Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề Rau mồng tơi - Trường MG Vành Khuyên

MỞ CHỦ ĐỀ

- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi gieo hạt.

- Các con đã thấy các loại rau bao giờ chưa ?

- Các con thấy ở đâu ?

- Rau dùng để làm gì ?

- Các con đã thấy rau mồng tơi chưa ?

- Cây rau mồng tơi có hình dáng như thế nào ?

- Có nhiều điều các con chưa biết về cây rau mồng tơi, ngày mai các con cùng cô khám phá cách làm cây rau mồng tơi nhé .

 

docx 13 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 3902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề Rau mồng tơi - Trường MG Vành Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 21
Từ 22-26 /1/2018
HĐ
Thứ 2
22/1
Thứ 3
23/1
Thứ 4
24/1
Thứ 5
25/1
Thứ 6
26/1
Chủ đề
RAU MỒNG TƠI
Đón trẻ
Nghe nhạc và bài hát thiếu nhi. 
TDS
Các bài tập: HH2, T2, C2, L2, B2
TCS
Nhận biết một số thông tin về tên anh tên chị.
Nói rõ ràng mạch lạc để người khác hiểu được
Giờ học
TDCK: Tung và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách 4m (T1)
Khám phá: Rau mồng tơi.(CS 113)
Làm quen chữ cái: đ,n.(CS 91)
Dạy hát: Rửa mặt như mèo.(CS 99,100)
Toán:
Số 9( t1)
Ngoài trời
- Chạy thay đổi tốc độ.
- Biết được sở thích và khả năng của bản thân: bạn trai nhường bạn gái.(CS 29
- Biết và không làm những hành động có thể gây nguy hiểm, leo trèo, nhảy từ trên cao xuống.Biết an ủi và chia sẻ với người thân và bạn bè.
Chơi góc
- Trẻ được trải nghiệm đa dạng các trạng thái cảm xúc: sung sướng, hạnh phúc, hồi hộp.Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.(Cs 60)
- Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện nhu cầu và cảm xúc của bản thân.(CS 87)
- Biết đặt câu hỏi vì sao? Như thế nào?Biết “ Viết” ký hiệu tên của bản thân theo cách riêng.( CS 89)
- Có hành vi giữ gìn bảo vệ sách( CS 81).In bằng củ quả
- Góc đóng vai: Làm phong phú vai chơi, đồ chơi thay thế, đồ chơi tưởng tượng.
VS
Biết ăn gọn gàng không rơi vãi cơm.Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định.
Ăn trưa
Nghe nhạc thiếu nhi.Tăng vốn từ mới
CHỦ ĐỀ: RAU MỒNG TƠI
 MẠNG NỘI DUNG
RAU MỒNG TƠI
Tên gọi
Đặc điểm
Cách chăm sóc, bảo vệ vườn rau
Các món ăn chế biến từ rau
MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Tên gọi: 	Quan sát
	Trò chuyện
- Đặc điểm: Quan sát 
 Trò chuyện.
- Các món ăn chế biến từ rau	: Trò chuyện
 Quan sát, thực hành.
- Cách chăm sóc Trò chuyện
 Quan sát, thực hành.
MỞ CHỦ ĐỀ 
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi gieo hạt.
- Các con đã thấy các loại rau bao giờ chưa ?
- Các con thấy ở đâu ?
- Rau dùng để làm gì ?
- Các con đã thấy rau mồng tơi chưa ?
- Cây rau mồng tơi có hình dáng như thế nào ?
- Có nhiều điều các con chưa biết về cây rau mồng tơi, ngày mai các con cùng cô khám phá cách làm cây rau mồng tơi nhé .
********************************
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
Thực hiện cả tuần
Hô hấp 2, Tay 2, Chân 2, Lườn 2, Bật 2
I. Yêu cầu:
- Cháu chú ý tập theo cô được các động tác thể dục trên, nhằm rèn luyện điều hòa cơ thể phát triển một cách cân đối.
- Cháu tập nhịp nhàng các động tác và hít thở đều.
- Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục thường xuyên sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật.
- Cô thuộc các động tác.
III. Tiến hành:
- Cho lớp hát bài “ Trời đã sáng rồi”
- Yêu cầu trẻ đi các kiểu đi
- Cô rung trống
- Chuyển thành 3 hàng ngang
 *Tập bài tập phát triển chung:
 Hô hấp: Thổi cháo
 Động tác tay 2: đưa ra phía trước, sang ngang
- TTCB: Đứng thẳng, 2 chân bằng vai
- 2 tay dang ngang
- 2 tay đưa ra phía trước
- 2 tay đưa sang ngang
- Hạ 2 tay xuống
 TH 2 lần- 8 nhịp 
 Động tác chân 2: Bật đưa chân sang ngang
- TTCB: Đứng thẳng , hai tay thả xuôi
- Bật lên 2 chân sang ngang, đồng thời 2 
tay dang ngang
- Bật lên thu chân về, hai tay xuôi theo người.
 TH 2 lần- 8 nhịp 
 Động tác bụng 2: Đứng quay người sang bên
- TTCB: Đứng thẳng ,tay chống hông
- Quay người sang phải
- Đứng thẳng
- Quay người sang trái
- Đứng thẳng
 TH 2 lần- 8 nhịp
 Động tác bật 2: Bật tách chân khép chân
- TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
- Bật tách chân sang 2 bên.
- Bật khép chân
 TH 2 lần- 8 nhịp
- Trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt
- Cô rung trống
- Cho trẻ hát bài “Em qua ngã tư đường phố”.
*********************************
HOẠT ĐỘNG GÓC
1.Góc Phân vai: 
- Tranh gợi ý: tranh tưới rau
- Tranh cửa hàng bán rau
- Tranh các thao tác bó rau, trồng rau, bán rau
- Tranh đưa rau cho khách và trả tiền
2. Góc xây dựng
- Tranh gợi ý: Tranh vẽ mô hình vườn rau
- Phương tiện và vật liệu bổ xung: Luống rau, các hình người bằng bìa đang tưới
3. Góc nghệ thuật
- Vẽ, tô màu các loại rau ( Tranh, bút màu)
- Tranh xé dán các loài rau.
- Phương tiện và vật liệu bổ xung: giấy màu, lá cây vàng để trẻ chơi xếp hình
- Nhạc các bài hát về rau
4. Góc học tập
- Chuẩn bị : kéo, hồ , tạp chí, hoạ báo có các loại rau để trong góc học tập
*Lập bảng so sánh
Rau lá to
Rau lá nhỏ
5.Góc thiên nhiên: Cho trẻ chăm sóc tưới cây xanh, lau lá, nhổ cỏ.
+Mẫu: Tranh các bạn mẫu giáo đang trồng cây xanh
+PTBS: Khăn lau, bình xịt nước, thau, thùng đựng nước
**************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Chạy thay đổi tốc độ.
- Biết được sở thích và khả năng của bản thân: bạn trai nhường bạn gái.(CS 29
- Biết và không làm những hành động có thể gây nguy hiểm, leo trèo, nhảy từ trên cao xuống.Biết an ủi và chia sẻ với người thân và bạn bè.
*******************************************
Thứ hai, ngày 22 tháng 1 năm 2018
Đón trẻ, điểm danh
Trò chuyện đầu giờ: 
 - Cô cùng trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về hạt và sự nảy mầm
 	- Giáo dục cháu biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây, hoa
Thể dục buổi sáng: HH2, T2, C2, L2, B2
Hoạt động học:
GIỜ HỌC THỂ DỤC
TUNG VÀ BẮT BÓNG BẰNG 2 TAY TỪ KHOẢNG CÁCH 4m ( T1)
I. Yêu cầu:
 - Trẻ biết tung bóng và bắt bóng bằng hai tay. 
 - Trẻ không làm rơi bóng.
 - Giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin và có ý thức khi tập.
 - Rèn luện sự khéo léo qua trò chơi.
II. Chuẩn bị:
 Sân bải bằng phẳng, quả bóng cho trẻ.
III. Tiến hành:
+ Khởi động:
- Cho cháu đi các kiểu đi.
+ Trọng động:
* Bài tập phát triển chung:
Động tác tay 2: đưa ra phía trước, sang ngang
- TTCB: Đứng thẳng, 2 chân bằng vai
- 2 tay dang ngang
- 2 tay đưa ra phía trước
- 2 tay đưa sang ngang
- Hạ 2 tay xuống
 TH 2 lần- 8 nhịp 
 Động tác chân 2: Bật đưa chân sang ngang
- TTCB: Đứng thẳng , hai tay thả xuôi
- Bật lên 2 chân sang ngang, đồng thời 2 
tay dang ngang
- Bật lên thu chân về, hai tay xuôi theo người.
 TH 2 lần- 8 nhịp 
 Động tác bụng 2: Đứng quay người sang bên
- TTCB: Đứng thẳng ,tay chống hông
- Quay người sang phải
- Đứng thẳng
- Quay người sang trái
- Đứng thẳng
 TH 2 lần- 8 nhịp
 Động tác bật 2: Bật tách chân khép chân
- TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
- Bật tách chân sang 2 bên.
- Bật khép chân
 TH 2 lần- 8 nhịp
* Vận động cơ bản: Tung và bắt bóng bằng hai tay.
- Cô tập mẫu lần 1.
- Cô tập mẫu lần 2 vừa tâp vừa giải thích. TTCB: Cô đứng tự nhiên thoải mái,tay cô cầm bóng. Khi có hiệu lệnh cô tung bóng lên cao và khi đó cô sẽ quan sát hướng bóng rơi và đưa hai tay bắt bóng, không làm bóng rơi xuống đất.
 X x x x x	 x
 X 
 X 
X x x x x x
- Cô mời hai cháu nhanh nhẹn lên tập mẫu cho lớp xem lại.
* Cháu thực hiện:
- Cho cháu đứng hai hàng dọc quay mặt vào nhau, mỗi lần tập cô mời hai cháu lên tập và cứ như thế cho đến bạn cuối cùng.
- Cô quan sát sửa sai cho cháu.
- Động viên cháu tập lại lần nữa.
- Cho 3 tổ tự tập.
- Cô quan sát sửa sai.
* Cho cháu chơi trò chơi: “Thỏ tìm chuồng”
- Cho cháu đứng vòng tròn, mỗi nhóm 3 cháu 2 cháu làm chuồng, một cháu làm thỏ. Cho cháu hát bài trời nắng ttrời mưa đến câu “Mưa to rồi” thì các cháu chạy nhanh tìm cho mình một cái chuồng, mỗi cháu một chuồng, chuồng nào hai cháu sẽ bị phạt và cháu nào không tìm được chuồng hai lần cũng bị phạt lò cò.
 Hồi tĩnh: Cho cháu đi một vòng nhẹ nhàng.
IV. Kết thúc:
- Cho ca lớp hát một bài.
* Vệ sinh- Ăn trưa
********************************
Thứ ba, ngày 23 tháng 1 năm 2018
Đón trẻ, điểm danh
Trò chuyện đầu giờ: 
 - Cô cùng trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về hạt và sự nảy mầm
 	- Giáo dục cháu biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây, hoa
 Thể dục buổi sáng: HH2, T2, C2, L2, B2
Hoạt động học:
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: RAU MỒNG TƠI.
(Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống : Trò chuyện, quan sát và trải nghiệm)
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết gọi tên và biết ích lợi của rau mồng tơi dùng để ăn.
- Trẻ biết được một số đặc điểm nổi bật của rau mồng tơi.
- Rèn khả năng quan sát, tính ham hiểu biết của trẻ.
- Rèn khả năng nói và trả lời mạch lạc.
- Giáo dục trẻ biết ăn hết suất và ăn nhiều rau hơn nữa.
II. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của cô:
- Rau mồng tơi cho cô 
- Đĩa, rổ.
- Nội dung sẽ hỏi trẻ
* Chuẩn bị của trẻ:
- Đủ rau mồng tơi cho cháu.
-Chuẩn bị máy ảnh
II. Tổ chức thực hiện
 1. Ổn định
 - Cô cho trẻ đọc 1 bài thơ.
 - Hôm trước cô và các cháu đã đặt rất nhiều câu hỏi cho 1 loại rau mà chúng mình chưa biết tên đó là loại rau gì? hình dáng nó ra sao? lá nó có màu gì? và có bao nhiêu lá? lá nó như thế nào? các món ăn chế biến từ rau ? và cách chăm sóc bảo vệ vườn rau như thế nào và cô và các cháu chưa trả lời được đúng không nào ?
 - Hôm nay cô và các cháu cùng khám phá loại rau đó và trả lời những câu hỏi mà chúng mình chưa trả lời được nhé!
2. Tổ chức hoạt động:
 * Cô cho cháu khám phá rau mồng tơi. 
 - Tên gọi:
 + Rau này gọi là gì?
 + Cho trẻ đồng thanh "rau mồng tơi".
 + Cháu sờ có cảm giác như thế nào? 
 + Cho trẻ đồng thành.
 - Lá:
 + Lá rau mồng tơi có màu gì?
 + Cho trẻ đồng thanh? "màu xanh"
 + Cho cháu sờ lá và quan sát cháu thấy cái gì? 
(có sống lá, gân lá,) 
 + Lá rau mồng tơi như thế nào? (mềm)
 + Cháu biết cây rau mồng tơi có bao nhiêu lá không nào?
 + Có bao nhiêu lá nào? các cháu có đếm được không?
 + Lá đây màu gì? (màu xanh). còn lá đây màu gì? (màu xanh nhạt)
 + Đố các con biết vì sao có sự khác nhau như vậy.
 + Phần này gọi là gì của rau mồng tơi? (phần cuốn của rau)
 + Cho trẻ đồng thanh "cuốn rau mồng tơi".
- Các món ăn chế biến từ rau mồng tơi:
 + Rau mồng tơi được chế biến từ những món ăn nào? (nấu canh..)
 + Các con đã chế biến các món ăn từ rau mồng tơi chưa nào?
 + À vì chúng ta còn nhỏ nên chúng ta chưa thể nào chế biến được các món ăn từ rau mồng tơi, nhưng các con có thể quan sát mẹ làm để khi lớn chúng ta có thể giúp mẹ được không nào?
- Cách chăm sóc và bảo vệ rau:
 + Khi nhà chúng ta trồng rau chúng ta phải làm gì? (chúng ta cần phải thường xuyên chăm sóc rau xanh, nhổ cỏ, bắt sâu cho rau và tưới nước cho rau đúng không nào)
3. Kết thúc: 
- Cô cho 3 tổ thi đua nhau lặt rau mồng tơi cho các cô cấp dưỡng nấu canh.
- Cho cháu thu dọn đồ dùng giúp cô. Chụp ảnh lưu niệm.
Hoạt động góc: CHO TRẺ VÀO CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG
* Vệ sinh- Ăn trưa
***************************
Thứ tư, ngày 24 tháng 1 năm 2018
Đón trẻ, điểm danh
Trò chuyện đầu giờ: 
 - Cô cùng trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về hạt và sự nảy mầm
 - Giáo dục cháu biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây, hoa
Thể dục buổi sáng: HH2, T2, C2, L2, B2
Hoạt động học:
GIỜ HỌC LÀM QUEN CHỮ CÁI
LÀM QUEN CHỮ Đ, N
I. Yêu cầu:
- Gây hứng thú muốn biết chữ đ, n
- Trẻ nhận biết hình dáng chữ.
- Phát triển khả năng tập trung chú ý.
II.Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của cô: Tranh, thẻ chữ đ, n các từ chứa chữ đ, n
- Chuẩn bị của trẻ: các từ chứa chữ đ, n
III.Tiến hành:
1. Gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài: “Rửa mặt như mèo”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Lớp mình hát rất hay, cô sẽ cho lớp mình một món quà.
2/ Nội Dung:
*Chữ d:
- Cả lớp cùng nhìn xem, nhìn xem. Xem trên bảng cô có bức tranh gì đây?
- Cô gắn tranh “Hoa đào” cho lớp đọc từ “Hoa đào”
- Gắn chữ rời “Hoa đào” cho trẻ nhặt chữ đã học và phát âm.
- Trong từ “Hoa đào” cô có chữ đ. hôm nay cô sẽ cho cả lớp mình làm quen chữ đ.
- Cô giới thiệu chữ đ. Cả lớp đây là chữ đ
+ Cô phát âm chữ đ cho cả lớp cùng nghe. 
+ Cả lớp cùng phát âm theo cô nào.
+ Cho lớp phát âm chữ đ, đến tổ, sau đó cho từng cá nhân phát âm.
*Luyện tập:
- Chơi tìm chữ đ trong tranh: 
Cô gắn tranh và từ chứa chữ đ: cho trẻ tìm và phát âm chữ đ trong từ “đu đủ, điện thoại,bí đỏ”
- Trò chơi xếp chữ 
 Cô phát cho mỗi trẻ một rỗ đựng hạt và cho trẻ xếp chữ đ theo sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô.
*Làm quen chữ n:
- Cô gắn tranh “ cây nấm ” lên bảng cho trẻ xem.
- Cả lớp cùng đọc theo cô từ “ cây nấm ”
- Gắn thẻ chữ rời “ cây nấm ” cho trẻ lên tìm những chữ đã học và phát âm chữ cái.
- Trong từ “ cây nấm ” có rất nhiều chữ cái cô chưa dạy cho lớp mình, trong đó có chữ n . Hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen với chữ n.
- Cô giới thiệu chữ n. Cả lớp đây là chữ n 
 + Cô phát âm
 + Cả lớp cùng phát âm theo cô nào.
 + Cho lớp, tổ, sau đó là cá nhân phát âm chữ n.
 *Luyện tập:
 - Chơi tìm chữ g trong tranh: 
Cô gắn tranh và từ có chứa chữ n: cho trẻ tìm và phát âm chữ n trong từ “ con dê, nõn nà, con cá.”.
 Trò chơi xếp chữ: 
 - Cô phát cho mỗi trẻ một rỗ đựng hạt và cho trẻ xếp chữ n theo sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô.
- Cô gắn lại chữ đ, n cho cả lớp cùng đọc lại.
VI. Kết thúc:
Hoạt động góc: CHO TRẺ VÀO CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG
* Vệ sinh- Ăn trưa:
****************************
Thứ năm, ngày 25 tháng 1 năm 2018
Đón trẻ, điểm danh
Trò chuyện đầu giờ: 
 - Cô cùng trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về hạt và sự nảy mầm
 - Giáo dục cháu biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây, hoa
 Thể dục buổi sáng: HH2, T2, C2, L2, B2
Hoạt động học:
GIỜ HỌC HÁT
RỬA MĂT NHƯ MÈO
 I. Yêu cầu
- Trẻ thích hát, thuộc bài hát
- Tăng vốn từ cho trẻ.
- Phát triển khả năng thính giác của trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Cô thuộc bài hát.
- Tranh mèo.
 III. Tiến hành:
1 .Gây hứng thú
- Nhìn xem nhìn xem
- Cả lớp mình xem cô có tranh gì đây?
- Mèo con đang làm gì hả lớp mình.
- Cô cũng có một bài hát nói về con mèo có tên là “ruwaar mặt như mèo”. Nói về một chú mèo không biết cách rửa mặt sạch sẽ nên không được mẹ yêu. Lớp mình ngồi im lặng nghe cô hát nha.
2 .Nội dung:
* Dạy hát
- Cô hát cả bài 1- 2 lần đúng vần điệu, nhịp nhàng. Bây giờ để thuộc bài hát này cả lớp cùng hát theo cô từng câu nhé!
- Dạy lớp hát từng câu đến hết bài cho đến khi nào trẻ thuộc.
- Dạy tổ, cá nhân hát.
- Khi trẻ thuộc cô cho trẻ biểu diễn:
- Biểu diễn theo tổ, cá nhân.
- Sau khi biểu diễn xong cô cho cả lớp hát lại lần nữa
+ Hát nối tiếp theo từng tổ.
+ Hát to nhỏ theo tay cô.
* Trò chơi: Đoán tên bạn.
- Các chơi: Cô cho cả lớp ngồi hình vòng cung, cô mời một trẻ lên trên, cô đội mũ chóp che kín mắt trẻ sau đó cô mời một trẻ ngồi ở dưới đứng lên hát và khi bài hát kết thúc thì trẻ phải đoán và nói tên bạn vừa hát.
-Cho trẻ chơi vài lần.
IV. Kết thúc:
Cho lớp hát lại bài hát.
Hoạt động góc: CHO TRẺ VÀO CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG
* Vệ sinh- Ăn trưa:
*************************************
Thứ sáu, ngày 26 tháng 1 năm 2018
Đón trẻ, điểm danh
Trò chuyện đầu giờ: 
 - Cô cùng trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về hạt và sự nảy mầm
 - Giáo dục cháu biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây, hoa
 Thể dục buổi sáng: HH2, T2, C2, L2, B2
Hoạt động học:
GIỜ TOÁN
SỐ 9 (T1)
I. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết nhóm có số lượng 9, đếm đến 9, nhận biết chữ số 9.
- Rèn kĩ năng xếp tương ứng 1-1, kĩ năng so sánh, đếm, khả năng chú ý, ghi nhớ, so sánh cho trẻ.
- Dạy trẻ sử dụng đúng các từ ngữ trong toán học.
- GD trẻ liên hệ thực tế theo bài học.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng cho mỗi trẻ
Trẻ: Có kĩ năng đếm, so sánh.
III. Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1:
- Ôn số lượng 8
- Tìm đồ dùng đồ chơi có số lượng 8 và cho trẻ gắn số tương ứng.
 *Hoạt động 2:
- Đếm đến số 9, nhận biết số lượng 9, nhận biết chữ số 9
- Hôm nay có ai đến thăm lớp mình nào? (Có chú thỏ)
- Các con đếm xem có mấy chú thỏ nào? (Có 8)
- Một chú thỏ con nữa đến thăm lớp mình, con đếm xem chó mấy chí thỏ nào? (9 chú thỏ)
- Có 9 chú thỏ theo con mình phải đặt số mấy tương ứng.
- Cô cho trẻ đặt số tương ứng.
- Đọc phát âm chữ số 9, cô giới thiệu chữ số 9.
- Tương tự, cho trẻ đếm xem có mấy củ cà rốt (Có 8củ cà rốt)
- Số thỏ và số cà rốt như thế nào với nhau? Để số thỏ và cà rốt bằng nhau ta phải làm như thế nào? (Thêm 1 củ cà rốt nữa)
- So sánh số thỏ và số cà rốt, đặt số tương ứng (Số 9)
- Tương tự với số hươu và nai.
- Trẻ đọc thơ: “Con voi” chuyển đội hình chữ u và thực hiên giống cô.
- Cho trẻ thực hiện đếm và xếp số nai và số thỏ.
- Đếm và xếp so sánh.
So sánh số con nai và số thỏ, để số con nai và thỏ bằng nhau, và bằng 9 phải làm gì?
- Cho trẻ gắn số tương ứng.
- Tương tự với số thỏ và cà rốt.
-Trò chơi: Cô cho trẻ chơi trò chơi lắc xúc xắc.
- Trẻ chơi trò chơi: Về đúng nhà
- Cho trẻ thực hiện trong quyển toán
* Hoạt động 3:
- Cho trẻ nhắc lại đề tài.
- Giáo dục trẻ liên hệ thực tế, tính cẩn thận chính xác trong toán học.
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu:
- Cháu biết tự nhận xét lẫn nhau. 
- Trẻ biết chỉ ra những bạn ngoan và chưa ngoan trong lớp.
- Cháu biết thể hiện thái độ khi bình xét.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu bé ngoan.
III. Tiến hành:
 Hoạt động 1:
- Cho cháu hát bài: “Cả tuần đều ngoan”.
- Các con ơi! Vừa rồi các con đã sinh hoạt văn nghệ cuối tuần rồi , vậy giờ chúng ta sẽ nêu gương cuối tuần nhé. 
Hoạt động 2: 
- Cô cho cháu đọc 5 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cô mời từng tổ đứng lên cho cháu nhận xét lẫn nhau xem trong tuần vừa qua bạn nào ngoan, bạn nào chưa ngoan . vì sao?
- Sau đó bạn tổ trưởng nhận xét lại. 
- Cuối cùng cô nhận xét chung từng tổ.	
- Khen các cháu ngoan và nêu gương cho các bạn khác làm theo, động viên , nhắc nhở các cháu chưa ngoan tuần sau cố gắng hơn. 
-Cô cho cháu xếp hàng nhận phiếu bé ngoan.
-Gáo dục cháu trong 2 ngày nghỉ: Giúp bố mẹ, chăm ngoan..
IV.Kết thúc: 
- Cho trẻ hát bài: “Đi trên vỉa hè bên phải”.
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxphat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12262555.docx