Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 (Phần 1) - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Chào cờ

Tiết 2

Tập đọc

CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất (Trả lời được câu hỏi 1,2,3); Hiểu nội dung bài: hiểu nội dung tranh luận: cái gì quý nhất? Hiểu rằng người lao động là quý nhất.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

3. Thái độ: HS biết yêu lao động, có ý thức trong lao động.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh họa SGK; Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ “Trước cổng trời”.

- HS và GV nhận xét.

 

doc 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 (Phần 1) - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn: 31/10/2015
Ngày dạy:
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2015
Tiết 1
Chào cờ
Tiết 2
Tập đọc
Cái gì quý nhất ?
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất (Trả lời được câu hỏi 1,2,3); Hiểu nội dung bài: hiểu nội dung tranh luận: cái gì quý nhất? Hiểu rằng người lao động là quý nhất.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
3. Thái độ: HS biết yêu lao động, có ý thức trong lao động.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh họa SGK; Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ “Trước cổng trời”.
- HS và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: Chia 3 đoạn
+ Đ1: Một hôm  sống được không.
+ Đ2: Quý và Nam  phân giải.
+ Đ3: Còn lại.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lần 1, 
GV kết hợp sửa lỗi phát âm.
- GV ghi từ khó lên bảng 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2.
- Hướng đọc câu khó:
Các cậu có thấy/ ai không ăn mà sống được không?
- Gọi HS đọc chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét.
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm.
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ khó: lúa gạo, có lí, tranh luận, sôi nổi, lấy lại.
- HS đọc nối tiếp lần 2
- 2, 3 HS đọc.
- 1 HS đọc chú giải. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2, 3 cặp đọc trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS theo dõi SGK.
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi:
? Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
- GV ghi bảng tóm tắt: 
 - Hùng: lúa gạo 
 - Quý: vàng 
 - Nam: thì giờ
? Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
? Nội dung đoạn 1 và đoạn 2 cho biết gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi:
? Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- GV khẳng định cái đúng của 3 HS: Lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vì vậy người lao động là quý nhất.
? Nội dung đoạn 3 cho biết gì?
? Chọn tên khác cho bài văn?
? Nội dung bài cho biết gì?
- GV kết luận nội dung chính
- HS đọc thầm đoạn 1 và 2.
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
 Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
 Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc.
+ Cuộc tranh luận để tìm ra cái gì quý nhất. 
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Thầy nói cái gì cũng quý nhưng quý nhất vẫn là người lao động vì người lao động làm ra mọi thứ 
+ Người lao động là quý nhất.
+ Cuộc tranh luận thú vị. Ai có lí, người lao động là quý nhất.
- HS nêu.
- 3 HS đọc.
HĐ 3 : (10 phút)
Luyện đọc 
diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc bài.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Gọi 1 HS đọc.
? Bạn nhấn giọng ở những từ nào?
- GV hướng dẫn đọc. 
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- 3 HS đọc nối 3 đoạn.
- Tìm giọng đọc.
- 1 HS đọc.
- HS nhận xét.
- HS luyện đọc sau đó thi đọc.
4. Củng cố (2 phút)
- Yêu cầu 1 HS nêu lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Tự luyện đọc với giọng điệu phù hợp.
- Chuẩn bị bài sau: Đất Cà Mau.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Tin học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Toán
Tiết 41: luyện tập
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đọc, viết số thập phân.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học; Rèn tính cẩn thận.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ cho HS làm bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 3 HS lên bảng làm bài sau:
 a) 8m6dm =  m
 b) 2dm2cm =  dm
 c) 3m7cm =  m
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Mời HS nêu cách làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài vào vở. 
- 3 HS lên bảng chữa bài.
a) 35m23cm = 356m 
 = 35,23m
b) 51dm3cm = 51dm 
 = 51,3dm
c) 14m7cm = 14m 
 = 14,07m
- Lớp quan sát, nhận xét bài của bạn.
HĐ 2: (8 phút)
Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài vào vở
- 3 HS làm bài bảng phụ.
- Gắn bảng, lớp nhận xét.
* 234cm = 200cm + 34cm 
= 2m34cm = 2 m=2,34m 
* 506cm = 500cm + 6cm 
 = 5m6cm = 5m = 5,06m
* 34dm = 30dm + 4dm 
= 3m4dm = 3m = 3,4m
HĐ 3 : (8 phút)
Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
a) 3km245m = 3km 
 = 3,245km
b) 5km34m = 5km 
 = 5,034km
c) 307m = km 
 = 0,307km
HĐ 4: (5 phút)
Bài 4 (a, c)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Yêu cầu nêu cách làm.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ.
- 2 HS làm bảng phụ trình bày.
a) 12,44m = 12m 
 = 12m44cm
c) 3,45km = 3km 
 = 3km450m = 3450m
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố (3 phút)
- GV cùng HS hệ thống lại kiến thức.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Yêu cầu xem lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị bài sau: Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Mĩ thuật
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 6
Đạo đức
Bài 5: tình bạn (tiết 1)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn, hoạn nạn.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp.
3. Thái độ: Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện “Đôi bạn” trong SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
? Em phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên?
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (15 phút)
Tìm hiểu câu chuyện Đôi bạn
- GV đọc câu chuyện trong SGK.
? Câu chuyện gồm có những nhân vật nào?
? Khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp chuyện gì?
? Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
? Hành động bỏ bạn để chạy thoát thân chứng tỏ đó là một người bạn như thế nào?
? Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi lại đã nói gì với người bạn kia?
? Em thử đoán xem sau câu chuyện này tình cảm giữa 2 người sẽ như thế nào?
? Theo em, khi đã là bạn bè chúng ta cần cư xử như thế nào? vì sao lại phải cư sử như thế?
- GV: Khi đã là bạn bè chúng ta cần yêu thương đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau vượt qua khó khăn.
- Gọi 3 HS lên sắm vai theo nội dung câu chuyện.
- HS hoạt động cả lớp
+ Câu chuyện gồm có 3 nhân vật: đôi bạn và con gấu.
+ Khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp một con gấu.
+ Khi thấy gấu, một người bạn đã bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp để mặc bạn còn lại dưới mặt đất.
+ Chứng tỏ đó là một người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết, một người bạn không biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. 
+ Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi đã nói với người bạn kia là: Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo để chạy thoát thân là kẻ tồi tệ.
+ Hai người bạn sẽ không bao giờ chơi với nhau nữa. người bạn kia xấu hổ và nhận ra lỗi của mình, ...
+ Khi đã là bạn bè, chúng ta cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, thương yêu nhau giúp bạn vượt qua khó khăn hoạn nạn.
- 3 HS lên sắm vai.
HĐ 2: (12 phút)
Làm bài tập 2 (SGK) 
- Yêu cầu HS trao đổi bài làm với bạn bên cạnh.
- Gọi một số HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do.
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống 
* Rút ra Ghi nhớ (sgk)
- Lớp làm bài tập 2 và trao đổi bài với bạn bên cạnh.
- HS trình bày.
- 2 HS đọc.
4. Củng cố (3 phút)
- GV hỏi: Bạn bè phải đối xử với nhau như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, ... về chủ đề tình bạn.
- Đối xử tốt với bạn bè xung quanh.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Lịch sử
Bài 9: cách mạng mùa thu
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết:
 - Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này được gọi là cuộc cách mạng tháng Tám.
 - Tiêu biểu cho cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945. Ngày 19-8-1945 trở thành ngày kỉ niệm của cách mạng tháng Tám.
 - ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng trình bày.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ hành chính; Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu 1 HS thuật lại cuộc khởi nghĩa 12- 9- 1930 ở Nghệ An. 
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
Thời cơ 
cách mạng 
- Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ và trả lời câu hỏi:
? Vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam? Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào?
- GV giảng giải, kết luận.
- HS đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng sau đó trả lời.
+ Vì từ năm 1940, Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta. Tháng 8-1945, quân Nhật ở châu á thua trận và đầu hàng quân đồng minh, thế lực của chúng đang suy giảm đi rất nhiều, nên ta phải chớp thời cơ này làm cách mạng.
HĐ 2: (10 phút)
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19- 8-1945
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Kể lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19- 8- 1945.
- GV gọi HS trình bày.
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện 3 nhóm trình bày.
+ Ngày 18-8-1945, cả Hà Nội xuất hiện cờ đỏ sao vàng, tràn ngập khí thế CM 
+Sáng 19-8-1945, hàng chục vạn nhân dân nội thành , ngoại thành và các tỉnh lân cận xuống đường biểu dương lực lượng, ...
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
HĐ 3: (8 phút)
Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương
- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
? Nếu cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao?
? Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?
? TIếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền?
? Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương ta năm 1945?
- GV nhận xét, kết luận.
+ Chiều ngày 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
+ Hà Nội là cơ quan đầu não của giặc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quuyền ở các địa phương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
+ ... đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
+ Tiếp sau Hà Nội đến lượt Huế (23-8), rồi Sài Gòn (25-8) và đến 28-8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước.
- HS nêu.
HĐ 4: (8 phút)
Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng Tám
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp và trả lời câu hỏi
? Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám? (Nhân dân ta có truyền thống gì? Ai là người lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thắng lợi)
? Thắng lợi của cách mạng Việt Nam có ý nghĩa như thế nào? 
* Rút ra Bài học (sgk) 
- Thảo luận cặp (5’).
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ ... vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước sâu sắc đồng thời lại có đảmh lãnh đạo. Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng và chớp được thời cơ ngàn năm có một.
+ Thắng lợi Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta đã giành được độc lập dân tộc, thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân, phong kiến. 
- HS nối tiếp đọc.
4. Củng cố (3 phút)
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Vì sao mùa thu 1945 được gọi là mùa thu cách mạng?
+ Vì sao ngày 19-8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2015
(Đ/c Dương Hiền soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.1.2015.doc