Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 2: Bé vui trung thu

Hoạt động

* Khởi động: Đi chậm, đi nhanh, đi kiễng gót.

* BTPTC:

- Thề dục sáng: 2 1 2 1 3

* Hoạt động học

- Đi thăng bằng trên dây

- Trò chơi: Ném bóng vào rổ

* Hoạt động ngoài trời

Trò chơi vận động: Ai đi nhanh hơn

* Hoạt động trò chuyện

- Trò chuyện với trẻ về thao tác rửa tay theo 6 bước, để trẻ nhớ lại cách rửa tay? rửa tay sạch để giữ gìn sức khỏe.

* Hoạt động học:

Thực hiện bài học: “Tại sao răng quan trọng”

* Hoạt động vệ sinh:

Thực hành rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng.

- Theo dõi nhắc nhở trẻ rửa tay hằng ngày trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn

Rửa tay không còn mùi sà phòng

* Hoạt động lao động:

- Tham gia thu dọn đồ dùng trước và sau khi vệ sinh.

- Mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

 

doc 20 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 2: Bé vui trung thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới trẻ về trung thu.
- Trao đổi với phụ huynh về tỉnh hình sức khỏe, học tập của trẻ, đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi để có biện pháp giúp đỡ trẻ.
- Điểm danh.
THỂ DỤC SÁNG
v Khởi động: Trẻ nghe nhạc chuyển đội hình, khởi động tay chân.
v Trọng động:
+ Cơ hô hấp 2: Thổi bóng.
- Hai tay khum trước miệng và thổi mạnh đồng thời đưa 2 tay ra ngay.
+ Cơ tay vai 1: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực.
- TTCB: đứng chân rộng bằng vai, 2 tay buông xuôi.
- Nhịp 1: 2 tay ra ngang.
- Nhịp 2: 2 tay gập trước ngực.
- Nhịp 3: như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
- Nhịp 5, 6, 7, 8: như 1, 2, 3, 4.
+ Cơ chân 3: Đưa chân ra trước lên cao.
- TTCB: đứng chân rộng bằng vai, 2 tay buông xuôi.
- Nhịp 1: Tay chống hông, đưa chân ra trước.
- Nhịp 2: Đưa chân lên cao.
- Nhịp 3: như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
- Nhịp 5, 6, 7, 8: như 1, 2, 3, 4.
+ Cơ bụng lườn 1: Đứng cúi gập người.
- TTCB: đứng chân rộng bằng vai, 2 tay buông xuôi.
- Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao, lồng bàn tay hướng vào nhau.
- Nhịp 2: Cúi gập người xuống, tay chạm chân..
- Nhịp 3: như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
- Nhịp 5, 6, 7, 8: như 1, 2, 3, 4.
+ Cơ bật 2: Bật tách khép chân.
v Hồi tỉnh:
- Cho trẻ chơi uống nước.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
* PTTM: 
Vui múa dưới trăng
* PTTM: Nặn bánh trung thu.
 * PTTC:
Đi thăng bằng trên dây
* PTNN: Trăng sáng
* PTNT:
Nhận biết hơn kém trong phạm vi 5
* PTNT:
Trung thu của bé.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*Quan sát trò chuyện:
- Cho trẻ quan sát thời tiết muà thu, tranh ảnh về tết trung thu.
- Cho trẻ xem tranh ảnh về mùa thu, bánh trung thu
- Quan sát một số lồng đèn, bánh trung thu
*Trò chơi vận động – Trò chơi dân gian
- Múa lân, kéo cưa lừa xẻ, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, ai nhanh nhất
*Chơi tự do. 
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
v Góc phân vai: Cửa hàng bán lồng đèn:
+ Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai người bán hàng, biết phối hợp tốt với bạn chơi.
+ Chuẩn bị : Tiền bằng giấy giả, giỏ sách...
- Một số lồng đèn các loại được sắp xếp ngăn ngắn treo ở quầy bán hàng.
+ Cách chơi:
- Cô gợi ý hướng dẫn thái độ của từng vai chơi của người bán hàng và người mua hàng.
- Người bán hàng phải lịch sự niềm nở mời khách.
- Người mua hàng phải nói được tên hàng định mua và hỏi giá tiền, trả tiền, cảm ơn...
- Cô hướng dẫn trẻ vào vai chơi.
v Góc xây dựng : Xây vườn hoa
+ Yêu cầu: Trẻ xây được vườn hoa đẹp, biết phối hợp tốt với bạn chơi.
+ Chuẩn bị: Hộp sữa, ống hút, cây cảnh, hột hạt, gạch đá...
+ Cách chơi :
- Cô gợi ý hướng dẫn trẻ cách di chuyển gạch, đá, xi măng, cách xây, bố trí từng khu vực cho phù hợp.
- Cô hướng trẻ vào nhóm chơi.
v Góc nghệ thuật : ca hát múa các bài hát về mùa thu, nặn bánh trung thu.
+ Yêu cầu: Trẻ ca, múa các bài hát về chue đề thành thạo, nặn bánh theo ý thích.
+ Chuẩn bị : Mũ múa, các loại dụng cụ âm nhạc, đất nặn.
+ Cách chơi :
- Cô trò chuyện, gợi ý các bài hát về mùa thu về tết trung thu, các bạn nhỏ cùng múa hát với ánh trăng, cùng nhau phá cổ có các loại bánh...
- Hướng trẻ vào nhóm chơi.
v Góc sách truyện :Xem tranh, sách, truyện, vẽ, đếm số lượng từ 1 -5
+ Yêu cầu: Trẻ biết xem sách và nhận xét nội dung qua tranh, biết lật giở sách
+ Chuẩn bị :Một số tranh ảnh các hoạt động về mùa thu, tết truung thu.
- Giấy màu, đất nặn, Một số sách cho trẻ đọc.
+ Cách chơi :
- Cô giới thiệu trẻ về 1 số loại tranh ảnh và tên sách.
- Gợi ý cách vẽ và cho trẻ đếm bao nhiêu tranh vẽ.
- Hướng trẻ vào nhóm chơi.
v Góc thiên nhiên : Làm bánh, tưới cây, nhặt lá cây...
+ Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai chơi tốt, biết phối hợp tốt với bạn chơi.
+ Chuẩn bị : Đất, cát, nước...
+ Cách chơi:
- Cô gợi ý cách tưới cây, phải tưới nhẹ nhàng, múc nước không làm đổ lan ra ngoài.
- Cách trộn cát và nước với nhau để làm bánh.
- Cô hướng trẻ vào nhóm chơi.
VỆ SINH ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
- Cho cháu rửa tay, rửa mặt làm vệ sinh sạch sẽ.
- Cháu biết cùng cô chuẩn bị bàn ăn.
- Rèn nề nếp, thói quen cho cháu trong khi ăn cơm.
- Cháu cùng cô sắp xếp nệm gối để chuẩn bị cho cháu ngủ trưa.
- Cháu cùng nhau ăn xế.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Làm quen bài mới: Làm quen them bớt trong phạm vi 5
*Ôn bài cũ: Ôn các bài học sáng
*Trò chơi: Úp lá khoai, chữ số kỳ diệu.
Trả trẻ
Chơi tự do, vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
GIÁO VIÊN
Nguyễn Thị Tung
DUYỆT KẾ HOẠCH
—–—–—–—–—–—–—–—–——–—–—–—
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 Thứ hai, ngày 12 tháng 09 năm 2016
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ:
- Cô đến lớp sớm, dọn dẹp vệ sinh, bố trí trang trí lớp theo chủ đề chủ điểm.
- Cô trò chuyện với trẻ về tết trung thu
- Trao đổi với PH về những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi để có biện pháp giúp đỡ trẻ.
- Điểm danh.
- Thề dục sáng: 2 1 2 1 3
2. Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động : Phát triển thẩm mỹ
+ NDTT: Vận động minh họa: Dước đèn dưới ánh trăng
+ NDKH: Nghe hát: Chiếc đèn ông sao
 Trò chơi: Ai nhanh nhất
a- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ vận động tốt “Dước đèn dưới ánh trăng” vui tươi, hồn nhiên, thể hiện được cảm xúc của bài hát.(CS: 101)
- Rèn kỹ năng vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát 
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu tết trung thu là ngày tết của các bé.
b- Chuẩn bị:
+ Không gian: trong lớp.
+ Đồ dùng phương tiện:
- Đồ dùng của cô: Một số lồng đèn, máy hát.
- Đồ dùng của trẻ: 5 cái vòng cho trẻ chơi 
+ Tích hợp: KPKH: Trò chuyện về đêm trung thu
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định :
- Cho trẻ dạo chơi dưới ánh trăng.
- Trăng đêm nay sáng và rất tròn, mình cùng nhau dạo chơi dưới ánh trăng nha, cô cháu vừa đi vừa hát “ Gác trăng”
- Trò chuyện với trẻ về đêm trung thu.
+ Đêm trung thu trăng như thế nào?
+ Các bạn làm gì trong đêm trung thu?
- Trung thu rất sáng, rất tròn, dưới ánh trăng rằm các bạn cùng nhau múa hát chào đón đêm trung thu rất vui. Nào bây giờ cô cháu mình cùng nhau múa hát nha.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe và chuyển đội hình 
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Vận động minh họa.
- Vừa rồi cô và các con cùng múa hát bài “Dước đèn dưới ánh trăng”
- Các con hát hay rồi bây giờ các con hãy múa thật đẹp với cô và bạn nha.
- Cô múa và giải thích động tác.
- Cô cho trẻ múa theo yêu cầu.
+ Ánh trăng đêm trung thu như thế nào?
- Trung thu đến ánh trăng thật tròn và trong xanh, thiên nhiên trở nên mát mẻ, cây cối hoa lá cũng thay đổi màu sắc theo mùa. Nhưng các chú bộ đội vẫn phải đứng gác để bảo vệ biên cương tổ quốc Các con phải biết kính yêu chú bộ đội nhé!
- Cho trẻ chơi : Trốn tìm.
2.2 Hoạt động 2: Nghe hát : Chiếc đèn ông sao
- Đêm trung thu trăng rất tròn và sáng, trăng có ở khắp mọi nơi, trăng đến với mọi nhà, mọi người để các bạn cùng nhau múa hát dưới ánh trăng làm cho đêm trung thu thật vui vẻ, rồn ràng và tràn ngập niềm vui. Để cho đêm trung thu thật vui và nhộn nhịp hơn, cô sẽ hát tặng các con bài hát “ chiếc đèn ông sao” các con chú ý lắng nghe nha.
- Cô hát 1 lần diễn cảm.
- Cô nói tên bài hát và nội dung.
- Cho trẻ chơi: tập tầm vông.
- Trẻ múa tiếp (Dước đèn dưới ánh trăng)
- Đọc thơ : “ Trăng ơi từ đâu đến”
- Cô hát lần 2 minh họa(cháu có thể minh họa cùng cô)
2.3 Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Cô giới thiệu và giải thích cách chơi: Cô có 5 chiếc vòng, gọi 6 -7 trẻ chơi, khi cô hát nhỏ trẻ đi chậm cô hát to trẻ đi nhanh, khi nghe cô lắc trống trẻ nhảy vào vòng, trẻ nào không có vòng bị ra ngoài cuộc chơi.
- Cho trẻ chơi vài lần.
3. Kết thúc: Hát “Vui múa dưới trăng ”
- Trẻ hát và dạo chơi cùng cô
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ chuyển đội hình.
- Nghe cô nói.
- Quan sát cô VĐ.
- Trẻ VĐ 
- Trẻ suy nghĩ trả lời câu hỏi của cô.
- Nghe giáo dục
- Trẻ chơi
- Nghe cô nói.
- Nghe cô hát.
- Trẻ chơi.
- Trẻ múa theo yêu cầu
- Trẻ đọc thơ
- Quan sát cô múa ( múa theo cô)
- Nghe giới thiệu.
- Trẻ chơi
- Hát và đi ra ngoài.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Chơi: thổi bóng.
4. Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ quan sát thời tiết màu thu, trranh ảnh về tết trung thu.
- Chơi dân gian: Múa lân, kéo cưa lừa xẻ.
- Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
v Góc phân vai: Cửa hàng bán lồng đèn (Trọng tâm)(CS 50)
+ Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai người bán hàng, biết phối hợp tốt với bạn chơi.
+ Chuẩn bị :
- Một số lồng đèn các loại được sắp xếp ngăn ngắn treo ở quầy bán hàng.
- Tiền bằng giấy giả, giỏ sách...
+ Cách chơi:
- Cô gợi ý hướng dẫn thái độ của từng vai chơi của người bán hàng và người mua hàng.
- Người bán hàng phải lịch sự niềm nở mời khách.
- Người mua hàng phải nói được tên hàng định mua và hỏi giá tiền, trả tiền, cảm ơn...
- Cô hướng dẫn trẻ vào vai chơi.
* Góc kết hợp:
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa.
- Góc nghệ thuật: Ca múa hát các bài hát về trung thu, nặn bánh trung thu
6. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ ôn lại bài hát : Rước đèn dưới ánh trăng.
- Chơi tự do.
- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
—–—–—–—–—–—–—–—–—
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 Thứ ba, ngày 13 tháng 09 năm 2016
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ:
- Trao đổi với phụ huynh về tỉnh hình học tập của trẻ
- Điểm danh.
- Thề dục sáng: 2 1 2 1 3
2. Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động:Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Nặn bánh trung thu( đề tài).
a- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết nặn các loại bánh trung thu có hình dạng khác nhau như hình tròn, hình vuông
- Rèn kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹp để nặn được bánh trung thu.(CS 139)
- Giáo dục trẻ biết yêu thích tết trung thu.
b- Chuẩn bị:
+ Không gian: Trong lớp.
+ Đồ dùng phương tiện:
- Đồ dùng của cô: Bánh trung thu, vật mẫu của cô, máy hát
- Đồ dùng của trẻ: bảng con, đất nặn.
+Tích hợp: KPKH: Trò chuyện về tết trung thu
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
- Cho trẻ hát: Gác trăng 
- Cô trẻ trò chuyện về tết trung thu
- Cho trẻ xem một số bánh trung thu thật
- Hỏi trẻ bánh trung thu để làm gì? Các con có được ăn bánh trung thu chưa.
- Hôm nay cô cùng các con nặn bánh trung thu để tặng các chú bộ đội nhé!
2. Nội dung
2.1 Hoạt động 1: Quan sát tranh 
- Cho trẻ quan sát 3 loại bánh có hính dạng khác nhau.
- Cô gợi ý hỏi trẻ về hình dáng màu sắc, mẫu mã, hoa văn của từng các bánh trung thu.
- Cho trẻ xem một số bánh trung thu bằng đất sét và rèn kỹ năng lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt, vuốt mịn cho trẻ.
- Bây giờ các con cùng nhau nặn thật nhiều bánh trung thu nha
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Trăng sáng”
2.2 Hoạt động 2: Trẻ thực hiện :
- Cô cho trẻ thực hiện
- Cô nhắc nhở trẻ về cách chia đất.
- Trẻ bắt đầu nặn (cô theo dõi gợi ý trẻ sáng tạo, tô màu không được lem ra ngoài, cô báo quát lớp)
- Báo sắp hết giờ.
- Báo hết giờ.
2.3 Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên giá trưng bày.
- Cô mời 1 vài trẻ lên nhận xét sản phẩm của bạn.
- Cô nhận xét chung.
-Giáo dục: Trẻ biết yêu quý ngày tết trung thu
3. Kết thúc:
- Hát “ Rước đèn dưới ánh trăng”
- Trẻ thực hiện theo cô
- Trẻ đàm thoại cùng cô
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát
- Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi
- Trẻ đọc thơ chuyển đội hình
- Trẻ thực hiện
- Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày
- Trẻ nhận xét.
- Nghe cô nhận xét.
- Hát và đi ra.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Chơi: Oánh tù tì.
4. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát một số lồng đèn, bánh trung thu
- Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây, nu na nu nống
- Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
v Góc xây dựng : Xây vườn hoa (Trọng tâm) (CS 50)
+ Yêu cầu: Trẻ xây được vườn hoa đẹp, biết phối hợp tốt với bạn chơi.
+ Chuẩn bị: Hộp sữa, ống hút, cây cảnh, hột hạt, gạch đá...
+ Cách chơi :
- Cô gợi ý hướng dẫn trẻ cách di chuyển gạch, đá, xi măng, cách xây, bố trí từng khu vực cho phù hợp.
- Cô hướng trẻ vào nhóm chơi.
* Góc kết hợp:
- Góc phân vai: Cửa hàng bán lồng đèn.
- Góc học tập: Xem tranh, sách truyện, vẽ, đếm số lượng 1-5.
6. Hoạt động chiều:
- Ôn lại bài thơ: Trăng ơi từ đâu đền.
- Chơi dân gian: Úp lá khoai.
- Vệ sinh nêu gương trả trẻ.
II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
—–—–—–—–—–—–—–—–
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 Thứ tư, ngày 14 tháng 09 năm 2016
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ:
- Trao đổi với PH về những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi để có biện pháp giúp đỡ trẻ.
- Thể dục sáng: 2 1 2 1 3
- Điểm danh.
2. Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động: Phát triển thể chất
Đề tài: Đi thăng bằng trên dây.
a) Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết phối hợp tay, chân, mắt và toàn thân khi đi thăng bằng trên dây
- Phát triển khả năng định hướng tốt trong không gian, phát triển cơ tay, chân và toàn thân cho trẻ qua các bài tập vận động và trò chơi. (CS 11)
- Giáo dục trẻ ý thức tham gia luyện tập cùng nhau, siêng năng tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
b) Chuẩn bị:
+Không gian: Ngoài sân.
+Đồ dùng phương tiện: Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ tập.
- Dây thun , bóng nhựa, bóng rổ , bolin.
+ Tích hợp: Trò chuyện về tết trung thu
c) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định: 
*Khởi động :
 -Các con ơi! trung thu tới rồi, hôm nay có ngày hội thi đua tài, chúng ta cùng lên đường để đến kịp với hội thi đi nào. Đường đi hơi xa và khó, các con phải chú ý đi theo cô nhé: Trẻ đi các kiểu chân : đi nhón gót, 2 tay lên cao; đi bằng gót chân, 2 tay dang ngang, chạy chậm, chạy nhanh , chậm dần và dừng lại 
*Trọng động :
a. Bài tập phát triển chung
 -Nào! Các con tập một vài động tác cho thật khoẻ để chuẩn bị vào hội thi .
 + Tay vai: Hai tay đưa lên cao, ra trước 
 + Bụng lườn: Đứng nghiêng người 2 bên
 + Chân : Đứng co 1 chân 
 + Bật : Bật tiến về phía trước 
b. Vận động cơ bản : Đi thăng bằng trên dây
Hội thi đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi cho các con, các con thích chơi những gì thì về nhóm chơi. 
 + Cô cho trẻ trải nghiệm với các đồ chơi: Trẻ ném bóng vào rổ, trẻ chơi với dây, trẻ ném bolin
 + Cô tạo tình huống đi thăng bằng trên dây (đặt dưới mặt đất) gây sự thu hút của trẻ, trẻ chạy đến gần cô. 
 + Cô hỏi trẻ : Các con có thích đi trên dây như thế này không?
 + Hội thi hôm nay các con sẽ tập đi thăng bằng trên dây, vậy chúng mình cùng luyện tập để tham gia hội thi được tốt.
 + Cô làm mẫu và kết hợp hướng dẫn kỹ năng đi thăng bằng trên dây : mắt nhìn phía trước hướng vào dây, 2 tay dang ngang để giữ thăng bằng . khi đi bước từng chân một dẫm lên dây, các con chú ý chân nọ nối chân kia đi trên dây sát đất, cứ như thế đi hết sợi dây
 + Gọi 1-2 cháu lên làm mẫu lại
 + Trẻ luyện tập : cô chia trẻ thành 4 nhóm để luyện tập từ 2-3 lần . Cô chú ý sửa sai
+ Thi đua : Bây giờ các chú gấu sẽ tham gia với hội thi đua tài hôm nay với kỹ năng “Đi thăng bằng trên dây” Lần thi đua này sợi dây đã có sự thay đổi ,đã có nhiều đoạn gấp khúc các chú gấu phải chú ý hơn để làm thật đẹp, thật khéo và đúng kỹ năng.
 -Trẻ chia làm 2 nhóm thi đua
c. Trò chơi vận động :Ném bóng rổ
 -Các con thi đua rất tốt, ai cũng hoàn thành tốt bài thi của mình, hội thi tặng cho mỗi con 1 quả bóng, chúng mình sẽ chơi ném bóng rổ, cô chia trẻ làm 2 đội và tham gia chơi.
-Trẻ chơi vài lần
 3.Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng và hít thở
- Cháu chuyển đội hình để tập.
-Trẻ tập theo cô
- Cháu lắng nghe và trả lời.
- Cháu quan sát và chú ý lắng nghe.
- Cháu thực hiện.
- Nhóm thi đua.
- Cả lớp thực hiện.
- Cháu hát chuyển đội hình.
- Cháu lắng nghe.
- Cháu chơi.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Chơi: thổi bóng.
Hoạt động 2: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Thơ “ Trăng sáng”(Nhược Thủy)
a- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hứng thú đọc thuộc thơ và hiểu nội dung bài thơ.(CS: 64)
- Rèn kỹ năng đọc thơ nhịp nhàng, theo giai điệu nhẹ nhàng của bài thơ.
- Giáo dục trẻ biết yêu vẽ đẹp của thiên nhiên vào những đêm trăng rằm.
b- Chuẩn bị:
+ Không gian: Trong lớp.
+ Đồ dùng phương tiện: 
- Đồ dùng của cô: Tranh có nội dung bài thơ, cô đọc thơ diễn cảm
- Đồ dùng của trẻ: 1 số tranh rời, bút màu, giấy vẽ
+Tích hợp: KPKH: Trò chuyện về mùa thu
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định :
- Cho trẻ hát “ Vui múa dưới trăng”.
- Trò chuyện với trẻ về mùa thu, có ánh trăng tròn và chiếu sáng khắp nơi.
- Cho trẻ vẽ trăng theo ý thích của mình.
- Cô nhận xét.
- Các con có muốn biết trăng từ đâu đến không?
- Hôm nay cô và các cùng nhau đọc bài thơ “ Trăng sáng của cô Nhược Thủy nha.
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Cô đọc thơ
- Cô cho trẻ đọc diễn cảm.
- Cô vừa đọc bài thơ gì? ( của ai )
- Cô đọc lần 2 kèm tranh
2.2 Hoạt động 2: Trẻ đọc thơ, đàm thoại
- Cô cho trẻ chơi trăng tròn trăng khuyết.
- Cho lớp, tổ, nhóm đọc thơ.
+ Đàm thoại nội dung bài thơ cùng trẻ.
- Các bạn nhỏ thấy trăng ở đâu?
- Sân nhà em sang nhờ có gì?
- Cho trẻ đọc theo tổ luân phiên.
- Trăng tròn vào ngày nào?
- Khi trăng tròn trông giống gi?, Trăng khuyết trông giống gì?
- Cho lớp đọc và làm động tác minh họa bài thơ
- Cho trẻ chơi “đá bóng”
2.3 Hoạt động 3: Trò chơi : xúc xắc xúc xẻ.
- Cô giới thiệu, và giải thích cách chơi: Cô cho một bạn cầm thẻ vừa đi vùa đọc xúc xắc xúc xẻ, câu kết tới bạn nào bạn đó rút thẻ, thẻ có bức tranh nào trẻ phải đọc được nội dung câu thơ tương ứng.
- Cô cho trẻ chơi.
3. Kết thúc:
- Trẻ hát: Vui múa dưới trăng
- Trẻ hát.
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ suy nghĩ trả lời.
- Lắng nghe cô đọc thơ
- Trẻ suy nghĩ trả lời
- Lắng nghe cô đọc thơ và quab sát tranh
- Trẻ chơi
- Trẻ đọc thơ theo yêu cầu của cô.
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ đọc theo nhóm, cá nhân.
- Trẻ chơi.
- Nghe giải thích
- Trẻ chơi
- Đọc thơ và đi ra ngoài.
4. Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ xem tranh ảnh về trường mầm non.
- Chơi vận đồng: Ai nhanh nhất, chơi ô ăn quan
- Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
v Góc thư viện:Xem tranh, sách, truyện, vẽ(Trọng tâm)(CS 50)
+ Yêu cầu: Trẻ biết xem sách và nhận xét nội dung qua tranh, biết lật giở sách
+ Chuẩn bị : Một số tranh ảnh các hoạt động về mùa thu, tết truung thu.
- Giấy màu, đất nặn. Một số sách cho trẻ đọc.
+ Cách chơi :
- Cô giới thiệu trẻ về 1 số loại tranh ảnh và tên sách.
- Gợi ý cách vẽ và cho trẻ đếm bao nhiêu tranh vẽ.
- Hướng trẻ vào nhóm chơi.
* Góc kết hợp:
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa.
- Góc nghệ thuật: Ca múa hát các bài hát về trung thu, nặn bánh trung thu
6. Hoạt động chiều:
- Làm quen số lượng 5.
- Chơi dân gian: Lộn cầu vồng.
- Vệ sinh, nêu gương,cắm cờ.
II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 Thứ năm, ngày 15 tháng 09 năm 2016
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ:
- Cô đến lớp sớm, dọn dẹp vệ sinh, thông thoáng phòng học.
- Cô trò chuyện với trẻ về trung thu, về nhóm có số lượng 5.
- Trao đổi với phụ huynh về tiêu chuẩn sữa của bé ở lớp.
- Điểm danh.
- Thề dục sáng: 2 1 2 1 3
2. Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động: Phát triển nhận thức
 Đề tài: Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5.
a- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5.(CS: 104)
- Rèn kỹ năng đếm cho trẻ và biết tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 5.
- Giáo dục trẻ biết ham thích học toán và biết áp dụng vào thực tế cuộc sống.
b- Chuẩn bị:
+Không gian: Trong lớp
+Đồ dùng phương tiện:
Đồ dùng của cô: Như của trẻ nhưng to hơn, mô hình trường mầm non.
Đồ dùng của cháu: Mỗi trẻ có 5 viên phấn và bảng con, 5 bút chì, 5 cục tẩy, 5 quả bóng. Mỗi trẻ có chữ số từ 1 -5.
+Tích hợp: KPXH: Trò chuyện về trường mầm non
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
- Các con ơi! Hôm nay đẹp trời cô và các con cùng đi thm quan trường Mầm Non.
- Cho trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường mầm non
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Đếm đến 5 nhận biết chữ số 5.
- Cho trẻ đếm nhóm xích đu có số lượng 5.
- Đếm nhóm bông hoa trong chậu có số lượng 5.
- Đếm nhóm bạn đang chơi có SL ít hơn 5 là 1.
- Cho trẻ hát bài “ Tập đếm”.
- Cô gõ tiết tấu cho trẻ đếm số lượng,
- Cô giơ chữ số 5 trẻ vỗ tay 5 cái.
- Cho trẻ đọc thơ “ Cô giáo của em”.
2.2 Hoạt động 2: Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5.
- Lắng nghe ! Lắng nghe!
- Các con nhìn xem cô đã chuẩn bị bao nhiêu bút chì đây? (5).
- Có bao nhiêu cục tẩy? (4).
- Cho trẻ đếm và so sánh nhóm nào nhiều hơn? Nhóm nào ít hơn? Nhiều hơn là mấy? Ít hơn là mấy?
- Cô tạo nhóm bằng nhau là 5.
- Cô bớt dần từng nhóm, mỗi lần cô cho trẻ đọc kết quả còn lại.
- Lần lượt đến các nhóm đồ dùng khác tương tự như vậy.
- Cho trẻ hát 1 bài chuyển đội hình.
2.3 Hoạt động 3: Luyện tập:
- Cho trẻ lấy phấn có số lượng 5.
- Cho trẻ lấy bảng có số lượng 4.
- Cho trẻ sô sánh 2 nhóm đồ dùng.
- Cho trẻ tạo 2 nhóm bằng nhau là 5 và dùng chữ số 5.
- Đọc thơ “ Bàn tay cô giáo”.
- Cho trẻ tạo nhóm vài lần với đồ dùng khác.
- Cho trẻ hát “ Vui đến trường” chuyển đội hình.
- Chơi: Hãy vào cho đủ.
- Cho trẻ về 3 nhóm.
- Cho trẻ vẽ vào cho đủ số lượng 5.
- Cô nhận xét.
- Cho trẻ đọc đồng dao và chuyển đội hình.
* Liên hệ thực tế.
+ Trò chơi: Về đúng lớp.
- Trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô “Về lớp có số lượng ít hơn 5 là 1 thì trẻ chạy về lớp số 4. Hoặc về lớp có số lượng nhiều hơn 4 là 1 thì trẻ chạy về lớp số 5.
- Cô cho 1 vài trẻ lên chơi.
3. Kết thúc: Hát " Nắng sớm".
- Trẻ lắng nghe cô nói.
- Trẻ hát.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ đếm.
- Trẻ hát.
- Trẻ lắng nghe và trả lời.
- Trẻ vỗ tay 5 cái.
- Trẻ đọc.
- Nghe gì? Nghe gì?
- Trẻ đếm và trả lời.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Chú ý quan sát cô làm.
- Trẻ đọc kết quả.
- Trẻ hát và chuyển đội hình.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ đọc.
- Trẻ hát và chuyển đội hình.
- Trẻ chơi.
- Trẻ thực hiện.
- Lắng nghe cô nhận xét.
- Trẻ đọc và chuyển đội hình.
- Nghe giải thích và chơi.
- Trẻ chơi.
- Hát và đi ra.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Chơi: Ngửi hoa.
4. Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ xem tranh ảnh về mùa thu, bánh trung thu, đồ dùng đồ chơi có số 5.
- Chơi dân gian: Mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng
- Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
v Góc xây dựng : Xây vườn hoa (Trọng tâm) (CS: 50)
+ Yêu cầu: Trẻ xây được vườn hoa đẹp, biết phối hợp tốt với bạn chơi.
+ Chuẩn bị: Hộp sữa, ống hút, cây cảnh, hột hạt, gạch đá...
+ Cách 

Tài liệu đính kèm:

  • doc02 be vui trung thu.doc