được bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ 
HĐ 2: (20 phút)
Bài tập 2 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu. 
- GV nhắc HS: 
+ Đề bài yêu cầu mỗi em chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả chỉ một bộ phận của cây.
+ Khi tả, HS có thể chọn cách miêu tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian. Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh, nhân hoá, 
- GV giới thiệu tranh, ảnh hoặc vật thật: một số loài cây, hoa, quả để HS quan sát, làm bài.
- HS viết bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn.
- GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS viết bài.
- HS nối tiếp đọc.
- HS khác nhận xét.
4. Củng cố (3 phút)
- GV cùng HS hệ thống lại kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Tập viết lại đoạn đối thoại.
- Chuẩn bị bài sau: Tả cây cối (Kiểm tra viết).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Địa lí
bài 24: châu mĩ 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ).
2. Kĩ năng: Xác định và mô tả sơ lược vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới; Nêu tên, chỉ được vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ).
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ, quả địa cầu; Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma-dôn.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Phi?
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Vị trí địa lí và giới hạn
- Yêu cầu HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Châu Mĩ giáp với đại dương nào?
+ Châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới ?
- GV nhận xét.
- GV kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới.
- HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
+ Giáp ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
+ Diện tích châu Mĩ lớn thứ 2 trên thế giới, sau châu á.
- HS trả lời và chỉ lãnh thổ châu Mĩ trên bản đồ.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp nghe.
HĐ 2: (12 phút)
Đặc điểm 
tự nhiên
- Cho HS quan sát các hình 1, 2 và dựa vào nội dung trong SGK, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
+ Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ cái a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó chụp ở đâu?
+ Nhận xét về địa hình châu Mĩ.
+ Nêu tên và chỉ trên hình 1: Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ, hai đồng bằng lớn của châu Mĩ, các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ, hai con sông lớn của châu Mĩ.
- Mời đại diện báo cáo.
- GV nhận xét, kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: dọc bờ biển phía tây là hai dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-e và An-đét; ở giữa là những đồng bằng lớn: Đồng bằng Trung Tâm, đồng bằng A-ma-dôn; phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin.
- HS thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
HĐ 3: (8 phút)
Khí hậu
- Yêu cầu thảo luận cả lớp:
+ Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A- ma- dôn?
- GV cho HS giới thiệu về rừng rậm A- ma- dôn.
- GV kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam. Vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Rừng rậm A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới.
- Cả lớp thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Có nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
+ Do địa hình trải dài.
+ Rừng rậm A- ma- dôn là lá phổi xanh của trái đất.
- 1 HS giới thiệu về rừng rậm A- ma- dôn.
- Lớp nghe.
4. Củng cố (2 phút) 
- GV hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại toàn bộ bài. 
- Chuẩn bị bài sau: Châu Mĩ (tiếp theo).
* Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn: 22/03/2016
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2016
Tiết 1
Toán
tiết 134: thời gian
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
2. Kĩ năng: Vận dụng để giải các bài toán.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc, tính quãng đường của một chuyển động.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Ví dụ 
a) Bài toán 1
- GV nêu ví dụ.
? Muốn biết thời gian ô tô đi quãng đường đó là bao lâu ta phải làm thế nào?
- GV hướng dẫn giải bài toán
- Cho HS nêu lại cách tính.
+ Muốn tính thời gian ta phải làm thế nào?
+ Nêu công thức tính thời gian.
b) Ví dụ 2
- GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện. Lưu ý HS đổi thời gian ra giờ và phút.
- Cho HS thực hiện vào giấy nháp.
- Mời một HS lên bảng thực hiện.
- HS tìm cách giải bài toán. 
 Bài giải
 Thời gian ô tô đi là:
 170 : 42,5 = 4 (giờ)
 Đáp số: 4 giờ
+ Ta lấy quãng đường chia cho vận tốc. 
+ t được tính như sau: t = s : v
- HS thực hiện: 
Bài giải
 Thời gian đi của ca nô là:
 42 : 36 = 7/6 (giờ) 
 7/6 (giờ) = 1giờ 10 phút
 Đáp số: 1 giờ 10 phút.
HĐ 2: (8 phút)
Thực hành
+ Bài 1( cột 1, 2 )
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm
Kết quả:
 + Cột 1: 2,5 giờ
 + Cột 2: 2,25 giờ
+ Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét, chữa bài
- 1 HS nêu
- HS làm bài
- 1 HS làm bảng phụ 
Bài giải
a) Thời gian đi của người đó là:
 23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ)
b) Thời gian chạy của người đó là:
 2,5 : 10 = 0,25 (giờ)
 Đáp số: a) 1,75 giờ 
 b) 0,25 giờ.
4. Củng cố (3 phút)
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Tự ôn lại bài, ghi nhớ cách tính thời gian trong chuyển động đều.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Luyện từ và câu
liên kết các câu trong bài 
bằng từ ngữ nối
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu. 
2. Kĩ năng: Thực hiện được yêu cầu của các bài tập ở mục phần Luyện tập.
3. Thái độ: Yêu thích tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ cho HS làm bài.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Mời 2 HS đọc đoạn văn đã viết có sử dụng từ ngữ thay thế ở BT2 tiết trước.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Nhận xét
* Bài tập 1:
- Cho HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Mời học sinh trình bày.
- GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
- GV: Cụm từ vì vậy ở VD trên giúp chúng ta biết được biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi.
- 2 đến 3 HS trình bày.
* Lời giải: 
+ Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.
+ Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ sau đó trao đổi với bạn.
- Mời một số HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Các em trao đổi cặp sau đó trình bày lời giải.
* VD về lời giải:
tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời,...
HĐ 2: (5 phút)
Ghi nhớ
- Gọi HS đọc Ghi nhớ.
- 4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK, cả lớp đọc thầm.
HĐ 3: (15 phút)
Luyện tập
* Bài tập 1:
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2
+ Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1; từ rồi nối câu 5 với câu 4.
+ Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2; từ rồi nối câu 7 với câu 6
+ Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3.
+ Đoạn 5: từ đến nối câu 11 với câu 9,10; từ sang nối câu 12 với câu 9,10,11.
+ Đoạn 6: từ mãi đến nối câu 14 với câu 13.
+ Đoạn 7: từ đến khi nối câu 15 với câu 16, nối đoạn 7 với đoạn 6. Từ rồi nối câu 16 với câu 15.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 2:
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. 2 HS làm vào giấy khổ to.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm bài.
- 2 HS làm xong, gắn bài lên bảng.
- Lớp nhận xét bài của bạn.
* Lời giải:
- Từ nối dùng sai: nhưng
- Cách chữa: thay từ nhưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì. Câu văn sẽ là: Vậy (vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì) bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
4. Củng cố (3 phút)
- 1 HS nêu lại Ghi nhớ của bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
	Tập làm văn
tả cây cối (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố cách viết bài văn tả cây cối.
2. Kĩ năng: Viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu đề bài; dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng lớp ghi đề bài.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 2 HS nêu cấu tạo bài văn tả cây cối.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (2 phút)
Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra 
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
- GV nhắc HS nên chọn đề bài mình đã chuẩn bị.
- HS nối tiếp đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- HS chú ý lắng nghe.
HĐ 2: (30 phút)
HS làm bài 
kiểm tra
- HS viết bài vào giấy kiểm tra
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc
- Hết thời gian GV thu bài.
- Cả lớp viết bài.
- HS nộp bài.
4. Củng cố (2 phút)
- GV nhận xét giờ kiểm tra (về sự chuẩn bị, thái độ khi làm bài). 
5. Dặn dò (2 phút)
- Dặn những em viết chưa tốt tự tập viết lại bài cho hay.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5
Khoa học
bài 54: cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận 
của cây mẹ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
2. Kĩ năng: Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau; Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
3. Thái độ: Thích khám phá thiên nhiên.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh trong SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, ...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Gọi HS nêu mục “Bạn cần biết” tiết trước.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Quan sát
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110-SGK, kết hợp quan sát hình vẽ và vật thật:
+ Tìm chồi trên vật thật: ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, ...
+ Chỉ vào từng hình trong H1 trang 110-SGK và nói về cách trồng mía.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét.
- GVKL: ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- Làm việc theo nhóm 4: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn của GV.
+ Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía.
+ Mỗi chỗ lõm ở củ khoai tây, củ gừng là một chồi.
+ Trên phía đầu của củ hành, củ tỏi có chồi mọc lên.
+ Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ mép lá.
- Làm việc cả lớp
- 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: (15 phút)
Thực hành 
- GV phân khu vực cho các tổ.
- Tổ trưởng cùng tổ mình trồng cây bằng thân, cành hoặc bằng lá của cây mẹ.
- Cả lớp thực hành.
4. Củng cố (3 phút) 
- Yêu cầu HS tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)	
- Tự ôn bài, ghi nhớ nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau: Sự sinh sản của động vật.
* Rút ki

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27.1.2016.doc