Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề 3: Gia đình (4 tuần)

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY

Thứ hai, ngày 16/10/2017

HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG

ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG:

1. Đón trẻ - chơi:

- Cô đón bé vào lớp, chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ

- Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài sân.

2. Thể dục sáng:

- Cô cho c/c tập theo bài hát “Cả nhà thương nhau” với các động tác:

* Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau

TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi

+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay đưa lên cao

+ Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước

+ Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía sau

+ Nhịp 4: Về TTCB

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên.

*Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°.

TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi

+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay chống hông

 + Nhịp 2: Quay người sang phải 90°

+ Nhịp 3: Như nhịp 1

+ Nhịp 4: Về TTCB

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên.

*Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi)

TTCB: Đứng khép chân, hai tay chống hông

+ Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, cẳng chân vuông góc với đùi

+ Nhịp 2: Về TTCB

+ Nhịp 3: Như nhịp 1

+ Nhịp 4: Về TTCB

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự

 

docx 25 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề 3: Gia đình (4 tuần)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thiên nhiên của lớp
* Góc vận động: Đi trên gáo dừa
Trò chơi dân gian: Lựa đậu
- Kết thúc: Cô nhận xét góc chơi và cho trẻ lên cắm hoa.
- Hết giờ: cô và trẻ cùng thu dọn đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TTKT: ĐI THAY ĐỔI HƯỚNG DÍCH DẮC THEO HIỆU LỆNH
TRÒ CHƠI: “KÉO CƯA LỪA XẺ”
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh
Trẻ biết cách chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” và thuộc đồng dao.
Chuẩn bị:
Vật chuẩn
TCTV: Thay đổi hướng, dích dắc, vật chuẩn
III. Tổ chức hoạt động:
1/ TTKT: Đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh
Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích 
Cô làm mẫu lần 2: (giải thích)
+ TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi.
+ Cách thực hiện: Sử dụng tranh về người thân của bé để làm vật chuẩn. Đặt 3 – 4 vật chuẩn ở các hướng khác nhau heo kiểu dích dắc, cách nhau 3,5 – 4m. Trước khi tập, cho trẻ quan sát và gọi tên từng các vật chuẩn. Điểm xuất phát cách vật chuẩn đầu tiên 1m. Cô hướng dẫn trẻ quan sát và nghe hiệu lệnh của cô, khi trẻ đi đến vật chuẩn cô yêu cầu thì cô sẽ ra yêu cầu cho trẻ đi tới vật chuẩn tiếp theo, cứ thực hiện như vậy cho tới vật chuẩn cuối cùng. Trẻ phải chú ý đi cho đúng, không bỏ cách vật chuẩn.
Cô làm mẫu lần 3: sử dụng tín hiệu và phân tích chỗ khó. 
Cô mời vài trẻ khá lên hiện.
Cô cho trẻ lần lượt thực hiện đến hết hàng
2/ Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
Luật chơi: Kết thúc đồng dao, bạn nào kéo được bạn về phía mình là người thắng cuộc.
Cách chơi: Trẻ ngồi đối diện nhau, hai tay nắm với nhau và hai bàn chân chống lại với nhau, trẻ nắm tay nhau kéo qua kéo lại, giả bộ làm động tác “Kéo cưa” và đọc đồng dao:
“Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
.......
Lấy gì mà cưa”
Cô tổ chức cho trẻ chơi vài lần và nhận xét sau mỗi lần chơi.
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài và đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về. 
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
Tổng số học sinh:
Số trẻ có mặt:
Số trẻ vắng:
Tên các cháu vắng, lí do: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các hoạt động trong ngày: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu chưa nắm được yêu cầu: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những lưu ý cần thay đổi:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu có dấu hiệu bất thường:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________
Thứ ba, ngày 17/10/2017
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG (Như thứ hai)
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
TRÒ CHUYỆN
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: ĐI THAY ĐỔI HƯỚNG DÍCH DẮC THEO HIỆU LỆNH
**************
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo nhịp bài hát, bắt đầu và kết thức động tác đúng nhịp.
Kiểm soát đựợc vận động đi thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh (đổi hướng ít nhất 3 lần).
II. CHUẨN BỊ:
Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng
Một số tranh người thân trong gia đình bé, để làm vật chuẩn dích dắc.
TCTV: Vật chuẩn, thay đổi hướng, dích dắc
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Ổn định- Giới thiêu
Cô cho cháu hát “Cháu yêu bà”, khi cháu hát xong cô cùng trò chuyện với trẻ :
Các con vừa hát bài hát nói về ai?
Hôm nay, cô sẽ cho các con đến thăm nhà bà của cô, các con có thích không?
Nhưng con đường đi đến nhà bà rất ngoằn nghèo khó đi, để đi được đến nhà bà, hôm nay cô sẽ dạy các con “Đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh” để các con biết cách đi đến nhà bà một cách an toàn nhé!
1/ Hoạt động 1: Khởi động
Cô cho các cháu tập hợp đội hình hàng dọc, chuyển thành đội hình vòng tròn đi các kiểu chân khác nhau sau đó trở lại đợi hình 3 hàng ngang theo tổ, chuẩn bị tập phần trọng động. 
2/ Hoạt động 3: Trọng động
Bài tập phát triển chung:
Cô cho c/c tập theo bài hát “Cả nhà thương nhau” với các động tác: 
Hô hấp: “Thổi nơ bay”
Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau (2 lần x 8 nhịp)
Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90° (2 lần x 8 nhịp)
Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi) (3 lần x 8 nhịp)
Bật 2: Bật tách khép chân (2 lần x 8 nhịp)
Vận động cơ bản: Đi thay đổi hướng (dích dắc) theo hiệu lệnh (có vật chuẩn)
Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích 
Cô làm mẫu lần 2: (giải thích)
+ TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi.
+ Cách thực hiện: Sử dụng tranh về người thân của bé để làm vật chuẩn. Đặt 3 – 4 vật chuẩn ở các hướng khác nhau heo kiểu dích dắc, cách nhau 3,5 – 4m. Trước khi tập, cho trẻ quan sát và gọi tên từng các vật chuẩn. Điểm xuất phát cách vật chuẩn đầu tiên 1m. Cô hướng dẫn trẻ quan sát và nghe hiệu lệnh của cô, khi trẻ đi đến vật chuẩn cô yêu cầu thì cô sẽ ra yêu cầu cho trẻ đi tới vật chuẩn tiếp theo, cứ thực hiện như vậy cho tới vật chuẩn cuối cùng. Trẻ phải chú ý đi cho đúng, không bỏ cách vật chuẩn.
Cô làm mẫu lần 3: sử dụng tín hiệu và phân tích chỗ khó. 
Cô mời vài trẻ khá lên hiện.
Cô cho trẻ lần lượt thực hiện đến hết hàng
Bài tập nhấn mạnh:
Cô cho hai đội thi đua với nhau, mỗi đội 5 bạn, trẻ sẽ lên thực hiện “Đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh” sau đó lấy về cho đội mình một đồ dùng trong gia đình, rồi chạy về chạm tay bạn kế tiếp sau đó về cuối hàng đứng, cứ tiếp tục như vậy. Hết nhạc đội nào được nhiều đồ dùng trong gia đình nhất nhất là đội chiến thắng.
Trò chơi vận động: “Ném lon”
Luật chơi: Bạn nào ném trúng và làm ngã nhiều lon nhất là ngoài chiến thắng
Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội bằng nhau, cho lần lượt 2 trẻ của 2 đội lên ném, bạn nào ném trúng và ngã nhiều lon nhất là người chiến thắng và được cô và các bạn khen.
Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ.
3/ Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cô cho chơi 1 trò chơi nhẹ “Uống nước” (2 lần
NHẬN XÉT – KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Khám phá: Sự kỳ diệu của nước
Trò chơi: “Ném lon”
I/.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp cho trẻ biết được nước có nhiều dạng khác nhau: lỏng rắn.
Trẻ biết cách chơi trò chơi “Ném lon”
II/.CHUẨN BỊ:
Nước đá, muối, đường, si rô, cà phê, sữa, nước, ly, muỗng, ...
TCTV: Ly, muỗng, si rô
III/. TIẾN HÀNH:
1. KPKH: Sự biến hóa của nước
*Bước 1: Gọi tên các chất trong thí ngiệm và đặt tình huống.
-Cho trẻ quan sát và gọi tên các loại nước si rô..........
-Cô đặt tình huống ra: Làm đồ nước ra bàn, hỏi các bạn cách giải quyết
+Nước đồ hết rồi, bạn nào lên hốt lại dùm cô đi nào? Tại sao?
+Vậy bây giờ mình làm sao để bàn khô? ( Lau).
+Tại sao mình không hốt nước được, mình có cầm/ nắm nước được không? Tải sao?.
+Muốn cầm được nước thì nước phải ở dạng gì?
+Làm cách nào để nước đông lại được?
*Bước 2: Cô và bé cùng khám phá sự biến hóa của nước.
-Trẻ cho một ít nước vào 3 cái ly, sau đó cho trẻ lên cho siro vào ly nước thứ 1 và nêu nhận xét, tương tự, ly thứ 2 sữa + cà phê và 1 ly nước không cho gì cả. Rồi cô cho vào bao nylon, dùng dây thun cột chặt lại.
-Mỗi thứ (siro dâu, cà phê sữa, nước lọc) 3 bịt rồi lần lượt cho vào từng thau (Muối, nước đá, nước đá +muối hột)
-Ngâm trong vài phút. Trẻ phán đoán kết quả.
-Trẻ quan sát kết quả thu được: Nước đông lại thành đá ở thau có đá bi và muối hột. Còn ở thau chỉ có đá bi hoặc chỉ có muối thì nước không đông thành đá.
2. Trò chơi “Ném lon”
Luật chơi: Bạn nào ném trúng và làm ngã nhiều lon nhất là ngoài chiến thắng
Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội bằng nhau, cho lần lượt 2 trẻ của 2 đội lên ném, bạn nào ném trúng và ngã nhiều lon nhất là người chiến thắng và được cô và các bạn khen.
Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ
HOẠT ĐỘNG GÓC
(Như thứ hai)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TTKT: DẠY THƠ “LÀM ANH”
TRÒ CHƠI: “NÉM LON”
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ hiểu nội dung bài thơ và thuộc thơ
Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
II. Chuẩn bị:
Tranh nội dung bài thơ
Lon và bóng
TCTV: Dỗ dành, dịu dàng, nhường nhịn
III. Tổ chức hoạt động:
1. TTKT: Dạy thơ “Làm anh”
Cô đọc lần 1 sau đó giảng nội dung
Cô đọc lần hai kết hợp với tranh
Cô dạy trẻ đọc thơ vài lần.
Cả lớp – tổ - nhóm – cá nhân đọc thơ.
2. Trò chơi “Ném lon”
Luật chơi: Bạn nào ném trúng và làm ngã nhiều lon nhất là ngoài chiến thắng
Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội bằng nhau, cho lần lượt 2 trẻ của 2 đội lên ném, bạn nào ném trúng và ngã nhiều lon nhất là người chiến thắng và được cô và các bạn khen.
Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài và đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về. 
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
Tổng số học sinh:
Số trẻ có mặt:
Số trẻ vắng:
Tên các cháu vắng, lí do: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các hoạt động trong ngày: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu chưa nắm được yêu cầu: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những lưu ý cần thay đổi:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu có dấu hiệu bất thường:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________
Thứ tư, ngày 18/10/2017
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN 
TRÒ CHUYỆN
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LQVH: DẠY THƠ “LÀM ANH”
**********
Mục đích yêu cầu:
Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ
Giáo dục các cháu biết thương yêu anh em trong gia đình
 II. Chuẩn bị: 
Giáo án điện tử.
Trah nội dung bài thơ và nhạc
Một số bánh, đồ chơi
TCTV: Dỗ dành, nhường nhịn, dịu dàng
 III. Tổ chức hoạt động:
Ổn định và giới thiệu.
Hát : “Cả nhà thương nhau”
Các con vừa hát bài gì?
Bài hát nói về gì?
Ở nhà ba mẹ có yêu thương các con không? 
Còn anh chị thì sao? 
Các anh chị em trong gia đình luôn yêu thương quan tâm đến nhau. Tác giả Phan Thị Thanh Nhàn có bài thơ thể hiện tình cảm của người anh đối với em mình thật là xúc động, cô mời các cháu cùng nghe nhe.
Hoạt đông 1: Dạy thơ “Làm anh”
Cô đọc lần 1 sau đó giảng nội dung: Làm anh thật là khó khăn vì phải nhường đồ chơi cho e và còn phải cho em quà bánh, khi em khóc thì anh phải dỗ dành em nữa, nhưng nếu ai thương em của mình, ai có tình cảm anh em với nhau thì sẽ làm được rất là dễ dàng.
Cô đọc lần hai kết hợp trình chiếu ảnh.
Lớp đọc thơ và diễn tả theo thơ vài lần.
Cô cho cháu đọc thơ theo tổ nhóm cá nhân
Đàm thoại và trò chuyện:
Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? 
Cô có từ “Làm anh”, trẻ lên rút chữ cái
Của tác giả nào? 
Trong bài có nhắc đến ai? 
Khi em bé khóc anh làm gì? 
Từ “dỗ dành”, trẻ lên rút
Nếu em bé ngã anh làm gì?
Từ “dịu dàng”, trẻ lên rút
Mẹ cho quà bánh thì làm gì? 
Từ “nhường nhịn”, trẻ lên rút
Có đồ chơi đẹp thì làm gì?
Vậy ở nhà con đã làm gì cho em của mình ?
Các con thấy làm anh có khó không? 
Vậy con có thương anh mình không? 
Thế các con có muốn làm quà tặng cho anh mình không?
Hoạt động 2: Trò chơi củng cố
Trò chơi “Đội nào nhanh”
Cô cho cháu chơi trò chơi mua thật là nhiều bánh, đồ chơi cho em mình.
Luật chơi: Khi bạn chạm tay mình, mình mới được bật lên gắn.
Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 bạn, trẻ sẽ bật qua các vòng thể dục, lên gắn bánh, đồ chơi lên bảng, sau một bài hát, đội nào được nhiều bánh, đồ chơi nhất là đội chiến thắng. 
* Giáo dục tư tưởng: Các cháu ơi! Anh em trong gia đình thì phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau đó là một cách để các cháu giúp đỡ cha mẹ nữa đó.
IV. NHẬN XÉT – KẾT THÚC TIẾT HỌC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT GIA ĐÌNH 2 CON
TRÒ CHƠI “NHẢY LÒ CÒ”
**********
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết gia đình có 2 người gồm có cha mẹ, anh/chị và em và gọi là gia đình ít con
Trẻ chú ý quan sát và biết cách chơi trò chơi “Nhảy lò cò”
CHUẨN BỊ:
Tranh: gia đình hai con
TCTV: gia đình ít con, yêu thương, chia sẻ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Quan sát: Gia đình 2 con:
Gia đình bạn Anh có những ai? (ba, mẹ và hai con)
Vậy gia đình bạn Anh có mấy người? (4 người)
Gia đình bạn Anh có mấy con? (2 con)
Vậy gia đình bạn Anh gọi là gia đình gì? (gia đình 2 con hay ít con)
Trò chơi: “Nhảy lò cò”
Luật chơi: Bạn nào để chân xuống bị thua và phải ra ngoài một lần chơi
Cách chơi: Mỗi lần 10 bạn, trẻ sẽ co một chân lên, tay ôm lấy chân, trẻ còn lại hát: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe, nhảy lò cò cho nó khỏe cái giò” và trẻ sẽ nhảy, trong khi nhảy, bạn nào bị rơi chân xuống đất là thua và phải ra ngoài sau một lần chơi.
 HOẠT ĐỘNG GÓC
(Như thứ hai)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chơi “Ném bóng vào rổ”
Lao động đơn giản “nhặt lá, lau kệ”
Mục đích - Yêu Cầu:
Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi trò chơi
Cháu thích thú thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chuẩn bị:
Đồ chơi bóng rổ
Thau nước, khăn lau
TCTV: Bóng rổ, cột ném bóng, lưới ném bóng
Tiến Hành:
a. Hoạt động 1: Trò chơi “ném bóng rổ”
- Luật chơi: Ko được ném ra ngoài
-Cách chơi: cháu đứng ngay mứt cô đã qui định,đứng chân trước chân sau rồi ném bóng( bóng bàn) vào trong rổ bất kì mà cô đã kết lên bảng ,nếu bạn ném được quả bóng vào rổ thì sẽ được cô thưởng 1 bông hoa,nếu ko ném vào thì sẽ ra ngoài 1 lần chơi.
b. Hoạt động 2: lau động đơn giản “Lau bàn ghế, tủ kệ”
- Cách thực hiện: Các con ơi, hôm nay cô thấy tủ kệ, bàn ghế lớp chúng ta có nhiều bụi bám, cô và các con cùng nhau vệ sinh cho sạch sẽ nhé!
 - Các cháu thực hiện nhiệm vụ.
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài và đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về. 
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
Tổng số học sinh:
Số trẻ có mặt:
Số trẻ vắng:
Tên các cháu vắng, lí do: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các hoạt động trong ngày: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ...........................................................................................................................................
Những cháu chưa nắm được yêu cầu: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những lưu ý cần thay đổi:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu có dấu hiệu bất thường:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________
Thứ năm, ngày 19/10/2017
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN 
TRÒ CHUYỆN 
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
“VẼ MẸ CỦA BÉ”
I/ Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm
Biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng và bố cục
Trẻ thích thú ngắm nhìn và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình về tác phẩm tạo hình.
II/ Chuẩn bị: 
Tranh vẽ mẫu của cô.
Giấy vẽ, bút chì, bút màu.
Các vật liệu: hột hạt, len, hoa, cỏ, ...
TCTV: Chân dung, Khung tranh, Sợi len
III/ Tổ chức hoạt động:
Ổn định – giới thiệu
Hát: “ Cả nhà thương nhau”.
Bài hát nói về gì?
Vậy các con có yêu thương gia đình mình không?
Các con yêu ai nhất trong gia đình mình?
Cô thấy lớp mình hình như bạn nào cùng yêu mẹ nhất. Vậy hôm nay cô và các con vẽ mẹ yêu của mình nhé. Các con có thích không?
Hoạt động 1: Vẽ mẹ của bé
Quan sát tranh mẫu
Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu và nhận xét
Cô tóm ý và gợi ý trẻ cách thực hiện
Nêu ý tưởng
Vậy muốn vẽ được mẹ yêu của mình con sẽ vẽ như thế nào? Và làm bằng cách nào?
Còn bạn nào có cách vẽ khác bạn và đẹp hơn bạn nói cho cô và các bạn ghe nào (cô cho thêm vài trẻ khác nêu ý tưởng).
Sau khi vẽ mẹ của mình con có dự định trang trí như thế nào? Để bức chân dung đẹp và sáng tạo khác hơn bạn. 
Các con rất giỏi, đúng là vẽ mẹ các con phải vẽ: Đầu bằng hình tròn sau đó các con vẽ Mắt, Mũi, Miệng, Tai , thân , tay, chân,...Các con có thể làm tóc bằng len, mắt bằng hột hạt.
Cô mong rằng mỗi bạn sẽ có một tác phẩm vẽ khuôn mặt của mình thật đẹp, màu sắc hài hoà với nhiều chi tiết sáng tạo.
Hoạt động 2: Trẻ thực hành.
Cô cho trẻ về nhóm để vẽ mẹ theo ý tưởng của mình.
Cô theo dõi, khuyến khích trẻ vẽ và động viên trẻ hoàn thành sản phẩm.
3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
Cô và trẻ cùng chọn sản phẩm đẹp.
Cô khen cả lớp điều hoàn thành sản phẩm.
Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm đẹp và cho tác giả nêu ý tưởng.
Cho một vài trẻ chưa hoàn thành nêu ý tưởng.
Giáo dục tư tưởng: Ba mẹ là người sinh các con ra và chăm sóc các con vì vậy các con phải biết thương yêu và vâng lời ba mẹ và biết tự chăm sóc cho mình.
IV. NHẬN XÉT – KẾT THÚC TIẾT HỌC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT GIA ĐÌNH ĐÔNG CON
TRÒ CHƠI ”NHẢY LÒ CÒ”
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết gia đình có từ 3 con trờ lên gọi là gia đình đông con
Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
II. Chuẩn bị: 
Tranh: gia đình đông con
Vạch kẻ
TCTV: gia đình đông con, 3 con, 4 con
III. Tiến trình hoạt động
1. Quan sát: Gia đình đông con: 
Gia đình bạn Nam có những ai? (ba, mẹ và 5 con)
Vậy gia đình bạn Nam có mấy người? (7 người)
Gia đình bạn Nam có mấy con? (5 con)
Vậy gia đình bạn Nam gọi là gia đình gì? (gia đình đông con)
2.Trò chơi vận động: “Nhảy lò cò”
Luật chơi: Bạn nào để chân xuống 

Tài liệu đính kèm:

  • docxlop 5 tuoi nhanh 1 gia dinh_12199846.docx