Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Toán

TIẾT 33: KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (TIẾP)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.

2. Kĩ năng: Đọc, viết các số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp).

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/2015
Ngày dạy:
Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2015
Tiết 1
Toán
Tiết 33: Khái niệm số thập phân (tiếp)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.
2. Kĩ năng: Đọc, viết các số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp).
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS lên bảng thực hiện:
2mm = m = 0,002m; 8mm = m = 0,008m
- HS và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Khái niệm về số thập phân
- GV treo bảng phụ ở phần bài đọc yêu cầu HS đọc.
- GV chỉ dòng thứ nhất và hỏi: Đọc và cho cô biết có mấy mét? mấy đề xi mét?
- Yêu cầu HS viết 2m7dm thành số đo có đơn vị đo là mét.
- GV viết lên bảng 
2m7dm = 2m
- GV giới thiệu: 2m7dm hay 2m được viết thành 2,7m
- GV ghi: 2m7dm = 2m = 2,7m
- GV giới thiệu cách đọc: 2,7m đọc là hai phẩy bảy mét.
- GV hướng dẫn tương tự
+ 8m56cm = 8m 
 = 8,56m
- GV giới thiệu: 8,56m đọc là tám phẩy năm mươi sáu mét.
+ 0m 195mm = m 
= 0,195m.
- GV giới thiệu: 0,195m đọc là không phẩy một trăm chín mươi lăm mét
- GV kết luận: Các số 2,7m; 8,56m; 0,195m cũng là các số thập phân.
* Cấu tạo các số thập phân	
- GV ghi lên bảng số 8,56 yêu cầu HS đọc số, quan sát và hỏi:
? Các chữ số trong số thập phân 8,56 được chia thành mấy phần?
- GV yêu cầu HS chỉ các chữ số phần nguyên và phần thập phân của số 8,56.
- GV ghi tiếp số 90,638 yêu cầu HS đọc và chỉ rõ các chữ số ở mỗi phần của số thập phân này. 
- GVKL (sgk)
- Gọi HS đọc.
- 1 HS đọc.
+ Có 2 mét và 7 đề- xi- mét
- HS viết và nêu: 
 2m7dm = 2m
- HS theo dõi
- HS đọc và viết số: 2,7m
- HS viết và nêu
- Đọc và viết số: 8,56m
- HS đọc và viết số:0,195m
- HS nghe và nhắc lại
- HS thực hiện yêu cầu
+ Các chữ số thập phân được chia thành 2 phần: phần nguyên và phần thập phân và phân cách với nhau bởi dấu phẩy.
 8,56
 Phần nguyên Phần thập phân
8,56 đọc là: tám phẩy năm mươi sáu.
- 1 HS lên bảng chỉ và đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS trả lời tương tự.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc.
HĐ 2: (20 phút)
Thực hành
+ Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp.
- GV nhận xét.
- 1HS nêu yêu cầu.
- 4 HS nêu nối tiếp.
- Lớp theo dõi, nhận xét kết quả.
+ Bài 2
- Gọi HS nêu y/c bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1HS nêu yêu cầu
- Lớp làm vở.
- 3 HS lên làm bài trên bảng.
5 =5,9 ; 
82 = 82,45 ;
810 =810,225
- Lớp nhận xét bài trên bảng.
4. Củng cố (3 phút)
? Số thập phân gồm mấy phần là những phần nào?
? Nêu cách đọc số thập phân?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị bài sau: Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Thể dục
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Kể chuyện
Cây cỏ nước Nam
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
2. Kĩ năng: Dựa vào tranh minh hoạ trong SGK kể được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện. 
3. Thái độ: Biết yêu quý cây cỏ, gìn giữ những bài thuốc quý của dân tộc.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Gọi 1 HS kể về một nước mà em biết.
- HS và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
GV kể chuyện 
- GV kể chuyện lần1 
- GV kể lần 2: kể tóm tắt bằng tranh minh hoạ. 
? Kể một số cây thuốc nam có trong chuyện ?
- GV giúp HS giải nghĩa từ khó.
- HS nghe. 
- Quan sát tranh, nghe kể chuyện.
- 2 HS nối tiếp nhau kể tên các cây thuốc nam có trong chuyện: sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam, 
HĐ 2: (20 phút)
Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
 - Yêu cầu thảo luận cặp đôi tìm nội dung chính của từng bức tranh.
- Kể chuyện trong nhóm. 
- Tạo nhóm 4 kể chuyện cho nhau nghe dưới hình thức nối tiếp.
- GV treo bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá. 
- Gọi HS lên thi kể chuyện 
- GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt. 
? ý nghĩa câu chuyện là gì? 
- 1 HS đọc to 
- Các cặp thảo luận, nối tiếp nhau nêu nội dung từng bức tranh. 
Tr.1: Tuệ Tĩnh giảng cho học trò nghe về cây cỏ nước Nam. 
Tr.2: Quân dân nhà Trần luyện tập chuẩn bị chống quân Nguyên.
Tr.3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc nam cho nước ta.
Tr.4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho chiến đấu. 
Tr.5: Cây cỏ nước Nam góp phần cho quân sĩ thêm khoẻ mạnh. 
Tr.6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc.
- Các nhóm kể chuyện cho nhau nghe, trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- 2 HS đọc to tiêu chí đánh giá. 
- Các nhóm thi kể trước lớp.
- Cá nhân thi kể.
- Lớp bình chọn bạn kể hay và hiểu chuyện.
+ Câu chuyện ca ngợi Tuệ Tĩnh một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta dưới thời kỳ phong kiến và công dụng to lớn của cây thuốc nam.
+ Cây cỏ nước ta góp phần vào việc chữa bệnh cứu người.
...
4. Củng cố (3 phút)
? Cây cỏ có ích lợi gì? Vì sao ta phải biết yêu quý các cây cỏ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Về kể lại chuyện cho mọi người nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Tập đọc
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu ND và ý nghĩa bài thơ: Cảnh đẹp kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm được toàn bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
3. Thái độ: Biết bảo vệ những công trình của đất nước.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Gọi 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài tập đọc Những người bạn tốt, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- chia đoạn: 3 khổ thơ.
- HS đọc nối lần 1, GV kết hợp sửa lỗi phát âm.
- Nêu từ khó đọc và ghi bảng
- HS đọc nối lần 2.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn khó.
- Gọi HS nêu chú giải.
- Giải nghĩa thêm: Cao nguyên: vùng đất rộng và cao, có sườn dốc.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp sau đó thi đọc.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- 1 HS đọc to.
- Lớp đọc thầm 
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ khó: ba-la-lai-ca, nằm nghỉ, lấp loáng, đập lớn, nối liền.
Cả công trường/say ngủ cạnh 
Những ... khoan/ nhôtrời/ngẫm nghĩ
Những ...ủi/
xe ben/sóng  nhau/nằm nghỉ
- 2 cặp đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét bạn đọc.
- HS theo dõi SGK.
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài
? Tìm câu thơ miêu tả cảng đẹp đêm trăng trên sông Đà?
? Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh một đêm trăng rất tĩnh mịch?
? Tìm những chi tiết cho thấy đêm trăng trên công trường tưởng như tĩnh mịch nhưng lại rất sinh động?
? Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà?
? Tác giả mơ tưởng tương lai ngày mai như thế nào?
? Hãy tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hoá?
? Hãy nêu nội dung chính của bài?
- HS đọc thầm bài và trả lời các 
câu hỏi.
- 1 HS nêu nội dung chính của bài thơ.
HĐ 3 : (10 phút)
Đọc diễn cảm và HTL
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp bài.
- GV đọc diễn cảm khổ thơ 3
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc thuộc lòng khổ 3.
- Thi đọc diễn cảm và thuộc lòng tại lớp. 
- GV nhận xét.
- 3 HS đọc nối tiếp tìm giọng đọc ở mỗi đoạn.
- 1 HS đọc thầm.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc thuộc lòng tại lớp.
4. Củng cố (3 phút)
- 2 HS nêu lại nội dung của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài sau: Kì diệu rừng xanh.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Khoa học
bài 13: Phòng bệnh sốt xuất huyết
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
2. Kĩ năng: Biết thực hiện phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
3. Thái độ: Có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thông tin và hình 28, 29 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Mời 2 HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu biểu hiện bệnh sốt rét ? 
+ Nêu cách phòng bệnh sốt rét ?
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Thực hành làm bài tập
- GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.
? Theo em, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
- GV kết luận.
- HS đọc và trả lời
Kết quả:
1-b ; 2-b ; 3-a ; 4-b ; 5-b
- HS nêu
- Nghe.
HĐ 2: (10 phút)
Quan sát tranh và trả lời
- Yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2, 3, 4 trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi:
? Chỉ và nói về nội dung từng hình.
? Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
? Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết?
? Gia đình bạn thường sử dụng biện pháp nào để diệt muỗi và bọ gậy
- GV nhận xét
* Kết luận: SGK
- HS quan sát, trả lời.
+ Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân, bạn nam đang khơi cống rãnh (để ngăn không cho muỗi đẻ).
+ Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngan không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm).
+ Hình 4: Chum nước có nắp đậy (ngăn không cho muỗi đẻ chứng).
- HS phát biểu.
- 2 HS đọc kết luận.
4. Củng cố (3 phút)
? Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt xuất huyết?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Ghi nhớ kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Phòng bệnh viêm não.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn. 
2. Kĩ năng: Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn tả cảnh.
3. Thái độ: HS thích làm văn.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh minh họa vịnh hạ Long trong SGK; Giấy khổ to ghi lời giải của bài tập 1. 
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Mời 2 HS đọc dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước đã làm ở giờ trước.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- HS đọc đoạn văn Vịnh Hạ Long.
? Bài văn tả gì?
? Phải làm gì để bảo vệ những danh lam thắng cảnh?
? Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên?
? Phần thân bài gồm có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả những gì?
? Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và cả bài?
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 2.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- HS nêu
+ Mở bài: Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước VN.
+ Thân bài: Cái đẹp của Hạ long....theo gió ngân lên vang vọng.
+ Kết bài: Núi non, sông nước ....mãi mãi giữ gìn.
- Phần thân bài gồm 3 đoạn:
+Đ1: tả sự kì vĩ của thiên nhiên trên Hạ Long.
+Đ2: tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long.
+Đ3: tả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa.
- HS trả lời
HĐ 2: (10 phút)
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
- HS đọc
- HS thảo luận 
+ Đ1: Câu mở đoạn b. Vì câu mở giới thiệu được cả một vùng núi cao và rừng dày của Tây Nguyên được nhắc đến trong bài.
+ Đ2: Câu mở đoạn c Vì có quan hệ từ nối tiếp nối 2 đoạn. Giới thiệu đặc điểm của địa hình Tây Nguyên. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Đ1: Tây nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn. Phần phía Nam ... in dấu chân người.
Đ2: Nhưng Tây Nguyên....Trên những ngọn đồi.
HĐ 3: (10 phút)
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng.
- Gọi 3 HS dưới lớp đọc câu mở đoạn của mình.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS làm trên phiếu lớn.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 3 HS đọc 
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống kiến thức bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Dặn HS về nhà đọc và viết câu mở đoạn chưa đạt yêu cầu và viết một đoạn văn miêu tả về sông nước.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Địa lí
bài 7: Ôn tập
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
2. Kĩ năng: Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ; Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng sông lớn của nước ta trên sản đồ.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập có vẽ lược đồ trống Việt Nam; Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Mời 2 HS nêu nội dung Bài học đã học ở Bài 6.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Làm việc 
cá nhân 
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- GV nêu yêu cầu HS :
+ Tô màu vào lược đồ để xác định giới hạn phần đất liền của Việt Nam.
+ Điền tên: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa vào lược đồ.
- Cho HS đổi chéo phiếu để kiểm tra.
- Mời một số HS có bài tốt lên dán bài trên bảng.
- GV nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV: tô màu phần đất liền, điền tên đúng vị trí các địa danh đã cho.
- Đổi vở kiểm tra bài
- HS dán bài.
- HS nhận xét.
HĐ 2: (10 phút)
Trò chơi 
Đối đáp nhanh 
- Bước 1: 
+ GV chọn một số HS tham gia trò chơi.
+ Chia số HS đó thành 2 nhóm bằng nhau.
+ Mỗi HS được gắn cho 1 số thứ tự bắt đầu là 1.
- Bước 2: Hướng dẫn HS chơi :
+ Em số 1 ở nhóm 1 nói tên 1 dãy núi, 1 con sông 
+ Em số 2 ở nhóm 2 có nhiệm vụ lên chỉ trên bản đồ đối tượng đó.
+ Nếu chỉ đúng được 2 điểm.
- Bước 3: 
- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá cụ thể: Tổng số điểm của nhóm nào cao hơn thì nhóm đó thắng.
- HS chơi trò chơi dưới sự điều khiển của GV.
- Tập hợp đội hình chơi.
- Tham gia chơi.
- Nhận xét.
HĐ 3: (10 phút)
Làm việc theo nhóm 4
- Cho HS thảo luận hoàn thành câu hỏi 2 trong SGK.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV kẻ sẵn bảng thống kê, cho HS lên điền vào bảng.
- GV chốt lại đặc điểm chính đã nêu trong bảng.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- 2 HS lên bảng điền.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống kiến thức bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Ghi nhớ nội dung kiến thức vừa học.
- Xem trước bài: Dân số nước ta.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.2.2015.doc